Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

CẠNH TRANH VÀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM Ở ĐÂY

TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật

I. Đặt vấn đề (Grundlage)

Nếu xét về chế độ chính trị - xã hội thì Việt Nam vẫn được coi là một quốc gia cộng sản. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam mà theo đó, chế độ một Đảng theo kiểu CNXH cho phép và tạo điều kiện để lực lượng chính trị này chi phối chiến lược, kế hoạch lập pháp và thậm chí cả nội dung và tư tưởng cơ bản của từng đạo luật do Quốc hội ban hành, mặc dù và trong khi pháp luật hiện hành về quy trình lập pháp không có quy định về điều đó, trong khi, Hiến pháp có quy định về việc "tổ chức Đảng phải hoạt động theo Hiến pháp luật" . Thông thường, việc ban hành những văn bản pháp luật mới, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội thường được dự liệu trước trong các văn kiện của Đảng (Nghị quyết Đại hội hay của các Hội nghị BCH TƯ). Kế theo đó, khi Quốc hội thậm chí cả khi Chính phủ xem xét ban hành văn bản pháp luật, cũng cần có ý kiến của cơ quan Đảng mà thông thường, đó là những quyết định.

Đối với đa số người Việt Nam, đây là những cách làm bình thường và dễ hiểu (thói quen). Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ Nhà nước pháp quyền (Điều 2, Hiến pháp sửa đổi, 11/12/2001), về vấn đề tham gia và chi phối của tổ chức Đảng vào hoạt động lập pháp, trong giới nghiên cứu pháp lý cũng đã có ý kiến, nên chăng ít nhất, điều này cũng cần được cụ thể hóa trong pháp luật về quy trình và thủ tục ban hành các văn bản pháp luật.

Mặc dù vậy, trong xu thế phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của Quốc hội, gần đây đã xuất hiện một số trường hợp là Quốc hội đã có những biểu quyết không đồng nhất với ý kiến của cơ quan Đảng - điều dường như chưa thấy lâu nay.

Cũng cần phải nói thêm rằng, xét về mặt hình thức, sự lạc hậu và bất cập có thể của hệ thống pháp luật Việt Nam không hoàn toàn có nguyên nhân từ sự yếu kém của giới nghiên cứu pháp lý[1]. Vấn đề là ở chỗ, trong một xã hội, nơi mà các Nghị quyết của Đảng được coi là công cụ trung tâm và chính thức của sự quản lý xã hội, quản lý Nhà nước và với cơ chế làm luật hiện hành và thực tế như hiện nay thì sự quan tâm, ưu tiên của xã hội, của các nhà làm làm luật chưa phải là khoa học pháp lý. Điều này sẽ cắt nghĩa cho những trường hợp mà ở đó, có những văn bản pháp luật hay thực tiễn pháp lý chứa đựng những sơ xuất sơ đẳng về khoa học pháp lý hiện đại[2].

Xét về phương diện kinh tế, thị trường Việt Nam thoát ra từ cơ chế kinh tế kế hoạch theo kiểu CNXH - nơi mà cạnh tranh được coi là xa lạ và độc quyền (Nhà nước) là phổ biến. Vì vậy, sau nhiều năm thiết lập cơ chế thị trường, nhận thức chung của xã hội và giới kinh doanh cũng như của giới chính khách (các nhà làm luật) về các hiện tượng cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, về độc quyền vẫn chưa thực sự theo các nguyên lý chung và hiện đại của thị trường, một chế định pháp luật riêng rẽ về cạnh tranh vẫn chưa hình thành. Mặc dù, Đảng CSVN, trong các văn kiện của mình đã đề cập vấn đề này khá kịp thời.

Qúa trình hình thành cơ chế kinh tế thị trường ở Việt nam còn phải tuân theo những điều kiện và bối cảnh đặc thù, ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh trong đời sống kinh tế.

Nếu xét từ tư duy quản lý, cơ chế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai của sự hình thành, tính chất quá độ, nguyên thuỷ và mông muội của hình thái cạnh tranh còn thể hiện ở mức tương đối rõ rệt. Đang trong bước quá độ của hiện tượng độc quyền Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, vì vậy điều không thể tránh khỏi là thói quen độc quyền, ác cảm với cạnh tranh trong nhận thức và hành động và không triệt để trong nhận thức về tác hại của độc quyền trong cơ chế thị trường...là những biểu hiện còn đang thấy ở xã hội Việt Nam. Hơn thế nữa, Hiến Pháp Việt Nam thừa nhận và đặt mục tiêu là kinh tế thị trường một mặt phải đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và mặt khác kinh tế Nhà nước phải giữa vai trò chủ đạo. Tuy gần đây, tư tưởng này được cụ thể hoá bằng việc nhận thức mới về vai trò của kinh tế Nhà nước mà theo đó, cần phân biệt giữa độc quyền Nhà nước (điều cần phải thừa nhận) với độc quyền doanh nghiệp Nhà nước (hiện tượng cần được kiểm soát).

