Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

CẦN CÓ ĐỊNH CHẾ CHO PHÉP XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ NHƯ LÀ NGUỒN BỔ SUNG LUẬT PHÁP TRONG XÉT XỬ

LS. NGUYỄN ĐĂNG NGHIÊM

Án lệ (tiếng pháp là Jurisprudence) được định nghĩa là: “Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự”.

Theo luật gia Trần Thúc Linh, cũng là cựu thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn cũ trước ngày giải phóng, trong hệ thống tòa xét xử ở các nước tư bản cũng như của chế độ Sài Gòn trước đây thì: “Sở dĩ có được án lệ là nhờ ở Tòa Thượng thẩm (Cour d’appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quan kiểm soát lại các bản án tòa dưới, tòa phá án bảo đảm một sự thống nhất trong việc giải thích luật pháp vì lâu dần các tòa án sẽ hướng theo các án lệ của Tòa Phá án.”

Trong thế kỷ 20 và hiện nay, trong công tác xét xử và kiểm soát xét xử, các tòa án thuộc hệ thống tư pháp các nước châu Âu đã vận dụng xây dựng án lệ để phục vụ cho việc xét xử được linh hoạt, vừa đảm bảo việc áp dụng luật pháp gắn với thực tiễn cuộc sống mà chỉ có đội ngũ thẩm phán xét xử mới nắm bắt kịp thời các sơ hở, thiếu sót của các văn bản luật pháp, trong khi các nhà lập pháp không có điều kiện để xâm  nhập tìm hiểu thực tiễn, hoặc muốn sửa đổi bổ sung những khiếm khuyết của các văn bản luật cũng đòi hỏi một quá trình tu chỉnh, sửa đổi khá lâu lắc, trong khi thân phận những đối tượng bị điều chỉnh bởi luật pháp lại mang tính tức thời trong các vụ án đang đăng đàn xét xử.

Việc xây dựng án lệ theo quan điểm xét xử của các tòa án có thẩm quyền xem xét bản án của tòa dưới đã góp phần bổ sung tốt sự thiếu sót của các qui định luật pháp trong thực tiễn. Ở Anh Quốc, việc vận dụng án lệ kể cả tục lệ pháp được thực hiện khá phổ biến. Chính vì vậy, mà các nhà luật học thường cho rằng hệ thống luật pháp ở Anh Quốc là theo luật mềm, không chỉ căn cứ cứng nhắc vào các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, mà có sự vận dụng linh hoạt đúng luật vừa phù hợp với thực tiễn, bằng cả nguồn tập quán, tục lệ phù hợp lẽ phải và công bằng xã hội. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn cũ trước năm 1975 vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp quốc, đặc biệt là về dân luật, cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ.

Ngay bộ Dân luật do chế độ Sài Gòn ban hành ngày 20/12/1972, đã có  qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, từ Điều 8 và Điều 9 của bộ luật này. Điều 8 ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”. Điều 9 còn bổ sung thêm: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự”.

Trong thực tế xét xử hiện nay ở nước ta, đã có một số tòa án đã từ chối xét xử một số vụ kiện, đặc biệt đối với các vụ kiện dân sự, hành chính, với lý do viện dẫn là thiếu qui định luật pháp điều chỉnh vụ việc liên quan. Việc từ chối thụ lý vụ việc này có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại cho một bên tranh chấp, lại làm lợi cho một bên khác trong vụ kiện. Nên chăng vì thiếu quy định luật, mà từ chối thụ lý vụ việc khiếu kiện do người dân đưa đến tòa, làm người dân lúng túng không tìm được chỗ dựa pháp luật để giải quyết các vấn đề bức xúc của mình, mặc dù về mặt tín lực nội tâm của đương sự xác tín là quyền lợi của mình bị xâm phạm (có thể là quyền lợi vật chất hay quyền lợi tinh thần), tòa án cứ mạnh dạn vận dụng sáng tạo luật pháp để thụ lý, xét xử, miễn là không trái với lẽ phải, sự khách quan công bằng với tâm nghiêm chính của thẩm phán.

Chính vì vậy, tại các nước, đều có qui định mở rộng vận dụng sáng tạo của các tòa án, của các thẩm phán (nhất là các thẩm phán lão làng) trong việc áp dụng luật pháp, để đưa ra quan điểm xét xử theo luật kết hợp với thực tiễn cuộc sống, để đưa ra các bản án mẫu, trở thành án lệ có thể theo đó áp dụng cho các vụ án tương tự về sau. Đây cũng là cách thích hợp tạo điều kiện cho thẩm phán, những người có kinh nghiệm thực tiễn xét xử, tham gia làm luật, góp phần bổ sung luật pháp ngày một hoàn chỉnh hơn.

Hiện nay, hầu hết các nước có nền luật pháp tiên tiến, đều có vận dụng án lệ trong xét xử ở hệ thống tòa án, cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với nguyên tắc “Tòa án không được quyền từ chối thụ lý bất cứ yêu cầu khởi kiện nào của công dân” và đồng thời cũng có nguyên nhân sâu xa từ sự hội nhập của hai hệ thống luật pháp Anglo Saxon và Continental, kể cả hệ thống pháp luật XHCN về sau.

Chẳng hạn như ở CHLB Đức, phương pháp xây dựng án lệ đã tạo điều kiện cho Tòa án Đức vai trò sáng tạo khá lớn, được giải thích luật “căn cứ vào câu chữ của qui phạm, ngữ cảnh của qui phạm, mục đích của qui phạm, kể cả căn cứ vào quá trình soạn thảo qui phạm đó”. Tòa án ở Đức còn có quyền lựa chọn cách giải thích phù hợp nhất với hiến pháp. Cách làm của Tòa án Đức có ảnh hưởng áp dụng đến cả các qui phạm pháp luật của Liên minh châu Âu. Và ở Đức, hiệu lực án lệ được hình thành từ việc giải thích một qui phạm pháp luật cũng có giá trị, hiệu lực gần như chính qui phạm pháp luật. Rõ ràng án lệ có giá trị không những về thực tiễn, mà còn có giá trị không thua gì một qui phạm pháp luật. Thẩm quyền xây dựng án lệ ở Đức được giao cho các tòa án bảo hiến liên bang và các Tòa án cấp liên bang khác, có giá trị bắt buộc các tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải thực hiện các án lệ này, nếu không các bản án của các tòa cấp dưới có thể bị giám đốc thẩm.

Ở Ý, thẩm quyền xây dựng án lệ được giao cho tòa án bảo hiến để đảm bảo cơ chế tập trung quyền lực ở Trung ương. Ở Tây Ban Nha, chịu ảnh hưởng của luật La Mã, vẫn coi án lệ như một nguồn luật, có giá trị bổ sung trật tự pháp lý thông qua luận thuyết được tòa án tối cao áp dụng trong quá trình giải thích và áp dụng luật, tập quán, kể cả các nguyên tắc chung của luật pháp. Ở Anh Quốc, vai trò sáng tạo của án lệ rất quan trọng, được thể hiện theo quy tắc của tiền lệ pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ  thứ XIX được khái niệm là “Qui tắc đã được lập ra trong một phán quyết ban hành trước đó chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các vụ kiện tương tự” v.v...

Riêng ở Việt Nam, thông qua thực tiễn hoạt động xét xử của hệ thống tòa án, có thể nói các văn bản phát biểu quan điểm xét xử của tòa án nhân dân tối cao khi trả lời các đề nghị của tòa án cấp dưới về việc hướng dẫn vận dụng qui phạm pháp luật trong xét xử ở một số vụ án cụ thể có thể coi như là án lệ, để các tòa án cấp dưới rút kinh nghiệm trong xét xử, nhưng chưa có một quy định bắt buộc rõ ràng để các tòa án cấp dưới phải tuân thủ trong việc xét xử các vụ án tương tự.

Ở Việt Nam, có ưu điểm là hàng năm Tòa án Nhân dân Tối cao đều có tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử cho các cấp Tòa án trong việc vận dụng các qui phạm pháp luật trong việc xét xử, nhưng việc chờ đợi các hướng dẫn chỉ đạo này không đảm bảo tính kịp thời và nhiều khi tính ràng buộc việc tuân thủ cũng không được qui định chặt chẽ. Có lẽ chính vì nguyên nhân về yếu tố thời gian chậm trễ và tính bắt buộc tuân thủ không được thể hiện chặt chẽ, cụ thể mà nhiều vụ án ở VN bị giám đốc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm hơi tràn lan.

Thỉnh thoảng ở nước ta, cũng đã có ban hành những thông tư liên tịch giữa các ngành tòa án tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an, Bộ Tư pháp (như một văn bản lập quy dưới luật) để giải thích, hướng dẫn, chỉ đạo cho các cơ quan tố tụng của ngành tư pháp (trong đó có tòa án) trong việc giải quyết vụ án có liên quan việc vận dụng cụ thể các qui phạm pháp luật, các văn bản pháp luật. Việc làm đó của các cơ quan ngành tư pháp cũng có mặt tích cực nhất định, nhưng rõ ràng chưa thể hiện được tính thực tiễn, sinh động, cụ thể, kịp thời so với việc xây dựng và áp dụng án lệ theo kinh nghiệm của các nước.

Nên chăng, đã đến lúc trên tiến trình cải cách và đổi mới hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp, xét xử của VN hiện nay, trong khi chờ đợi sự chuyển đổi cụ thể hệ thống tòa án của nước ta, cần sớm đưa vào thí điểm việc xây dựng và áp dụng án lệ, để tạo điều kiện cho tòa án và các thẩm phán tích cực tham gia sáng tạo, bổ sung luật pháp trong quá trình kinh qua thực tiễn xét xử của họ, vốn là một yêu cầu thực tiễn của tình trạng thiếu luật hoặc có nhiều khe hở, sơ sót của các văn bản pháp luật, hoặc tính lạc hậu nhanh của một số văn bản luật pháp không theo kịp thực tiễn phát triển quá nhanh, có tính bùng nổ của nền kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài vai trò của TANDTC nên chọn những tòa án nhân dân cấp tỉnh vốn có đội ngũ thẩm phán tài giỏi, lão làng được giao thẩm quyền thí điểm đưa ra các bản án điển hình (trong quá trình xét xử thực tiễn các vụ án) được coi như án lệ, mẫu mực bắt buộc các tòa án cấp dưới phải tuân thủ vận dụng trong các vụ án tương tự mà các tòa này thụ lý.

Và cũng nên cho in ấn, xuất bản một loại “tập san pháp lý” để tập hợp những bản án điển hình vận dụng sáng tạo luật pháp, những án lệ này để làm tài liệu pháp lý thực tiễn để các tòa án, các thẩm phán nghiên cứu vận dụng, kể cả đội ngũ luật sư cũng cần qua đó học tập, nâng cao kiến thức luật pháp của mình trong dịch vụ bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ thân chủ của mình trước tòa vậy. Yêu cầu xây dựng án lệ cũng đi đôi với việc đổi mới việc xây dựng, đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, lâu năm, thâm niên yêu nghề và được sống với “nghề thẩm phán” suốt đời (chỉ ngoại trừ khi sức khỏe, cả về thể chất hay tinh thần không cho phép đảm nhiệm), chứ không về hưu theo tuổi giống qui định công chức như hiện nay. Đó cũng là một đòi hỏi rất cần thiết về yêu cầu vận dụng sáng tạo, thực tiễn trong công tác xét xử của thẩm phán và đảm bảo các án lệ được chất lượng. Tất cả đòi hỏi phải tiến tới một định chế cụ thể, có giá trị pháp luật, mới thực hiện được, dù ở giai đoạn thí điểm cũng vậy.
Tài tham khảo:
1. Các hệ thống Pháp luật cơ bản trên thế giới (của tác giả Michel Fromont, Giáo sư đại học Panthéon Sorbon – Paris I). Dịch giả: Trương Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình (do nhà Pháp luật Việt Pháp và NXB Tư pháp HN ấn hành 2006)
2. Danh từ pháp luật lược giải, tác giả: Trần Thúc Linh, thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn cũ, nhà sách Khai Trí ấn hành năm 1965.
3. Bộ Dân Luật (do tối cao pháp viện của chính quyền Sài Gòn xuất bản năm 1973)
4. Tự điển pháp luật Anh-Việt, tác giả: nhóm luật sư, Thẩm phán, chuyên gia kinh tế: Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản, Lương Hữu Định, Quốc Minh Vương, Mary C.Downey, Cham W.Louie (NXB Khoa học xã hội – 1994).

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM

Trích dẫn từ:

‘http://www.hcmcbar.org/index.php?option=com_contentlist&task=detail&cat=4&type=2&id=224

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: VẤN ĐỀ ĐIỀU TIẾT CỦA XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ LAO ĐỘNG

TSKH. PHẠM ĐỨC CHÍNH – Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TPHCM

Ngày nay, cả về phương diện lý thuyết, cả về phương diện thực tế đều thừa nhận rằng, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại chỉ có thể đạt được kết quả trong điều kiện kết hợp khả năng tự điều tiết của nó với điều tiết của Nhà nước và xã hội. Dựa trên những công ước và hướng dẫn của Tổ chức lao động thế giới (International Labour Organization-ILO) vấn đề điều tiết của xã hội trên thị trường lao động đã được vận dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và kết quả đạt được cũng rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này mới được tiếp cận vào những năm gần đây và kết quả đạt được cũng chỉ là rất khiêm tốn, thậm chí đối với nhiều cơ quan quản lý lao động và việc làm thì lĩnh vực này vẫn được cho là hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, tiếp theo bài viết “Thị trường lao động: vấn đề điều tiết và tự điều tiết ở Việt Nam”1, bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn nữa vào vấn đề điều tiết của xã hội trong lĩnh vực quan hệ lao động- xã hội trong giai đoạn hình thành thị trường lao động ở nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam.

I. Khái niệm về điều tiết của xã hội trong thị trường lao động

Điều tiết xã hội-đó là sự tham gia cùng nhau của các bên khác nhau vào soạn thảo và thực hiện những thoả ước lao động xã hội (các chương trình, thoả thuận) trong một thời hạn nhất định. Điều kiện cơ sở để tạo lập nền kinh tế thị trường là quan hệ giữa nhà doanh nghiệp và người lao động để đạt được giữa họ với nhau bầu không khí hòa bình xã hội, còn những mâu thuẫn xuất hiện thì được giải quyết bằng những biện pháp văn minh. Điều tiết xã hội không loại trừ khả năng đòi hỏi của người lao động về tăng lương, thay đổi chế độ làm việc và điều kiện lao động, giảm thuế v.v. Tuy nhiên các cuộc bãi công mang tính chất chính trị như đòi hỏi phải thay đổi chính quyền, chính phủ hoặc tổng thống của đất nước phải từ chức đã vượt ra ngoài phạm vi điều tiết xã hội về các quan hệ lao động. Điều tiết xã hội có thể là hai bên (giữa nhà doanh nghiệp và đại diện của người lao động, tức là tổ chức công đoàn) và ba bên (giữa đại diện chính quyền, nhà doanh nghiệp và công đoàn). Phát triển quan hệ thị trường, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, xuất hiện và mở rộng các tầng lớp nhà doanh nghiệp và chủ sở hữu đã tạo ra khả năng điều tiết ba bên trong xí nghiệp, giữa người sử dụng lao động, tập thể lao động và đội ngũ quản lý làm thuê.

Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cơ chế điều tiết xã hội là phương pháp điều tiết các mối quan hệ này và sự thống nhất quyền lợi của người lao động làm thuê và người thuê lao động thông qua ký kết hợp đồng và thoả ước lao động tập thể.

Đối tượng của hợp đồng là những vấn đề thu nhập từ lao động, việc làm, điều kiện lao động, bảo đảm và bảo trợ xã hội đối với người lao động của những nghề nghiệp, ngành nghề hoặc là lãnh thổ nhất định, được Nhà nước xác lập trên mức đảm bảo tối thiểu. Đàm phán được diễn ra dưới vai trò trung gian của nhà nước, mà có thể tham gia vào quá trình đàm phán trực tiếp (thông qua các đại diện của mình) và gián tiếp (thông qua các cơ quan trọng tài, các uỷ ban thoả thuận và các văn bản pháp luật).

Điều tiết các hợp đồng tập thể cho phép thoả thuận trên cơ sở thương thuyết các quyền lợi của người lao động, người thuê lao động và nhà nước, và cũng là bổ sung quan trọng của cơ chế thị trường điều tiết các quan hệ lao động xã hội.

Xác định và vận dụng hệ thống điều tiết xã hội là hoàn toàn của chung, thế nhưng không loại trừ sự tồn tại những quan niệm khác nhau tương đối về thực chất của nó. Sự đa dạng những sắc thái ý kiến có thể chia làm ba nhóm phổ biến nhất.

Thứ nhất, cơ chế điều tiết xã hội là một hệ thống quan hệ tương hỗ giữa người làm thuê và giới chủ đi tới thay thế cho cuộc đấu tranh giai cấp. Chiếu theo một mức độ nào đó, những nhận thức ngày nay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển tồn tại khả năng tránh khỏi những mâu thuẫn giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp được chuyển thành mâu thuẫn giữa các tổ chức, đại diện cho những quyền lợi khác nhau trong xã hội, có thể giải quyết bằng con đường đàm phán và thoả hiệp. Cơ chế điều tiết xã hội trong trường hợp này là một trong những giải pháp thoả hiệp quyền lợi của các bên trong xã hội.

Thứ hai, cơ chế điều tiết xã hội - đó là giải pháp thống nhất các quyền lợi đối nhau, phương pháp giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội và điều chỉnh những mâu thuẫn giữa giai cấp lao động làm thuê và giai cấp sở hữu. Mặc dù có những thay đổi đã diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ở xã hội phương Tây, những khác biệt và mâu thuẫn quyền lợi của những người làm thuê và người thuê lao động vẫn còn tồn tại. Trong trường hợp này, hệ thống điều tiết xã hội-là giải pháp làm giảm đi những mâu thuẫn giai cấp, điều kiện ổn định chính trị và ngưng chiến xã hội trong xã hội.

Thứ ba, hệ thống điều tiết xã hội như giải pháp điều tiết các quan hệ lao động xã hội không tồn tại, bởi vì không có điều kiện khách quan để cho sự tồn tại của nó. Quan điểm này được phân chia hoặc là đại diện của trường phái tự do, khẳng định rằng, cơ chế thị trường chính tự thân, không có sự can thiệp của nhà nước và chủ thể khác nào

đấy, có khả năng điều tiết tất cả mọi quan hệ, kể cả những quan hệ lao động và xã hội; hoặc là các nhà lý thuyết, mà tuyên truyền theo chủ nghĩa phát xít; hoặc là chủ nghĩa cực quyền, bênh vực ý tưởng thống nhất xã hội kinh tế và chính trị-tinh thần, đồng nhất quyền lợi của các dân tộc được thực hiện thông qua một nhà nước mạnh.

Nếu như chưa tính đến quan điểm thứ ba và chỉ quan tâm đến hai quan điểm đầu, có thể nhấn mạnh rằng, những người ủng hộ quan điểm thứ nhất và thứ hai thừa nhận sự cần thiết phải tồn tại hệ thống điều tiết xã hội, nhưng họ xác định bản chất biểu hiện này rất khác nhau. Những ai xem xét hệ thống điều tiết xã hội như người đối lập đấu tranh giai cấp, xuất phát từ quan điểm rằng, chủ nghĩa tư bản ngày nay không phải là chủ nghĩa tư bản theo mô hình cổ điển.

Đó là một xã hội mới, nơi không có nhà tư bản và những người làm thuê, mà có những bạn hàng bình đẳng có thể thoả thuận với nhau trong trường hợp xuất hiện những bất đồng. Hiểu biết như vậy, hệ thống điều tiết xã hội dễ dàng thống nhất với mô hình cải cách dân chủ xã hội xã hội TBCN ngày nay, mà không đề cập đến những cơ sở gốc rễ của xã hội này, những nguyên tắc cơ sở và các giá trị của nó.