Thêm vào đó, do phải tồn tại trong thời kỳ dài trong thời kỳ khó khăn của dân chủ và tự do mà thói quen trong ý thức của người dân Việt Nam và phần nhiều các doanh nghiệp mới ra đời chưa nhận thức được những khả năng mới mà họ có thể có nếu như cạnh tranh được kiểm soát và bảo vệ.

Từ tất cả những điều trình bầy trên đây cho thấy, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố đi theo con đường kinh tế thị trường và gần đây Hiến pháp (sửa đổi) đã ghi nhận Nhà nước pháp quyền (XHCN), song quá trình hình thành chính sách cạnh tranh và xây dựng pháp luật về cạnh tranh ở Việt được hình thành trong sự chi phối bởi những tiền đề và bối cảnh đặc thù mà khó có thể so sánh được với các quốc gia chuyển đổi khác.

II. Thực trạng về môi trường cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh ở Việt Nam

1. Chính sách cnh tranh và s khi xướng ban đầu

Công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam bắt đầu bằng những chính sách mở rộng quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (bao gồm cả sản xuất, lưu thông và giá cả) và tiếp đến là những biện pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu của nền kinh tế. Thông qua việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và nay được thay bởi Luật doanh nghiệp (12/6/1999), nn kinh tế nhiu thành phn chính thức được thừa nhận và bảo hộ Việtt Nam. Đặc biệt quan trọng, việc bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng đã được Hiến pháp 1992 (điều 28) khẳng định.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra nhiệm vụ: “Tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. Thực hiện độc quyền nhà nước trong một số ngành, một số lĩnh vực nhất định vì lợi ích của đất nước; hạn chế độc quyền kinh doanh, không để lợi dụng địa vị độc quyền để duy trì đặc quyền, đặc lợi, lũng đoạn thị trường.”[3] Tiếp theo đó, vấn đề khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền đã được tiếp tục nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội IX của Đảng: “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển...[4]”, “Hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế cần thiết để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soat độc quyền trong kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.”[5] Cụ thể hơn, phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm đã đề ra nhiệm vụ “... chống đặc quyền và lũng đoạn thị trường ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh phù hợp với những điều kiện thực tế của Việt nam.”[6]

Khung pháp lý mới liên quan đến các giao dịch thương mại trong nền kinh tế thị trường đã dần được hình thành với những Bộ Luật, Luật, Pháp lệnh,.. như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật Lao động, Luật Thuế, Luật Thương mại, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế,..... Quyn quyết định của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều được mở rộng. Chính sách hai giá bị thu hẹp từng bước, Nhà nước chỉ còn qun lý giá đối với một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng. Giá cả hầu hết các mặt hàng đều đã phản ánh được quan hệ cung- cầu trên thị trường.

Tình trạng “ngăn sông cấm chợ” (chia cắt thị trường bằng biện pháp hành chính) đã được giải toả, hàng hoá được lưu thông t do trên cả nước. Bên cạnh đó, cùng với việc Việt nam gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, các biện pháp tự do hoá thương mại đã được thực hiện từng bước, thị trường đã được mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia.

Như vậy, với việc xuất hiện nn kinh tế nhiu thành phn, tng bước t do hoá trong sn xut, lưu thông, cho phép t định đot giá và la chn tiêu dùng, đã xuất hiện các điều kiện cơ bản cho việc hình thành môi trường cnh tranh và tạo điều kiện cho cơ chế cạnh tranh vận hành trong nền kinh tế Việt Nam. Sự cạnh tranh của hàng hoá Việt nam đã diễn ra không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế, không chỉ giữa hàng hoá của Việt nam mà với cả hàng nhập khẩu, không chỉ giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân Việt nam mà còn cạnh tranh với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ chính sách cạnh tranh và những điều kiện pháp lý khung như trên, cạnh tranh trong cơ chế thị trường ở Việt Nam đã được khởi sắc và đã só một số kết quả tích cực:

- Tạo sự sôi động trên thị trường, xuất hiện nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh

Việc giảm các rào cản gia nhập thị trường đã cải thiện tình hình cung ứng hàng hoá ở nhiều lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đã được nâng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại, quyền lựa chọn của người tiêu dùng được mở rộng. Các giao dịch mua bán diễn ra sôi động hơn, một số doanh nghiệp đã vươn lên, tạo ra những sn phm có sc cnh tranh, không những chiếm lĩnh hoặc giữ được thị phần trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường mới. Quan sát các thị trường ở cả thành thị lẫn nông thôn đều thấy hàng hoá đa dạng hơn cả về chủng loại, mẫu mã chất lượng và giá cả.