Phong trào dân chủ xã hội ngày nay xem xét hệ thống điều tiết xã hội như một giải pháp đảm bảo tiến trình hoà bình của xã hội TBCN trong tình hình của nó, nơi mà mâu thuẫn giai cấp được chuyển thành mâu thuẫn giữa các tổ chức công đoàn và hiệp hội các nhà doanh nghiệp. Các nhà dân chủ xã hội cho rằng, điều kiện cơ bản để hình thành quan hệ bạn hàng là sự thống nhất các mục đích của người làm thuê và nhà tư bản. Nếu sự thống nhất mục đích diễn ra ở mức độ mục đích viễn cảnh, thì có khả năng thành bạn hàng bền vững đầy đủ và lâu dài; nếu ở mức độ mục đích cá nhân - thì bạn hàng như vậy sẽ là tạm thời. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, đối tác như vậy không thể tồn tại khi không thống nhất được mục đích. Những người làm thuê và các nhà doanh nghiệp là các bên của một sự thống nhất. Họ không thể tồn tại mà không có nhau. Và nếu giữa họ xuất hiện những mâu thuẫn, thì sẽ tìm được những giải pháp thực sự để giải quyết tức thời và có hiệu quả vì quyền lợi của cả hai bên.

Trong tư duy của các nhà tư tưởng cải cách xã hội, hệ thống điều tiết xã hội là giải pháp thống nhất quyền lợi của người làm thuê và nhà doanh nghiệp bằng con đường đàm phán và đạt được thoả thuận, khi mà quyền lợi lâu dài của hai bên trùng nhau, và khi mà mong muốn đối thoại thường xuyên có khả năng đảm bảo cho tiến triển hoà bình xã hội TBCN trong thực trạng như vậy, nơi diễn ra sự hợp tác của những người bạn bình đẳng thay thế cho cuộc đấu tranh giai cấp và những mâu thuẫn giai cấp.

Những người phân chia quan điểm thứ hai cho rằng, CNTB ngày nay theo bản chất thì không có gì khác so với CNTB của những thế kỷ trước đây. Sự tồn tại sở hữu tư nhân về những tư liệu sản xuất cơ bản vẫn còn duy trì, vì thế mâu thuẫn đối kháng quyền lợi của người làm thuê và nhà tư bản cũng vẫn tồn tại. Không thống nhất quyền lợi của người làm thuê và người thuê lao động được thể hiện từng phút, từng giờ, chứ chưa nói gì về những triển vọng xa xôi. Giai cấp tư bản, tiền đồ của những nhà sở hữu tư liệu sản xuất, quan tâm đến việc duy trì chế độ xã hội, mà cơ sở của nó là sở hữu tư bản tư nhân. Ngược lại, đối với người công nhân thực hiện được quyền lợi tận gốc trong khuôn khổ một xã hội như vậy không thể được. Trong trường hợp này, cơ chế điều tiết xã hội chỉ là một trong những hình thức thống nhất những quyền lợi không hoà giải được

về mặt bản chất và những quyền lợi đối nhau về mặt nội dung của người làm thuê và người thuê lao động.

Vậy xác định nào mở ra bản chất của hệ thống điều tiết xã hội chính xác hơn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu điều kiện xuất hiện hệ thống điều tiết xã hội.

II. Những tiền đề khách quan và điều kiện xuất hiện cơ chế điều tiết xã hội về lao động

Hệ thống điều tiết xã hội như một thực tế hình thành và hệ tư tưởng thống nhất được khẳng định chỉ vào nửa sau của thế kỷ XX (sau Đại chiến thế giới Thứ hai) chủ yếu ở các nước tư bản phát triển (Đức, áo, Thụy Điển, Na Uy v.v). Sự phồn vinh của hệ thống này gắn với những năm 60-70 của thế kỷ XX. Tại sao lại vào đúng thời kỳ này? Giai cấp tư sản và lao động làm thuê đã tồn tại nhiều thế kỷ. Và chính trong suốt khoảng thời gian đó sự tồn tại cùng nhau của chúng đã xuất hiện nhu cầu điều tiết những quan hệ lao động xã hội. Như chúng ta đã biết, quan hệ tư sản đầu tiên xuất hiện ở những thành phố thương mại lớn của nước ý (Florensia, Genova) từ cuối thế kỷ XIV. Vào thế kỷ thứ XV-XVI, chúng được truyền bá rộng rãi ở nhiều nước Tây Âu như: Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Tuy nhiên vào thế kỷ XV-XVII quan hệ tư sản đã tồn tại cùng với những quan hệ phong kiến.

Vào thời kỳ này những giai cấp mới - giai cấp tư sản và lao động làm thuê vừa mới được sinh ra. Nhưng ngay từ giai đoạn đầu tính chất quyền lợi mâu thuẫn đối lập của họ (mâu thuẫn đối kháng) được thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Người công nhân tự do không có tư liệu sản xuất, không có đất đai, bị bắt buộc làm thuê cho người nắm giữ tư liệu sản xuất - nhà tư sản.

Sự quan tâm chủ yếu của anh ta là nhận thu nhập từ thành quả lao động của mình càng nhiều càng tốt, còn làm việc thì theo khả năng càng ít càng tốt.

Ngược lại, nhà tư bản thì quan tâm đến trả công lao động cho người công nhân làm sao có thể ít đi thì càng tốt, bởi vì đối với nhà tư bản, lương của công nhân bao gồm một phần chi phí chung, mà lương cao thì lợi nhuận sẽ giảm đi.1

Kể từ khi xuất hiện giai cấp tư sản và đội ngũ người làm thuê - vấn đề tiền công lao động và thời gian ngày làm việc là đối tượng của mặc cả và đấu tranh. Mô tả sự xung đột của tư bản và lao động, C.Marx nhấn mạnh rằng, “Trong lịch sử sản xuất TBCN định mức ngày làm việc xuất hiện như cuộc đấu tranh vì giới hạn ngày làm việc, - đấu tranh giữa tập hợp vốn, có nghĩa là giai cấp tư sản, và tập hợp công nhân, có nghĩa là giai cấp công nhân”, khi mà “Quyền lợi đối lập với quyền lợi”. Và, tiếp tục: “Khi đụng chạm hai dạng quyền lợi khác nhau này thì sẽ được giải quyết bằng sức mạnh”2.

Tuy nhiên, tư bản còn rất yếu để độc đoán đề ra những điều kiện của mình. Cho nên nhà nước phải giúp đỡ tư bản vừa mới sinh ra. Vào thời kỳ hình thành CNTB, chính nhà nước đã trợ giúp tư bản cưỡng bức kéo dài ngày làm việc bằng con đường xác lập cái gọi là “giá cả hợp lý” và chốt chặt trong chế độ pháp lý bắt buộc thời gian ngày làm việc xác định. Điều này C.Marx đã mô tả rất rõ trong tác phẩm “Tư bản” của mình.

Nghiên cứu lịch sử luật pháp công nghiệp Anh, C.Marx đã chứng minh trong thời kỳ hình thành CNTB Anh cổ điển, qui chế công nhân Anh đóng vai trò nào3, bắt đầu từ thế kỷ XIV và kéo dài đến giữa thế kỷ XVIII4. Ông nhấn mạnh rằng, bây giờ CNTB đang trong tình trạng phôi thai, trong quyền hạn của mình nó “Đảm bảo thu hút khối lượng đầy đủ lao động thặng dư...không chỉ bằng một sức mạnh các quan hệ kinh tế, mà còn bằng cả tác động của chính quyền nhà nước”5.

Điều tiết lương bắt buộc theo hướng bất lợi cho người công nhân và có lợi cho người thuê lao động được duy trì trong suốt một thời gian dài. Thời kỳ này ở Anh chiếm 464 năm. Khi hệ thống quan hệ TBCN được khẳng định hoàn toàn, nhà nước, thể hiện theo hình mẫu của C.Marx, chuyển thành “người gác đêm” tuân theo những qui định, để không ai và không cái gì phá vỡ được thông lệ bình thường6.

Nếu vào thời kỳ hình thành quan hệ TBCN, công nhân không thể trông mong được gì đến trợ giúp của nhà nước (nhà nước hoàn toàn đứng về phía tư bản vừa mới sinh ra), thì trong hệ thống kinh tế TBCN, họ lại càng không trông mong gì nhiều hơn vào nhà nước, mà lại tuyên bố rất rõ ràng về sự trung lập của mình. Để bảo vệ được mình người công nhân bắt buộc phải liên kết lại với nhau. Họ không chỉ phải đối đầu với nhà bản, mà còn làm áp lực lên nhà nước, ép buộc đưa ra những bộ luật có tính đến quyền lợi của nhà tư bản và người lao động làm thuê. Tóm lại, chính sự phát triển của CNTB đã khuyến khích người công nhân liên kết với nhau. Nhưng cũng chính sự phát triển của CNTB đã làm mọi cách để cản trở quá trình này, bởi vì nhà tư bản sợ người công nhân, sợ sự đoàn kết của họ. Chính vì nguyên nhân này trong khoảng thời gian dài, ở nhiều nước đã tồn tại những bộ luật cấm hoạt động của công đoàn. Rút cục chỉ mãi đến cuối thế kỷ XIX, công đoàn mới hợp pháp hoá được hoạt động của mìnhNăm 1868, Hội nghị Công đoàn toàn Anh được thành lập; vào năm 1898, Đảng công nhân Vương quốc Bỉ thành lập ra Uỷ ban công đoàn Bỉ. Năm 1906, đánh dấu giai đoạn khởi đầu hoạt động công đoàn có tổ chức ở Nga. Vào năm 1929, tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập. Tại Mỹ, tổ chức công nhân chỉ được thừa nhận hợp pháp vào những năm 30 của thế kỷ XX (Bộ luật Vagnera 1936, Bộ luật Norrisa-La Gardena 1932, hợp pháp hoá những hợp đồng lao động tập thể).

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước công nghiệp dần dần hình thành Luật Lao động. Vào năm 1907, Bộ luật Dân sự của Đan Mạch được thông qua; năm 1911, Bộ luật Trách nhiệm của Thụy Sĩ được thông qua; vào năm 1915 xuất hiện Bộ luật Đặc biệt ở NaUy; những bộ luật tương tự được thông qua ở Đức năm 1918, ở Pháp năm 1919. Khi phong trào công nhân được củng cố bắt đầu xuất hiện cả hiệp hội các nhà doanh nghiệp. Nhưng về hệ thống điều tiết xã hội các mối quan hệ lao động thì chưa được nói đến. Bắt đầu từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những đòi hỏi để khái niệm “Hệ thống điều tiết xã hội các quan hệ lao động-xã hội” đi vào lý thuyết và thực tế điều tiết những quan hệ này giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động. Vào thời kỳ này, những thay đổi thực sự nào đã diễn ra trong phát triển kinh tế xã hội của các nước? Trước hết, sự phát triển của CNTB bước vào một giai đoạn mới: sự tập trung vốn mạnh lên và tăng qui mô sản xuất. Tư bản đã phát triển vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, hợp tác hoá lao động thế giới và quốc tế hoá sản xuất đã mở rộng phát triển. Đồng thời, cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng mạnh lên. Trong những điều kiện này, biểu tình của công nhân, đình trệ sản xuất tạm thời đã gây ra những mất mát nghiêm trọng cho nhà doanh nghiệp, đặc biệt vào khoảng 20-30 năm trước đây, bởi vì giảm khả năng cạnh tranh các sản phẩm của họ đã dẫn đến giảm lợi nhuận.

Lần đầu tiên sau nhiều năm phát triển tương đối ổn định, những biến động kinh tế nghiêm trọng đã bao trùm hầu hết các nước tư bản phát triển (Đại khủng khoảng thế giới 1929-1933 và Đại chiến thế giới Thứ hai). Vị trí tư bản ở các nước tư bản phát triển thực sự bị yếu đi. Trong bối cảnh của những biến động này hoạt động của phong trào công đoàn mạnh lên. Tháng 10 năm 1949, phong trào công đoàn ở Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi (thành lập Liên hiệp các công đoàn Đức). Vào năm 1945 diễn ra sự liên kết các Công đoàn Bỉ và thành lập Liên đoàn lao động toàn Bỉ. Phong trào công đoàn ở các nước Nam Âu (ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha) cũng thu được sức mạnh. Vào những năm 1960 ở Tây Ban Nha trên cơ sở các uỷ ban công nhân (giống như Ban chấp hành công đoàn ở các xí nghiệp) công đoàn cũng trưởng thành và thành lập Liên đoàn các uỷ ban công nhân công đoàn. Dưới tác động của Công đoàn ở Anh, Công đảng toàn vương quốc Anh được thành lập, mà sau Đại chiến thế giới Thứ hai Công đảng đã 4 lần nắm chính quyền (1954-1961, 1964-1970, 1974-1979, 1995 đến nay).

Sau Đại chiến thế giới Thứ hai ở các nước tư bản phát triển, phong trào công nhân và công đoàn tuyên bố về mình như một sức mạnh thực sự không thể không tính đến.

Tóm lại, sau Đại chiến thế giới Thứ hai, sự cưỡng bức tư bản ở các nước tư bản phát triển thực sự bị phá vỡ, còn uy tín và ảnh hưởng của công đoàn mạnh lên. Trong thế giới tư bản hình thành một tương quan sức mạnh mới giữa những người làm thuê và người thuê lao động. Cùng với sự thay đổi tương quan lực lượng thì cả vai trò của nhà nước cũng thay đổi.

III. Hệ thống điều tiết xã hội về các quan hệ lao động-xã hội trên thế giới ngày nay

Trong khoảng 20 năm gần đây, chính sách nhà nước của các nước công nghiệp phát triển đã diễn ra những thay đổi thực sự. Giảm trợ cấp xã hội và các chi phí cho phát triển giáo dục và y tế. Tất cả điều đó diễn ra dưới khẩu hiệu khủng hoảng lý thuyết “Nhà nước hưng thịnh chung”, bởi vì những chi phí xã hội tăng lên sẽ làm giảm đi hiệu quả nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở này, ở các nước công nghiệp phát triển, vị trí lý thuyết “Nhà nước hưng thịnh chung” được từ từ thay thế bằng lý thuyết “Nhà nước hiệu quả”. Theo lý thuyết này, những chi phí cho bảo trợ hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không thể được bảo trợ chỉ từ nguồn vốn ngân qũy nhà nước. Chúng phải được phân bố đều giữa các chủ thể xã hội. Thực hiện tư tưởng này trong thực tế có nghĩa là giảm trách nhiệm của nhà nước vì tình trạng và mức độ phát triển các lĩnh vực xã hội và bảo trợ xã hội.

Bản chất nhà nước tư sản không thay đổi, thậm chí nếu như nó nhận trách nhiệm về mình một phần chi phí xã hội và đảm bảo mức sống xác định của người lao động. Các nguồn chi phí ngân quỹ nhà nước để trang trải những chương trình xã hội được hình thành từ nguồn thu thuế, mà cả người lao động và người thuê lao động phải đóng góp. Nguồn thu thuế này có thể tăng hoặc là giảm. Đồng thời cũng có thể tăng hoặc giảm trợ cấp xã hội từ ngân quỹ nhà nước. Sự dao động khối lượng trợ cấp xã hội - đó là chỉ số, ở mức độ nào nhà nước sẵn sàng nhận và thực sự nhận về mình trách nhiệm vì tình hình và mức độ phát triển lĩnh vực xã hội và bảo trợ xã hội. Trước hết, tăng hoặc giảm trách nhiệm của nhà nước là thể hiện sự yếu hay mạnh của tư bản.

Khi tư bản yếu, sự phản kháng từ phía phong trào công nhân và công đoàn mạnh lên, trách nhiệm của nhà nước tăng. Trong tình huống này; một trong những giải pháp hỗ trợ tư bản là tăng trợ cấp xã hội, tạo điều kiện giảm bớt căng thẳng xã hội. Khi tình hình được cải thiện nhà nước tuyên bố tăng thiếu hụt ngân quỹ và cần thiết phải giảm chi phí xã hội.

Sau Đại chiến thế giới Thứ hai vị thế tư bản bị phá vỡ; chính sự yếu kém này bắt buộc nó phải tìm con đường hợp tác với công đoàn7. Những thập kỷ gần đây sức mạnh đặc biệt thể hiện những yếu tố mới, đã phá vỡ cân bằng lực lượng sẵn có và thực sự làm yếu đi vị thế của phong trào công nhân và công đoàn.

Thứ nhất, quá trình chuyển vốn tư bản ra nước ngoài đã bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, đến ngày nay nó mạnh lên rất đáng kể. Tư bản lớn ngày nay cơ động hơn bởi vì nó linh hoạt hơn trong lựa chọn những giải pháp áp lực đến phong trào công nhân và công đoàn. Lập luận cơ bản ngày nay của các nhà doanh nghiệp là, nếu không đạt được thoả thuận với công nhân thì tuyên bố có khả năng đóng của nhà máy và chuyển xí nghiệp sang nước khác với sức lao động rẻ hơn và dễ đàm phán hơn8.Trong điều kiện kém phát triển của sự đoàn kết quốc tế của người lao động, những khác biệt ở mức độ phát triển kinh tế của các nước khác nhau và mức sống của người lao động, phản bác lại những lý lẽ đó rất phức tạp. Cho nên dưới áp lực sợ bị mất việc, người lao động thường xuyên phải đồng ý với mức lương thấp hơn và điều kiện lao động kém đi, và đó là dẫn chứng về sự phá vỡ cân bằng lực lượng.

Thứ hai, mạnh lên quốc tế hoá sản xuất nhường vào tay người thuê lao động một lý lẽ xác đáng trong đàm phán với công nhân. Viện dẫn về mạnh lên cạnh tranh ở thị trường bên ngoài, người thuê lao động vẫn thường xuyên sẵn sàng dành cho người công nhân những địa vị hành chính. Với mục đích mạnh lên khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc nội, nhà doanh nghiệp đề nghị công nhân đồng ý giảm chi phí, trong đó có giảm lương. Họ khẳng định rằng, biện pháp này sẽ cho phép vượt qua cạnh tranh, tăng thêm lợi nhuận, và tất cả đều có lợi: người lao động, giới chủ và nhà nước.

Thứ ba, trong thế giới ngày nay đã có sẵn sự khủng khoảng của phong trào công đoàn, khoảng hai thập kỷ gần đây đã kéo theo hàng loạt những tình huống. Trong số đó là: giảm số lượng các xí nghiệp lớn và tăng số lượng các xí nghiệp nhỏ, nơi rất khó liên kết người lao động; tăng số lượng người lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ; tăng thất nghiệp, đồng thời cũng tăng việc làm từng phần và việc làm không đầy đủ; vận dụng hợp đồng lao động cá nhân vào chỗ thoả ước lao động tập thể. Những tình huống này thực sự phá vỡ cân bằng lực lượng và tạo điều kiện tăng lên vị trí của tư bản. Tóm lại, những khuynh hướng ngày nay trong lĩnh vực lao động xã hội chứng tỏ rằng, trong, trong những trường hợp đó khi tư bản vào tình huống nào yếu đi (kinh tế hoặc là chính trị), thì nó tích cực đi đến giải pháp các quan hệ lao động xã hội. Hỗ trợ công đoàn trong những trường hợp đó tạo điều kiện cho nhà tư bản phồn vinh và duy trì được thu nhập của mình. Nhưng chỉ khi nào nhà tư bản tìm được sức mạnh đã qua của mình, thì anh ta có khuynh hướng tách ra khỏi sự bảo trợ của công đoàn.

IV. Vai trò của ILO trong phát triển cơ chế điều tiết xã hội trên thị trường lao động

Các công ước, hướng dẫn và cả những kinh nghiệm hoạt động trong thực tế của ILO đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển hệ thống điều tiết xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cũng như các nước đang phát triển trên thế giới. Bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở ba bên, trên những nguyên tắc của cơ chế giải quyết các quan hệ lao động xã hội.

Sự cần thiết phải ra đời của ILO được xác định bởi ba nguyên nhân.

Thứ nhất - nguyên nhân chính trị. Cuộc cách mạng XHCN Tháng Mười nổ ra ở Nga và một loạt các nước Đông Âu là nguyên cớ hình thành tổ chức này. Với mục đích ngăn ngừa việc giải quyết những mâu thuẫn xuất hiện trong xã hội bằng con đường phá hoại, cưỡng bức, cách mạng: các nhà ILO quyết định thành lập tổ chức thế giới, được thừa nhận tác động bằng mọi cách cho tiến bộ xã hội, xác lập và duy trì hoà bình xã hội giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện bằng con đường tiến hoá, hoà bình.

Thứ hai - nguyên nhân xã hội. Điều kiện lao động và đời sống người lao động rất nặng nề và không thể chấp nhận được từ vị thế chung của toàn nhân loại. Người lao động bị lâm vào cảnh bị bóc lột gây tổn thất đến sức khoẻ, đời sống gia đình và những quyền lợi cá nhân của họ. Bảo trợ xã hội cho người lao động hoàn toàn thiếu vắng.

Thứ ba - nguyên nhân kinh tế. Mong muốn của từng nước riêng đến việc hoàn thiện vị thế người lao động kéo theo tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, làm khó khăn thêm cho cuộc đấu tranh cạnh tranh và đòi hỏi giải quyết những vấn đề xã hội ở phần đông các nước, ít nhất cũng là ở các nước phát triển.

Tóm lại, ILO được thành lập với mục đích xác lập và gìn giữ hoà bình xã hội, điều tiết các quan hệ lao động xã hội, bảo vệ quyền lợi của con người. Nó đã trở thành một trong những tổ chức đại diện thế giới có uy tín nhất ILO được thành lập vào tháng 4 năm 1919, nó trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên của Liên hợp quốc. Tháng 4-1919, tại phiên họp toàn thể của hội nghị hoà bình, Điều lệ ILO và Hiến chương lao động đã được thông qua. Điều lệ năm 1919 đã ghi nhận mục đích và nhiệm vụ chính của ILO là cải thiện khẩn cấp điều kiện lao động, nâng cao mức sống của người lao động bằng các biện pháp quốc tế. Nếu như vào thời điểm thành lập, nó liên kết được 42 quốc gia, thì bây giờ đã là 174 nước. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1969) tổ chức này được trao tặng giải thưởng Nobel vì hoà bình.

ILO là trung tâm hợp tác lao động xã hội, cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội, cơ chế ba bên của thế giới. Cấu trúc ba bên làm cho tổ chức này khác hẳn với các tổ chức thế giới khác. Mỗi một nước tham gia vào tổ chức này đều có đại diện của chính phủ, người lao động và người thuê lao động. Sau nhiều năm tồn tại, ILO đã tích luỹ được những kinh nghiệm to lớn và làm được những công việc thực tế khổng lồ để phát triển cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội và điều tiết những vấn đề lao động xã hội xuất hiện.

Việt Nam đàm phán gia nhập ILO từ thời chính quyền Bảo Đại, và gia nhập chính thức vào năm 1950. Chính quyền Sài Gòn đã thừa kế tiếp tục tư cách thành viên ILO từ năm 1954 - và cũng kết thúc vào năm 1975 khi chính quyền này hoàn toàn sụp đổ. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm đơn và chính thức gia nhập tổ chức này vào ngày 26-1-1980, nhưng ngừng sinh hoạt vào năm 1983. Tới tháng 5-1992, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã thông báo với ILO về việc tiếp tục sinh hoạt trở lại. Từ đây mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và ILO.

ILO ảnh hưởng rất lớn tới cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội, hình thành và điều tiết thị trường lao động và các quan hệ lao động xã hội trên toàn thế giới. Sự ảnh hưởng này đi theo nhiều hướng. Nó được xác định trong các văn bản cơ bản của tổ chức này - Điều lệ và Tuyên bố Philadenphia, và còn được soạn thảo cụ thể trong các công ước và hướng dẫn, trong hỗ trợ pháp lý cho các nước thành viên. Ví dụ như, soạn thảo Bộ luật Lao động và đào tạo lại cán bộ, nghiên cứu khoa học những vấn đề lao động xã hội và công bố những kết quả đó, và đồng thời cả những công việc và các tài liệu khác. Tất cả cấu trúc tổ chức được xây dựng trên cơ sở ba bên tạo điều kiện cho phát triển cơ chế giải quyết các quan hệ lao động xã hội. ILO tác động đến các chính phủ, tổ chức người lao động và nhà doanh nghiệp trong việc xây dựng và củng cố các cơ quan và bộ máy cần thiết để phát triển cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội, xác lập những quan hệ lao động xã hội lành mạnh.

Trong thời kỳ tồn tại của hệ thống XHCN ILO phải hoạt động nhiều về vấn đề tư tưởng, gắn liền với mâu thuẫn hai hệ thống. Còn bây giờ thì hướng vào giải quyết vấn đề lao động xã hội. Trong kỳ họp của Hội nghị lao động thế giới nhân kỷ niệm lần thứ 75 năm ngày thành lập ILO (1994) trong báo cáo của Tổng giám đốc “Những giá trị mà chúng ta đang bảo vệ, đang thay đổi hướng tới những gì chúng ta mong muốn” được nói rằng, “Sự sụp đổ khối cộng sản chủ nghĩa Đông Âu ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình của tổ chức chúng ta, cũng như quá trình phát triển của toàn thế giới”9. Bây giờ trong chừng mực quan trọng, đã được chỉ dẫn trong báo cáo, phải quan tâm khắc phục những căng thẳng đã tồn tại và sẽ tồn tại ở phía trước giữa người lao động và nhà doanh nghiệp. Bởi vì họ cần hoà giải những đòi hỏi trái ngược nhau, gắn với việc làm và lĩnh vực lao động, sản xuất và phân chia thu nhập. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phát triển không ngừng và khắp mọi nơi đối thoại xã hội, đàm phán tập thể, ý thức nhân nhượng, áp dụng mọi nỗ lực để đảm bảo thừa nhận thực sự nguyên tắc ba bên trên toàn thế giới10.

Đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà nước, xuất hiện như người điều tiết, người trọng tài, người trung gian trong các cuộc đàm phán, đóng vai trò luôn luôn quyết định trong việc vận dụng có hiệu quả đối thoại xã hội và các đàm phán tập thể.

V. Sự hình thành và phát triển cơ chế điều tiết xã hội trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá bao cấp tất cả những vấn đề cơ bản về lao động xã hội đều được các cơ quan Đảng và Nhà nước giải quyết. Cùng với chuyển đổi sang hình thái kinh tế xã hội mới, phát triển thị trường lao động, tất cả những vấn đề lao động xã hội đều được giải quyết bằng con đường đàm phán và thoả thuận giữa những người thuê lao động và người lao động với sự tham gia của chính quyền lập pháp và hành pháp. Phát triển cơ chế điều tiết xã hội về các mối quan hệ lao động xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mới bắt đầu được tiếp cận, đi cùng với việc nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước phát triển đã được tích luỹ nhiều năm qua, và đồng thời cả những thực tế giầu có và đa dạng của ILO. Các nước khác nhau thì cơ chế điều tiết này cũng có những đặc thù riêng của mình, mặc dù những nguyên tắc chung thì thống nhất.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực này được cho là rất thú vị. Giáo sư Volgin N.A. đã viết: “Hệ thống giải quyết tranh chấp lao động xã hội của Nhật Bản khác về nội dung so với những nước khác bởi tính hoàn thiện và rõ ràng của nó”11.

Tính rõ ràng và kết quả của hệ thống này được đảm bảo bởi những đặc biệt của nhà quản lý Nhật Bản, có tên gọi là hệ thống “Với bản sắc con người”, đến ngày nay được thừa nhận là rất có hiệu quả. Những yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống này - đó là biết làm việc với mọi người, thừa nhận
không phải trong lời nói mà là ở việc làm là lực lượng sản xuất cơ bản của họ, liên kết lãnh đạo các cấp với người lao động của mình và thậm chí với những thành viên trong gia đình, trách nhiệm tập thể của người lao động cao vì thành tích công ty của mình.

Cơ chế điều tiết xã hội về các mối quan hệ lao động xã hội được thừa nhận, đảm bảo quyền lợi của tất cả những người tham gia trên thị trường lao động. Cơ chế này ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn sơ khai hình thành, đang dần thể hiện cụ thể hoá, trước hết là trong sự thoả hiệp ba bên tổng thể, theo ngành, theo lãnh thổ và thoả ước tập thể ở xí nghiệp. Thoả ước lao động tập thể là một hình thức điều tiết các quan hệ lao động xã hội mới, xưa nay chưa từng có ở Việt Nam, bổ sung cho cơ chế quản lý và sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường. Thoả ước lao động tập thể là một tiến bộ về mặt xã hội, được pháp luật thừa nhận như một nguồn bổ sung cho những quy định của pháp luật. Trên thực tế, thoả ước lao động tập thể là một văn bản pháp luật “con”, có giá trị đặc thù trong phạm vi một quốc gia, một ngành, một địa phương và một doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường lao động vừa mới hình thành và đang trong giai đoạn tìm tòi để phát triển, khi vị thế đàm phán của người lao động còn yếu, giới chủ vừa mới được phân chia và hình thành, việc ký kết thoả ước lao động tập thể là điều hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho các bên tham gia thị trường lao động thực hiện đầy đủ những quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đã được pháp luật qui định.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội được sử dụng mang tính tượng trưng-ký hợp đồng lao động tập thể, người lao động tham gia vào quản lý sản xuất, tư vấn và đàm phán về những vấn đề xã hội, thành lập kế hoạch phát triển điều tiết xã hội ở xí nghiệp. Tuy nhiên những quá trình này không được gọi là cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội. Phù hợp với hệ tư tưởng chính thống sự thống nhất về kinh tế, chính trị-xã hội, tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội là nền tảng của chế độ xã hội XHCN theo hình mẫu Xô Viết. Vì thế, theo nội dung đó thì không thể tồn tại những quyền lợi đối nghịch với nhau, không cần thiết phải có cơ chế thống nhất các quyền lợi như cơ chế giải quyết các quan hệ lao động xã hội.

Trong quá trình cải cách nền kinh tế Việt Nam, những nhận thức về cơ chế giải quyết các quan hệ lao động xã hội được thay đổi. Tư tưởng về cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội bắt đầu được tích cực tuyên truyền. Nền kinh tế thị trường ngày nay ở Việt Nam không thể hình thành và phát triển tốt nếu không có hệ thống giải quyết các quan hệ lao động xã hội. Hơn nữa, cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội được đưa ra làm vai trò đệm để làm giảm đi những hậu hoạ trong quá trình chuyển đổi sang quan hệ thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, Nhà nước đã dần dần tiến hành những công việc ban đầu, soạn thảo những văn bản pháp lý để đảm bảo khả năng hình thành hệ thống điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội.

Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam 1994 được sửa đổi năm 2002 đã ghi rõ, thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

Thoả ước lao động tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác. Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ước lao động tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động12. Tiếp theo, Bộ luật Lao động cũng qui định rõ về “Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể”, trong đó các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm: Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi không có Hội đồng hoà giải cơ sở;

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; Toà án nhân dân. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của những người sử dụng lao động và một số luật gia, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở địa phương13

Phù hợp với Bộ luật Lao động, Nghị định 196/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về “thoả ước lao động tập thể”, cùng các văn bản pháp lý khác cần phải thực hiện một hệ thống ngành dọc cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội, và được bao trùm hết các cấp của toàn xã hội và dự tính đến khả năng ký kết những thoả ước tổng thể, theo ngành (liên ngành), khu vực, nghề nghiệp và vùng lãnh thổ, và đồng thời cả những hợp đồng tập thể. Thoả ước tổng thể, xác lập những nguyên tắc chung về điều tiết các quan hệ lao động xã hội ở cấp nhà nước, cần phải được ký kết giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (đại diện quyền lợi cho người lao động Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam (đại diện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và Chính phủ nước, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thoả ước này bao gồm những hướng chung về chính sách kinh tế -xã hội trong lĩnh vực việc làm, tiền công lao động, thu nhập, mức sống của người dân, bảo đảm và bảo trợ xã hội, và đồng thời cả bảo hiểm xã hội.

Khác biệt với thoả ước tổng thể, thoả ước khu vực xác lập những nguyên tắc chung điều tiết các quan hệ lao động xã hội ở cấp các chủ thể riêng biệt; xác định những điều kiện lao động, bảo đảm và những ưu đãi xã hội gắn với những đặc thù lãnh thổ của khu vực, thành phố, địa phương và được ký kết giữa các tổ chức đại diện người lao động, liên hiệp các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền địa phương.

Thoả ước lao động liên ngành xác lập những định mức tiền lương và những điều kiện lao động khác, và cả những bảo đảm và ưu đãi xã hội cho người lao động ở từng ngành xác định. Nó được ký kết giữa các cơ quan đại diện của người lao động, nhà doanh nghiệp và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam ở cấp nhà nước. Còn ở cấp chủ thể nhà nước các cơ quan tương ứng về lao động sẽ đại diện cho quyền lợi của Nhà nước.

Thoả ước chuyên ngành sẽ xác định định mức tiền công lao động, bảo đảm và ưu đãi xã hội cho người lao động của ngành nghề cụ thể. Nó cũng được ký kết giữa công đoàn, nhà doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý lao động.

Và, cuối cùng là hợp đồng tập thể - đó là văn bản pháp lý điều tiết quan hệ giữa những người lao động và người thuê lao động ở xí nghiệp và các công sở. Những người lao động với đại diện của mình và người thuê lao động mà đại diện là lãnh đạo xí nghiệp hoặc là người có toàn quyền phù hợp với điều lệ của tổ chức, đó là những bên tham gia hợp đồng lao động tập thể. Hợp đồng tập thể bổ sung và phát triển những định mức, bao gồm nội dung trong các thoả ước tổng thể, thoả ước ngành và vùng lãnh thổ, và được cụ thể hoá chi tiết. Chúng có thể được thông qua ở trên trong các thoả ước khác, nhưng không thể ít đi. Hợp đồng và các thoả ước lao động tập thể không được làm giảm đi vị thế của người lao động so với pháp luật hiện hành.

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có những số liệu chính thức về các “Thoả ước lao động tập thể” đã được ký kết. Theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, những thoả ước này ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp khu vực hoàn toàn chưa có, mà mới chỉ dừng lại việc ký kết, giao kèo ở trong các doanh nghiệp. Tính chung trên cả nước có khoảng 80% thoả ước lao động tập thể được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước gần 30% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và 15% trong các doanh nghiệp tư nhân14.

Tất cả những điều trên đây thể hiện bức tranh đầy ấn tượng và chứng minh rằng, cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội ở Việt Nam đang tồn tại và đã có những điều kiện cần thiết để cho nó tồn tại là:

• Đang diễn ra quá trình chuyển đổi sang quan hệ thị trường;

• Tồn tại cơ sở pháp lý cần thiết tối thiểu để phát triển cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội;

• Công đoàn như là một tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động;

• Giai cấp kinh doanh đã được phân chia;

• Nhà nước đã sẵn sàng với tư cách là người trung gian trong quan hệ giữa người lao động và thuê lao động.

Nhưng đó chỉ là hình thức của cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội. Về mặt nội dung, những quá trình đang diễn ra ở Việt Nam chưa thể hiện được bản chất thực sự của chúng.

Trong suốt thời gian dài ở Việt Nam, người lao động được tuyên truyền rằng, chính họ là những người chủ thực sự của xí nghiệp, nơi mà họ đang lao động. Quyền lợi của ban giám đốc, lãnh đạo xí nghiệp và tập thể lao động không đối lập với nhau. Hệ thống kinh tế đó đã đặt lãnh đạo xí nghiệp vào tình thế phải thường xuyên quan tâm đến người lao động.

Khi sự phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế tư nhân và quá trình cổ phần hoá các xí nghiệp nhà nước diễn ra, thì một bộ phận người lao động khi quan hệ với lãnh đạo xí nghiệp và giới chủ vẫn chưa thích ứng kịp. Đến bây giờ một phần người lao động vẫn cho rằng, lãnh đạo xí nghiệp phải quan tâm để quyền lợi người lao động không bị thiệt hại. Khi vấn đề lương không thoả đáng, chỗ làm việc bị cắt giảm, họ cho rằng, đó không phải lỗi của lãnh đạo xí nghiệp, mà là Nhà nước đã không thực hiện đúng chính sách tài chính và thuế khoá để hỗ trợ các xí nghiệp và bảo trợ người lao động.

Trong các nước công nghiệp phát triển, nơi sở hữu tư nhân xác định cơ sở sản xuất, hợp đồng tập thể là tài liệu, cho phép người lao động đạt được những cải thiện thực sự tình hình kinh tế xã hội của mình. Hợp đồng tập thể ấn định kết quả đàm phán của các bên trong lĩnh vực lương, điều kiện lao động và việc làm. Và, những gì thực sự người lao động đạt được thông qua hợp đồng tập thể, phần nhiều phụ thuộc vào sức mạnh và hiểu biết của họ áp chế đến người thuê lao động.

Một thực tế ở Việt Nam là hợp đồng lao động được ký kết ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 90%, còn ở các doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt 60%, nhưng chủ yếu là những hợp đồng ngắn hạn và xác định thời hạn từ 1 tháng đến 3 năm (chiếm 80%). Trong nhiều doanh nghiệp tư nhân, mặc dù có việc làm thường xuyên, nhưng giới chủ chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để tránh đóng bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi lớn cho người lao động. Những hợp đồng tập thể ở Việt Nam thường được xem như một loại giấy tờ hình thức thuần tuý, rất ít khi được đưa đến tay người lao động. Và, thậm chí nếu người lao động ký kết được những hợp đồng tập thể tốt (theo quan điểm của họ) thì cũng không có sự đảm bảo nào để tất cả các điểm thoả thuận trong hợp đồng được thực hiện. Vai trò của cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội đáng tiếc là chưa được thể hiện đầy đủ, tiềm năng của nó không được sử dụng hết.

Có nhiều nguyên nhân về thực trạng này. Trong chừng mực quan trọng điều đó được xác định bởi sự chưa hoàn thiện của cơ sở pháp lý, trước hết, là không xác định qui chế các chủ thể quan hệ lao động. Theo luật pháp qui định thì nhà doanh nghiệp hoặc là đại diện của họ không bắt buộc tiến hành đàm phán đến cuối cùng, ký kết và thực hiện chúng, còn những thỏa thuận miệng thường không đầy đủ. Phát triển cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội còn bị kìm hãm bởi sự thiếu vắng nhiều những chuẩn mực xã hội, mà cần làm cơ sở cho quan hệ thoả thuận tập thể.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, mục đích của cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội là đạt được hoà bình xã hội và nhất trí chung về những vấn đề đang tranh cãi, quyền lợi của các bên khác nhau và mâu thuẫn. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Tiệp Khắc (trước đây) Otto Sick đã từng viết: “Không nên hoà giải quyền lợi của những người, khi mà một trong số họ nắm giữ toàn bộ tài sản vật chất, toàn bộ tư liệu sản xuất và những đồ vật tiêu dùng, có nghĩa là họ thoả mãn những đòi hỏi của mình vì kết quả lao động của những người khác”15.

Những hoà giải quyền lợi trên cơ sở điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội rất phức tạp, mà vẫn cứ phải tiến hành.