- Thực hiện chức năng đào thải, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bị thua lỗ do yếu kém trong cạnh tranh, không tiêu thụ được sản phẩm, lao động bị mất việc làm. Về bản chất, đây là kết quả quá trình “chn lc, đào thi” của cơ chế cạnh tranh. Sự mất mát này mang tính cục bộ (phá sản doanh nghiệp yếu kém, tạm thời mất việc làm hoặc chuyển sang làm việc khác), nhưng nó cải thiện được chất lượng của ngành, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng phù hợp hơn, và do vậy mang lại li ích cho tng th xã hi.

- Góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Quá trình tự do hoá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (bỏ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm số lượng mặt hàng cấm và hạn chế xuất nhập khẩu, tăng đầu mối xuất nhập khẩu, ...) đã góp phần làm sôi động hot động xut nhp khu, giảm chi phí giao dịch do bỏ bớt khâu trung gian, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và tăng mức độ mở cửa của nền kinh tế nước ta.

2. Thc trng cnh tranh - Nhng vn đề cn khc phc

2.1. Nhận thức về cạnh tranh

Theo quan điểm truyền thống trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì cạnh tranh, kinh tế thị trường và Chủ nghĩa tư bản thường được gắn chặt với nhau và do vậy, cạnh tranh bị coi như là một hiện tượng xấu xa, thiếu đạo đức, “cá lớn nuốt cá bé”, là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như gây ra khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều người bị thất nghiệp,....Một số phương tiện thông tin đại chúng nhiều khi không khách quan, đã gán cho cạnh tranh cả những “tội lỗi” mà không phải nó trực tiếp gây ra như lừa đảo, hối lộ, hoặc đưa ra những thông tin không đúng sự thật làm giảm sức cạnh tranh của một sản phẩm, một làng nghề. Nhận thức về cạnh tranh chưa phù hợp đã dẫn đến sự phân biệt đối xử trong quyết định của một vài cơ quan cũng như trong hành vi của một số công chức còn mang tính phân biệt đối xử (đặc biệt là trong khâu đăng ký kinh doanh, phân bổ quota, chỉ định đầu mối,...). Điều đó đã làm hạn chế cạnh tranh, bóp méo các quan hệ cạnh tranh trên thị trường.

Vấn đề độc quyền ở Việt nam gắn liền với việc xác định vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và có tác động quan trọng đến cách thức can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Với quan niệm cho rằng, độc quyền kinh doanh (hoặc ít nhất là khống chế thị trường) của Nhà nước là sự cần thiết cho việc điều tiết nền kinh tế, nhiều cơ quan hoạch định chính sách vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ xu thế độc quyền ở nhiều lĩnh vực. Vị trí độc quyền được duy trì với những lý do như “vì an ninh quốc gia”, “vì vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”, “bảo hộ sản xuất trong nước”.

Với quan niệm như trên, hiện nay ở Việt nam ch tn ti độc quyn ca doanh nghip nhà nước, được Nhà nước giao phó và to điu kin chiếm gi v trí này, hoàn toàn chưa có độc quyền tư nhân trong nước hay nước ngoài. Mọi tổ chức độc quyền trên thị trường hiện nay đều được hình thành thông qua quyết định hành chính[7], chưa có mt t chc độc quyn nào được hình thành thông qua t do cnh tranh. Bên cạnh những quyết định ở Trung ương, một số địa phương cũng đưa ra một số quy định nhằm chia cắt thị trường, tạo vị thế độc quyền trên địa bàn cho doanh nghiệp của địa phương mình.

Trong khi độc quyền được duy trì ở nhiều lĩnh vực thì độc quyền trong sử dụng phát minh, sáng chế (loại độc quyền có tác dụng tích cực đến quá trình đổi mới) lại không được bảo hộ một cách nghiêm túc. Điều này đã làm hạn chế đáng kể động lực ở lĩnh vực nghiên cứu & phát triển, hạn chế việc nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế.

2.2. Hin tượng phân bit đối x

Hiện tượng phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh vực và mang tính tương đối phổ biến. Sự phân biệt đối xử không ch được th hin trong quá trình hoch định chính sách, trong ni dung các văn bn pháp lut mà còn c trong hot động ca b máy hành chính.

Đối x khác bit trong ni dung văn bn pháp lut

ở hầu hết các khâu, từ quá trình thành lập đến tiếp cận các nguồn lực (đất đai, tín dụng, lao động,...) và sản xuất kinh doanh, đều xuất hiện các quy định và hành vi phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa khu vực quốc doanh và khu vực dân doanh.