Ngày nay ở Việt Nam thiếu hẳn những điều kiện cơ bản để phát triển quan hệ hợp đồng giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động - chưa có những công đoàn hùng hậu và tác động như một sức mạnh thực sự mà không thể không tính đến. Dĩ nhiên, Công đoàn Việt Nam đã và đang tồn tại hơn 70 năm, nhưng hiện nay mới chỉ thu hút được hơn 4 triệu đoàn viên tham gia hoạt động (chiếm khoảng 10% lực lượng lao động toàn xã hội), mà chủ yếu là những người lao động trong khu vực nhà nước. Trong khi đó, ngày nay có khoảng 10,8 triệu cán bộ, công nhân viên chức, bao gồm 8,2 triệu người làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và 2,6 triệu người làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Hơn nữa, các cán bộ công đoàn chuyên trách ở các cấp vẫn là những người ăn lương trong ngân sách nhà nước, về thực chất là cán bộ nhà nước. Vì lẽ đó, vai trò là người đại diện cho quyền lợi của người lao động, và là một trong ba bên tham gia trên thị trường lao động vẫn chưa thực sự nổi rõ16.

Trong khi đó, gần 80% số lao động hiện có của Việt Nam là nông dân và không phải là thành viên của Tổ chức này, vì vậy họ không có tổ chức đại diện trên thị trường lao động.

Hoạt động của tổ chức Công đoàn hoặc là còn yếu, hoặc là chiếm giữ những vị trí thoả hiệp rất khiêm tốn và tổ chức Công đoàn vẫn chưa được bao trùm hết các xí nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu17.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy không ít các Công đoàn cơ sở còn lúng túng trong nội dung và phương pháp hoạt động, nặng về tổ chức các phong trào vui chơi giải trí, thể dục, thể thao, thăm hỏi... mà chưa thực sự có những hoạt động thiết thực tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp, phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động thông qua việc ký kết và giám sát thực hiện các hợp đồng và các thoả ước lao động tập thể. Thậm chí trong nhiều trường hợp diễn ra những phản ứng dữ dội của người lao động ở các DN, đặc biệt những DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng công đoàn vẫn không làm chủ được tình thế để xứng đáng với vị trí đại diện quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, từ ngày 27-4-2003, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được mở rộng thêm chức năng đại diện cho Cộng đồng doanh nghiệp giải quyết không chỉ các vấn đề về kinh tế và kinh doanh, mà còn cả các vấn đề về lao động-xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của tổ chức này nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, song lại chưa được chuẩn bị chu đáo các chức năng đại diện cho quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động để tham gia vào thị trường lao động. Hơn nữa, những thay đổi khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực lao động xã hội tuy có lớn, nhưng ảnh hưởng của nó mới chỉ giới hạn chủ yếu trong khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi hàng triệu người lao động và chủ sử dụng lao động trong các khu vực ngoài quốc doanh, phi chính qui, do nhiều nguyên nhân, vẫn đang đứng ngoài tầm ảnh hưởng của những đổi mới này trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quan hệ lao động và xã hội.

Mối quan hệ giữa người quản lý - người lao động hoặc giữa chủ - thợ và hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp còn rất nhiều bất cập. Việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần đã làm thay đổi một cách căn bản mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, hoặc giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mối quan hệ này tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức và quản lý lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Kết quả điều tra một số doanh nghiệp ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Đà Nẵng cho thấy: đa số các doanh nghiệp đã chú ý tổ chức và cải tiến quản lý lao động, nhất là các doanh nghiệp đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được nâng lên một bước, gây được niềm tin với công nhân. Tuy vậy, vẫn còn một số nơi tổ chức yếu kém, quản lý không hợp lý dẫn đến sản xuất giảm sút, thu nhập của người lao động không đảm bảo, mâu thuẫn giữa người quản lý và người lao động, hoặc giữa chủ và thợ trở nên gay gắt, nhiều cuộc đình công đã nổ ra. Theo điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn, khi được hỏi về quan hệ giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với công nhân: trong doanh nghiệp nhà nước có 47,81% trả lời tốt, trong đơn vị kinh tế tập thể có 33,33%, còn doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thì chỉ có 19,41%; có tới 0,35% công nhân trong doanh nghiệp nhà nước và 2,19% công nhân trong doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài trả lời công nhân bị xúc phạm nhân cách18.

Thêm vào đó, người lao động ở Việt Nam đang trong tình trạng bị phụ thuộc quá nhiều vào người sử dụng lao động, hoặc là chủ các doanh nghiệp tư nhân hoặc là nhà nước. Nhưng, các qui định trong Bộ luật Lao động quá thiên về bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong khi các quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động chưa được coi trọng đúng mức. Một khi đã thừa nhận những công ước và hướng dẫn của ILO - giới chủ sử dụng lao động là một trong ba bên tham gia vào thị trường, thì sự mất cân đối này có thể gây ra những bất bình đẳng không đáng có, làm giảm sút tác dụng khuyến khích nhà doanh nghiệp mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm cho người lao động, và làm biến dạng cơ chế xã hội điều tiết thị trường lao động trên cơ sở ba bên19. Không giải quyết được hàng loạt những vấn đề lao động xã hội đã dẫn đến căng thẳng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng các cuộc bãi công biểu tình. Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì số vụ đình công, bãi công của người lao động trong những năm gần đây ngày càng tăng lên và có nhiều diễn biến phức tạp.

Hàng năm, bình quân có khoảng 70 vụ đình công, xảy ra trong tất cả các loại hình doanh nghiệp - nhà nước, tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tính chung trong cả nước, đến cuối năm 2002 đã có 529 vụ đình công tập thể của người lao động. Số vụ đình công tại các doanh nghiệp nhà nước chiếm 13,42%, tại các doanh nghiệp và công ty tư nhân chiếm 30,81%, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 55,77%.

Các vụ đình công xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan (122 vụ, chiếm 41,36% so với tổng số trong khu vực đầu tư nước ngoài), Hàn Quốc (95 vụ, chiếm 32,2%), Hồng Công (12 vụ, chiếm 4,07%). Địa phương có nhiều vụ đình công tập thể của người lao động nhất là thành phố Hồ Chí Minh 287 vụ, chiếm 54,25% tổng số; tiếp theo đó là Bình Dương 110 vụ, chiếm 20,79%; Đồng Nai 59 vụ chiếm 11,15%20.

Hầu hết các cuộc đình công được tiến hành không theo đúng quy định của pháp luật, không do Công đoàn cơ sở tổ chức, không thông báo trước cho cơ quan quản lý lao động và người sử dụng lao động, không thông qua các bước hoà giải ở cơ sở. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công là do lợi ích kinh tế của người lao động bị vi phạm (như việc trả lương, thưởng, tăng ca, tăng giờ làm việc không đúng qui định, không thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..). Có đến 70% số vụ đình công xảy ra ở những đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở hoặc có nhưng công đoàn ở đó không sâu sát, không nắm được tình hình thực tế hoạt động của đơn vị mình.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là ở chỗ, đại bộ phận người lao động hiện nay của Việt Nam còn chưa nắm vững kiến thức pháp luật về lao động, chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Điều đó được thể hiện qua các tiêu chí mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã điều tra, thể hiện ở bảng 1. Phần lớn trong số họ là lao động xuât thân từ nông nghiệp, nông thôn, còn mang nặng tác phong của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa

được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc cho xí nghiệp. Vì vậy, nhiều vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ vi phạm những kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của chính bản thân người lao động. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các qui định của pháp luật về lao động, chưa tôn trọng các quyền, lợi ích của người lao động, không ít trường hợp giới chủ tư nhân, chuyên gia người nước ngoài đã xúc phạm đến nhân phẩm người lao động.

Bảng 1: Phạm vi bao phủ của Bộ luật lao động và mức độ tuân thủ (%)

Tiêu chí điều tra

Doanh nghiệp cực nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp lớn

- Người lao động biết rõ nội dung của Bộ luật

Lao động

- Người lao động không biết gì về Bộ luật lao

động

- Số doanh nghiệp phổ biến pháp luật lao động cho người lao động

- Doanh nghiệp thoả thuận lao động bằng miệng (dưới 3 tháng)

- Doanh nghiệp có đào tạo nâng cao tay nghề

cho người lao động

- Số doanh nghiệp có quĩ dự phòng mất việc làm

- Số doanh nghiệp có ký kết thoả ước lao động tập thể

- Số doanh nghiệp có Nội qui lao động

- Số doanh nghiệp có đăng ký Nội qui lao

động tại cơ quan quản lý

- Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở

2,10

17,78

30,77

84,00

11,19

0,06

17,35

37,76

6,39

3,50

11,20

5,10

69,39

55,00

24,49

21,42

-

81,63

27,55

34,69

39,60

0,00

-

-

66,67

36,70

42,00

-

-

96,97

Nghiên cứu Kinh tế số 332 - Tháng 1/2006 33

Nguồn: Phạm Thị Thu Hằng. Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nxb Chính trị quốc gia, H., năm 2002, tr.78.

Những bất cập của phong trào công đoàn ở Việt Nam đã làm biến dạng của cơ chế điều tiết xã hội các quan hệ lao động xã hội -sự yếu kém của Công đoàn, thiếu liên minh chặt chẽ của các nhà doanh nghiệp (không mong muốn ngồi vào bàn đàm phán khi những quyền lợi bất đồng), đã buộc Nhà nước phải xuất hiện như một điểm mấu chốt bắt buộc các bên phải nghe nhau-có nghĩa là quá trình hình thành cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội bị ép buộc theo bộ máy hành chính từ trên xuống.

Để cho cơ chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động được thực sự phát triển ở Việt Nam, chỉ mong muốn của Công đoàn thôi chưa đủ, mà cần có những cơ sở pháp lý thích ứng và sự quan tâm của Nhà nước. Cơ chế điều tiết xã hội là một bộ máy đặc biệt.

Điều tiết những quan hệ lao động xã hội cần phải có sự hiện diện của các đối tác bình đẳng theo sức mạnh của mình - Công đoàn và các nhà doanh nghiệp, đặt ra một cơ chế thống nhất quyền lợi và giải quyết những mâu thuẫn không thể tránh khỏi xuất hiện trong quá trình điều tiết đó./.

Chú thích:

1. Trong tập I “Tư Bản” C.Marx viết rằng: “Nhà tư bản không thương xót đến sức khoẻ và đời sống của người công nhân ở khắp mọi nơi, mà xã hội không bắt buộc anh ta đến quan hệ khác”//Xem: C.Marx. Tư bản. Phê phán kinh tế chính trị. Tập I, M.,1973.tr.279.

2. Sđd. tr.246

3.Tại Anh, Mỹ và các nước khác, các văn bản pháp lý có tính chất định mức chung gọi là quy chế (quyền quy chế). Quy chế về công nhân có hiệu lực ở hàng loạt các nước (Pháp, Hà Lan) vào thế kỷ XIV đến XIX. Quy chế xác định mức lương của người công nhân, thời gian làm việc. Quy chế đầu tiên ở Anh được thông qua vào năm 1349. Nguyên nhân của việc phải thông qua quy chế về công nhân là cuộc “đại dịch hạch” đã hoành hành ở Tây Âu vào những năm 1347-1350. Khi đó thảm họa đại dịch hạch đã cướp đi mạng sống của 25 triệu người, bằng gần 1/4 tổng dân số toàn Tây Âu lúc bấy giờ. Vì vậy chính phủ buộc phải điều tiết mức lương.

4. Tại Anh, quy chế công nhân chỉ được hủy bỏ vào năm 1813, khi CNTB đã vững chắc.

5. Xem: C.Marx. Tư bản. Phê phán kinh tế chính trị. Tập 1, M., 1973, tr.280.

6. Sự khẳng định hoàn toàn quan hệ tư bản ở Tây Âu được bắt đầu sau cuộc Cách mạng ở Anh giữa thế kỷ XVIII.

7. Nước Đức sau Đại chiến thế giới Thứ hai có nguy cơ quốc hữu hoá các xí nghiệp, lúc đó chủ sở hữu của nó công khai hợp tác với những người quốc xã. Tại Mỹ khủng khoảng dầu hoả vào năm 1974 là một yếu tố bắt buộc các nhà doanh nghiệp phải ngồi vào bàn đàm phán.

8. Trong chừng mực nhất định, giải pháp áp lực này lên người lao động được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến, ít hơn trong ngành khai thác, bởi vì các xí nghiệp thuộc ngành khai thác rất khó di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

9. Xem: Báo cáo của Tổng giám đốc phòng lao động thế giới (phần I). Những giá trị, mà chúng ta đang bảo vệ, đang thay đổi hướng tới những gì chúng ta mong muốn. M.,1994, tr.3.

10. Sđd. tr.26,27.

11. Xem: Volgin N.A. Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề kinh tế và lao động-xã hội của Nhật Bản. M., 1997. tr.70.

12. Xem: Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2002. Nxb Chính trị quốc gia. H., 2003. Điều 44 và 45 tr.160-161

13. Sđd, tr. 224-225

14. Xem: Báo cáo chính trị Đại hội IX Công đoàn Việt Nam. Hà Nội, ngày 11/10/2003. )

15. Xem: Otto Sick. Kinh tế, quyền lợi, chính sách. M.,1994. tr.377).

16. Xem: Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân. Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật. H, 2003, tr.147.

17. Xem: Lương Xuân Quỳ, Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.174. Mặc dù thời gian qua, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, công ty tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, cho đến nay trong khu vực doanh nghiệp nhà nước 100% đơn vị có tổ chức công đoàn cơ sở, nhưng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ có khoảng 20-30% tổng số lao động tham gia Công đoàn, 30% số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nơi cao nhất ở TP Hồ Chí Minh cũng mới chỉ đạt 70%.

18. Xem: Dương Xuân Ngọc. Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004. tr.143.)

19. Sđd, tr. 148

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KINH TẾ SỐ 1 (332) NĂM 2006

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

TRÍ THỨC VÀ NHẬN THỨC PHÁP QUYỀN

B. A. KISTIAKOVSKI * (Phạm Nguyên Trường dịch và chú thích)

Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thần như chân lý khoa học, sự tận thiện về đạo đức hay kinh bổn của tôn giáo. Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởi những điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi. Ý nghĩa tương đối của pháp quyền đã tạo cớ cho một số lý thuyết gia đánh giá nó quá thấp.

Một số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.

Nhưng văn hóa tinh thần bao gồm không chỉ một loại giá trị. Các đặc điểm mang tính hình thức của hoạt động trí tuệ và hoạt động ý chí là thành phần chủ yếu của văn hóa tinh thần. Mà trong các giá trị mang tính hình thức thì pháp luật, một hình thức phát triển hoàn hảo nhất và gần như có thể cảm nhận được một cách cụ thể nhất, đóng vai trò quan trọng nhất. Pháp luật đưa người ta vào khuôn phép nhanh hơn là tư duy lô gich và phương pháp luận hay những biện pháp rèn luyện ý chí một cách có hệ thống khác. Điều quan trọng là, khác với những hệ thống kỷ luật mang tính cá nhân nói trên, pháp luật là hệ thống mang tính xã hội và lại là hệ thống xã hội duy nhất ép người ta vào kỷ luật. Kỷ luật xã hội chỉ có thể được hình thành nhờ pháp luật; xã hội có kỷ cương và xã hội có trật tự pháp luật phát triển là những khái niệm tương đồng.

Nhìn theo cách đó thì nội dung của pháp quyền đã có một ý nghĩa khác. Nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của pháp quyền chính là tự do. Nói cho ngay, đấy là tự do ngoại tại, tự do tương đối, được quy định bởi môi trường xã hội. Nhưng tự do nội tại, tự do tinh thần, tự do có tính bền vững hơn, lại chỉ có thể hiện hữu khi có sự hiện hữu của tự do ngoại tại, cái sau là trường học tuyệt vời cho cái trước.

Nếu coi pháp luật là phương tiện buộc người ta phải tuân thủ kỷ cương một cách toàn diện và tìm hiểu vai trò của nó trong sự phát triển tinh thần của giới trí thức Nga thì ta sẽ có một kết quả rất đáng thất vọng. Giới trí thức Nga bao gồm những người không có kỷ luật, cả về mặt cá nhân lẫn xã hội. Và điều này lại liên quan đến sự kiện là giới trí thức Nga không tôn trọng pháp luật, không nhận thấy giá trị của nó; pháp luật là giá trị văn hóa bị coi thường hơn cả. Trong những điều kiện như thế, giới trí thức của chúng ta không thể có nhận thức pháp quyền vững chắc, ngược lại, nhận thức pháp quyền nằm ở vị trí kém phát triển nhất.

1. Nhận thức pháp quyền của giới trí thức chỉ có thể phát triển cùng với việc nghiên cứu các tư tưởng pháp quyền trong văn học. Việc nghiên cứu như thế cũng đồng thời là chỉ dấu mức độ giác ngộ pháp luật của chúng ta. Hoạt động miệt mài của nhận thức, của tư duy, dù theo bất kỳ hướng nào, bao giờ cũng được thể hiện trong văn học. Chúng ta phải tìm trước hết trong văn học những bằng chứng về nhận thức pháp quyền của chúng ta. Nhưng ở đây chúng ta sẽ gặp một sự kiện lạ lùng như sau: nền văn học “phong phú” trong quá khứ không hề có một luận văn hay bài tiểu luận nào nói về pháp quyền có thể tạo được giá trị xã hội hết. Tác phẩm nghiên cứu mang tính hàn lâm thì dĩ nhiên là có, nhưng đấy chỉ là dành cho các chuyên gia mà thôi. Chúng ta không quan tâm đến các tác phẩm như thế; chúng ta chỉ quan tâm đến các trước tác có ý nghĩa xã hội; ở đây chẳng có một tác phẩm nào đủ sức khuấy động được nhận thức pháp quyền của giới trí thức. Có thể nói rằng trong quá khứ đã không có bất cứ tư tưởng pháp quyền nào, như được thể hiện trong lĩnh vực văn học, tham gia vào quá trình phát triển về mặt tư tưởng của giới trí thức. Và hiện nay, trong tập hợp các tư tưởng tạo ra thế giới quan của giới trí thức, tư tưởng pháp quyền cũng chẳng có vai trò gì. Văn học chính là người làm chứng cho cái chỗ thiếu sót trong nhận thức xã hội đó của chúng ta.

Về mặt này thì sự phát triển của chúng ta khác hẳn với sự phát triển của các dân tộc văn minh khác! Trong các giai đoạn tương ứng, ta thấy người Anh, một mặt, có Hobbes[1] với các tác phẩm như Bàn về người công dân, Leviathan và Filmer với Người gia trưởng hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa[2], còn bên kia là các tác phẩm của Milton[3] nhằm bảo vệ tự do phát biểu và tự do ngôn luận, những bài văn đả kích của Lilburne[4] và các tư tưởng pháp quyền của những người gọi là “cào bằng” (levellers). Giai đoạn phát triển vũ bão nhất trong lịch sử Anh cũng đã tạo ra những tư tưởng pháp quyền đối chọi nhau. Nhưng những tư tưởng này không loại trừ nhau và đến một lúc nào đó đã hình thành một sự thỏa hiệp trong tác phẩm Hai khảo luận về chính quyền của Locke[5].