- Khác biệt trong thành lập và đăng ký kinh doanh

Hiện nay Việt Nam đang tồn tại nhiều Luật để điều chỉnh các loại hình pháp lý doanh nghiệp (Rechtsform der Unternehmen) như : Lut DNNN, Lut Doanh nghip, Lut Hp Tác Xã, Lut Đầu tư nước ngoài. ở đây, vấn đề không phải là vì có nhiều Luật mà tư tưởng về tự do kinh doanh, về thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước trong các Luật này còn nhiều điểm rất khác nhau.

- Khác biệt trong chính sách thuế, giá

Đối xử khác biệt được thể hiện rất rõ nét trong thuế suất (Steuersatz), đặc biệt trong Thuế Thu nhập doanh nghiệp (Umsatzsteuer) ; cơ chế hai giá (giữa người Việt nam và nước ngoài) vẫn còn duy trì đối với một số hàng hoá dịch vụ quan trọng cho đời sống và sản xuất. Ngay trong việc thu phí dịch vụ (nhất là vé du lịch), mặc dù đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, song nhiều địa phương vẫn duy trì chế độ hai giá đối với người trong nước và người nước ngoài.

- Phân biệt đối xử trong chính sách đất đai

Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước không sử dụng hết mặt bằng sản xuất hoặc sử dụng không đúng mục đích thì chỉ có rất ít doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được Nhà nước cho thuê đất. Mặc dù vấn đề này đã được phản ánh ở mọi cấp, Luật đất đai được sửa đổi nhiều lần song vẫn chưa có một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.

- Phân biệt đối xử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trước khi Nghị định 57 được ban hành (1998), rất ít doanh nghiệp dân doanh xin cấp được giấy kinh doanh xuất nhập khẩu, họ cũng hầu như không có cơ hội nhận quota hoặc làm “đầu mối xuất nhập khẩu”. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực dân doanh đều phải thực hiện qua hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác.

- Phân biệt đối xử trong lĩnh vực tín dụng

Khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp dân doanh khó khăn hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chẳng những các DNNN không cần thế chấp mà thông thường còn nhận được nhiều thông tin và dễ dàng nhận được những khoản tín dụng ưu đãi..... Theo ước tính, khu vực DNNN chỉ chiếm 30% tổng GDP song lại chiếm tới 70% tổng số tín dụng của các ngân hàng thương mại, lý do chính là nhiều khoản tín dụng được cho vay theo chỉ định và hơn nữa, khu vực DNNN không cần phải có tài sản thế chấp khi vay ngân hàng. Bên cạnh đó các biện pháp khoanh, hoãn giãn nợ cho khu vực DNNN lại tiếp tục làm hạn chế nguồn vốn của ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp khác.

- Phân biệt đối xử trong chính sách ưu đãi đầu tư trong nước

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo từ các địa phương trong cả nước[8], số dự án dân doanh (nằm ngoài khu vực Nhà nước) được cấp chứng chỉ ưu đãi đầu tư trong năm 2000 là 1113 dự án (chiếm 79.4% tổng số chứng chỉ ưu đãi đầu tư) với số vốn là 10371 tỷ đồng (chiếm 67.9%), sử dụng 116045 lao động (chiếm 74 %). Tuy vậy, chỉ có 412 dự án dân doanh được hưởng tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, nghĩa là ch có 37% chng ch thc s có ý nghĩa (trong khi đó con số này ở các dự án đầu tư của khu vực nhà nước là 86.2%). Hơn na, lượng vn cho các d án dân doanh vay ưu đãi ch chiếm có 22.5% tng vn vay ưu đãi, và lượng vn được h tr lãi sut cho các d án dân doanh ch chiếm 32.9%. Như vậy, mặc dù nhiều dự án đầu tư dân doanh được cấp chứng chỉ ưu đãi, song hầu hết những chứng chỉ này chỉ có ý nghĩa hình thức, trên thực tế Luật khuyến khích đầu tư trong nước đang còn chưa nhắm đúng vào mục tiêu chủ yếu của nó là khuyến khích đầu tư trong nước, phát huy ni lc toàn xã hi. Biểu hiện này cũng có thể được coi như một biểu hiện của sự phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế của các công chức và các cơ quan công quyền tại các địa phương và các tổ chức tín dụng.

Phân bit đối x trong công quyn

Tại nhiều cơ quan công quyền, các doanh nghiệp dân doanh luôn bị ngầm coi là những doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn, có lẽ vì vậy số lượng các đoàn thanh tra kiểm tra viếng thăm nhiều hơn hẳn so với các DNNN. Ngay cả các cán bộ tín dụng cũng e ngại khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dân doanh, nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm khi không thu hồi được nợ sẽ lớn hơn nhiều so với việc cấp tín dụng cho DNNN[9].

Việc phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp dân doanh và DNNN đã dẫn đến hiện tượng “núp bóng DNNN” của một số tư nhân để lạm dụng sự ưu đãi của Nhà nước và “rút ruột” các DNNN. Hiện tượng phân biệt đối xử cũng đã nh hưởng vô cùng tiêu cc đến môi trường cnh tranh và hơn thế nữa, nó còn nh hưởng đến lòng tin ca người dân vào đường li ci cách ca Đảng và Nhà nước.

2.3. Nhng cn tr mang tính hành chính đối vi vic gia nhp và rút khi th trường

- Những cản trở hành chính trong quá trình thành lập doanh nghiệp

Mặc dù nền kinh tế nhiều thành phần đã được Đảng và Nhà nước khuyến khích, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đã được ban hành từ 1990, song sự chuyển đổi các quy định pháp lý vẫn còn quá chậm chạp. Tư duy “người dân chỉ được phép kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cho phép” đã tạo ra quá nhiều rào cản trong quá trình gia nhập thị trường. Họ không được sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực hoặc phải đáp ứng nhiều điều kiện không rõ ràng và bất hợp lý. Điều đó đã dẫn đến tình trạng trì trệ trong nhiều năm qua: số doanh nghiệp tham gia trên thị trường ở nhiều lĩnh vực còn quá thấp, các doanh nghiệp không phải chịu sức ép cạnh tranh, chậm chạp trong quá trình đổi mới, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 1999 và có hiệu lực từ 1/1/2000 là một điểm đột phá cho việc rỡ bỏ những cản trở mang tính hành chính đối với quá trình gia nhập thị trường của các nhà đầu tư, tạo bầu không khí mới cho nền kinh tế nước ta. Lần đầu tiên quyền kinh doanh của công dân theo quy định của Hiến pháp “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” đã được thể chế hoá. Các doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Tuy vậy, Luật Doanh nghiệp cũng đã vấp phải nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một số cơ quan nhà nước (chủ yếu là các bộ) và địa phương chưa tích cực triển khai xây dựng các văn bản thi hành Luật, tìm cách trá hình duy trì, phục hồi những thủ tục hành chính đã bị bãi bỏ. Sự tồn tại các rào cản trên không những gây khó khăn cho việc cải thiện môi trường cạnh tranh mà còn làm giảm sút ý chí kinh doanh của công dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp phát triển chung của toàn nền kinh tế. Việc duy trì một số giấy phép bất hợp lý sẽ là cơ sở cho sự tiếp tục tồn tại của cơ chế “xin-cho” và các hiện tượng tham nhũng, kìm hãm quá trình chuyển đổi cơ cấu và là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp có thái độ ỷ lại, không thúc đẩy quá trình đổi mới.

- Những khó khăn trong quá trình phá sản

Về khía cạnh kinh tế, phá sản là hiện tượng của quá trình đào thải, chọn lọc bình thường trong cơ chế thị trường. Hậu quả do phá sản đưa lại chỉ mang tính thời điểm, ngắn hạn, nhưng chính phá sản là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu, phân bổ lại các nguồn lực xã hội vào những lĩnh vực hiệu quả hơn và do vậy nâng cao tính cạnh tranh của toàn nền kinh tế.

Luật phá sản đã được ban hành năm 1993 song do nhiều nguyên nhân, Luật Phá sản chưa đi vào cuộc sống. Những bên có quyền đưa đơn đòi phá sản (bản thân doanh nghiệp, người làm công khi là chủ chủ nợ) đều không muốn cho doanh nghiệp phá sản, thủ tục phá sản không phức tạp và không thực tế Luật Phá sản không đi vào cuộc sống được. Thêm vào đó, bản thân pháp luật về phá sản còn nhiều vấn đề bất hợp lý khó đi vào cuộc sống và mặt khác toà án phá sản (Konkursgericht) đôi khi còn bị ngăn cản vì những lý do "chính scáh xã hội".