Nội dung tư tưởng của Pháp thế kỷ XVIII không chỉ giới hạn bởi các phát minh trong lĩnh vực tự nhiên và các hệ thống triết lý tự nhiên. Ngược lại, phần lớn hành trang tư tưởng ngự trị trong đầu óc người Pháp thời Khai sáng chắc chắn là được lấy từ Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu[6]Bàn về khế ước xã hội của Rousseau[7]. Đây thực sự là những tư tưởng pháp quyền; thậm chí tư tưởng về khế ước xã hội mà giữa thế kỷ XIX người ta đã giải thích không đúng theo nghĩa xã hội học; định nghĩa về cội nguồn của tổ chức xã hội cũng chủ yếu là tư tưởng pháp quyền, nó quy định tiêu chuẩn tối thượng cho việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Tư tưởng pháp quyền cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển về mặt tinh thần của nước Đức. Ở đây, đến cuối thế kỷ XVIII đã định hình một truyền thống vững chắc có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ nhờ những người như Althusius[8], Pufendorf[9], Thomasius[10], Wolff[11]. Cuối cùng, ngay trước giai đoạn lập hiến, đồng thời cũng là giai đoạn phát triển nhất của nền văn hóa tinh thần Đức, pháp quyền đã được công nhận là thành phần không thể tách rời của nền văn hóa đó. Chỉ xin nhớ lại ba đại diện của nền triết học cổ điển Đức là Kant[12], Fichte[13] và Hegel[14], cả ba ông này đều dành cho pháp quyền vị trí quan trọng trong hệ thống triết học của mình. Trong hệ thống của Hegel, triết lý pháp quyền chiếm vị trí cực kỳ đặc biệt vì ông đã trình bày nó ngay sau lô gích học hoặc bản thể luận, trong khi đó, triết học lịch sử, triết học nghệ thuật và ngay cả triết học tôn giáo vẫn chưa được ông chắp bút và chỉ được in theo những ghi chép của những thính giả của ông sau khi ông đã tạ thế. Nhiều triết gia khác, như Herbart[15], Krause[16], Fries[17], v.v... đã có đóng góp vào triết học pháp quyền. Nửa đầu thế kỷ XIX Triết học pháp quyền chắc chắn là tên gọi hay gặp nhất trong số sách viết về triết học ở Đức. Bên cạnh đó, ngay trong những năm 20 của thế kỷ XIX đã diễn ra cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Thibaut[18] và Savigny[19] “về sứ mệnh lập pháp và luật học của thời đại chúng ta”. Cuộc tranh luận hoàn toàn mang tính pháp lý này đã có ảnh hưởng văn hóa rất sâu sắc; nó thu hút sự quan tâm của tất cả tầng lớp có học và góp phần tích cực vào việc đánh thức nhận thức pháp quyền của tầng lớp này. Nếu cuộc tranh luận này đặt dấu chấm hết cho tư tưởng pháp quyền tự nhiên thì nó cũng đồng thời dẫn đến chiến thắng của trường phái pháp quyền mới - pháp quyền lịch sử. Trường phái này đã cho xuất bản một tác phẩm tuyệt vời của Puchta[20] lấy tên là Tập quán pháp. Tác phẩm này gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của trường phái pháp quyền mới của người Đức, những người nghiên cứu và bảo vệ các thiết chế pháp luật Đức chống lại pháp quyền La Mã. Ông Besele[21], một môn đồ của trường phái này, trong tác phẩm Quyền của dân chúng và quyền của luật sư đã làm nổi bật, hơn cả Puchta trong tác phẩm Tập quán pháp, vai trò nhận thức pháp luật của dân chúng.

Chưa từng có hiện tượng nào tương tự như thế trong quá trình phát triển của giới trí thức ở nước ta. Trong tất cả các trường đại học tổng hợp ở nước ta đều có khoa luật; một số khoa đã tồn tại được hơn một trăm năm; ở nước ta còn có trên nửa tá trường đại học luật nữa. Tổng cộng, trên toàn nước Nga có gần một trăm năm mươi khoa luật cả thảy. Nhưng không có khoa nào xuất bản được một cuốn sách hay thậm chí một tiểu luận có ý nghĩa xã hội rộng lớn và có ảnh hưởng đối với nhận thức pháp quyền của giới trí thức. Trong sách báo về pháp luật của chúng ta thậm chí không thể tìm được một bài báo, trong đó lần đầu tiên nêu ra được tư tưởng pháp quyền, dù không sâu sắc nhưng chính xác và đầy tinh thần chiến đấu như tác phẩm Cuộc đấu tranh cho luật pháp của Ihering[22] chẳng hạn. Cả Tritrerin[23] lẫn Soloviev[24] đều không tạo được một cái gì đáng kể về tư tưởng pháp quyền. Ngay cả những cái có giá trị của họ thì cũng gần như vô bổ: ảnh hưởng của họ đối với trí thức gần như bằng không; tư tưởng pháp quyền của họ lại được ít người hưởng ứng hơn cả. Thời gian gần đây ở nước ta người ta còn đưa ra tư tưởng phục hồi pháp quyền tự nhiên và tư tưởng pháp quyền trực cảm. Nói về ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển xã hội của chúng ta lúc này là hơi sớm. Nhưng cho đến nay, chưa thấy có cơ sở nào để nghĩ rằng chúng sẽ có ý nghĩa xã hội rộng rãi. Trên thực tế, đâu là diện mạo và đâu là công thức xác định, tức là những thứ tạo cho tư tưởng tính uyển chuyển và giúp cho sự truyền bá của chúng? Tác phẩm, thông qua các tư tưởng này nhằm đánh thức nhận thức pháp quyền của giới trí thức đang nằm ở đâu? Tác phẩm Tinh thần luật phápKhế ước xã hội của chúng ta đang nằm ở đâu?

Người ta có thể bảo rằng dân Nga bước lên con đường lịch sử muộn hơn các dân tộc khác cho nên chúng ta không cần phải tự tìm kiếm tư tưởng tự do và quyền cá nhân, trật tự luật pháp, chế độ lập hiến, tất cả các tư tưởng này đã được phát biểu, được phát triển một cách chi tiết, được đưa vào cuộc sống từ lâu rồi, chúng ta chỉ việc mượn về là đủ. Nếu đúng là như thế thì dù sao chúng ta cũng phải thể nghiệm được các tư tưởng đó; vay mượn không thôi thì chưa đủ, một lúc nào đó trong cuộc đời ta phải sống hết mình với nó; một tư tưởng dù có cũ đến đâu thì với người đang thể nghiệm lần đầu nó cũng vẫn luôn luôn là mới; nó hoàn thành công việc sáng tạo trong nhận thức của người đó, nó đồng hóa và chuyển hóa cùng với những thành tố khác của nhận thức; nó thúc đẩy người ta hoạt động, hành động; trong khi đó nhận thức pháp quyền của giới trí thức Nga chưa hề bị cuốn hút trọn vẹn bởi tư tưởng về quyền cá nhân và nhà nước pháp quyền, giới trí thức của chúng ta chưa từng trải nghiệm các tư tưởng này. Nhưng thực chất lại không phải như thế. Không thể có những tư tưởng duy nhất, độc nhất về tự do cá nhân, nhà nước pháp quyền, chế độ lập hiến giống nhau cho mọi dân tộc và mọi thời đại, cũng không có chủ nghĩa tư bản cũng như bất kỳ tổ chức kinh tế hay xã hội giống nhau cho tất cả các nước. Tất cả các tư tưởng pháp quyền trong nhận thức của mỗi dân tộc cũng sẽ có sắc thái và dáng vẻ riêng của mình.

2. Sự yếu kém trong nhận thức pháp quyền của giới trí thức Nga và sự thờ ơ đối với các tư tưởng pháp quyền là kết quả của thói xấu thâm căn cố đế: không hề có bất kỳ trật tự luật pháp nào trong đời sống thường nhật của người Nga. Nhân việc này, Gersen[25] ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX - ND) đã viết: “Thiếu sự bảo đảm về pháp lý từ bao đời nay đã đè nặng lên đời sống của người dân và trở thành một kiểu trường học cho chính họ. Sự bất công quá đáng của một nửa điều luật đã dạy dân chúng căm thù nửa còn lại; người ta phục tùng nó như phục tùng sức mạnh vậy thôi. Sự bất bình đẳng trước pháp luật đã giết chết tinh thần tôn trọng pháp luật. Người Nga, dù có chức tước gì đi chăng nữa, cũng tìm cách tránh né hoặc vi phạm pháp luật nếu có thể làm như thế mà không bị trừng phạt; chính phủ cũng hành động hệt như vậy”. Sau khi đã nêu ra đặc điểm chẳng lấy gì làm hay ho của sự vô tổ chức về mặt pháp luật của chúng ta như thế thì chính Gersen, một trí thức Nga chân chính, lại nói thêm: “Hiện nay thì đây là điều nặng nề và đáng buồn nhưng đối với tương lai thì lại là một ưu điểm lớn. Vì nó cho thấy rằng, ở Nga, phía sau cái chính phủ hữu hình không hề có một lý tưởng nào, không có một chính phủ vô hình, không có sự tôn trọng trật tự hiện hành”.

Như vậy là Gersen cho rằng cái khiếm khuyết căn bản này của đời sống xã hội Nga lại có một ưu điểm. Đây là ý kiến không chỉ của riêng Gersen mà là của cả nhóm người thuộc giai đoạn những năm bốn mươi, mà chủ yếu là những người thân Slav. Những người này cho rằng sự yếu kém của các hình thức pháp luật ngoại tại, thậm chí hoàn toàn không có trật tự pháp luật ngoại tại lại là mặt mạnh chứ không phải là mặt yếu. Thí dụ, lúc đó K. S. Aksakov[26] từng khẳng định rằng trong khi “người phương Tây” đi theo “con đường của sự thật ngoại tại, con đường của chính phủ” thì người Nga đi theo “con đường của sự thật nội tại”. Vì vậy mà ở Nga quan hệ giữa thần dân và hoàng đế, nhất là giai đoạn trước Pëtr[27], được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau và ước muốn chân thành về lợi ích cho cả hai bên. “Nhưng”, ông giả định, “người ta sẽ bảo chúng ta: nhân dân hay chính quyền có thể phản bội. Cần phải có bảo đảm!”. Và ông đã trả lời: “Không cần bảo đảm! Bảo đảm là xấu. Nơi nào cần bảo đảm thì nơi đó không còn gì là tốt lành nữa; thà chết còn hơn là sống cuộc sống không còn cái tốt, phải dùng cái xấu để bảo vệ”. Sự phủ nhận tính tất yếu của những bảo đảm về mặt pháp luật, thậm chí coi những bảo đảm như thế là xấu đã thúc giục B. N. Almazov[28] , một nhà thơ trào phúng, cho K. S. Aksakov đọc một bài thơ bắt đầu như sau:

Vì những nguyên nhân nội tại
Chúng ta không có
Tư tưởng luật pháp lành mạnh,
Con đẻ của quỷ sứ.
Tâm hồn rộng mở của người Nga
Lý tưởng của chúng ta
Không thể chui vào những hình thức chật hẹp
Của các nguyên tắc pháp luật....

Bài thơ này, có hơi thổi phồng, về thực chất đã nói đúng quan niệm của K. S. Aksakov và những người thân Slav khác.

Sẽ là sai lầm khi cho rằng thái độ coi thường ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật đối với đời sống xã hội chỉ là đặc trưng của những người thân Slav. Ở những người thân Slav điều này được thể hiện dưới hình thức quyết liệt nhất và được các hậu duệ của họ đưa đến mức cực đoan nhất, thí dụ ông K. N. Leontiev[29] gần như đã ca ngợi người Nga vì họ không có “tính trung thực sách vở” như những người tư sản Tây Âu. Nhưng chúng ta biết rằng Gersen nhận thấy việc không có trật tự pháp luật lại là ưu thế của chúng ta. Và phải công nhận rằng không nhận thức được ý nghĩa của các tiêu chuẩn pháp lý đối với đời sống xã hội là đặc điểm chung của giới trí thức của chúng ta...

3. Cơ sở của trật tự pháp luật bền vững là quyền tự do cá nhân và sự bất khả xâm phạm của cá nhân con người. Dường như giới trí thức Nga có đầy đủ lý do để quan tâm đến các quyền của cá nhân. Từ xa xưa, ở nước ta người ta đã công nhận rằng toàn bộ sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào việc là cá nhân có vị trí như thế nào. Vì vậy ngay cả việc thay đổi các xu hướng xã hội cũng được thể hiện bằng việc thay đổi công thức nói về cá nhân. Người ta đưa ra hết công thức này đến công thức khác: người có tư duy phê phán, có ý thức, phát triển toàn diện, có tinh thần cách mạng, có đạo đức, có đức tin tôn giáo, tự hoàn thiện. Có cả những xu hướng ngược lại, đấy là những xu hướng muốn hòa tan cá nhân vào quyền lợi xã hội, tuyên bố cá nhân là quantité négligeable[30] và bảo vệ con người của cộng đồng. Cuối cùng, thời gian gần đây, những người theo tư tưởng của Nietzsche[31], của Stirner[32] và chủ nghĩa vô chính phủ đã đưa ra những khẩu hiệu mới về con người cá nhân tự cấp tự túc, con người ích kỷ và con người siêu nhân. Thật khó có lĩnh vực nào được khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện như lý tưởng về nhân cách và có thể cho rằng chẳng còn gì mà nghiên cứu nữa. Nhưng chính chúng ta lại khẳng định một lỗ hổng cực kỳ to lớn vì nhận thức xã hội của chúng ta chưa từng đưa ra lý lưởng về nhân cách pháp luật. Cả hai khía cạnh của lý tưởng này: con người được pháp luật đưa vào kỷ cương bằng một trật tự pháp luật ổn định và con người được phú cho tất cả các quyền và được tự do sử dụng các quyền đó, là những khái niệm xa lạ với nhận thức của giới trí thức của chúng ta.

Một loạt các sự kiện cho thấy lời khẳng định trên là đúng. Các lãnh tụ tinh thần của giới trí thức Nga đã nhiều lần hoặc hoàn toàn coi thường các quyền lợi về pháp luật của cá nhân hoặc có thái độ thù địch với các quyền lợi đó. Thí dụ, một trong những luật gia kiêm tư tưởng gia nổi tiếng của chúng ta là K. D. Kavelin[33] đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề cá nhân nói chung: trong bài báo Khảo sát đời sống pháp luật của nước Nga cổ đại trên tờ Người đương thời in năm 1847, ông đã ghi nhận lần đầu tiên rằng trong lịch sử thiết chế pháp luật Nga, cá nhân đã bị gia đình, làng xóm và nhà nước che lấp và chẳng có một quy định pháp luật nào; sau đó, từ cuối những năm 60 (thế kỷ XIX- ND) ông chuyển sang nghiên cứu các vấn đề tâm lý và đức dục với hy vọng sẽ tìm được trong lý giải mang tính lý thuyết quan hệ giữa cá nhân và xã hội phương tiện giải quyết một cách đúng đắn tất cả các vấn đề cấp bách của xã hội. Nhưng điều này cũng không ngăn cản ông, ngay trong giai đoạn quyết liệt nhất hồi đầu những năm 60, khi lần đầu tiên câu hỏi về việc hoàn thành cuộc cải cách của Alexander II[34], tỏ thái độ bàng quan không thể tưởng tượng nổi đối với việc bảo đảm các quyền của cá nhân. Trong cuốn sách mỏng giấu tên in ở Berlin năm 1862 và nhất là trong thư từ trao đổi với Gersen, ông đã kịch liệt phê phán các dự thảo hiến pháp do các hội nghị quý tộc thời đó đưa ra; ông cho rằng quý tộc sẽ là đại diện của nhân dân và chính phủ nhân dân sẽ gồm toàn quý tộc và vì vậy sẽ dẫn đến sự thống trị của quý tộc. Ông đã phủ nhận chế độ lập hiến nhân danh khát vọng dân chủ, nhưng như thế là ông đã coi thường giá trị pháp lý của nó. Đối với K. D. Kavelin, như ông nói trong bức thư, dường như không tồn tại cái mà chúng ta coi là chân lý không thể tranh cãi, đấy là tự do và quyền bất khả xâm phạm của cá nhân chỉ có thể được thực hiện dưới chính thể lập hiến vì nói chung tư tưởng về cuộc đấu tranh cho quyền cá nhân là hoàn toàn xa lạ đối với ông.

Trong những năm 70 (thế kỷ XIX - ND) thái độ bàng quan đối với các quyền cá nhân, đôi khi còn chuyển hóa thành thái độ thù địch, không những đã gia tăng mà còn được biện hộ về mặt lý thuyết nữa. N. K. Mikhailovski[35], chắc chắn là người đại diện nổi bật nhất của giai đoạn này, thay mặt cho thế hệ mình, đưa ra một câu trả lời điển hình rõ ràng và chính xác cho câu hỏi mà chúng ta quan tâm. Ông tuyên bố thẳng thừng rằng “tự do là một ý tưởng vĩ đại và đầy cám dỗ, nhưng chúng ta không thích tự do nếu nó, giống như ở châu Âu, chỉ làm gia tăng món nợ kéo dài hàng thế kỷ của chúng ta đối với nhân dân” và nói thêm: “tôi biết chắc rằng mình đã thể hiện được một tư tưởng thân thiết nhất và chân thành nhất của thời đại chúng ta, cái tư tưởng đã tạo cho những năm 70 diện mạo điển hình và vì nó mà những năm 70 đã tạo ra số lượng nạn nhân khủng khiếp, không thể nào đếm hết được[36]. Sự phủ nhận chế độ pháp quyền đã được nâng thành hệ thống có căn cứ xác định và phát triển. Mikhailovski biện hộ cho hệ thống này như sau: “Là những người có thái độ hoài nghi đối với nguyên tắc tự do, chúng ta sẵn sàng không tranh giành bất cứ quyền nào cho mình, ngay cả những điều sơ đẳng nhất mà ngày xưa người ta gọi là quyền tự nhiên, chứ không chỉ đặc quyền đặc lợi, chuyện này thì chẳng có gì để nói. Chúng ta hoàn toàn chấp nhận sự thô lậu của luật pháp và chịu đựng mọi tai ương hoạn nạn. Tất nhiên sự từ bỏ này, có thể nói, mang tính cao thượng vì có ai đưa cho chúng ta cái gì ngoài sự thô lậu đâu, nhưng tôi nói về tâm trạng mà cái tâm trạng này đã đạt đến mức giới hạn, thậm chí không thể tưởng tượng nổi, lịch sử đã cho thấy như thế. ‘Mặc kệ họ đánh, nông dân bị đánh là đáng lắm’, có thể thể hiện cái tâm trạng đó một cách gần đúng, ở mức độ quá quắt nhất của nó. Tất cả chỉ để nhằm một cơ hội, cái cơ hội mà chúng ta đã để cả tâm trí vào, mà cụ thể là cơ hội chuyển trực tiếp sang một trật tự cao hơn, tốt hơn, bỏ qua giai đoạn trung gian của tiến trình phát triển ở châu Âu, tức là bỏ qua giai đoạn nhà nước tư bản. Chúng ta tin rằng nước Nga có thể thiết lập cho mình một con đường lịch sử mới, khác hẳn với châu Âu, mà đối với chúng ta thì điều quan trọng không phải là một con đường mang tính dân tộc nào đó mà là con đường tốt đẹp, và chúng ta công nhận là tốt đẹp khi đấy là con đường cải tạo một cách tự giác và thực tế diện mạo dân tộc cho phù hợp với quyền lợi của nhân dân[37]”.

Đấy là những luận điểm chủ yếu của thế giới quan dân túy liên quan đến các vấn đề pháp quyền. Mikhailovski và những người thuộc thế hệ ông từ chối quyền tự do chính trị và chế độ lập hiến để nhắm tới cơ hội đưa một cách trực tiếp nước Nga sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng toàn bộ cái học thuyết xã hội học này lại được xây dựng trên sự mù tịt về bản chất của chế độ lập hiến. Kavelin phản đối các dự án hiến pháp vì vào thời của ông, đại diện của nhân dân hóa ra lại là đại diện của quý tộc, còn Mikhailovski phản đối chế độ lập hiến vì cho rằng đấy là nhà nước tư bản. Do sự yếu kém của nhận thức pháp quyền cố hữu của giới trí thức của chúng ta mà cả hai ông đều chỉ chú ý đến khía cạnh xã hội của chế độ lập hiến mà không nhận thấy tính chất pháp quyền của nó, bản chất của nó trước hết là nhà nước pháp quyền. Mà tính chất pháp quyền của nhà nước hiến định được thể hiện rõ nhất trong việc bảo vệ cá nhân, bảo vệ quyền bất khả xâm phạm và tự do của cá nhân.

4. Trong ba định nghĩa về quyền, chiếu theo nội dung của các quy phạm pháp luật, tức là các quy phạm quy định và giới hạn quyền tự do (trường phái quyền tự nhiên và các nhà triết học duy tâm Đức) - quy phạm giới hạn quyền lợi (Ihering), và cuối cùng là quy phạm tạo ra sự thỏa hiệp giữa các đòi hỏi khác nhau (Adolphe Merkle[38]), thì định nghĩa thứ ba đáng được chú ý hơn cả, nếu xét về mặt xã hội học. Trong nhà nước hiến định hiện đại, bất kỳ đạo luật mới được ban hành nào, đấy là nói những đạo luật có một chút giá trị nào đó, cũng đều là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các đảng phái, tức là những tổ chức biểu đạt yêu cầu của các nhóm xã hội hoặc giai cấp mà họ làm đại diện. Chính nhà nước hiện đại cũng được xây dựng trên cơ sở của thỏa hiệp và hiến pháp của mỗi nhà nước cũng là sự thỏa hiệp nhằm dung hòa khát vọng của những nhóm xã hội khác nhau của quốc gia. Vì vậy mà nhà nước hiện đại, nếu xét từ quan điểm kinh tế-xã hội thì thường là chế độ tư bản, nhưng cũng có thể là quý tộc, thí dụ như nước Anh trước cuộc cải cách về bầu cử được thực hiện vào năm 1832 vốn là nhà nước hiến định nhưng lại do tầng lớp quý tộc nắm quyền; còn Phổ, mặc dù đã có hiến pháp cách đây 60 năm, nước này vẫn mang bản chất quý tộc nhiều hơn là tư bản. Nhà nước hiến định cũng có thể là của nông dân hoặc công nhân, như chúng ta thấy ở New Zealand hay Na Uy. Cuối cùng, nhà nước có thể không có mầu sắc giai cấp nhất định, đấy là khi đạt được sự quân bình giữa các giai cấp, không có giai cấp nào chiếm được ưu thế. Nhưng nếu nhà nước hiến định hiện đại được xây dựng trên sự thỏa hiệp ngay cả về mặt tổ chức xã hội thì nó lại càng như thế về mặt tổ chức chính trị và pháp luật. Điều đó cho phép ngay cả những người xã hội chủ nghĩa, tức là những người phủ nhận nhà nước hiến định về mặt nguyên tắc vì họ coi đấy là nước tư bản, dễ dàng an cư lạc nghiệp và tham gia vào hoạt động lập pháp, dễ dàng sử dụng nhà nước như phương tiện của mình. Vì vậy mà Kavelin và Mikhailovski có lý khi cho rằng nhà nước hiến định ở nước Nga sẽ là quý tộc hay tư bản; nhưng họ đã sai khi rút ra kết luận rằng không thể đội trời chung với nó và không thể chấp nhận nó ngay cả như một sự thỏa hiệp, trong khi những người xã hội chủ nghĩa khắp thế giới sẵn sàng thỏa hiệp với nhà nước hiến định.

Nhưng quan trọng nhất là, như đã nói bên trên, Kavelin và Mikhailovski cũng như toàn thể giới trí thức theo đuôi họ đã hoàn toàn bỏ qua bản chất pháp quyền của nhà nước hiến định. Nhưng nếu chúng ta tập trung chú ý vào khía cạnh tổ chức pháp luật của nhà nước hiến định thì để làm rõ bản chất của nó, chúng ta phải chú ý đến khái niệm pháp quyền dưới dạng thuần khiết của nó, nghĩa là nội dung thật sự của nó, chứ không phải rút ra từ các quan hệ kinh tế và xã hội. Lúc đó nói rằng pháp quyền phân định rõ quyền lợi hoặc tạo ra thỏa hiệp là chưa đủ mà phải dứt khoát khẳng định rằng pháp quyền chỉ có khi có tự do cá nhân mà thôi. Theo ý nghĩa này thì trật tự pháp luật là hệ thống các quan hệ trong đó tất cả các thành viên của xã hội đều có quyền tự do hành động và tự quyết cao nhất. Nhưng cũng theo ý nghĩa này thì chế độ pháp quyền không được đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, hiểu một cách sâu sắc cả hai sẽ đưa ta đến kết luận rằng chúng liên kết mật thiết với nhau và chế độ xã hội chủ nghĩa, xét về mặt luật học, chính là chế độ pháp quyền được thực hiện một cách nhất quán hơn cả. Mặt khác, chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể trở thành hiện thực khi tất cả các cơ quan của nó đều có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về mặt pháp lý.

Giới trí thức Nga vốn có nhận thức yếu kém về pháp quyền, cũng như các lãnh tụ của nó là Kavelin và Mikhailovski, không thể đưa ra được định nghĩa về pháp quyền - cho chế độ dân chủ, đối với Kavelin và cho chế độ xã hội chủ nghĩa, đối với Mikhailovski. Họ còn từ chối bảo vệ ngay cả trật tự pháp lý tối thiểu, Kavelin thì chống lại hiến pháp, còn Mikhailovski thì có thái độ hoài nghi đối với quyền tự do chính trị. Nói cho ngay, các sự kiện hồi cuối những năm 70 đã buộc những người dân túy tiến bộ, trong đó có Mikhailovski, đứng lên đấu tranh cho quyền tự do chính trị. Nhưng đây là cuộc đấu tranh mà những người dân túy buộc phải làm vì hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử chứ không phải là do sự phát triển tư tưởng của chính họ cho nên không thể dẫn tới thành công được. Chủ nghĩa anh hùng cá nhân của các đảng viên đảng Ý dân không thể bù đắp được những khiếm khuyết căn bản về tư tưởng không những của phong trào dân túy mà của cả giới trí thức Nga nói chung. Giai đoạn phản động hồi nửa sau những năm 80 còn ảm đạm và tăm tối hơn vì trong khi không có bất kỳ căn cứ và bảo đảm pháp lý nào cho một đời sống xã hội bình thường, trí thức nước ta thậm chí còn không nhận thức được một cách rõ ràng vực thẳm của sự vô quyền của nhân dân Nga nữa. Không hề có một định thức lý thuyết nào đủ sức xác định được sự vô quyền đó.

Chỉ sau khi có một làn sóng hướng về phương Tây cùng với chủ nghĩa Marx nổi lên vào đầu những năm 90 thì nhận thức pháp quyền của giới trí thức Nga mới bắt đầu mở mang thêm được một chút. Giới trí thức Nga bắt đầu tiếp thu những chân lý sơ đẳng của người châu Âu, và lúc đó các chân lý sơ đẳng này đã có tác động với họ chẳng khác gì những mặc khải vĩ đại nhất. Cuối cùng, giới trí thức nước ta đã nhận ra rằng mọi cuộc đấu tranh xã hội đều là đấu tranh chính trị cả, rằng tự do chính trị là tiền đề cho chế độ xã hội chủ nghĩa, rằng nhà nước hiến định, dù nằm dưới sự cai trị của giai cấp tư sản đi nữa, sẽ cung cấp cho giai cấp công nhân không gian rộng lớn hơn cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của mình, rằng giai cấp công nhân cần trước hết là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do ngôn luận, tự do đình công, tự do hội họp và lập hội, rằng cuộc đấu tranh vì quyền tự do chính trị là nhiệm vụ đầu tiên và thiết yếu nhất của bất kỳ đảng xã hội chủ nghĩa nào, v.v... Có thể hy vọng rằng cuối cùng thì giới trí thức của chúng ta cũng công nhận những giá trị bất biến của cá nhân và đòi phải thực hiện các quyền và quyền bất khả xâm phạm của cá nhân. Nhưng hóa ra là những khiếm khuyết trong nhận thức pháp quyền của giới trí thức của chúng ta là rất khó khắc phục. Mặc dù đã trải qua trường mác-xít nhưng thái độ của nó đối với pháp quyền vẫn y như cũ. Có thể nhận thấy điều đó qua những tư tưởng đang giữ thế thượng phong trong đảng Dân chủ-xã hội mà cách đây chưa lâu đa số trí thức đã hùa theo. Về mặt này thì các biên bản của cái gọi là đại hội II đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp tại Bruxelles vào tháng 8 năm 1903 để soạn ra cương lĩnh và nội quy của đảng là những tài liệu rất đáng được quan tâm. Đại hội lần thứ nhất tại Minsk vào năm 1898 không để lại biên bản nào; tuyên ngôn được công bố sau đó cũng không được Đại hội thông qua mà do P. B. Struve[39] soạn theo đề nghị của một ủy viên Ban chấp hành Trung ương. Như vậy là Toàn tập biên bản Đại hội II đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga xuất bản ở Geneva vào năm 1903 là di sản đầu tiên, nếu tính về thời gian và vì vậy mà đặc biệt đáng chú ý, về tư duy của một bộ phận giới trí thức Nga, những người đã tự động đứng vào hàng ngũ của đảng Dân chủ-xã hội, về vấn đề pháp quyền và dân chủ. Việc các biên bản này thể hiện ý kiến của giới trí thức chứ không phải là của các đảng viên “đảng công nhân” theo đúng nghĩa của từ này đã được một người tham gia đại hội và là một trong các lãnh tụ tinh thần của phong trào dân chủ-xã hội Nga thời đó, tức là ông Starover[40] (A. H. Potresov) viết trong bài báo Bàn về chủ nghĩa Marx trong các nhóm và về phong trào dân chủ-xã hội của giới trí thức[41].

Ở đây, chúng ta không thể ghi nhận hết các trường hợp thảo luận, khi mà sự thiếu vắng ý thức pháp quyền và sự thiếu hiểu biết ý nghĩa của sự thật pháp lý của một số đại biểu đã làm người ta phải kinh hoàng. Chỉ cần nói rằng ngay cả các lãnh tụ tinh thần và lãnh đạo đảng củng thường bảo vệ những quan điểm trái ngược với các nguyên tắc pháp quyền. Thí dụ như G. V. Plekhanov[42], người đã có đóng góp nhiều nhất trong việc tố cáo các ảo tưởng dân túy của giới trí thức Nga, người có công soạn thảo ra các nguyên tắc dân chủ-xã hội trong suốt hai mươi năm qua và được công nhận một cách xứng đáng là lý thuyết gia nổi tiếng của đảng, đã phát biểu trước đại hội về tính tương đối của tất cả các nguyên tắc dân chủ, tức đồng nghĩa với việc phủ nhận trật tự pháp luật ổn định và bền vững và phủ nhận ngay chính chế độ lập hiến. Theo ông thì “từng nguyên tắc dân chủ phải được xem xét không phải theo lối trừu tượng mà phải xem xét trong quan hệ với nguyên tắc có thể gọi là nguyên tắc căn bản của dân chủ, mà cụ thể là nguyên tắc nói rằng salus populi suprema lex[43] . Dịch sang ngôn ngữ của nhà cách mạng, câu đó có nghĩa là: thắng lợi của cách mạng là trên hết. Và sẽ là có tội nếu không tạm thời giới hạn hiệu lực của một nguyên tắc dân chủ nào đó nếu việc giới hạn đó có ích cho sự nghiệp của cách mạng. Xin nói ý kiến cá nhân tôi rằng ngay cả nguyên tắc phổ thông đầu phiếu cũng phải được xem xét từ nguyên tắc dân chủ căn bản mà tôi vừa nói bên trên. Có thể giả định trường hợp, khi chúng ta, những người dân chủ-xã hội đưa ra ý kiến phản đối quyền phổ thông đầu phiếu.

Giai cấp tư sản Ý đã từng tuớc bỏ quyền chính trị của những người thuộc giới quý tộc. Giai cấp vô sản cách mạng cũng có thể giới hạn quyền chính trị của các đẳng cấp trên tương tự như các đẳng cấp bên trên đã từng hạn chế quyền chính trị của vô sản vậy. Lợi ích của biện pháp trên chỉ có thể được xem xét từ nguyên tắc salus revolutiae suprema lex[44]. Chúng ta phải đứng trên quan điểm này ngay cả khi nói về vấn đề thời hạn của quốc hội. Nếu nhân dân, trong cao trào cách mạng, bầu được một quốc hội tốt - theo kiểu chambre introuvable[45] - thì chúng ta cần phải làm cho nó sống lâu, còn nếu các cuộc bầu cử tỏ ra là không thành công thì chúng ta phải tìm cách giải tán, không phải sau hai năm mà nếu có thể thì sau hai tuần[46]”.

Tư tưởng về thế thượng phong của bạo lực và quyền lực cướp đoạt được chứ không phải tư tưởng về sự thượng tôn của pháp luật được tuyên xưng trong bài phát biểu này quả là một tư tưởng cực kỳ quái đản. Ngay cả một số đại biểu Đại hội, những người đã quen khuất phục những lực lượng xã hội, cũng tỏ ra bất mãn với cách đặt vấn đề như thế. Một số người chứng kiến kể lại rằng sau bài phát biểu, một số người thuộc phái BUND[47], tức là những đại diện cho các thành phần xã hội thân phương Tây hơn, đã hô lớn: “Đồng chí Plekhanov có tước quyền tự do ngôn luận và quyền bất khả xâm phạm của tư sản không?”. Nhưng đây không phải là những lời phát biểu chính thức nên không được ghi vào biên bản. Tuy nhiên cần ghi nhận rằng một vài diễn giả, những người thuộc phái thiểu số, sau đó đã tuyên bố phản đối bài phát biểu của Plekhanov. Ông Egorov, một đại biểu của Đại hội, đã nhận xét rằng “quy luật của chiến tranh là một chuyện, còn quy luật của hiến pháp lại là chuyện khác, đồng chí Plekhanov quên là những người dân chủ xã hội thiết lập cương lĩnh của mình trên cơ sở của hiến pháp”. Ông Goldblat, một đại biểu khác, thì cho rằng bài phát biểu của Plekhanov là “sự thất bại của chiến thuật tư sản. Nếu là người nhất quán, theo Plekhanov, ta phải loại bỏ đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu ra khỏi cương lĩnh của phong trào dân chủ-xã hội”.

Dù sao mặc lòng, bài phát biểu nói trên của Plekhanov, không nghi ngờ gì nữa, là chỉ dấu chứng tỏ không chỉ mức độ nhận thức pháp quyền cực kỳ thấp của giới trí thức của chúng ta mà còn cho thấy xu hướng muốn xuyên tạc nó nữa. Ngay cả các lãnh tụ lỗi lạc nhất của nó cũng sẵn sàng nhân danh những lợi ích ngắn hạn mà từ bỏ những nguyên tắc hiển nhiên của chế độ pháp quyền. Dễ hiểu là với nhận thức pháp quyền như thế, giới trí thức Nga trong giai đoạn đấu tranh giải phóng, trên thực tế, đã không thể thực hiện được ngay cả những quyền sơ đẳng nhất của con người, đấy là tự do ngôn luận và tự do hội họp. Trong các cuộc míttinh của chúng ta, chỉ những diễn giả được lòng đám đông mới có quyền tự do ngôn luận, những người có tư duy khác biệt với đám đông thường bị bịt miệng bởi những tiếng hò hét, huýt sáo, tiếng kêu “đủ rồi”, thậm chí đôi khi còn bị tác động vào thân thể nữa. Việc tổ chức các cuộc míttinh đã trở thành đặc quyền của một vài nhóm người và vì vậy mà đa số các cuộc míttinh đã mất một phần ý nghĩa và cuối cùng thì chẳng còn ai coi trọng nữa. Rõ ràng là, từ đặc quyền tổ chức míttinh và quyền tự do ngôn luận của một số ít người trong những cuộc míttinh như thế không thể nào hình thành được tự do ngôn luận thật sự trong việc thảo luận những vấn đề chính trị; từ đó chỉ có thể hình thành một kiểu đặc quyền khác, tức là đặc quyền của các nhóm đối lập trong việc xin phép tổ chức míttinh mà thôi.

Nhận thức què quặt về pháp quyền cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém đáng kinh ngạc về mặt lập pháp trong những năm cách mạng (1905-1907 - ND). Trong những năm đó, giới trí thức Nga đã thể hiện sự mù tịt về quá trình lập pháp; họ không biết ngay cả chân lý cơ bản là không thể bãi bỏ một cách đơn giản pháp luật cũ được vì việc bãi bỏ chỉ có hiệu quả khi nó được thay bằng pháp luật mới. Ngược lại, việc bãi bỏ một cách đơn giản chỉ có thể dẫn tới sự kiện là tạm thời dường như nó không có hiệu lực nhưng sau đó nó sẽ được phục hồi hoàn toàn. Điều này thể hiện rõ ở việc thực hiện một cách tuỳ tiện quyền tự do hội họp. Giới trí thức của chúng ta hóa ra đã không có khả năng thiết lập ngay lập tức khuôn khổ pháp lý cho quyền tự do này. Thậm chí, trong những cuộc tranh luận tại Duma quốc gia thứ nhất về “dự luật” tự do hội họp, người ta còn định nâng sự thiếu vắng bất kỳ hình thức pháp lý nào về tự do hội họp thành luật nữa. Nhân những vụ tranh luận này, một đại biểu Duma cũng là một luật sư nổi tiếng đã có nhận xét hoàn toàn đúng rằng “việc tuyên bố một cách trụi lủi quyền tự do hội họp trên thực tế có thể dẫn đến kết quả là trong một số trường hợp nhân dân có thể đứng lên chống lại việc lạm dụng quyền này. Dù các cơ quan hành pháp có chưa hoàn thiện đến đâu thì giao cho nó việc bảo vệ các công dân khỏi sự lạm dụng này vẫn an toàn hơn và đúng hơn là để mặc cho các cá nhân trấn áp lẫn nhau”. Theo ông thì “chính những người, về mặt lý thuyết, đứng ra bảo vệ việc sự không can thiệp của quan chức chính phủ, trên thực tế lại phàn nàn và trách cứ các bộ trưởng vì chính quyền không can thiệp để bảo vệ quyền tự do và cuộc sống của những cá nhân riêng lẻ”. “Sự thiếu nhất quán như thế”, ông nói thêm, “là do thiếu kiến thức pháp luật mà ra[48]”. Bây giờ thì chúng ta được chứng kiến ngay tại kỳ họp thứ ba của Duma quốc gia mọi người cũng không được hưởng hoàn toàn quyền tự do ngôn luận vì trong khi thảo luận cùng một vấn đề thì đảng cầm quyền và đảng đối lập đã không có quyền tự do ngôn luận như nhau. Điều này còn đáng buồn hơn nữa vì cơ quan đại diện của nhân dân, không phụ thuộc vào thành phần của nó, ít nhất cũng phải thể hiện được lương tâm của toàn dân, tối thiểu là thể hiện được đức hạnh của nó.

5. Nhận thức pháp quyền của bất cứ dân tộc nào cũng được thể hiện trong khả năng tạo ra các tổ chức và thiết lập các hình thức hoạt động cho các tổ chức đó. Không thể có các tổ chức và hình thức hoạt động của chúng nếu không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh chúng, vì vậy việc hình thành các tổ chức nhất thiết phải đi kèm với việc soạn thảo các quy phạm pháp luật. Nhân dân Nga nói chung không phải là không có tài tổ chức, không nghi ngờ gì rằng họ còn cố tạo ra những tổ chức cực kỳ chặt chẽ nữa, ước muốn sống theo lối công xã, ruộng đất công xã, tập đoàn sản xuất... đã chứng tỏ điều đó. Nhận thức về đúng và sai trong tâm hồn người dân quyết định đời sống và cách xây dựng các tổ chức này. Bản chất nội tại của nhận thức pháp quyền của nhân dân Nga là nguyên nhân của quan niệm sai lầm về thái độ của dân chúng đối với pháp luật. Nó tạo cớ cho trước tiên là những người thân Slav và sau đó là những người dân túy cho rằng nhân dân Nga xa lạ với các “nguyên tắc pháp lý”; rằng dựa vào nhận thức nội tâm, họ chỉ hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức mà thôi. Dĩ nhiên là trong nhận thức của nhân dân Nga, các tiêu chuẩn luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức vẫn còn chưa được tách biệt và vẫn còn liên kết chặt chẽ với nhau. Đấy cũng là nguyên nhân của sự khiếm khuyết trong luật thông thường của nhân dân Nga; nó không có sự thống nhất và hơn nữa còn xa lạ với tiêu chuẩn của bất kỳ luật pháp thông thường nào: một cách áp dụng duy nhất cho mọi hoàn cảnh.

Nhưng chính vì thế mà giới trí thức phải giúp đỡ nhân dân, thúc đẩy cho sự phân hóa các tiêu chuẩn của luật pháp thông thường cũng như áp dụng luật một cách ổn định và phát triển luật pháp một cách có hệ thống. Chỉ khi đó giới trí thức dân túy mới có thể thực hiện được nhiệm vụ đặt ra là củng cố và phát triển các nguyên tắc của công xã, đồng thời tạo điều kiện để nâng nó lên thành những hình thức cao hơn, tiến dần lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan niệm sai lầm, tức là ý kiến cho rằng nhận thức của nhân dân ta hoàn toàn theo hướng đạo đức là trở lực cho việc thực hiện nhiệm vụ này và dẫn ước mơ của trí thức đến chỗ phá sản. Không thể xây dựng được một hình thức xã hội cụ thể nào nếu dựa trên cơ sở luân lý như thế. Đấy là quan niệm trái tự nhiên, nó sẽ dẫn tới việc tiêu diệt và làm mất uy tín của đạo đức và sẽ làm cùn mòn thêm nhận thức pháp quyền.

Bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng cần các tiêu chuẩn pháp lý, nghĩa là cần những quy định điều chỉnh không phải phẩm hạnh của con người, vốn là nhiệm vụ của luân lý mà là những quy định điều chỉnh hành vi bên ngoài của họ. Mặc dù các tiêu chuẩn pháp lý điều chỉnh hành vi bên ngoài của chúng ta nhưng chúng không sống ở bên ngoài mà sống trước hết trong nhận thức của chúng ta và là thành tố nội tại của tâm hồn con người, giống như các tiêu chuẩn đạo đức vậy. Chỉ khi được thể hiện trong các điều khoản luật pháp hoặc được áp dụng vào đời sống thì chúng mới có đời sống ngoại tại mà thôi. Nhưng khi bỏ qua nhận thức bên trong hay như bây giờ người ta gọi là luật trực giác, giới trí thức của chúng ta đã coi luật pháp chỉ là các tiêu chuẩn bên ngoài, thiếu sức sống, tức là các tiêu chuẩn được đưa một cách dễ dàng vào các điều khoản, các mục của luật pháp hay quy định thành văn nào đó. Điều đặc biệt là bên cạnh ước muốn xây dựng những hình thức xã hội phức tạp chỉ trên cơ sở các nguyên tắc đạo đức thì trong các tổ chức của mình, giới trí thức của chúng ta lại tỏ ra cực kỳ say mê các quy tắc mang tính hình thức và những quy định rất cụ thể; trong trường hợp này họ đã thể hiện sự tin tưởng quá đáng vào các điều và các khoản của nội quy của tổ chức. Hiện tượng này, chứng tỏ một sự mâu thuẩn rất khó hiểu, có nguyên nhân ở chỗ giới trí thức của chúng ta coi tiêu chuẩn pháp lý không phải là nhận thức mà chỉ là các nguyên tắc được viết ra giấy mà thôi.
Chúng ta bắt gặp ở đây một trong những biểu hiện điển hình nhất của trình độ nhận thức pháp quyền yếu kém. Như mọi người đều biết, xu hướng đưa ra các quy định chi tiết và điều chỉnh toàn bộ đời sống xã hội bằng những điều luật thành văn là bản chất của nhà nước cảnh sát, nó chính là chỉ dấu phân biệt với nhà nước pháp quyền. Có thể nói rằng nhận thức pháp quyền của giới trí thức của chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển tương đương với các hình thức của nhà nước cảnh sát. Tất cả các đặc điểm phổ biến của nhà nước cảnh sát đều được thể hiện trong các xu hướng hướng đến chủ nghĩa hình thức và quan liêu trong giới trí thức của chúng ta. Người ta thường đặt chế độ quan liêu đối lập với giới trí thức và về mặt nào đó thì đúng là như thế. Nhưng sẽ xuất hiện một loạt câu hỏi trong sự so sánh như thế: giới quan liêu có xa lạ với giới trí thức đến như thế hay không, giới quan liêu của chúng ta chẳng phải là hậu duệ của giới trí thức hay sao, giới quan liêu không sống bằng nguồn sữa từ giới trí thức hay sao và cuối cùng, liệu giới trí thức có lỗi không khi mà ở nước ta đã hình thành nên một bộ máy quan liêu hùng mạnh đến như thế? Không còn nghi ngờ nữa rằng toàn bộ giới trí thức của chúng ta đã nhiễm thói quan liêu trí thức. Thói quan liêu này được thể hiện trong tất cả các tổ chức của trí thức, đặc biệt là trong các đảng phái chính trị của nó.

Các chính đảng của chúng ta xuất hiện trong giai đoạn trước cách mạng (1905-1907 - ND). Tham gia vào các đảng đó là những người chân thành, với những mơ ước đầy lý tưởng, những người không có thành kiến và đã phải chịu nhiều hy sinh. Tưởng rằng những người này có thể đưa được một phần lý tưởng của mình vào các tổ chức tự do của họ. Nhưng thay vì thế chúng ta lại được chứng kiến sự bắt chước chẳng khác gì nô lệ các lề thói quái gở điển hình của đời sống quốc gia Nga.

Xin lấy ngay đảng Dân chủ-xã hội làm thí dụ. Như đã nói, điều lệ đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ II. Điều lệ đối với tổ chức cũng tương đương như hiến pháp đối với nhà nước. Điều lệ quyết định tổ chức của đảng là cộng hòa hay quân chủ, nó quyết định tính chất quý tộc hay dân chủ cho các cơ quan trung ương, và xác định quyền của các đảng viên thường trong quan hệ với toàn đảng. Có thể cho rằng điều lệ đảng của những người tuyệt đối tin tưởng vào chế độ cộng hòa chắc chắn sẽ bảo đảm cho các đảng viên sự đảm bảo tối thiểu đối với quyền tự do ngôn luận và thể chế pháp quyền. Nhưng như đã thấy, đối với các đại diện của giới trí thức của chúng ta, khi cần không phải là tuyên bố các nguyên tắc mà là thực thi các nguyên tắc trong cuộc sống thì quyền tự quyết của cá nhân và thể chế cộng hòa chỉ là chuyện vặt, không đáng để tâm. Trong điều lệ được thông qua tại Đại hội Đảng, chẳng có một cơ quan tự do nào được thành lập hết. Martov[49], lãnh tụ của nhóm thiểu số tại Đại hội đã nói về điều lệ như sau: “Cùng với đa số thành viên Ban biên tập Ngọn lửa nhỏ, tôi nghĩ rằng Đại hội sẽ chấm dứt “tình trạng phong tỏa” trong nội bộ Đảng và thiết lập một trật tự bình thường. Trên thực tế tình trạng phong tỏa với những điều luật đặc biệt nhằm chống lại một số nhóm vẫn tiếp tục, thậm chí còn gay gắt hơn[50]”. Nhưng điều này không làm cho Lenin, lãnh tụ phe đa số, người đòi phải thông qua điều lệ với “tình trạng phong tỏa”, lúng túng. Ông đã phát biểu như sau: “Tôi hoàn toàn không sợ những ngôn từ khủng khiếp như “tình trạng phong tỏa”, như “những điều luật đặc biệt” nhằm chống lại một vài cá nhân hay một vài nhóm, v.v... Đối những phần tử bấp bênh và dao động, chúng ta không chỉ có thể mà phải tạo ra “tình trạng phong tỏa” và toàn bộ điều lệ của chúng ta, chủ nghĩa tập trung được Đại hội thông qua chính là “tình trạng phong tỏa” đối với các nguồn gốc chính trị mơ hồ. Muốn chống lại sự mơ hồ thì cần phải có các điều luật đặc biệt và bước đi mà Đại hội đưa ra đã xác định đúng phương hướng chính trị, đã tạo cơ sở vững chắc cho những điều luật và biện pháp như thế[51]”. Nhưng nếu cái đảng gồm toàn những người trí thức theo tư tưởng cộng hòa mà còn không thể không dùng tình trạng phong tỏa và các điều luật đặc biệt thì dễ hiểu là vì sao cho đến nay nước Nga vẫn còn bị cai trị bởi cảnh sát đặc biệt và tình trạng chiến tranh.

Để thấy được các khái niệm pháp quyền đang ngự trị trong giới trí thức cấp tiến của chúng ta cần phải chỉ ra rằng điều lệ với “tình trạng phong tỏa” được thông qua chỉ với hai phiếu quá bán. Như vậy là trái với nguyên tắc pháp lý căn bản, nói rằng điều lệ cũng như hiến pháp phải được thông qua trên cơ sở quá bán tuyệt đối. Lãnh đạo phe đa số của Đại hội đã không thỏa hiệp ngay cả khi mọi người đều thấy rằng việc thông qua điều lệ với tình trạng phong tỏa như thế sẽ dẫn đảng đến tình trạng phân liệt, một tình trạng buộc người ta phải thỏa hiệp. Kết quả đã dẫn đến sự chia rẽ giữa những người “bolshevik” và những người “melshevik”. Nhưng thú vị nhất là cái điều lệ vốn là nguyên nhân của sự chia rẽ cũng hoàn toàn không thể áp dụng được trên thực tế. Vì vậy, chưa đến hai năm sau, tức là vào năm 1905, tại Đại hội III, gồm toàn những người “bolshevik” (những người “melshevik” từ chối tham gia để phản đối cách bầu đại biểu dự Đại hội), điều lệ thông qua năm 1903 bị hủy bỏ, một điều lệ khác, có thể chấp nhận được với cả những người “melshevik”, đã được thông qua. Nhưng điều này đã không dẫn đến sự thống nhất của đảng. Xuất phát điểm chỉ là vấn đề tổ chức, “melshevik” và “bolshevik” đã đẩy sự thù địch đến mức cao nhất, tức là sang tất cả các vấn đề sách lược. Ở đây các quy luật tâm lý-xã hội đã bắt đầu có hiệu lực, và kết quả sẽ là: một khi mâu thuẫn và sự thù nghịch giữa con người với nhau đã xuất hiện thì vì bản chất nội tại của chúng mà chúng sẽ mở rộng và tự khoét sâu thêm mãi ra. Nói cho ngay, những người có nhận thức cao về pháp quyền sẽ đè nén được các tình cảm đó và không cho chúng mở rộng được ảnh hưởng. Nhưng chỉ có những người nhận thức một cách rõ ràng rằng mọi tổ chức và nói chung mọi sinh hoạt xã hội chỉ có thể diễn ra trên cơ sở thỏa hiệp mới làm được như thế mà thôi. Giới trí thức của chúng ta dĩ nhiên là không có khả năng đó vì trình độ nhận thức pháp quyền của họ chưa đủ để có thể công khai thừa nhận nhu cầu của thỏa hiệp, những người có tính nguyên tắc ở nước ta rất khó thỏa hiệp, nếu có thì cũng hoàn toàn dựa trên quan hệ cá nhân.

Niềm tin vào sức mạnh toàn năng của điều lệ và các biện pháp cưỡng ép không phải là tính chất của riêng những người dân chủ-xã hội Nga. Đấy là căn bệnh của toàn thể giới trí thức của chúng ta. Tất cả các chính đảng của chúng ta đều thiếu nhận thức pháp quyền sống động và có hiệu lực thực sự. Chúng tôi có thể dẫn thêm những thí dụ tương tự từ một đảng xã hội chủ nghĩa nữa, tức là đảng của những người xã hội cách mạng hay các tổ chức tự do khác, như Liên minh giải phóng, nhưng đáng tiếc không thể làm được vì có quá nhiều sự kiện. Chỉ xin lưu ý một tính chất đặc thù nhất của các chính đảng của chúng ta. Đấy là, không thấy ở đâu người ta nói nhiều về kỷ luật đảng như ở nước ta, trong tất cả các đảng, tại tất cả các đại hội, đều có những buổi thảo luận không dứt về các yêu cầu tuân thủ kỷ luật. Dĩ nhiên là nhiều người nói rằng các tổ chức công khai là công việc mới mẻ và quả là có một phần sự thật trong những lời biện hộ như thế. Nhưng đấy không phải là toàn bộ và không phải là điểm chính. Nguyên nhân chủ yếu nhất là giới trí thức của chúng ta còn xa lạ với các quan điểm pháp quyền, tức là các quan điểm tạo ra kỷ luật ngay từ bên trong. Chúng ta cần các biện pháp kỷ luật bên ngoài vì chúng ta không có kỷ luật từ bên trong. Ở đây chúng ta cũng quan niệm pháp luật không phải là nhận thức mà là các biện pháp cưỡng bức. Và một lần nữa điều đó chứng tỏ trình độ nhận thức pháp quyền của chúng ta còn thấp.

6. Trong khi nhận xét về nhận thức pháp quyền của giới trí thức Nga, chúng ta đã xem xét thái độ của nó trên hai bình diện: quyền cá nhân và thái độ đối với trật tự luật pháp khách quan. Chúng ta đã thử xác định nhận thức pháp quyền thể hiện trong việc giải quyết các vấn đề tổ chức, nghĩa là các vấn đề căn bản của quyền hiến định theo nghĩa rộng nhất của từ này. Dựa vào thí dụ là các tổ chức của trí thức, chúng ta đã cố gắng tìm hiểu xem liệu trí thức của chúng ta có khả năng tham gia vào việc tái tổ chức nhà nước về mặt pháp luật, nghĩa là chuyển quyền lực nhà nước từ quyền lực của sức mạnh sang quyền lực của luật pháp hay không. Nhưng nhận xét của chúng ta sẽ không đầy đủ nếu bỏ qua thái độ của giới trí thức Nga đối với tòa án. Tòa án là cơ quan trong đó pháp luật được viện dẫn và được thiết lập. Mọi dân tộc, trước khi các tiêu chuẩn pháp luật được xác định bằng con đường lập pháp thì các tiêu chuẩn này đã được tìm kiếm và thiết lập thông qua các quyết định của tòa án. Các bên, trong khi đưa những vấn đề tranh chấp lên cho tòa án giải quyết nhằm bảo về quyền lợi của mình; mỗi bên đều dựa vào tiêu chuẩn pháp lý khách quan để chứng minh là “mình đúng”. Trong phán quyết của mình, quan tòa, dựa trên nhận thức pháp lý chung, đưa ra quyết định có uy tín về tiêu chuẩn pháp lý. Quan tòa chỉ có thể giữ vững được ngọn cờ pháp luật và đưa được điều luật mới vào cuộc sống khi ông ta được nhận thức pháp lý sống động và tích cực của nhân dân trợ giúp. Sau này, hoạt động lập pháp của tòa án và quan tòa đã bị hoạt động lập pháp của nhà nước lấn át. Các chế độ lập hiến đã tạo ra cơ quan lập pháp dưới hình thức cơ quan đại diện của nhân dân, tức là cơ quan có trách nhiệm thể hiện một cách trực tiếp nhận thức pháp quyền của nhân dân. Nhưng ngay cả hoạt động lập pháp của cơ quan đại diện cũng không thể loại bỏ được giá trị của tòa án trong việc giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật trong quốc gia. Trong nhà nước hiến định hiện đại, tòa án chính là người bảo vệ pháp luật hiện hành; nhưng trong khi áp dụng luật pháp, tòa án còn tiếp tục là thực thể sáng tạo ra luật mới nữa. Trong mấy chục năm gần đây, chính các nhà luật học đã lưu ý đến sự kiện là tòa án vẫn giữ vai trò đó mặc dù hệ thống lập pháp hiện hành đã làm cho vai trò của tòa án có ý nghĩa cao hơn. Quan điểm mới về tòa án như thế đã bắt đầu thâm nhập vào những bộ luật mới nhất. Luật dân sự của Thụy Sĩ được cả hai Viện thống nhất ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1907 đã thể hiện quan điểm đó bằng các thuật ngữ hiện đại; điều thứ nhất của bộ luật này nói rằng trong những trường hợp khi tiêu chuẩn pháp luật còn chưa có thì quan tòa phán xét trên cơ sở quy định mà ông tự đặt ra như thể “nếu ông là một nhà lập pháp”. Như thế nghĩa là ở các nước dân chủ và tiến bộ, quan tòa cũng được công nhận là người thể hiện nhận thức pháp quyền của nhân dân giống như đại biểu của cơ quan lập pháp vậy; đôi khi quan tòa còn có nhiều quyền hơn vì ông ta có thể tự mình quyết định, mặc dù không phải là quyết định chung cuộc vì nhờ hệ thống đa cấp mà vụ việc có thể được đưa lên tòa án cấp trên. Tất cả điều đó chứng tỏ rằng nhân dân với nhận thức pháp quyền cao cần phải quan tâm đến và kính trọng tòa án vì đấy là cơ quan bảo vệ và thể hiện trật tự pháp luật của mình.

Giới trí thức của chúng ta có thái độ với tòa án như thế nào? Xin ghi nhận rằng việc tổ chức tòa án của chúng ta được thực hiện theo Quy chế Tòa án do Alexander II ban hành ngày 20 tháng 11 năm 1864 theo các nguyên tắc hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đối với tòa án trong một nhà nước pháp quyền. Tòa án với cách tổ chức như thế có thể dùng để phổ biến trật tự pháp luật chân chính. Những người hoạt động trong lĩnh vực cải cách tòa án đã mong ước dùng những tòa án kiểu mới để chuẩn bị đưa nước Nga vào thể chế pháp quyền. Những tòa án được cải cách với thành phần nhân sự của mình đã gây được những niềm hy vọng tươi sáng nhất. Ban đầu xã hội đã tỏ ra có thiện cảm và yêu mến các tòa án kiểu mới. Nhưng nay, sau bốn mươi năm, chúng ta phải công nhận rằng đấy chỉ là ảo tưởng và chúng ta vẫn chưa có các tòa án tốt. Nói cho ngay, người ta đã chỉ ra rằng ngay sau khi được đưa vào áp dụng và cho đến nay Quy chế đã bị sửa đổi mấy lần. Đúng là như thế, việc sửa chữa chủ yếu được thực hiện theo hai hướng: thứ nhất, một loạt vụ án, thường là các vụ án chính trị phải theo các hình thức điều tra và tòa án đặc biệt; thứ hai, sự độc lập của các quan tòa ngày càng giảm và tòa án càng ngày càng rơi vào tình trạng lệ thuộc hơn. Chính phủ làm việc đó để theo đuổi các mục tiêu chính trị. Và điều đặc biệt là nó đã thôi miên công luận và làm cho công luận chỉ còn chú trọng đến vai trò chính trị của tòa án nữa mà thôi. Ngay cả tòa hội thẩm cũng chỉ có hai quan điểm: chính trị hay là nhân đạo chung chung; trong trường hợp tốt nhất thì trong các phiên tòa hội thẩm ta có thể gặp tòa án lương tâm theo nghĩa nhân đạo tiêu cực chứ không phải là nhận thức pháp quyền tích cực. Dĩ nhiên là trong những điều kiện xã hội của chúng ta quan điểm chính trị đối với tòa hình sự là không thể tránh được. Cuộc đấu tranh bảo vệ pháp luật nhất định biến thành cuộc đấu tranh cho một lý tưởng chính trị nào đó.

Nhưng thái độ bàng quan của xã hội đối với tòa dân sự làm người ta phải ngạc nhiên. Các tầng lớp xã hội rộng lớn không hề quan tâm tới tổ chức và hoạt động của nó. Báo chí của chúng ta không hề nghiên cứu ý nghĩa của nó đối với sự phát triển pháp luật của chúng ta, báo chí không đưa những tin tức quan trọng, đấy là nói về khía cạnh pháp luật, mà nếu có nói thì đấy chỉ là các vụ có tính giật gân mà thôi. Trong khi đó, nếu giới trí thức kiểm soát và điều chỉnh tòa dân sự, tức là loại tòa án tương đối độc lập, thì nó có thể có ảnh hưởng rất lớn trong việc củng cố và phát triển trật tự pháp lý của chúng ta. Khi nói về sự bấp bênh của trật tự pháp lý trong lĩnh vực dân sự, người ta thường nhắm vào sự khiếm khuyết của luật pháp trong lĩnh vực vật chất. Quả thật là bộ luật của chúng ta quá cổ lỗ, hoàn toàn không có luật thương mại, một số lĩnh vực dân sự khác cũng hầu như không được điều chỉnh bằng các tiêu chuẩn pháp luật thành văn. Nhưng như thế thì tòa dân sự càng phải có vai trò quan trọng hơn. Các dân tộc có nhận thức pháp quyền phát triển như người La Mã hay người Anh, trong những điều kiện tương tự, đã có một hệ thống pháp luật bất thành văn rất phát triển, còn ở nước ta trật tự pháp luật vẫn ở trong tình trạng bấp bênh như cũ. Dĩ nhiên là chúng ta cũng có luật pháp hình thành trên cơ sở các quyết định của tòa án, không có nó thì chúng ta không thể tồn tại được và điều đó bắt nguồn từ sự kiện là tòa án của chúng ta đã hoạt động thường xuyên. Nhưng không có nước nào mà hoạt động của tòa phúc thẩm tối cao lại bấp bênh và mâu thuẫn như ở ta; không có tòa phúc thẩm nào lại thường xuyên hủy bỏ quyết định của chính mình như là thượng viện của chúng ta. Không nghi ngờ gì rằng xã hội ta, một xã hội bàng quan với sự ổn định và tính đúng đắn của trật tự luật pháp trong lĩnh vực dân sự, phải chịu phần lớn trách nhiệm trong sự bấp bênh của tòa phúc thẩm tối cao. Ngay cả các nhà luật học của chúng ta cũng ít quan tâm đến vấn đề này và vì vậy mà vẫn chưa có quy định về phương thức hoạt động của tòa phúc thẩm. Chúng ta không có cả cơ quan ngôn luận chuyên trách về vấn đề này, tờ tuần báo duy nhất là tờ Pháp luật, chuyên về việc bảo vệ và soạn thảo luật hình thức, thì mới tồn tại được đúng mười năm.

Sự bàng quan của xã hội đối với trật tự pháp luật trong lĩnh vực dân sự càng làm người ta kinh ngạc hơn vì nó liên quan đến những quyền lợi sống còn và sát sườn của xã hội. Đây là những vấn đề thường nhật, việc điều chỉnh đời sống vật chất, gia đình và xã hội của chúng ta phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề như thế.

Nhận thức pháp quyền của xã hội ta như thế nào thì tòa án của ta như thế ấy. Chỉ có một vài người từ những tòa án thời kỳ đầu cải cách là tạo được ảnh hưởng tích cực đối với nhận thức pháp quyền của xã hội mà thôi, còn trong hai chục năm gần đây không có bất cứ một quan tòa nào nổi tiếng và cũng chẳng có người nào chiếm được cảm tình của xã hội. Về các hội đồng thẩm phán thì càng chẳng có gì để nói. “Quan tòa” không phải là danh hiệu đầy vinh dự, chứng tỏ đức tính chí công vô tư, hào hiệp, chỉ phụng sự pháp luật như ở các nước khác. Ở nước ta không có tòa hình sự vô tư, không thiên vị; hơn thế nữa, tòa hình sự của chúng ta đã trở thành một loại phương tiện báo thù. Ở đây, dĩ nhiên là các lý do chính trị đóng vai trò quyết định. Nhưng tòa dân sự cũng còn lâu mới đáp ứng được nhiệm vụ của mình. Sự dốt nát, thái độ tắc trách của một số quan tòa làm người ta kinh ngạc, đa số chẳng hề quan tâm, chẳng hề suy nghĩ và không nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với cái công việc đòi hỏi phải suy nghĩ không ngừng nghỉ như thế. Những người có hiểu biết về tòa án của chúng ta khẳng định rằng những vụ hơi khó khăn và phức tạp đều không được giải quyết trên cơ sở của luật pháp mà là do một sự ngẫu nhiên nào đó. Trong trường hợp tốt nhất thì một quan tòa thông minh và được ủy thác, trong khi xét xử một vụ nào đó, cũng chỉ đưa ra những bằng chứng có lợi cho người ủy thác mà thôi. Nhưng thường thì ngay cả sự giả vờ đó cũng không phải là điều quyết định mà quyết định đối với vụ án lại là những tính toán ở bên ngoài. Dân chúng Nga thường không biết ý nghĩa của tòa án và không tôn trọng nó; điều này thể hiện rất rõ trong hai thành phần tham gia phiên tòa là người làm chứng và giám định viên. Chúng ta buộc phải công nhận rằng nhiều người làm chứng và giám định viên hoàn toàn không nhận thức được nhiệm vụ của mình: giúp tìm ra sự thật. Thái độ khinh xuất đối với nhiệm vụ này thể hiện rõ trong các thuật ngữ không thể tưởng tượng nổi, nhưng vẫn rất thịnh hành, thí dụ như “người đáng tin” hay “kẻ làm chứng trung thực”. Từ lâu đã không còn “tòa án nhanh” để xử các vụ án dân sự nữa, các tòa án của chúng ta có nhiều việc đến nỗi các vụ việc phải đi qua tất cả các cấp, kéo dài đến năm năm. Người ta có thể bảo rằng tòa án có quá nhiều việc và đấy là nguyên nhân chính của thái độ tắc trách và rập khuôn của quan tòa đối với công việc. Nhưng nếu quan tòa được đào tạo tốt và có hiểu biết, những người làm trong ngành và xã hội quan tâm đến tòa án hơn nữa thì công việc chắc chắn sẽ diễn ra trôi chảy hơn, các vụ án sẽ được giải quyết nhanh hơn, dễ hơn và tốt hơn. Cuối cùng, trong những điều kiện như thế, trật tự luật pháp sẽ giành được ý nghĩa quyết định và số lượng các quan tòa của chúng ta cũng không thể ở mãi trong tình trạng không thể chấp nhận được như hiện nay.

Cuộc cải cách tòa án năm 1864 đã tạo ra những người tự do phụng sự luật pháp, đấy là tầng lớp luật sư. Nhưng cũng phải công nhận rằng dù đã tồn tại hơn bốn mươi năm, tầng lớp luật sư cũng chỉ đóng góp được quá ít cho sự phát triển của nhận thức pháp quyền. Chúng ta đã có những trạng sự biện hộ nổi tiếng trong lĩnh vực chính trị và hình sự; nhưng nói cho ngay, ở đây cũng có một số người cổ súy tích cực cho thái độ nhân đạo với phạm nhân, nhưng còn đa số đều là những người đấu tranh cho một lý tưởng chính trị nào đó, hay có thể nói cho “luật pháp mới” chứ không phải là “theo luật” theo đúng nghĩa của từ này. Quá say sưa đấu tranh cho việc hình thành luật mới, họ thường quên mất luật pháp hình thức và pháp luật nói chung. Cuối cùng, đôi khi họ còn làm hại cả “luật pháp mới” bởi vì họ được dẫn đạo bởi các tính toán chính trị chứ không phải luật pháp. Nhưng giới luật sư lại đóng góp ít hơn cho sự phát triển trật tự luật pháp dân sự. Ở đây cuộc đấu tranh vì pháp luật thường dễ bị các tính toán khác gạt sang một bên và các luật sư nổi tiếng của chúng ta thường biến thành những kẻ “làm ăn” bình thường nữa. Đây là bằng chứng cho thấy tòa án của chúng ta cũng như nhận thức pháp quyền của chúng ta không những không ủng hộ cuộc đấu tranh vì luật pháp mà còn có ảnh hưởng theo hướng ngược lại nữa.

Tòa án không thể có vị trí xứng đáng nếu xã hội không nhận thức được một cách rõ ràng những nhiệm vụ của nó. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy giới trí thức của chúng ta chưa có nhận thức như thế. Chỉ cần dẫn ra ở đây các quan điểm được những người đại diện cho nhận thức pháp quyền của nhân dân phát biểu tại Duma quốc gia thì rõ. Thí dụ, Aleksinski, đại biểu Duma quốc gia khóa II, thuộc phe cực tả dọa sẽ đưa kẻ thù của nhân dân ra tòa và nói rằng “đấy sẽ là phiên tòa khủng khiếp hơn tất cả mọi phiên tòa”. Sau vài buổi họp, Shulgin, đại diện cho phe cực hữu lại biện hộ cho các tòa án quân sự tại trận rằng như thế còn tốt hơn là để “cho nhân dân tự xử” và khẳng định rằng việc bãi bỏ các tòa án quân sự sẽ dẫn tới “những vụ tự xử khủng khiếp nhất”, những người vô tội sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên việc sử dụng sai từ “tòa án” như thế chứng tỏ rằng quan niệm của các đại biểu của chúng ta về tòa án thể hiện thế giới quan của thời kỳ khi mà tòa còn “bắt lưu đầy và tịch thu tài sản”.

Không nên chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị, chính chúng ta cũng có lỗi trong việc có những tòa án kém như thế. Trong những điều kiện chính trị tương tự, tòa án ở các nước khác dù sao cũng vẫn bảo vệ được pháp luật. Câu ngạn ngữ “Quan tòa ở Berlin” thịnh hành vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX khi mà Phổ vẫn còn là nhà nước quân chủ chuyên chế chứng tỏ điều đó.

Tất cả câu chuyện về trình độ nhận thức pháp quyền thấp của giới trí thức của chúng ta không phải là để kết tội hay lên án. Sự thất bại của cuộc cách mạng Nga và sự kiện trong những năm gần đây đã là bản án đanh thép đối với giới trí thức rồi. Bây giờ trí thức phải đi vào thế giới nội tâm, thâm nhập vào nó để làm tươi mới và bồi bổ thêm cho nó. Trong quá trình lao động như thế, cuối cùng nhận thức pháp quyền của giới trí thức của chúng ta nhất định sẽ được đánh thức. Những dòng này được chắp bút với niềm tin và mong ước cháy bỏng rằng một ngày không xa, nhận thức pháp quyền của giới trí thức của chúng ta sẽ trở thành lực lượng xây dựng và sáng tạo nên một đời sống xã hội mới. Trải qua một loạt thử thách đầy cay đắng, giới trí thức của chúng ta phải đi đến nhận thức rằng bên cạnh các giá trị tuyệt đối như tự tu dưỡng cá nhân và đức hạnh thì còn có các giá trị tương đối, giá trị bình thường nhưng bền vững và không gì phá hủy được như trật tự pháp luật nữa.

Ghi chú cho lần xuất bản thứ hai. Nhiều người cho rằng thật là bất công khi lên án sự yếu kém trong nhận thức pháp quyền của giới trí thức vì nó không có lỗi mà đấy là những điều kiện ngoại tại, tức là sự vô luật pháp đang ngự trị trong đời sống của chúng ta. Không thể phủ nhận được ảnh hưởng của những điều kiện đó và nó đã được phản ánh trong bài báo của tôi. Nhưng không được đổ tất cả cho hoàn cảnh, không được bình thản mà phải công nhận rằng “nhà nước của chúng ta trong một thời gian dài, phải nói là mấy thế hệ, đã không giáo dục mà lại còn làm cho chúng ta đổ đốn thêm”, rằng “mấy thế hệ người Nga được dạy dỗ coi thường luật pháp, cho rằng luật pháp chẳng những bất lực mà còn không cần thiết nữa”[52]. Nếu chúng ta nhận thức được tai họa thì chúng ta không thể ngồi yên, lương tâm của chúng ta không thể bình thản và chúng ta phải đấu tranh với cái nguyên nhân đang hủ hóa con người của ta ở chính trong ta. Thật không xứng đáng là một người có tư duy khi phát biểu: chúng ta đã bị hủ hóa rồi và nếu người ta không gỡ bỏ cái nguyên nhân làm băng hoại kia đi thì chúng ta sẽ còn tiếp tục hủ hóa như thế nữa. Mọi người đều phải nói: tôi không được sa đọa như thế nữa vì tôi đã nhận thức được rằng người ta đang làm tôi sa đọa và tôi biết nguyên nhân của sự sa đọa đó rồi. Chúng ta cần phải mang hết nghị lực của tư duy, ý chí và tình cảm để giải phóng nhận thức của mình khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do hoàn cảnh không thuận lợi gây ra. Đấy là lý do vì sao nhiệm vụ của giai đoạn này là đánh thức nhận thức pháp quyền của giới trí thức Nga và đưa nó vào hành động, đưa nó vào đời sống.


Chú thích:

* B. A. Kistiakovski (1869-1920) là triết gia, nhà luật học và xã hội học nổi tiếng, đảng viên đảng Dân chủ lập hiến. Kiến thức về pháp luật Nga của ông sâu sắc đến mức Max Weber đã chọn ông làm cố vấn khi viết về các đảng phái chính trị ở Nga. Bài Trí thức và nhận thức pháp quyền được đăng trong Những cột mốc, xuất bản lần đầu năm 1909.

[1] Thomas Hobbes (1588-1679), triết gia và chính khách người Anh
[2] Sir Robert Filmer (1588-1653), lý thuyết gia chính trị; tác phẩm Patriacha, or the Natural Power of Kings nói tới ở đây xuất bản năm 1680.
[3] John Milton (1608 - 1674), nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Anh.
[4] John Lilburne (1615-1657), nhà hoạt động chính trị người Anh.
[5] John Locke (1632-1704), một trong những triết gia vĩ đại nhất của châu Âu thế kỷ XVII, tác phẩm Two Treatises of Government (Hai khảo luận về chính quyền) xuất bản năm 1689, trong đó Khảo luận thứ hai về chính quyền. Chính quyền dân sự đã được Lê Tuấn Huy dịch, Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2006.
[6] Montesquieu (1689-1755), người tiên phong trong phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật được Hoàng Thanh Đạm dịch, Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành năm 2004.
[7] Jean-Jacque Rousseau (1789-1794), tác phẩm Bàn về khế ước xã hội được Hoàng Thanh Đạm dịch, Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành năm 2004.
[8] Johannes Althusius (1557-1638), triết gia người Đức.
[9] Pufendorf Samuel (1632-1694), luật sư nổi tiếng người Đức.
[10] Thomasius Christian (1655-1728), triết gia người Đức.
[11] Wolff Christian (1679-1754), tư tưởng gia người Đức.
[12] Kant E. (1724-1804), ông tổ của nền triết học cổ điển Đức.
[13] Fichte Johann Gottlieb (1762 - 1814), triết gia nổi tiếng người Đức.
[14] Hegel G. (1770-1831), triết gia người Đức, ông tổ của phép biện chứng.
[15] Herbart Iohann Friedrich (1776-1841), triết học, nhà tâm lý học và giáo dục học nổi tiếng người Đức.
[16] Krause Christian Friedrich (1781-1832), triết gia người Đức.
[17] Fries Jakob Friedrich (1773-1843), triết gia người Đức.
[18] Thibaut (1772-1840), luật gia nổi tiếng người Đức.
[19] Savigny Friedrich Karl (1814-1875), luật gia nổi tiếng người Đức.
[20] Puchta (1798-1846), luật gia nổi tiếng người Đức.
[21] Beseler (1809-1888), luật gia và chính trị gia nổi tiếng người Đức.
[22] Von Ihering (1818-1892), luật gia nổi tiếng người Đức.
[23] Tritrerin G. V. (1828-1804), luật sư, triết gia và nhà sử học nổi tiếng người Nga.
[24] Vl. Soloviev (1853-1900), nhà thơ và triết gia nổi tiếng người Nga.
[25] Gersen A. I. (1812-1870), nhà triết học, nhà chính luận và nhà văn nổi tiếng người Nga.
[26] K. S. Aksakov (1817-1860), nhà chính luận, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà thơ Nga.
[27] Pëtr (1672-1725), thường gọi là Pëtr Đại đế.
[28] B. N. Almazov (1827-1876), nhà phê bình văn học, nhà thơ trào phúng Nga.
[29] Leontiev K. N. (1831-1891), triết gia tôn giáo người Nga.
[30] Không có giá trị đáng kể - tiếng Pháp, ND.
[31] Nietzsche F. (1844-1900), triết gia vĩ đại người Đức.
[32] Max Stirner, tên thật là Johann Kaspar Schmidt (1806-1858), triết gia người Đức.
[33] K. D. Kavelin (1818-1885), nhà sử học, nhà xã hội học và luật học nổi tiếng người Nga.
[34] Alexander II (1818-1881), hoàng đế Nga từ năm 1855. Bị những người dân túy ám sát.
[35] N. K. Mikhailovski (1842-1904), nhà xã hội học, nhà báo và nhà phê bình văn học Nga, lý thuyết gia của phong trào dân túy.
[36] Xem Mikhailovski N. K. Toàn tập, tập IV, trang 949.
[37] Tác phẩm đã dẫn, trang 952.
[38] Merkle Adolphe (1827-1885), luật gia nổi tiếng người Đức.
[39] Struve P. B. (1870-1944), nhà kinh tế học có tài, thời trẻ từng là lãnh tụ của những người mác-xít. Sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài.
[40] Starover, tên thật là A. H. Potresov (1869-1943), thuộc phái “melshevik”.
[41] Xem: Potresov A. N. Tiểu luận về giới trí thức Nga, 1908, trang 253 và các trang tiếp theo.
[42] Plekhanov G. V. (1856-1918), nhà triết học và nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào dân chủ-xã hội quốc tế người Nga.
[43] Lợi ích của nhân dân là trên hết - tiếng Latin trong nguyên văn.
[44] Lợi ích của cách mạng là trên hết - tiếng Latin trong nguyên văn.
[45] Quốc hội vô hình - tiếng Pháp trong nguyên văn.
[46] Xem: Toàn tập biên bản Đại hội II đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, Geneva, 1903, trang 169-170.
[47] BUND là tên viết tắt của Liên đoàn công nhân Do Thái Nga và Ba Lan, được thành lập năm 1897, năm 1998 tham gia vào đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga.
[48] Novgorodtsev P. Hoạt động lập pháp của Duma quốc gia. Tập hợp các bài báo. Duma quốc gia I, 1907, tập II, trang 22.
[49] Martov Iu. O. (1873-1923), nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào cách mạng Nga, đảng viên đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga từ năm 1900, từ năm 1903 là lãnh tụ phe “melshevik”, thành viên ban biên tập tờ Ngọn lửa nhỏ, lưu vong từ năm 1920.
[50] Toàn tập biên bản Đại hội II đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, Geneva, 1903, trang 331.
[51] Tài liệu vừa dẫn, trang 333.
[52] V. Maklakov Luật pháp trong cuộc sống người Nga, Tin tức châu Âu, tháng 5, năm 1909, trang 273-274)

SOURCE: “VỀ TRI THỨC NGA”  - NXB Tri thức, 2009

Trích dẫn từ: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan-Thuc/Tri_thuc_nhan_thuc_phap_quyen/3.viePortal