Sự kém hiệu lực của Luật Phá sản đã có tác động không tốt đến môi trường cạnh tranh và nền kinh tế, duy trì những doanh nghiệp kém hiệu quả, không tạo điều kiện để chuyển nguồn lực từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả hơn, cản trở quá trình chuyển đổi cơ cấu. Hiện nay, một số doanh nghiệp “đã chết” song vẫn được ngân hàng tiếp tục nuôi sống với hy vọng nuôi con nợ để đòi nợ. Điều này không những tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ đối xử với khách hàng, duy trì sự hoạt động kém hiệu quả của đồng vốn tại doanh nghiệp mà còn làm lãng phí nguồn tín dụng vốn đã quá nhỏ bé của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

2.4. Nhng hin tượng liên kết cn tr cnh tranh (Cartel)

Tuỳ theo góc độ nhìn nhận đánh giá, tác động của việc liên kết giữa các doanh nghiệp có thể đưa lại những tác động tiêu cực hoặc tích cực cho nền kinh tế. Sự liên kết với mục tiêu hợp lý hoá, định chuẩn kỹ thuật, chuyên môn hoá và đặc biệt liên kết để tạo thế mạnh trong đàm phán xuất nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế. Ngược lại, sự liên kết để định giá hoặc phân chia thị trường hoặc cùng tẩy chay một đối thủ nào đó trên thị trường trong nước sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh nói riêng và lợi ích toàn xã hội nói chung.

Trong giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước còn tương đối cao, sự liên kết có hại (cho nền kinh tế) giữa các doanh nghiệp để thoả thuận về giá và phân chia thị trường có thể xuất phát từ tư tưởng kế hoạch hoá tập trung trước kia, thậm chí nhiều khi được núp những mục tiêu rất đẹp như: để thống nhất quản lý giá, không để “tư thương ép giá”. Hiện tượng tương đối phổ biến ở Việt Nam là sự liên kết giữa một số doanh nghiệp tại địa phương theo hình thức hiệp hội để tạo một thế độc quyền nhằm nâng giá, nổi bật nhất là trong lĩnh vực taxi nói riêng và vận tải hành khách nói chung.

Thông thường những hành vi liên kết cản trở cạnh tranh là những hành vi đàm phán không chính thức, không công khai nên khó phát hiện và xử lý hơn so với các hành vi cản trở cạnh tranh khác. Chính vì vậy, mặc dù hiện tượng liên kết cản trở cạnh tranh ở Việt Nam chưa có những ảnh hưởng nhiều đến môi trường cạnh tranh như những hiện tượng khác (độc quyền kinh doanh, cản trở hành chính, cạnh tranh không lành mạnh), song nếu không có những biện pháp sớm ngăn ngừa thì sẽ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và khó giải quyết.

2.5. Nhng hành vi cnh tranh không lành mnh (unlautererWettbewerb)

Thiếu quy định pháp lý cùng với ý thức chấp hành luật pháp của người dân chưa cao là những nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh[10] trên thị trường Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Trong thời gian qua, hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Có thể điểm qua một số hình thức tương đối phổ biến của cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt nam:

- Hàng gi (Irrefỹhrung):

Hàng giả là hiện tượng xuất hiện rất nhiều ở nước ta với nhiều hình thức: hàng gi v cht lượng, gi v nhãn hiu hàng hoá và gi v c cht lượng ln nhãn hiu hàng hoá[11]. Hiện tượng dán nhãn giả mạo của một số hàng có danh tiếng tuy có giảm song vẫn còn tồn tại và chuyển sang dạng “nhái” nhãn hàng với tên và biểu tượng gần giống như “nguyên bản”. Ví dụ: sau khi nước khoảng La Vie đã có uy tín trên thị trường thì đã có hàng chục nhãn khác như: La Ville, Le Vie, La Vier,.... Điều này đã buộc hãng La Vie gần đây phải đổi hình dáng bao bì, tốn kém thêm rất nhiều thời gian và chi phí, trong khi đó, các hãng khác không hề phải chịu một khoản chế tài nào cho các hành vi không lành mạnh của mình.

- Qung cáo sai lch:

Trong 10 năm qua, quảng cáo ở Việt nam đã có những bước phát triển rất mạnh, từ hình thức đơn giản là giới thiệu sản phẩm đến những chương trình quảng cáo đầy ấn tượng. Tuy vậy, hiện tượng tác dụng quá tốt mà sản phẩm không có hoặc che đậy những tác dụng xấu của sản phẩm vẫn còn xuất hiện, đặc biệt đối với các sản phẩm tân dược và hoá phẩm. Thậm chí có cả những loại thuốc tân dược như Malatonin bị cấm sử dụng ở nước ngoài nhưng vẫn được quảng cáo cho người dân Việt nam dùng để “cải lão hoàn đồng”[12].

- Khuyến mi không tht

Ngoài hình thức quảng cáo, các doanh nghiệp tại Việt nam hiện nay đang tích cực thực hiện những biện pháp khuyến mại nhằm thu hút thêm khách hàng. Bên cạnh những hình thức khuyến mại trung thực vẫn còn tồn tại nhiều hình thức đáng nghi ngờ, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng[13]. Nhiều đợt mở thưởng và kết quả khuyến mại đều không được công khai nên xuất hiện tâm lý “bị lừa đảo” trong khách hàng. Nguy hiểm hơn, do chưa có những quy định rõ ràng cho khuyến mại, nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng danh nghĩa của một hãng để vào các gia đình lừa đảo, bán đắt các sản phẩm “rởm” hoặc lấy trộm tài sản của công dân.

- Vu khng làm hi uy tín ca đối th cnh tranh

Hiện tượng vu khống nhằm hạ uy tín đối thủ đã được một số doanh nghiệp sử dụng ở Việt nam. Hình thức này cũng rất đa dạng, từ đơn giản với công cụ “truyền miệng” đến các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Năm 1996, ở một số vùng đồng bằng Nam bộ xuất hiện tin đồn ăn sò voi sẽ bị ... cùi, rồi lại có tin máy cán mía của một nhà máy đã cán chết người[14]. Năm 1999 lại có tin vải ở Lục ngạn có thể làm cho người tiêu dùng bị bệnh viêm não (được phát cả trên truyền hình). Môi trường Internet cũng bị lạm dụng để truyền tin thất thiệt như: một số dầu gội đầu có thể gây ung thư, kim tiêm bị nhiễm HIV, băng vệ sinh của Procter chứa chất amiăng hại sức khoẻ. Nguy hiểm hơn, có trường hợp do vô tình hay cố ý, một số cơ quan nhà nước đã xử lý oan sai cho doanh nghiệp do tin vào những tin vu khống của đối thủ cạnh tranh.

- Bán phá giá

Điển hình nhất trong việc phá giá để bóp chết đối thủ cạnh tranh ở Việt nam là ví dụ trên thị trường nước giải khát. Sau khi xâm nhập thị trường Việt nam, từ năm 1995 Coca Cola đã liên tục hạ giá thông qua nhiều biện pháp. Chỉ sau vài năm Coca Cola đã gần như đẩy được các hãng nước ngọt Việt nam ra khỏi thị trường và chỉ còn phải chia xẻ thị trường với đối thủ Pepsi Cola..

Ngoài những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện “chính thức” nói trên, còn có một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh “phi chính thức” khác mà khó có thể có được những minh chứng rõ ràng. Đó là những hành vi móc ngoặc trong đấu thầu, đó là sự móc ngoặc hoặc xúi bẩy các cơ quan công quyền kiểm tra, thanh tra vô cớ các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần một cuộc kiểm tra liên ngành tạo một cửa hàng trong lúc đông khách có thể ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của cửa hàng đó. Mặc dù không có kết luận sai phạm gì, nhưng việc khôi phục lại uy tín đối với cửa hàng hoàn toàn không đơn giản.

2.6. Độc quyn doanh nghip - nguyên nhân và nhng tác động tiêu cc

Mặc dù nền kinh tế nhiều thành phần đã được chính thức thừa nhận hơn 10 năm qua, song Nhà nước vẫn nắm hoặc khống chế nhiều lĩnh vực kinh tế, tỷ trọng cao nhất là ở những lĩnh vực khai thác than, kim loại, điện, nước, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,.... Nguyên nhân chủ yếu cho sự tồn tại của độc quyền kinh doanh ở Việt nam xuất phát chủ yếu từ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, độc quyền ở một số lĩnh vực còn có nguyên nhân khách quan mang tính kỹ thuật khác là quy mô công ngh ti thiu đối vi mt s sn phm có quan h tương đối ln vi tng cu trong nước (ví dụ như các sản phẩm thép, ximăng,...). Điều đó có nghĩa, một khi chưa tạo được khả năng xuất khẩu thì việc tồn tại sự khống chế của 1 vài doanh nghiệp là điều tất yếu.

Trong nhiều lĩnh vực, hầu hết các DNNN được tập trung trong một Tổng công ty (90 hoặc 91) như: TCT Than, TCT Thuốc lá, TCT Điện lực, TCT Bưu chính Viễn thông, TCT Bảo hiểm,... Vì thế những lĩnh vực này không chỉ là độc quyền nhà nước mà là độc quyn doanh nghip.

Độc quyền kinh doanh tại Việt nam hoàn toàn nằm trong tay các DNNN, được Nhà nước bảo hộ, không có độc quyn kinh doanh tư nhân hoc nước ngoài. Nhiều hình thức độc quyền tồn tại ở Việt nam: độc quyn mua và độc quyn bán, độc quyn toàn quc và độc quyn địa phương[15]. Vấn đề “độc quyn t nhiên” chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với mức độ tiến bộ khoa học kỹ thuật[16]; quan niệm về độc quyền tự nhiên vẫn không có nhiều thay đổi, trải ra trong phạm vi rộng (ví dụ: trong điện và nước sạch thì bao gồm cả sản xuất lẫn mạng cung ứng điện, nước) dịch vụ công gần như “nghiễm nhiên” được coi là lĩnh vực độc quyền, chưa nghiên cứu áp dụng phương thức đấu thầu dịch vụ công. Trong nhiều ngành, tư tưởng “tự làm” từ khâu đầu đến khâu cuối đã dẫn đến hin tượng độc quyền trong liên kết dc (tự thiết kế, tự thi công, tự nghiệm thu,...).


[1] Liên qua đến vấn đề kiểm soát cạnh tranh và xây dựng pháp luật về cạnh tranh, giới khoa học kinh tế và pháp lý đã sớm có những nghiên cứu và phát hiện vấn đề từ nhiều năm nay. Ngay Viện KAS-CHLB Đức cũng đã có những khởi xướng nghiên cứu khá sớm về pháp luật cạnh tranh.

[2] Nếu theo quy định của Bộ luật dân su Việt Nam thì UBND tỉnh cũng hưởng chế ậô trách nhiệm hữu hạn, hoặc đã có vụ án mà ở đó, thẩm phán không coi các quy định của Incotrem, được thoả thuận trong hợp đồng, là cơ sở để giải quyết tranh chấp với lý do, đó không phải là pháp luật.

[3] Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII

[4] Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX (Văn kiện Đại hội IX, trang 102)

[5] Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001-2010 (Văn kiện Đại hội IX, trang 192)

[6] Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2001-2005 (Văn kiện Đại hội IX, trang 322)

[7] Biểu hiện rõ nét nhất là vào ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 91/TTg về việc thành lập các tổng công ty toàn quố c(Doanh nghiệp Nhà nước) mà theo đó, trên thực tế đã cho ra đời (bằng các biện pháp hành chính) các nhà độc quyền trong gần 20 ngành kinh tế- kỹ thuật.

[8] Theo tổng hợp của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (4/2000)

[9] Theo điều tra của MPDF thì chỉ có 18% ủng hộ cho doanh nghiệp tư nhân vay tín dụng, trong khi có 80% ủng hộ DNNN vay tín dụng, trong trường hợp cả 2 doanh nghiệp này đều có khả năng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng như nhau.

[10]Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất và cụ thể cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng nói chung đều quan niệm theo hướng là hành vi cạnh tranh bằng những công cụ bất hợp pháp hoặc không hợp với đạo lý luân thường của xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho người cạnh tranh khác.

[11] Theo Lê Tất Chiến: Ba loại hàng giả, Báo Lao động số 32/99 ngày 24/2/99

[12] Theo TS Nguyễn Như Phát và Nguyễn Thị Thu Hiền trong báo cáo về “Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiệnn nay tại Việt nam ” tại Hội thảo 9/2000 do Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức.

[13] Gần đây, chương trình khuyến mại “trúng lốp bốp” được Công ty sữa Foremost tổ chức từ 15/1/2001 với giải lớn nhất là 100 triệu đồng khi hộp sữa của khách hàng có 3 ngôi sao bên trong. Thế nhưng hai khách hàng ở Kontum và TPHCM đều có 3 ngôi sao nhưng chỉ được “khuyến khích” bằng một máy ảnh giá 1.05 triệu vì 3 ngôi sao của họ không nằm liền nhau, mặc dù trước đó hãng không hề giải thích điều này khi khuyến mại (Theo bài “Thêm một bài học về cách tặng quà” trên báo Thanh niên số 85 ngày 9/4/2001)

[14] Theo bài “Cạnh tranh bằng tin đồn” đăng trên báo Công an nhân dân TPHCM ngày 17/7/1996

[15] Một số địa phương đã dùng mệnh lệnh hành chính để buộc một số tổ chức trên địa phương chỉ được phép tiêu thụ sản phẩm của địa phương mình hoặc của một hãng nào đó (ví dụ: bia, xi măng, vật liệu xây dựng, bảo hiểm,...) tạo thế độc quyền trong địa phương.

[16] Theo ý nghĩa kinh tế, độc quyền tự nhiên có thể được coi đối với những ngành công nghiệp mạng. Ví dụ: Mạng viễn thông vẫn được coi là độc quyền tự nhiên, song ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã cho phép nhiều công ty viễn thông có thể cùng khai thác trên một mạng, vì thế ở nhiều nước, lĩnh vực này không còn mang tính độc quyền tự nhiên nữa.

SOURCE: CHƯA XÁC ĐỊNH

Trích dẫn từ: http://www.law-vnu.netnam.vn/html/nghiencuu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét