Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ GIAI ĐOAN 2004 – 2009 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CIVILLAWINFOR (Tổng hợp)

A. NĂM 2009

1. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: LeXuanBa@ciem.org.vn


2. Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đời sống người lao động

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: president@ciem.org.vn


3. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường Việt Nam vì sự phát triển bền vững

Chủ nhiệm đề tài:  PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo
Email: Tai@ciem.org.vn


4. Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Minh Đức, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu Chính sách kinh tế vĩ mỗ, Viện NCQLKT TƯ.
Email: Duc@ciem.org.vn


5. Mua sắm công bằng vốn Nhà nước: Cơ sở khoa học, những bất cập và giải pháp

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Minh Hải
Email: mhai@ciem.org.vn


6. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam 

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Lâm Hà
Email: lamha@ciem.org.vn


7. Vấn đề bồi thường trong thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng chính sách và giải pháp hoàn thiện

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Mạnh Hải
Email: nmhai@ciem.org.vn


8. Năng lực tham gia của hộ nông dân đối với sản xuất nông sản hàng hoá: Cách tiếp cận từ chuỗi giá trị

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Đức Khải
Email: khai@ciem.org.vn


9. Tái lập cân đối kinh tế vĩ mô trong và sau khủng hoảng: Kinh nghiệm và bài học

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Quang Long
Email: long@ciem.org.vn

B. NĂM 2008

10. Áp dụng phương pháp “đánh giá tác động pháp luật” (RIA) để nâng cao chất lượng quy định pháp luật ở Việt nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Đức Hiếu, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu Chính sách kinh tế vĩ mỗ, Viện NCQLKT TƯ.
Email: hieu@ciem.org.vn


11. Đổi mới nội dung và phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tiến Cường, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện NCQLKT TƯ
Email: ttcuong@ciem.org.vn


12. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V)Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Kim Hào, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp nhà nước, Viện NCQLKT TƯ
Email: tkhao@ciem.org.vn


13. Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển và chuyển đổi: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Sang, Phó tổng biên tập Tạp chí Quản lý Kinh tế, Viện NCQLKT TƯ
Email: lsang@ciem.org.vn


14. Quan hệ đối tác (partnership) giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, Phó trưởng ban nghiên cứu Thể chế kinh tế, Viện NCQLKT TƯ
Email: kdung@ciem.org.vn


15. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp công sang mô hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục, y tế ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Ngô Minh Tuấn, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu Khoa học quản lý kinh tế, Viện NCQLKT TƯ
Email: minhtuan@ciem.org.vn


16. Phòng ngừa và xử lý việc bị kiện phá giá đối với mặt hàng dệt may trong khuôn khổ WTO: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hồng Minh, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện NCQLKT TƯ
Email: minh@ciem.org.vn


17. Tăng cường vai trò của một số tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hiên, Phó trưởng ban Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn, Viện CNQLKT TƯ
Email: hiennt@ciem.org.vn


18. Các kênh huy động vốn đầu tư bất động sản: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đinh Trọng Thắng, Nghiên cứu viên Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo, Viện NCQLKT TƯ
Email: trongthang@ciem.org.vn

C. NĂM 2007

19. Chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp (2006-2007)

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: LeXuanBa@ciem.org.vn


20. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài:  PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo
Email: Tai@ciem.org.vn


21. Nghiên cứu cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường

Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trưởng ban nghiên cứu Khoa học quản lý
Email: vxnhong@ciem.org.vn


22. Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất ở Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài:  TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó trưởng ban Nghiên cứu Khoa học quản lý kinh tế
Email: TueAnh@ciem.org.vn


23. Quản trị doanh nghiệp: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Nguyễn Nam Hải
Email: namhai@ciem.org.vn


24. Quản lý nhà nước đối với việc thành lập doanh nghiệp: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Văn Hưởng, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo
Email: NgHuong@ciem.org.vn


25. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng phương pháp định giá thương hiệu doanh nghiệp

Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Nguyễn Thị Luyến, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu chính sách cải cách và phát triển doanh nghiệp
Email: Luyennt@ciem.org.vn


26. Điều chỉnh chính sách công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: nghiên cứu trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Mạnh Hùng, Nghiên cứu viên Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo
Email: HungDT@ciem.org.vn


27. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm sú nuôi ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hữu Thọ, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Email: Tho@ciem.org.vn


28. Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững xã hội ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thanh Bình,  Ban Nghiên cứu Chính sách kinh tế Vĩ mô
Email: Thanhbinh@ciem.org.vn

D. NĂM 2006

29. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: T.S Trần Tiến Cường - Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp
Email: ttcuong@ciem.org.vn


30. Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Kim Chung, phó trưởng ban Nghiên cứu Khoa học quản lý
Email: trankimchung@ciem.org.vn


31. Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt, nghiên cứu viên  Tạp chí Quản lý Kinh tế
Email: Nguyet@ciem.org.vn


32. Các đặc điểm và hiệu quả hoạt động của hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hoàng Hà, Nghiên cứu viên Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô
Email: hoangha@ciem.org.vn


33. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách tài khóa của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Sang, Nghiên cứu viên Tạp chí Quản lý kinh tế
Email: LSang@ciem.org.vn


34. Chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: LeXuanBa@ciem.org.vn


35. Vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách kinh tế-xã hội ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, Phó trưởng ban Ban nghiên cứu Thể chế kinh tế
Email: kdung@ciem.org.vn


36. Khả năng áp dụng một số phương pháp xác định giá quyền sử dụng đất góp phần lành mạnh hóa thị trường quyền sử dụng đất ở Việt nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Mạnh Hải, nghiên cứu viên ban Nghiên cứu Khoa học quản lý
Email: nmhai@ciem.org.vn


37. Tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Trung, nghiên cứu viên ban Nghiên cứu Chính sách cải cách và phát triển doanh nghiệp
Email: pdtrung@ciem.org.vn


38. "Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực tư nhân ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam"

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Minh Thảo, nghiên cứu viên Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo
Email: tathao@ciem.org.vn


39. Sự tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số với dịch vụ công ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hiên, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu Chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Email: hiennt@ciem.org.vn


40. Áp dụng cách tiếp cận quản lý theo kết quả trong theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Hạnh, chuyên viên chính Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế

Email: tranhanh@ciem.org.vn


41. So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs – WTO

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hồng Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu
Email: minh@ciem.org.vn

E. NĂM 2005

42. Xây dựng các chỉ số dẫn báo phục vụ phân tích chu kỳ kinh tế và dự báo ngắn hạn – Kinh nghiệm quốc tế và khả năng xây dựng cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Hiền Minh, Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập Kinh tế Quốc tế
Email: hienminh@ciem.org.vn


43. Một số giải pháp thu hút đầu tư về nước của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Anh Dũng, Nghiên cứu viên của Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo - Viện NCQLKTTW
Email: anhdzung@ciem.org.vn


44. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của mối quan hệ nhà nước với thị trường, phát huy vai trò của các đòan thể và các hội

Chủ nhiệm đề tài: CN. Hoàng Thu Hoà, Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu - Viện NCQLKTTW
Email: thhoa@ciem.org.vn


45. So sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có và không có vốn FDI trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam, tiếp cận theo phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA).

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Lê Minh, Nghiên cứu viên Tạp chí Quản lý kinh tế
Email: PLMinh@ciem.org.vn


46. Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: TS.Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: LeXuanBa@ciem.org.vn


47. Ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Email: Khai@ciem.org.vn


48. Rủi ro trong quá trình tự do hóa thị trường tài chính và trình tự cải cách: Kinh nghiệm quốc tế và các bài học cho Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Quang Long, Nghiên cứu viên ban Nghiên cứu Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế
Email: long@ciem.org.vn


49. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tiến Cường, Trưởng ban Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp
Email: TTCuong@ciem.org,vn


50. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Thành, Phó trưởng ban Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô
Email: HThanh@ciem.org.vn

F. NĂM 2004

51. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Email: LeXuanBa@ciem.org.vn


52. Cơ sở khoa học và giải pháp chính sách giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô
Email: Cung@ciem.org.vn


53. Các hạn chế đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam và các giải pháp chính sách

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Sang, Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - Viện NCQLKTW
Email: LSang@ciem.org.vn


54. Xây dựng các chỉ số dẫn báo phục vụ phân tích chu kỳ kinh tế và dự báo ngắn hạn - Kinh nghiệm quốc tế và khả năng xây dựng cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Hiền Minh, Phó trưởng ban Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế
Email: hienminh@ciem.org.vn


55. Mô hình tăng trưởng Solow với hàm sản xuất có độ co dãn thay thế bất biến và vận dụng cho Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Tuệ Anh, Ban Nghiên cứu khoa học quản lý
Email: TueAnh@ciem.org.vn


56. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc định hướng phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư giữa trung ương và địa phương trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hữu Hân, Trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế
Email: tranhuuhan@ciem.org.vn


57. "Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam- Thực trạng, các vấn đề và giải pháp"

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Kim Hào, Phó tổng biên tập Tạp chí Quản lý kinh tế - Viện NCQLKTTW

Email: tkhao@ciem.org.vn


58. Đánh giá ảnh hưởng qua lại của các hoạt động kinh doanh không chính thức của các doanh nghiệp khu vực tư nhân và môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo - Viện NCQLKTTW

Email: tai@ciem.org.vn

SOURCE: VIỆC NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG (CIEM.ORG.VN)

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HIỆN TẠI VỀ QUYỀN MUA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

CIVILLAWINFOR (Tổng hợp)

1. Mở rộng đối tượng kiều bào được mua nhà ở Việt Nam

Năm 2008, đã có gần 400.000 kiều bào được miễn thị thực vào VN. Đây là con số được Ủy ban Nhà nước Về người VN ở nước ngoài (ủy ban) thông tin tại cuộc họp báo ngày 6-1- 2009, tại Hà Nội. Số liệu nêu trên được đánh giá là còn khiêm tốn, vì số lượng Việt kiều truy cập vào trang web của cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài hay cơ quan xuất nhập cảnh để làm thủ tục nhập cảnh về nước thời gian qua chưa nhiều.

Điều này cho thấy một số kiều bào còn chưa quen với việc vào internet để lấy thông tin hoặc đơn đăng ký miễn thị thực. Khúc mắc nữa là do có những rắc rối trong cách thức kê khai chi tiết về nơi sinh, nơi cư trú trước đây, đặc biệt với những trường hợp xuất thân tại những địa phương nay đã chia tách tỉnh.

Thủ tục xuất nhập cảnh sẽ thuận lợi hơn

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước Về người VN ở nước ngoài, ủy ban đang xem xét, thu nhận các ý kiến đóng góp của kiều bào để làm việc với các cơ quan quản lý chức năng trong nước, cải tiến thủ tục để công tác miễn thị thực được thuận lợi hơn.

Mới đây, ủy ban đã đưa mẫu đơn đăng ký miễn thị thực bằng tiếng Anh lên trang web của Bộ Ngoại giao để giúp cho thế hệ kiều bào thứ ba có thể làm thủ tục xin xuất nhập cảnh nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và ủy ban cũng cho biết nhân dịp đón Xuân Kỷ Sửu, Bộ Ngoại giao và ủy ban sẽ phối hợp với Đài Truyền hình VN tổ chức một chương trình giao lưu mừng Xuân dành cho kiều bào. Chương trình mang tên Xuân quê hương 2009, được truyền hình trực tiếp từ 4 đầu cầu Hà Nội, Vientiane, San Francisco, Moscow vào tối 18-1 - 2009. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ phát biểu lời chào mừng bà con kiều bào từ khắp nơi trên thế giới. Ủy ban cũng khẳng định lượng kiều bào về quê ăn Tết Kỷ Sửu chắc chắn sẽ đông hơn con số nửa triệu người của năm ngoái.

Năm 2009, Bộ Ngoại giao và ủy ban sẽ triển khai hàng loạt hoạt động tích cực thúc đẩy phát triển cộng đồng người VN ở nước ngoài. Đầu tiên là Bộ Xây dựng sẽ trình Quốc hội thông qua dự thảo luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005, cho phép và mở rộng đối tượng người VN ở nước ngoài được sở hữu nhà tại VN.

Bên cạnh đó, bộ sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, dự thảo các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi một số điều có liên quan đến người VN ở nước ngoài của Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008. Đồng thời, hoàn tất thủ tục thành lập Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài, tổ chức đại hội lần thứ nhất của hiệp hội.

Cuối năm nay, ủy ban sẽ tổ chức hội nghị về người VN ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất. Hội nghị dự kiến mời đại diện kiều bào ưu tú các thế hệ trên khắp thế giới đóng góp sáng kiến, trí tuệ của mình cho công cuộc phát triển đất nước.

2. Việt kiều sở hữu nhà tại VN: Rối rắm do... từ ngữ!

Các đại biểu Quốc hội đang tranh luận về vấn đề sở hữu nhà ở trong nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây xin gọi tắt là Việt kiều). Trên thực tế, tại nhiều diễn đàn nhà đất thời gian qua, chúng tôi không ghi nhận được sự lo lắng thái quá nào nếu mở rộng chính sách bán nhà cho Việt kiều như một số đại biểu Quốc hội đang lo ngại.

Trước đây, chỉ riêng việc xác định đối tượng Việt kiều để cho phép sở hữu nhà cũng đã có nhiều ý kiến trái ngược. Nhiều người cho rằng Luật Nhà ở quy định hạn hẹp đối tượng dẫn đến tình trạng sau tám năm triển khai chủ trương cho Việt kiều mua nhà ở, chỉ có khoảng hơn 140 Việt kiều được mua nhà, chiếm chưa tới 0,2% so với nhu cầu, theo Bộ Xây dựng.

Tại điều 126 Luật Nhà ở, đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở trong nước chỉ được nêu gói gọn trong hai khoản: Khoản 1 bao gồm người về nước đầu tư, người có công với đất nước, người hoạt động văn hóa, khoa học thường xuyên tại Việt Nam, người hồi hương và các đối tượng khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định; Khoản 2 bao gồm các đối tượng khác đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được cấp phép từ sáu tháng trở lên.

Đến lượt Nghị định 90/2006 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, điều 65 nêu định nghĩa người Việt Nam định cư ở nước ngoài là “công dân Việt Nam” hoặc “người gốc Việt Nam” cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi nêu định nghĩa, ở các nội dung sau đó, nghị định này không có sự phân biệt nào giữa “công dân Việt Nam” hay “người gốc Việt Nam” bằng cách chỉ dùng chung một khái niệm theo Luật Nhà ở là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, và đương nhiên người tham khảo luật tự hiểu luật không phân biệt giữa “công dân Việt Nam” và “người gốc Việt Nam”.

Sự phân biệt xuất hiện trong Nghị định 90 đó là giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài “không bị hạn chế về số lượng nhà ở được sở hữu” (khoản 4 điều 65) với người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ “được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ” (khoản 5 điều 65).

Theo đó, đối tượng thứ nhất gồm những người được quy định tại khoản 1 điều 126 của Luật Nhà ở và đối tượng thứ hai là những người còn lại, được quy định tại khoản 2 điều 126 Luật Nhà ở.Với cách diễn đạt này của nghị định, Bộ Tư pháp hiểu là chỉ những đối tượng quy định tại khoản 1 điều 126 Luật Nhà ở mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam giống như công dân trong nước.

Trong khi Bộ Xây dựng thì cho rằng quy định tại khoản 1 điều 126 Luật Nhà ở chỉ áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam, còn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì đương nhiên được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như công dân trong nước, vì Hiến pháp không phân biệt công dân sống trong nước với công dân sống ở nước ngoài.

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, việc này không được nêu rõ ràng, cụ thể trong luật khiến các địa phương thiếu cơ sở thực hiện, làm hạn chế số lượng nhà bán ra cho Việt kiều.

Do đó, tại Tờ trình về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90 trình Chính phủ hồi tháng 3-2008, Bộ Xây dựng đã kiến nghị sửa đổi điều 65 theo hướng phân biệt rõ ba trường hợp: (1) người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam, theo Luật Quốc tịch Việt Nam) thì được sở hữu nhà ở như người Việt ở trong nước, tức không hạn chế về số lượng nhà ở; (2) người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt (không có quốc tịch Việt Nam nhưng chứng minh được là đã từng có quốc tịch Việt Nam, hoặc có cha mẹ đẻ, ông bà nội, ngoại đang có hoặc từng có quốc tịch Việt Nam, theo Luật Quốc tịch Việt Nam) thuộc nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều 126 Luật Nhà ở thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như người Việt ở trong nước; (3) người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt không thuộc các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều 126 Luật Nhà ở thì chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.

Bản dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung do Bộ Xây dựng soạn thảo cũng đã mất khá nhiều thời gian tham khảo ý kiến đóng góp và nhận được sự đồng tình cao của các bộ ngành liên quan, bao gồm ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ hồi năm ngoái, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong các phiên họp vào trung tuần tháng trước và đang được các đại biểu Quốc hội họp bàn tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

Thực ra, những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung trong bản dự thảo không phải sự đột phá gì to tát mà chủ yếu chỉ góp phần làm rõ ràng, cụ thể hơn những nội dung của Nghị định 90/2006 với mong muốn cải thiện hiệu quả việc thực thi luật pháp trong thực tế, đồng thời tìm kiếm một sự thống nhất khả dĩ giữa luật và nghị định hướng dẫn thi hành luật.

Thông tin gần đây nhất được đăng tải trên các phương tiện truyền thông cho thấy có hai đối tượng được mở rộng nhưng theo giới quan sát, các đối tượng này không “quá rộng” như một số người e ngại và cũng không tạo ra sự thay đổi lớn về số lượng Việt kiều được sở hữu nhà ở so với các quy định trước đó.

Bên cạnh đó, chuyện cần bàn về hai đối tượng mới xem ra cũng khá đơn giản.(1) “Người gốc Việt Nam có chuyên môn kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu”. Đối tượng này có điều kiện tương đồng với nhóm đối tượng là “nhà văn hóa, nhà khoa học về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam” để được xếp vào diện ưu đãi, không hạn chế số lượng nhà được sở hữu; (2) “Người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước”.

Thực ra, nếu gọi đây là diện mở rộng thì chỉ là mở rộng cho những người gốc Việt không có điều kiện chứng minh mình là gốc Việt. Nếu chiếu theo tinh thần của Luật Nhà ở là nhằm tạo điều kiện về chỗ ở cho Việt kiều khi về nước thì đối tượng này nhiều khả năng thuộc nhóm chỉ được sở hữu một căn nhà riêng lẻ hoặc căn hộ.

Xét cả câu chuyện về việc cần điều chỉnh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước có vẻ như chỉ là vấn đề giải quyết sự rối rắm của từ ngữ, của sự thiếu rõ ràng trong các văn bản pháp quy vốn là nhược điểm cố hữu của các bộ luật. Nhược điểm này không chỉ tạo ra cách hiểu thiếu thống nhất mà còn gây lãng phí thời gian, công sức của nhiều người bàn thảo, họp hành, chỉnh sửa.

Chứ nếu ngay từ đầu, luật diễn đạt rõ ràng như quan điểm và lập luận của Bộ Xây dựng trong dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung thì có thể đối tượng Việt kiều được sở hữu nhà đã không bị giới hạn như thực tế thời gian qua.

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, người dân còn hướng sự quan tâm vào hai vấn đề: (1) Mức độ đồng thuận của các đại biểu về “độ mở” đối với quyền sở hữu nhiều nhà ở dành cho Việt kiều và “độ hạn chế” các quyền sử dụng đất của họ như quyền chuyển nhượng, bảo lãnh bằng tài sản, góp vốn, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất... Một số đại biểu nêu quan điểm không cho phép bất kỳ diện Việt kiều nào được mua hai căn nhà, sợ phát sinh tệ nạn đầu cơ, sợ thị trường bất động sản sẽ bị náo loạn.

Tuy nhiên, hãy cứ thử nhìn vào giá nhà đất trong nước và cách tiêu xài của phần lớn kiều bào so với số đông người thu nhập cao ở trong nước, chắc nhiều người cũng đồng tình là nên tìm cách ngăn chặn nạn đầu cơ ở trong nước trước đã! Mặt khác, có ý kiến cho rằng việc hạn chế một số quyền của Việt kiều liên quan đến đất đai là điều không nên, nó thể hiện sự phân biệt không cần thiết. (2) Luật pháp dù có được chỉnh sửa, hoàn thiện đến đâu mà không cải thiện khâu thực thi pháp luật thì cũng bằng không!

Một ví dụ: Dự thảo điều chỉnh luật lần này đã rút ngắn thời gian cư trú được cấp phép của Việt kiều (một điều kiện để được phép sở hữu nhà) từ sáu tháng xuống còn ba tháng.

Theo Nghị định 90, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an được giao phối hợp hướng dẫn cụ thể việc xác minh thời hạn cư trú nhưng đã hơn hai năm, nghe đâu hai bộ này vẫn còn lúng túng việc xác minh theo giấy phép hay theo thực tế, thời hạn cư trú liên tục hay có thể ngắt quãng... Nếu cứ đà này thì dẫu thời hạn là sáu tháng hay ba tháng, ách tắc vẫn hoàn ách tắc!

3. Thêm quyền cho Việt kiều mua nhà tại VN

Ngày 22-5 - 2009, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai. Hầu hết các đại biểu (ĐB) đồng tình với chủ trương “mở cửa” đối với người VN định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại VN nhưng nhiều ĐB cho rằng nên mở rộng quyền của kiều bào đối với việc sở hữu nhà ở.

Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người VN định cư ở nước ngoài. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Luật Nhà ở, nay mới có hơn 140 Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại VN. Nguyên nhân chính là tại điều 126 của Luật Nhà ở có quy định hạn chế đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN. Theo đó, Việt kiều phải thuộc 5 nhóm đối tượng (người về đầu tư lâu dài; người có công với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại VN; người có nhu cầu về sống ổn định tại VN và người được phép cư trú tại VN từ 6 tháng trở lên) mới được sở hữu nhà ở tại VN. Sự bó hẹp này đã không khuyến khích kiều bào về VN làm việc, sinh sống nên việc sửa đổi là cần thiết.

Đối với điều 121 Luật Đất đai, Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi lại theo hướng bổ sung hai quyền đối với Việt kiều mua nhà ở VN, đó là quyền cho thuê và ủy quyền quản lý nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không sử dụng nhà ở.

Theo báo cáo thẩm tra dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai, đa số các ý kiến của Ủy ban Kinh tế của QH nhất trí với các nhóm đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN theo quy định của dự thảo luật và thống nhất việc bổ sung ba nhóm đối tượng so với quy định, đó là: người có gốc VN; người có gốc VN có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt và người gốc VN có vợ hoặc chồng là công dân VN đang sinh sống trong nước.

Tại phiên thảo luận, hầu hết ĐB đều đồng thuận với tờ trình của Chính phủ. Hai ĐB Nguyễn Đăng Trừng và Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng QH nên xem xét việc sửa đổi mở rộng diện được mua nhà của kiều bào nhưng hạn chế quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi là chưa đúng. “Việt kiều mua nhà ở hợp pháp mà không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là vô lý, do vậy cần phải bổ sung quyền này” — ĐB Trần Du Lịch đề xuất.

Cùng ngày, QH cũng nghe tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Giảm quy định cư trú còn 3 tháng

Dự thảo dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai đề xuất sửa đổi như sau: Người VN định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép cư trú từ 3 tháng trở lên (trước đó là 6 tháng) thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và thành viên trong gia đình sinh sống tại VN: Người có quốc tịch VN; người gốc VN thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại VN; người có công đóng góp cho đất nước; nhà văn hóa, khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà VN có nhu cầu và đang làm việc tại VN; người có vợ hoặc chồng là công dân VN sinh sống trong nước mà có nhà ở thuộc tài sản chung của vợ chồng.

Người gốc VN không thuộc các đối tượng quy định trên nhưng được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại VN từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư.

 

4. Việt kiều sẽ được mua nhiều nhà?

Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam cư trú trong nước từ ba tháng trở lên được mua nhà như công dân trong nước.

Chờ văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch để xác định rõ đối tượng Việt kiều được mua nhà.

Sắp tới, nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và sửa đổi, bổ sung Điều 121 Luật Đất đai được thông qua thì cánh cửa mua nhà cho Việt kiều sẽ mở ra rất rộng. Tại hội nghị góp ý dự luật này do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hôm qua (7-4 - 2009), hầu hết các đại biểu đều đồng tình với sự sửa đổi này.

Mua nhiều nhà: Điều tiết bằng thuế

“Việc mở rộng đối tượng Việt kiều mua nhà trong nước là phù hợp với Luật Quốc tịch mới. Ước tính có khoảng 70% trong ba triệu kiều bào ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu có yêu cầu”. Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho biết.

Để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Việt kiều phải được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên. Liệu việc mở rộng đối tượng Việt kiều mua nhà có làm thị trường bất động sản xáo trộn hay không? Các đại biểu đều cho rằng khả năng này khó xảy ra. Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Vân - Trưởng phòng Kế hoạch (Sở Tài nguyên và Môi trường TP): “Nếu đầu tư nhà ở tại Việt Nam thì Việt kiều cũng phải lời ăn lỗ chịu vì có phải lúc nào thị trường cũng lên đâu”. Ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP, đồng tình: “Đối với người có khả năng mua được nhiều nhà, pháp luật có thể điều chỉnh bằng thuế, bằng chính sách”.

Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản TP, phân tích: “Giá nhà ở Việt Nam còn mắc hơn ở Mỹ và không phải người Việt Nam ở nước ngoài nào cũng đủ điều kiện để mua nhà trong nước. Do đó, đừng sợ xáo trộn thị trường”. Bà Loan dẫn chứng ở các nước như Mỹ, Singapore, Malaysia..., người trong nước hay người ngoại quốc đều dễ dàng mua được nhà và được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Việc thu hút đồng vốn đổ vào bất động sản cũng là liều thuốc kích thích nền kinh tế phát triển. Bà Loan đề nghị bất kỳ ai có nhu cầu mua nhà thì nên mở cửa cho họ mua. Trong tương lai, nếu thị trường bất động sản có phát sinh “sốt” do đối tượng Việt kiều hay người nước ngoài đầu cơ gây nên thì nhà nước có thể xem xét điều chỉnh lại luật.

Cần sớm hướng dẫn Luật Quốc tịch mới (Luật Quốc tịch mới đã được ban hành - CIVILLAWINFOR)

“Bà con kiều bào rất mừng trước khả năng được mua nhà trong nước. Dù đi đâu tâm lý ai cũng muốn cuối đời được trở về quê cha đất tổ. Tuy nhiên, việc mua nhà của Việt kiều có liên quan đến Luật Quốc tịch (theo dự luật trên, người có quốc tịch Việt Nam được mua nhà trong nước - PV). Do đó, nếu không có văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch thì sẽ có nhiều vướng mắc” - ông Trần Hòa Phương nói. Theo ông Phương, dù dự luật có nêu ra ba nhóm đối tượng được mua nhà nhưng có nhiều trường hợp không rõ sẽ được xử lý ra sao.

Ông Phương dẫn chứng: Một người gốc gác ở Lạng Sơn được sinh ra ở nước ngoài, cha mẹ đã chết. Vậy những trường hợp không có giấy tờ gì chứng minh mình là người Việt Nam như vậy có được xem là “người có gốc Việt Nam” như dự luật không? Ngoài ra, đến ngày 1-7 tiến hành đăng ký lại quốc tịch cho kiều bào ở nước ngoài, nếu kiều bào về nước thì đăng ký ở đâu? Để điều luật đi vào cuộc sống còn cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Ông Phương kể: “Vừa rồi một bà cụ trên 80 tuổi đến chỗ tôi cứ ngồi khóc. Bà cụ sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm nhưng vẫn đang mang quốc tịch Việt Nam. Cụ bảo cụ mua một căn hộ của Hoàng Anh Gia Lai, tiền đã đóng rồi nhưng không được đứng tên vì thủ tục khó khăn quá”. Ông Phương kết luận: “Có giảm các thủ tục hành chính thì kiều bào hồi hương mới yên tâm mua nhà”.

Ông Phương cũng cho rằng dự luật nêu điều kiện Việt kiều phải được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên là hơi khắt khe. “Ít ai đáp ứng được điều kiện này, trừ người già về định cư hẳn tại Việt Nam. Đối tượng có khả năng đặc biệt (nhà khoa học, nhà văn hóa...) mỗi lần đi về công tác họ chỉ ở được khoảng một, hai tuần. Theo tôi, cần xem xét lại thời hạn này” - ông nói.

Có cho Việt kiều mua đất ở?

Để phù hợp sự sửa đổi Điều 126 Luật Nhà ở thì Điều 121 Luật Đất đai về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở của Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng phải được sửa đổi cho tương thích. Tuy nhiên, dự luật ghi “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định (...) có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam”. Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trưởng phòng Kế hoạch (Sở Tài nguyên và Môi trường TP), như vậy có thể hiểu Việt kiều chỉ được mua nhà ở chứ không được mua đất ở. Trong khi đó, có nhiều trường hợp muốn mua đất của các dự án nhà ở rồi sau đó mới tự xây nhà. Vậy trường hợp này có được cho phép không?

Cũng để tương thích cho việc sửa đổi Điều 126 Luật Nhà ở, bà Võ Thị Kim Hoàng - Phó phòng Cấp chủ quyền nhà (Sở Xây dựng TP) cho rằng phải sửa đổi cả Điều 12 Luật Nhà ở vì có liên quan với nhau. Điều 12 Luật Nhà ở quy định: “Trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. Bà Hoàng kiến nghị hiện có rất nhiều Việt kiều đang có nhà ở tại Việt Nam nhưng họ không đứng tên trên giấy chủ quyền. Trong đó có nhiều trường hợp nhà xây cất từ trước năm 1975 chưa có giấy tờ. Do đó, ngoài việc mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, dự luật cũng nên mở rộng luôn hình thức sở hữu.

(Trích dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và sửa đổi, bổ sung Điều 121 Luật Đất đai)

5. Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

“Mở” đến mức nào?
So với quy định hiện hành, dự thảo luật mở rộng hơn về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đối tượng được sở hữu nhiều nhà ở cũng tăng lên.
Theo đó, người được quyền sở hữu nhà ở như công dân trong nước (tức là không hạn chế số lượng) là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc 5 diện: về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học mà Việt Nam có nhu cầu; người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân ở trong nước.
Tại cuộc họp của Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội sáng 10/3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thông tin: nếu theo quy định của dự thảo thì sẽ có khoảng 2 triệu trong số hơn 3 triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có thể sở hữu nhiều nhà ở như người trong nước.
Tuy nhiên, nếu “khuôn” lại đối tượng là những người được cấp hộ chiếu thì sẽ giảm xuống khoảng 750 ngàn người, ông Nam nói.
Giải trình này chưa làm các vị đại biểu Quốc hội yên tâm.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Ngô Quang Xuân, thì việc xin hộ chiếu rất dễ, nhất là khi gần đây quy định đã thông thoáng hơn. Vậy nên việc sở hữu nhà phải có sự phân biệt, nhưng phân biệt công bằng, có “khóa” nhưng mà “lỏng”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, phạm vi sửa đổi của luật như vậy hơi quá rộng so với điều kiện thực tế của nước ta. Việc quy định phải có hộ chiếu cũng không chặt chẽ, không hợp lý, vì hộ chiếu có thời hạn. Nhiều nước trên thế giới cũng có hạn chế về số lượng nhà được sở hữu chứ không phải nước nào cũng sở hữu thoải mái.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phát biểu: mục đích sửa luật để làm gì? Nếu là để tập hợp kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nước thì mỗi người chỉ cần sở hữu một nhà là đủ. Không nên “mở” trước “thắt” sau, ông Thuyết góp ý.

Không sợ dài, chỉ sợ không minh bạch

Tuy chỉ đặt vấn đề sửa một điều của Luật Nhà ở, song hầu hết ý kiến thảo luận cho rằng dự thảo luật hơi “ tiết kiệm” câu chữ nên còn nhiều điều chưa rõ ràng, chưa minh bạch, gây nên những băn khoăn, thắc mắc.
Nhiều đại biểu đặt câu hỏi: luật quy định người gốc Việt Nam cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam, vậy một lần ở liền ba tháng hay tổng cộng nhiều lần đủ ba tháng?
Hay “người có kỹ năng đặc biệt” là thế nào?
Hay người gốc Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, thế kết hôn xong sang Mỹ ở thì có được mua nhà không?
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhắc nhở: đừng sợ luật dài, nếu sửa điều 126 mà không chứa đựng nổi hết các vấn đề thì có thể thêm điều 126a; đừng tiết kiệm từ, luật càng rành mạch càng tốt.
Cái gì đưa được vào trong luật thì đưa đến mức tối đa, nghị định chỉ hướng dẫn cái gì luật bảo hướng dẫn thôi, Phó chủ tịch nhấn mạnh.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định thời điểm có hiệu lực của luật từ ngày 1/9/2009 thay vì 1/7/2009 như đề nghị.

6. Việt kiều sở hữu nhà ở tại VN: Cho sở hữu mà hạn chế quyền là phi lý

Chiều qua (22-5 - 2009), đại biểu QH thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai về nội dung quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho Việt kiều.

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM) cho rằng dự luật quy định Việt kiều khi sở hữu nhà không được hưởng một số quyền như cho thuê lại, góp vốn, đem bảo lãnh, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất... là phi lý. “Tôi đề nghị đã cho sở hữu thì phải công nhận mọi quyền lợi cho người ta” - ông Trừng nói.

Tuy nhiên, theo quan điểm của TS Trần Du Lịch (TP.HCM), mục đích của luật này là tạo điều kiện cho bà con có nhà ở khi về Việt Nam chứ không khuyến khích kinh doanh. “Vì vậy, có thể quy định họ không có một số quyền như cho thuê lại, góp vốn... vì nó liên quan đến mục đích kinh doanh. Nhưng không thể từ chối quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi. Năm nay người ta bỏ tiền ra mua nhà, đất, có khi cái nhà đó chỉ là nhà cấp bốn, còn đất mới có giá trị lớn, năm sau nhà nước giải tỏa thì người ta mất trắng à?” - ông Lịch thắc mắc.

Về việc kiều bào được sở hữu một hay nhiều nhà, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng nêu quan điểm: “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta dè dặt thì nên quy định tất cả đối tượng chỉ được sử dụng một nhà để ở chứ không nên chia ra các loại đối tượng khác nhau và quy định có loại thì chỉ được mua một nhà, còn loại đối tượng khác thì để mở. Sau này, pháp luật về kinh doanh bất động sản, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân... hoàn thiện hơn thì chúng ta sẽ mở ra. Quy định chỉ được sở hữu một nhà cũng phù hợp với chính sách “dùng để ở” như dự luật nêu”.

7. Việt kiều chỉ được mua nhà tại Việt Nam để ở?

Ngày 22/5/2009, sau khi nghe Chính phủ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về nội dung này.

Trước khi trình Quốc hội, dự án luật chỉ gồm hai điều và có độ dài chưa đến hai trang này đã được “mổ xẻ” kỹ lưỡng ở nhiều diễn đàn. Thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4 vừa qua, một số ý kiến vẫn lo ngại về sự “ mở toang” của dự luật này.
Theo dự luật đã được chỉnh sửa để trình Quốc hội lần này có thêm ba nhóm đối tượng được bổ sung so với quy định hiện hành, đó là:người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.
Về số lượng nhà ở, theo Chính phủ, để tránh hiện tượng đầu cơ, mua nhiều nhà nhằm mục đích kinh doanh, dự án luật đã quy định rõ người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, so với quy định hiện hành thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có thêm hai quyền về sử dụng đất ở gắn với nhà ở (quyền cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không sử dụng nhà ở).
Nhưng so với công dân Việt Nam ở trong nước thì các đối tượng này bị hạn chế hơn ở một số quyền, đó là quyền góp vốn và quyền bảo lãnh bằng tài sản là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì các đối tượng này cũng không được quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Đồng tình với sự cần thiết sửa luật, song nhiều đại biểu còn băn khoăn về độ “thắt, mở” của các quy định cụ thể. Bên cạnh các ý kiến đề nghị người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam cũng có đầy đủ quyền về nhà ở như công dân trong nước vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) thì luật này chưa sửa đổi đến cùng của vấn đề, cứ “mở ra rồi lại trói vào”.Vị đại biểu này nhận định, cứ bỏ mọi hạn chế thì may ra vài năm nữa mới có nhiều người mua nhà, vì “đất đắt đến mức độ không tưởng tượng được”.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng nhất trí khi đã cho mua nhà thì phải có đầy đủ quyền, đặc biệt là quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi, nếu không có cái quyền đó thì “cực kỳ nguy hiểm”. Một số ý kiến thuộc đoàn Tp.HCM cũng cho rằng không được quyền bồi thường thì “kỳ quá”.
Tuy nhiên, cũng có vị đại biểu tâm tư: “Tôi nhận điện thoại của cử tri có lúc đến 1 tiếng đồng hồ, họ không đồng ý việc Quốc hội tới đây thông qua việc cho Việt kiều mua nhà”.

SOURCE: TUỔI TRẺ, PHÁP LUẬT TPHCM, THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, NGƯỜI LAO ĐỘNG

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

"TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN" VỚI VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

GS.TS. NGUYỄN NGỌC LONG

Chế độ sở hữu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu cả về lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội. Về lý luận, chủ nghĩa Mác - Lê-nin coi việc xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội. "Thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội"(1). Nhưng mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân (thực ra là sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể đã lâm vào khủng hoảng, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

Ở nước ta, quan điểm về xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhân tố rất quan trọng góp phần vào thắng lợi to lớn của quá trình đổi mới hơn mười lăm năm qua. Trong nền kinh tế nhiều thành phần đó có sự tồn tại đan xen và kết hợp nhiều chế độ sở hữu, bao gồm cả sở hữu tư nhân. Vậy vấn đề chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội cần được "nhận thức lại" như thế nào ?

Mặt khác, mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ với nền kinh tế thị trường dựa trên chế độ tư hữu có sự điều tiết của nhà nước lại đã có một thời được không ít người ngưỡng mộ. Rồi quá trình tư nhân hóa kinh tế nhà nước diễn ra vài thập kỷ vừa qua như một tất yếu kinh tế ở một loạt nước, cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cũng như những nước đang phát triển.

Những thực tế đó đã được các học giả tư sản lấy làm căn cứ để bác bỏ học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về chủ nghĩa xã hội ; đồng thời, cũng đã gây nên sự bối rối trong hàng ngũ lý luận mác-xít, thậm chí là sự nghi ngờ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về một vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội : vấn đề thủ tiêu chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu.

1- "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" với vấn đề xóa bỏ chế độ tư hữu

Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu là một quan điểm cơ bản trong các học thuyết xã hội chủ nghĩa trước Mác, đặc biệt là trong chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với tính cách là một nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Từ đó, có người cho rằng các tác giả của Tuyên ngôn vẫn chưa thoát khỏi tính chất không tưởng trong quan niệm về chế độ sở hữu của chủ nghĩa xã hội.

Có người lại cho rằng trong Tuyên ngôn, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ nói đến việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản ; do đó cần hiểu chế độ tư hữu trong luận điểm "tóm tắt lý luận" của những người cộng sản không phải là chế độ tư hữu nói chung mà chỉ là tư hữu tư sản. Có như vậy, luận điểm "xóa bỏ chế độ tư hữu" mới không mâu thuẫn với luận điểm khác ngay trước đó : "Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản"(2).

Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, việc xóa bỏ tư hữu nhỏ không phải là vấn đề của chủ nghĩa xã hội vì chế độ tư hữu nhỏ bị thủ tiêu bởi chính sở hữu tư sản ; "chế độ tư hữu tư sản", như đã được nói rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, "là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất"(3) của chế độ tư hữu. Vì vậy, khi chủ nghĩa cộng sản thực hiện việc xóa bỏ tư hữu tư sản cũng có nghĩa là chế độ tư hữu nói chung cũng bị thủ tiêu. "Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là : xóa bỏ chế độ tư hữu"(4) ; nghĩa là xóa bỏ tư hữu nói chung.

Phải thừa nhận rằng, trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu có những khuyết điểm sai lầm mang tính chất không tưởng. Nhưng lại là sai lầm to lớn nếu xem đó là hệ quả tất nhiên của tính chất không tưởng trong quan điểm về xóa bỏ chế độ tư hữu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chế độ tư hữu chăng ? Đó là một ảo tưởng của trào lưu xã hội chủ nghĩa mà các tác giả Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gọi là "chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản" ; ngày nay nó đã bị sụp đổ cùng với sự thất bại của mô hình được xem là lý tưởng nhất của nó. Vậy phải chăng theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen thì trong chủ nghĩa xã hội chế độ tư hữu nói chung không có tư hữu tư sản sẽ được duy trì ? Đó lại là quan niệm của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản mà các ông đã phê phán, vạch trần tính chất "vừa là phản động vừa là không tưởng" của nó(5). Trong điều kiện nền kinh tế đa sở hữu còn là tất yếu khách quan thì bằng cách nào để đi tới chủ nghĩa xã hội, nếu không làm cho chế độ công hữu với nhiều hình thức khác nhau trở thành nền tảng ?

Quan niệm về xóa bỏ chế độ tư hữu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khác với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Trong khi luận chứng một cách khoa học tính tất yếu của sự xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, đó phải là sự tự phủ định với những tiền đề do sự phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu đã tạo ra. Ngay từ tác phẩm "Bản thảo kinh tế triết học 1844", C. Mác đã thể hiện tư tưởng đó khi cho rằng, sở hữu tư nhân do lao động bị tha hóa sinh ra ; nhưng đến lượt mình, nó lại là nguyên nhân làm cho lao động bị tha hóa phát triển. Khi đạt trình độ cao nhất với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì lao động bị tha hóa lại tạo tiền đề để tự phủ định bằng cách thủ tiêu sở hữu tư nhân tư bản. Tư tưởng đó được trình bày một cách khoa học và rõ ràng hơn trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức". C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ rõ : "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra"(6). Sự tha hóa con người do lao động bị tha hóa trong hình thức sở hữu tư nhân chỉ có thể được khắc phục với những tiền đề nhất định mà trình độ phát triển cao của sức sản xuất được các ông gọi là "tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết" vì nếu không có tiền đề đó thì "tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến ; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để lại dành những cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây"(7). Như vậy là không thể xóa bỏ chế độ tư hữu ở bất kỳ trình độ phát triển nào của nền sản xuất xã hội theo ý muốn chủ quan của con người ; những người cộng sản chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ xóa bỏ tư hữu bằng cách xóa bỏ sở hữu tư sản mà thôi. Và ngay cả khi nhiệm vụ đó được đặt ra thì việc xóa bỏ tư hữu cũng không thể thực hiện ngay lập tức, như Ph. Ăng-ghen đã viết trong "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản". Trả lời câu hỏi : Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không ? Ph. Ăng-ghen viết : "Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu"(8). Những biểu hiện của quan niệm không tưởng về xóa bỏ tư hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn xa lạ với quan điểm của các tác giả Tuyên ngôn.

2 - Sở hữu tư nhân, sở hữu cá nhân và chế độ công hữu

Theo các tác giả của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ tư hữu không có nghĩa là xóa bỏ sở hữu nói chung. Hình thức sở hữu mà những người cộng sản không chủ trương xóa bỏ là sở hữu cá nhân của người lao động. Trong thực tế lịch sử chế độ tư hữu ra đời từ sự phát triển của sở hữu cá nhân. Nhưng sự khác nhau giữa hai loại sở hữu đó thì rất rõ ràng. Sở hữu cá nhân là "sở hữu do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá nhân"(9) ; còn chế độ tư hữu lại là "phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia"(10), mà chế độ sở hữu tư sản là biểu hiện cuối cùng và hoàn thiện nhất.

Trong các xã hội có dựa trên chế độ tư hữu, sở hữu cá nhân của một số ít người được phát triển bằng cách tước đi sở hữu cá nhân của đa số những người khác. Chủ nghĩa cộng sản làm cho "sở hữu cá nhân không còn có thể biến thành sở hữu tư sản được nữa"(11).

Đương nhiên, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chưa thể làm sáng tỏ vấn đề sở hữu cá nhân trong chủ nghĩa cộng sản ; bởi vì, một vấn đề phức tạp như vậy thì cũng như nhiều vấn đề khác của chủ nghĩa cộng sản, các ông chỉ có thể chờ kinh nghiệm của thực tiễn mà thôi. Không những thế, khi mà sở hữu cá nhân tồn tại dưới những hình thức tư hữu khác nhau, nhất là trong những điều kiện hiện tại của sản xuất tư sản, khi mà "tự do có nghĩa là tự do buôn bán, tự do mua và bán"(12) thì quan điểm xem sở hữu cá nhân là "cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc lập của cá nhân"(13) lại được sử dụng để biện hộ cho chế độ tư hữu, một quan điểm tư sản cần được vạch trần. Các tác giả Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vạch ra rằng : nếu đó là sở hữu của người tiểu tư sản, của người tiểu nông thì "sự phát triển của công nghiệp đã xóa bỏ và hàng ngày vẫn tiếp tục xóa bỏ cái đó rồi"(14) ; còn đối với người công nhân thì chỉ có thể chiếm hữu "những sản phẩm của lao động, cần thiết để tái sản xuất ra đời sống"(15) mà thôi.

Vấn đề sở hữu cá nhân được C. Mác tiếp tục làm rõ trong bộ "Tư bản". C. Mác viết : "chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nữa đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa : trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra"(16). Như vậy là, chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không những không loại trừ sở hữu cá nhân mà lại là sự khôi phục sở hữu cá nhân của người lao động đã bị chế độ tư hữu phủ định. Sở hữu cá nhân ở đây không phải chỉ là những sản phẩm lao động với tính cách là tư liệu tiêu dùng như quan niệm lâu nay được phổ biến trên sách báo mác-xít mà phải bao gồm cả sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng không còn mang hình thức tư nhân mà tồn tại trong sự thống nhất với sở hữu xã hội. Nói cách khác, đó là sở hữu cá nhân được khôi phục trên cơ sở cao hơn vì không còn bị phủ định một cách tất yếu như trong chế độ tư hữu trước đây. Trong chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu xã hội phải được hiểu là sở hữu của những cá nhân đã liên hiệp với nhau, "toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp với nhau", một liên hợp "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"(17).

Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa như vậy sẽ ra đời với những hình thức và bước đi như thế nào ? Với cách tiếp cận chủ nghĩa cộng sản một cách khoa học, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chỉ có thể chỉ ra rằng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, xác lập chế độ công hữu nói riêng, phải được thực hiện với những biện pháp phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. "Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều"(18). Các tác giả Tuyên ngôn có vạch ra một số biện pháp mà các ông cho là "có thể được áp dụng" đối với những nước tiên tiến. Nhưng đó lại là những điều mà 20 năm sau các ông cho rằng : "Ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác đi"(19).

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những hình thức kinh tế mà C. Mác xem là "những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể"(20), khi nghiên cứu các công ty cổ phần và những nhà máy hợp tác của công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Trong công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa thì tư bản "trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội", là tư bản, nhưng là "tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau"(21) nhưng là các cá nhân tư sản. Còn trong nhà máy hợp tác của công nhân, "dĩ nhiên vẫn lặp lại và không thể không lặp lại tất cả những khuyết điểm của chế độ hiện tại. Nhưng sự đối kháng giữa tư bản và lao động đã được xóa bỏ trong phạm vi những nhà máy hợp tác đó" ; đó là tư bản nhưng là tư bản của "những người lao động liên hiệp"(22) mà thành.

Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và được xây dựng trong điều kiện các nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển. Trong tình hình đó việc xác lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không thể không là quá trình tìm tòi sáng tạo những hình thức và bước đi thích hợp. Không những thế, chế độ tư hữu nhỏ còn tồn tại một cách phổ biến và sự phát triển tư bản, như V.I. Lê-nin đã từng nói, còn là không tránh khỏi. Việc tìm ra những "hình thái quá độ", "những khâu trung gian" để đi tới chế độ công hữu là hết sức cần thiết không những để chuyển từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể mà còn để đưa nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đối với một sự nghiệp lớn lao và mới mẻ như vậy thì những thiếu sót, khuyết điểm mắc phải trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm là khó tránh khỏi. Nhưng việc tuyệt đối hóa hình thức công hữu theo mô hình Xô-viết và nhất là biến cách thực hiện xóa bỏ tư hữu, xác lập chế độ công hữu trong điều kiện lịch sử cụ thể nước Nga thành nguyên tắc, thành quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội thì lại là sai lầm của chủ nghĩa chủ quan, giáo điều. Nắm vững quan niệm khoa học của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản về vấn đề sở hữu không những để tránh tái phạm những sai lầm đã mắc phải, mà điều quan trọng là, để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của chủ nghĩa xã hội từ nền tảng kinh tế của nó./.


(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen :Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t 4, tr 467

(2) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 615

(3) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 615

(4) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 616

(5) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 633

(6) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 3, tr 51

(7) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 3, tr 49

(8) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 469

(9) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 616

(10) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 615

(11) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 618

(12) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 618

(13) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 616

(14) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 616

(15) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 617

(16) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 23, tr 1059 – 1060

(17) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 628

(18) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 4, tr 627

(19) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 18, tr 128

(20) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 25, tr 673

(21) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 25, tr 667

(22) C. Mác - Ph. Ăng-ghen : Sđd, t 25, tr 673

SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN SỐ 31 NĂM 2003

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CƠ BẢN ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA QUỐC GIA

THS. PHẠM TRỌNG NGHĨA – Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Pháp luật lao động quốc tế bao gồm một hệ thống tiêu chuẩn lao động được thông qua ở cấp độ quốc tế (1). Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation - ILO), các tiêu chuẩn lao động quốc tế được chia thành 22 nhóm khác nhau (2). Trong 22 nhóm tiêu chuẩn đó, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi như: (i) gắn chặt với quyền của người lao động; (ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác; (iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện…

Những tiêu chuẩn lao động quốc tế đó được gọi là những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (TCLĐQTCB). Nhân dịp kỷ niệm tròn 90 ngày thành lập Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (4/1919 - 4/2009), Tạp chí NCLP xin giới thiệu bài nghiên cứu đề cập đến các TCLĐQTCB, trong đó tập trung vào các vấn đề: (i) ý tưởng về các TCLĐQTCB; (ii) quan niệm về TCLĐQTCB; (iii) lý giải tại sau những tiêu chuẩn đó lại được coi là tiêu chuẩn “cơ bản”; đồng thời, (iv) đánh giá tác động của việc thực hiện các TCLĐQTCB này đối với năng lực cạnh tranh của quốc gia trên hai phương diện là khả năng thu hút FDI và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu; qua đó, (v) đề xuất một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

1. Ý tưởng về TCLĐQTCB

Toàn cầu hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề lao động cũng như đến pháp luật lao động (3). Chính những ảnh hưởng này đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như xác định như thế nào là TCLĐQTCB. Các quan điểm này bắt đầu xuất hiện từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt. Khi đó, cuộc đối đầu giữa hai hệ chính trị khác nhau được thay thế bằng cuộc chiến giữa những người ủng hộ toàn cầu hóa tự do hoàn toàn với đặc trưng là tự do thương mại, tự do đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và một bên là những người ủng hộ việc lập ra các quy định toàn cầu để bảo vệ người lao động cũng như bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa (4).

Quan điểm thứ nhất phủ nhận vai trò của ILO trong quá trình toàn cầu hóa. Những người theo quan điểm này cho rằng ILO có cách tiếp cận không lạc quan đối với quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm của họ, thay vì thúc đẩy phát triển kinh tế để có thể đem lại lợi ích cho mọi người, ILO vẫn duy trì cách thức tiếp cận cũ, cách thức lập quy theo lối suy nghĩ của thế kỷ trước mà không thể hiện vai trò tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội cũng như thách thức mới của nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa (5). Những người theo quan điểm này, căn cứ vào chủ thuyết thương mại tự do (neo-liberal), họ coi các tiêu chuẩn lao động là rào cản đối với thị trường, và theo họ, điều kiện lao động sẽ được cải thiện từ quá trình phát triển kinh tế, và tất cả mọi người (trong đó tất nhiên có người lao động) sẽ được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa (6). Quan điểm này cho rằng, nếu như các tiêu chuẩn lao động được sử dụng để điều chỉnh những khuyết tật của thị trường lao động ở các quốc gia khác nhau, thì không có lý do gì để xây dựng các tiêu chuẩn lao động ở cấp độ quốc tế (7). Nhóm quan điểm này đi đến kết luận rằng, việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế là không cần thiết và vai trò của ILO cũng không cần thiết (8).

Quan điểm thứ hai đến từ những người theo trường phái thương mại công bằng (fair-trade); những tổ chức dân sự và nhóm những nhà hoạt động về quyền của người lao động (9). Những người theo quan điểm này cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của mình. Trong quá trình toàn cầu hóa, nhiều vấn đề lao động bức xúc vẫn xảy ra. Tình trạng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, bóc lột, tình trạng phân biệt đối xử trong lao động, điều kiện lao động tồi tàn, người lao động bị bóc lột vẫn diễn ra nhiều và có xu hướng phức tạp hơn. Họ khẳng định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết (10). Tuy nhiên, những người theo quan điểm này cho rằng, ILO đã thất bại trong việc bảo đảm thi hành các tiêu chuẩn do chính mình ban hành và việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế vẫn rất phổ biến. Phương pháp bảo đảm thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO dựa trên việc thuyết phục là chính cho nên không hiệu quả (11). Từ đó, họ đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào trong các hiệp định thương mại và sử dụng chế tài thương mại đối với những quốc gia vi phạm pháp luật lao động quốc tế (12).

Qua nhiều tranh luận gay gắt, nhóm quan điểm thứ hai chiếm ưu thế hơn và vấn đề tiêu chuẩn lao động đã được đưa vào Chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng WTO, tổ chức tại Singapore vào năm 1996. Về vấn đề tiêu chuẩn lao động, Hội nghị đi đến nhất trí rằng, các tiêu chuẩn lao động quốc tế là cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, và cần phải xác định đâu là các TCLĐQTCB để áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đối với đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ WTO, có hai luồng ý kiến trái chiều nhau diễn ra tại Hội nghị. Các đại biểu đến từ các nước phát triển ủng hộ đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ WTO, đồng thời sử dụng chế tài thương mại đối với những quốc gia vi phạm các tiêu chuẩn lao động đó (13). Nhưng ý kiến này bị phản đối kịch liệt bởi các đại biểu đến từ những nước đang phát triển, những đại biểu này cho rằng việc đưa các quy định về tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ WTO chính là sự ngụy trang của chủ nghĩa bảo hộ, thể hiện sự lo lắng của các nước phát triển đối với sự thành công trong hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển (14). Cuối cùng, Hội nghị bác bỏ đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào trong khuôn khổ WTO đồng thời, Hội nghị cũng khẳng định ILO là tổ chức phù hợp để giải quyết các vấn đề lao động ở phạm vi toàn cầu (15).

2. Các TCLĐQTCB là gì?

Đã có nhiều công trình nghiên nhằm xác định thế nào là các TCLĐQTCB trước khi WTO khẳng định về sự cần thiết của chúng. Năm 1989, thống kê từ 8 nghiên cứu trước đó về TCLĐQTCB cho thấy các tiêu chuẩn sau được nhắc đến nhiều nhất (16): Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể (8 lần); Tuổi tối thiểu và lao động trẻ em (8 lần); Xóa bỏ lao động cưỡng bức (6 lần); Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc (6 lần); An toàn vệ sinh lao động (6 lần). Một nghiên cứu khác vào năm 1995 đề xuất các TCLĐQTCB bao gồm: xóa bỏ lao động nô lệ, cưỡng bức; xóa bỏ lao động mất an toàn và nguy hiểm; giới hạn thời giờ làm việc của trẻ em; quyền lập hội và quyền thương lượng tập thể (17). Hội nghị thượng định thế giới về xã hội (The World Social Summit) tổ chức tại Copenhagen vào tháng 3 năm 1995 (18) và sau đó là Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

(- OECD) năm 1996 (19), đều thừa nhận rằng, các tiêu chuẩn lao động về các vấn đề sau là các TCLĐQTCB: xóa bỏ lao động cưỡng bức; tự do hiệp hội; quyền tổ chức và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động trẻ em; chống phân biệt đối xử trong lao động.

Sau nhiều năm nghiên cứu và thảo luận căng thẳng (20), ngày 18/6/1998, ILO thông qua Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc (Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work)(21). Tuyên bố của ILO khẳng định 4 nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản gồm:

- Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể;

- Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;

- Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em;

- Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc (22).

Những TCLĐQTCB nêu trên được quy định trong 8 Công ước của ILO, gồm: Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được liên kết (Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948, No. 87); Công ước số 98 về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể (Right to Organise and Collective Bargaining Convention, 1949, No.98); Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Forced Labour Convention, 1930, No.29); Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Abolition of Forced Labour Convention, 1957,No.105); Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu (Minimum Age Convention, 1973, No. 138); Công ước số 182 về loại bỏ những hình thức sử dụng lao động trẻ em tồi tệ nhất (Worst Forms of Child Labour Convention, 1999, No.182); Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau (Equal Remuneration Convention, 1951, No.100); Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Discrimination (Employment and Occupation) Convention, 1958, No. 111).

Quan điểm của ILO về TCLĐQTCB nhanh chóng được thừa nhận và khẳng định bởi Liên hiệp quốc (23), các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng phát triển châu á (ADB)(24), Ngân hàng Thế giới (the World Bank)(25), Quỹ tiền tệ Quốc tế (the IMF)(26), OECD(27), cũng như nhiều học giả trên toàn thế giới (28).

3. Tại sao những tiêu chuẩn lao động quốc tế nêu trên lại là tiêu chuẩn lao động “cơ bản”?

Thứ nhất, các TCLĐQTCB gắn chặt với những quyền cơ bản của con người, của người lao động. Những quyền này được quy định trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 (29), Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966 (30).

Thứ hai, các TCLĐQTCB đóng vai trò quan trọng cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Các tiêu chuẩn này chứa đựng các nguyên tắc điều chỉnh sự vận hành của thị trường lao động, chúng tương thích với nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu tài sản và nguyên tắc tự do giao dịch trong nền kinh tế thị trường (31). Ngoài ra, các tiêu chuẩn lao động nêu trên, đặc biệt là tiêu chuẩn về tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể, khi được thi hành sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động thiết lập các tiêu chuẩn lao động khác trong quan hệ lao động (32). Ví dụ, đại diện của người lao động và người sử dụng lao động có thể thương lượng về tiền lương, thời gian làm thêm, thời gian nghỉ phép năm… Đây chính là nền tảng cho sự vận hành của thị trường lao động.

Thứ ba, việc thi hành các TCLĐQTCB không làm tăng chi phí xã hội. Trong hệ thống các tiêu chuẩn lao động quốc tế, có nhưng tiêu chuẩn được gọi là tiêu chuẩn “cash

standards”(33) (phân biệt với “core standards”), ví dụ như tiêu chuẩn về tiền lương tối thiểu, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về bảo hiểm xã hội… Việc thi hành những tiêu chuẩn này sẽ phát sinh chi phí cho người sử dụng lao động, do vậy việc thi hành chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau. Ngược lại, việc thi hành các TCLĐQTCB không làm phát sinh chi phí, không làm tăng giá thành lao động và không làm ảnh hưởng đến người sử dụng lao động (34).

Thứ tư, các TCLĐQTCB có tính bắt buộc chung (35). Đối với các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác được quy định trong các Công ước và khuyến nghị của ILO, một quốc gia chỉ có nghĩa vụ bắt buộc thi hành sau khi đã phê chuẩn Công ước, đối với khuyến nghị, quốc gia không có nghĩa vụ bắt buộc thi hành (36). Trong trường hợp của các TCLĐQTCB, mọi quốc gia thành viên của ILO có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và ghi nhận ngay cả khi thành viên đó chưa phê chuẩn các Công ước tương ứng của ILO (37). Cơ sở cho việc áp dụng nghĩa vụ này là bởi vì, theo quan điểm của ILO, các TCLĐQTCB là các tiêu chuẩn tối thiểu và có thể áp dụng cho mọi quốc gia, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của quốc gia. Các TCLĐQTCB không tạo ra một mức độ mới của tiền lương, điều kiện an toàn vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm xã hội (38)…

Thứ năm, các TCLĐQTCB được theo dõi, giám sát thực hiện theo một cơ chế đặc biệt. Cơ chế này yêu cầu mọi quốc gia thành viên của ILO, ngay cả khi quốc gia thành viên đó chưa phê chuẩn các Công ước tương ứng, có nghĩa vụ nộp Báo cáo quốc gia hàng năm cho ILO. Báo cáo quốc gia này phải nêu rõ các biện pháp mà quốc gia thành viên đó đã thực hiện để thúc đẩy việc thực hiện các TCLĐQTCB tại quốc gia mình. Báo cáo này được Hội đồng điều hành (Governing Body) của ILO xem xét. Văn phòng Lao động quốc tế (International Labour Office) có thể thành lập một nhóm chuyên gia để nghiên cứu Báo cáo hàng năm của các quốc gia, từ đó nhóm chuyên gia này sẽ đưa ra các nhận xét và đánh giá của mình bằng văn bản. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc của ILO (General Director) có nhiệm vụ làm Báo cáo toàn cầu hàng năm về việc thực hiện các TCLĐQTCB để trình cho Hội nghị Lao động quốc tế (International Labour Conference)(39). Từ năm 2000, sau khi Tuyên bố về Các nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc được ILO thông qua năm 1998, mỗi năm Tổng giám đốc ILO có một Báo cáo toàn cầu đánh giá việc thực hiện một nhóm TCLĐQTCB. Cụ thể: năm 2000 - Báo cáo toàn cầu về quyền hiệp hội và thương lượng tập thể; năm 2001 - Báo cáo toàn cầu về lao động cưỡng bức; năm 2002 - Báo cáo toàn cầu về lao động trẻ em; năm 2003 - Báo cáo toàn cầu về phân biệt đối xử trong lao động; năm 2004 - Báo cáo toàn cầu về quyền hiệp hội và thương lượng tập thể; năm 2005 - Báo cáo toàn cầu về lao động cưỡng bức; năm 2006 - Báo cáo toàn cầu về lao động trẻ em; năm 2007 - Báo cáo toàn cầu về phân biệt đối xử trong lao động; năm 2008 - Báo cáo toàn cầu về quyền hiệp hội và thương lượng tập thể (40).

4. Ảnh hưởng của việc thực hiện các TCLĐQTCB đến khả năng cạnh tranh của quốc gia

Quá trình toàn cầu hóa (với các đặc điểm nổi bật là: sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự tăng trưởng của ngoại thương và sự tăng lên của quá trình di cư) cho thấy, các nền kinh tế mở cửa có điều kiện lao động tốt hơn so với những nền kinh tế khép kín (41). Toàn cầu hóa nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng có tác động mạnh mẽ đến điều kiện lao động, đến việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động của mỗi quốc gia. Vậy, ngược lại, việc thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế nói chung và các TCLĐQTCB nói riêng có làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đến khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia không?

4.1 nh hưởng của việc thực hiện các TCLĐQTCB đến việc thu hút FDI

Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của FDI đến việc thi hành các tiêu chuẩn lao động cũng như ảnh hưởng của việc thi hành các TCLĐQTCB đến khả năng thu hút FDI (42). Quan điểm thông thường cho rằng, FDI bị hấp dẫn đến những quốc gia có điều kiện lao động thấp để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại đó. Các học giả theo quan điểm này cho rằng, điều kiện lao động thấp là “thiên đường” cho nhà đầu tư nước ngoài (43) hay các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến những quốc gia nơi mà tổ chức công đoàn hoạt động yếu kém, không có tiếng nói trọng lượng (44). Họ cho rằng hoạt động công đoàn mạnh có tác động tiêu cực đến FDI, hay nói một cách khác, sự yếu kém của quyền hiệp hội tỷ lệ thuận với lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI của quốc gia (45).

Tuy nhiên, thống kê về FDI trên phạm vi toàn cầu đã chứng minh điều ngược lại. Trên thực tế, những quốc gia có điều kiện lao động thấp, những nơi mà các TCLĐQTCB không được thi hành không phải là những quốc gia thu hút được nhiều FDI nhất. Tại sao lại như vậy?

Về mặt lý thuyết, điều kiện lao động thấp thường gắn liền với năng suất lao động thấp mà điều này không hề hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (46). Mặt khác, khi xem xét địa điểm để đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài thường đánh giá cao quy mô và mức độ tăng trưởng của thị trường, sau đó đến sự ổn định về chính trị và xã hội, chất lượng của lực lượng lao động. Nhà đầu tư coi các yếu tố trên quan trọng hơn các yếu tố như tiêu chuẩn lao động thấp, chi phí lao động rẻ (47). Hơn thế nữa, việc thi hành các TCLĐQTCB còn góp phần tăng khả năng thu hút FDI của quốc gia. Ví dụ như trường hợp các tiêu chuẩn về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Việc thi hành các tiêu chuẩn này cho phép người lao động và người sử dụng lao động được tham gia nhiều hơn vào quá trình lập chính sách, tăng cường năng lực của người lao động trong quá trình thương lượng tập thể. Từ đó nâng cao tiếng nói của người lao động, tạo cơ chế bảo vệ người lao động tránh khỏi việc bị bóc lột, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và lành mạnh. Quan hệ lao động ổn định, hài hòa và lành mạnh là một trong những cơ sở để duy trì sự ổn định về chính trị và xã hội của quốc gia - điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế và thu hút FDI (48).

Về mặt thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy được bất kỳ bằng chứng nào thể hiện mối liên hệ giữa tiêu chuẩn lao động thấp và sự tăng trưởng của FDI (49). Mà ngược lại, việc vi phạm các TCLĐQTCB (đặc biệt là các TCLĐQTCB về chống phân biệt đối xử trong lao động) sẽ dẫn đến việc suy giảm FDI và làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế (50). FDI thường cao hơn ở những quốc gia có điều kiện lao động tốt hơn, những quốc gia mà các TCLĐQTCB được thi hành tốt hơn, những quốc gia mà quyền của người lao động được bảo vệ tốt hơn (51). Thực tế là, FDI của các nước phát triển - nơi các TCLĐQTCB được thi hành tốt - cao hơn FDI của các nước đang phát triển - nơi các TCLĐQTCB chưa được thi hành hoặc được thi hành nhưng chưa tốt. Thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (United National Conference on Trade and Development - UNCTAD) trong năm 2005, cho thấy tổng số FDI đổ vào các nước phát triển là 542 tỉ USD, trong khi đó số liệu tương tự của các nước đang phát triển chỉ là 334 tỉ USD (52).

4.2. ảnh hưởng của việc thực hiện các TCLĐQTCB đến khả năng xuất khẩu của quốc gia

Liên quan đến ảnh hưởng của việc thi hành các TCLĐQTCB đến hoạt động thương mại của quốc gia có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, việc thi hành các TCLĐQTCB, đặc biệt là các tiêu chuẩn về quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, tiêu chuẩn về chống phân biệt đối xử trong lao động sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng xuất khẩu của quốc gia (53).

Về mặt lý thuyết, việc cho phép sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em sẽ làm tăng nguồn cung lao động, điều này dẫn tới giá lao động sẽ giảm xuống, chi phí sản xuất hàng xuất khẩu sẽ giảm và sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, các nghiên cứu của ILO (54) và một số học giả khác (55) lại cho thấy, lao động cưỡng bức và lao động trẻ em là hiện tượng không phổ biến trong các khu chế xuất và trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời, số lượng lao động bị cưỡng bức cũng như lao động trẻ em trong khu vực này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động bị cưỡng bức và lao động trẻ em trên toàn thế giới (56). Ngược lại, việc đưa trẻ em đến trường thay vì lao động trong nhà máy về lâu về dài sẽ nâng cao năng suất lao động thông qua việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng. Hơn thế nữa, việc tuân thủ các TCLĐQTCB về lao động cưỡng bức sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tránh được sự tẩy chay của người mua ở những nước nhập khẩu (57). Đối với trường hợp phân biệt đối xử trong lao động, nếu một công ty phân biệt đối xử (ví dụ không tuyển lao động nữ, trả lương lao động không bình đẳng…) thì điều này sẽ làm giảm nguồn cung lao động cho công ty. Từ đó dẫn đến việc thu hút lao động có chất lượng vào làm cho công ty trở nên khó khăn hơn, tính cạnh tranh giữa những người lao động đang làm việc trong công ty này không cao. Những yếu tố này, cuối cùng dẫn đến năng suất lao động trong công ty sẽ bị sụt giảm.

Trên thực tế, nghiên cứu của Cees van Beer (1998)(58), của OECD (1996)(59) tìm thấy rất ít bằng chứng về sự tác động của các tiêu chuẩn lao động thấp đối với thương mại (đặc biệt là xuất khẩu). Không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng các quốc gia có tiêu chuẩn lao động thấp chiếm được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế (60) mà ngược lại, nghiên cứu của OECD cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tăng trưởng xuất khẩu với việc tăng cường thực hiện các TCLĐQTCB (61). Việc vi phạm các TCLĐQTCB không những không tăng cường lợi thế so sánh của quốc gia mà ngược lại làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí và giảm năng suất lao động. Và do đó, việc thi hành các TCLĐQTCB sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh tế (trong đó có xuất khẩu)(62). Thực tế cũng cho thấy, các quốc gia phát triển - nơi các TCLĐQTCB được thi hành tốt hơn cũng là các quốc gia đang thống trị nền thương mại toàn cầu (63). Theo thống kê, trong 10 quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2007 - 2008, thì ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại đều là những nước phát triển (64).

Thông qua việc nghiên cứu tác động của tiêu chuẩn lao động đến xuất khẩu của 58 quốc gia không thuộc khối OECD, Baban Hasnat phát hiện ra rằng, chỉ có việc thực hiện các TCLĐQTCB về quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể mới có tác động đến hoạt động xuất khẩu, còn việc phê chuẩn và thực hiện các TCLĐQTCB khác không có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia (65).

5. Kết luận

Có thể khẳng định rằng, các TCLĐQTCB là các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc, những quyền này gắn chặt với quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tính đến thời điểm này, các nghiên cứu về TCLĐQTCB không những không tìm thấy tác động tiêu cực của việc thực hiện các TCLĐQTCB đến khả năng cạnh tranh của quốc gia mà ngược lại, những nghiên cứu này chứng minh rằng việc áp dụng, thực hiện và thi hành tốt các TCLĐQTCB góp phần ổn định kinh tế, xã hội, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của quốc gia (66). Do vậy, việc áp dụng các TCLĐQTCB cần phải được xem xét là một trong các mục tiêu phát triển (về mặt xã hội) của quốc gia (67).

Xuất phát từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần phải:

- Thứ nhất, đánh giá toàn diện tác động của việc thực hiện các Công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam đã ký kết. Việt Nam đã phê chuẩn 5/8 Công ước cơ bản của ILO, gồm: Công ước số 29 (1930); Công ước số 138 (1973); Công ước số 182 (1999); Công ước số 100 (1951); Công ước số 111 (1958).

- Thứ hai, áp dụng các quy định của 5 Công ước cơ bản nêu trên với tư cách là nguồn trực tiếp của pháp luật lao động Việt Nam. Việt Nam là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế (Vien Convention on Law of Treaties), việc này có nghĩa rằng Việt Nam theo trường phái nhất nguyên (Monism). Điều này cũng được khẳng định tại Điều 3 và Điều 6 Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005. Do đó, các TCLĐQTCB được quy định trong 5 Công ước nêu trên sẽ phải được áp dụng thay thế cho các quy định của pháp luật Việt Nam khi cùng điều chỉnh một vấn đề.

- Thứ ba, nghiên cứu khả năng phê chuẩn các Công ước cơ bản còn lại mà Việt Nam chưa phê chuẩn, gồm: Công ước số 87 (1948); Công ước số 98 (1949); Công ước số 105 (1957).

- Thứ tư, chuyển hóa các quy định của 3 Công ước cơ bản nêu trên vào trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) sắp tới. Mặc dù có thể vì nhiều lý do khác nhau mà Việt Nam chưa phê chuẩn 3 Công ước này, nhưng với những phân tích về vai trò và ảnh hưởng của việc thực hiện các TCLĐQTCB, thì việc chuyển hóa những nguyên tắc cơ bản của 3 Công ước đó vào Bộ luật Lao động (sửa đổi) là hết sức cần thiết.

Tóm lại, việc thi hành các TCLĐQTCB là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như của người sử dụng lao động, từ đó xây dựng hệ thống quan hệ lao động hài hòa, ổn định từ cấp cá nhân đến cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia. Thực hiện các TCLĐQTCB làm tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trên cả phương diện thu hút FDI và xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện các TCLĐQTCB, về lâu về dài, góp phần xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao. Lực lượng lao động có chất lượng là tài sản, là nguồn vốn quý giá nhất của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

----------------------

Chú thích:

(1) Phạm Trọng Nghĩa. 2008, “Một số vấn đề cơ bản của Luật Lao động quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9 (125), trang 51-59.

(2) Xem www.ilo.org.

(3) Phạm Trọng Nghĩa, 2008, “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (135),trang 19-25.

(7) Drusilla, K.B., Alan, V.D. & Robert, M.S. 1996, “International Labour Standards and Trade: A Theoretical Analysis” in Harmonisation and Fair Trade: Prerequisites for Free Trade, eds. B. Jagdish & H. Robert, MIT Press, Cambridge, pp. 227-280.

(8) Drusilla, K.B., Alan, V.D. & Robert, M.S. 1998, “Trade and Labour Standards”, Open Economies Review, vol. 9, no. 2, pp. 171-194.

(9) Kimberly, A.E. & Richard, B.F. 2003, Can Labour Standards Improved under Globalization? Institute for International Economics, Washington at 73.

(10) Jan, M.W. 208, Realizing Core Labour Standards: The potential and limits of voluntary codes and social clauses: A review of the literature, GTZ, Eschborn at 16.

(11) Werner, S. 2005, Globalization and Social Progress: The Role and Impact of International Labor Standards, 2nd edn, Friedrich-Ebert-Stiftung, Bonn at 7.

(12) Gijsbert, L. 1989, “Minimum Labour Standards and International Trade: Would a Social Clause Work?”, International Labour Review, vol. 128, no. 4, pp. 433-448; Sandra, P. 2003, , Trade and Labour Standards: A Strategy for Developing Countries. Available: [2009, 1/15] and Luke, L.A. 2005, “Labour and the World Trade Organization: Towards a Reconstruction of the Linkage Discourse”, Deakin Law Review, vol. 10, no. 1, pp. 83-119.

(13) Union Network International 2006, , Core Labour Standards at the WTO - What have Trade Ministers Said?. Available: [2009, 2/16].

(14) Gijsbert, L. 1989, “Minimum Labour Standards and International Trade: Would a Social Clause Work?”, International Labour Review, vol. 128, no. 4, pp. 433-448.

(15) WTO 1996, , Singapore Ministerial Declaration. Available: [2008, 12/20]; OECD 2000, , International Trade and Core Labour Standards. OECD Policy Brief, October. Available: [2009, 1/15].

(16) Gijsbert, L. 1989, “Minimum Labour Standards and International Trade: Would a Social Clause Work?”, International Labour Review, vol. 128, no. 4, pp. 433-448.

(17) Fields, G. 1995, Trade and Labour Standards: A Review of the Issues, OECD, Paris at 13.

(18) United Nations 2008, , Copenhagen Declaration on Social Development. Part C: Commitments. Available: [2009, 1/15].

(19) OECD 1996, Trade, Employment and Labour Standards: A Study of Core Workers’ Rights and International Trade, OECD, Paris at 26.

(20) Hilary, K. 1998, “The ILO Declaration of 1998 on Fundamental Principles and rights: A challenge for the future”, International Labour Review, vol. 137, no. 2, pp. 223-227.

(21) Nội dung có tại www.ilo.org.

(22) Phần 2 của Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc.

(23) United Nations Global Compact 2009, , The Ten Principles [Homepage of United Nations], [Online]. Available: [2009, 2/10.

(24) ADB 2006, Core Labour Standards Hanbook, ADB, Manila at 10.

(25) Bank 2009, Core Labour Standards Toolkit [Homepage of World Bank], [Online]. Available: [2009, 2/15].

(26) Stephen, S.G. 2007, , International Labour Standards and International Trade. IMF Working paper No WP/97/37 [Homepage of Interntional Moneytary Fund], [Online]. Available: [2009, 2/10].

(27) OECD 2000, , International Trade and Core Labour Standards. OECD Policy Brief, October. Available: [2009, 1/15].

(28) Baban, H. 2002, “The impact of core labour standards on exports”, International Business Review, vol. 11, no. 5, pp. 563-575; Drusilla, K.B. 2000, International Trade and Core Labour Standards: A survey of the Recent Literature, OECD Publishing, Paris; Gudrun, B. & Joe, I. 2005, “Globalization and Core Labour Standards: Compliance problems with ILO Conventions 87 and 98. Comparing Australia and other English-Speaking Countries with EU Member States”, The International Journal of Comparative Labour Law and Industrial Relation, vol. 21, no. 3, pp. 405-444; Keith, E.M. & Will, J.M. 2001, “Core Labour Standards and Competitiveness: Implications for Global Trade Policy”, Review of International Economics, vol. 9, no. 2, pp. 317-328.

(29) Nội dung có tại, 2/10].

(30) Nội dung có tại, 2/10].

(31) Kimberly, A.E. & Richard, B.F. 2003, Can Labor Standards Improved under Globalization? Institute for International Economics, Washington at 11.

(32) Centre for Global Development 2007, , Labour Standards. Available: [2009, 2/16].

(33) Kimberly, A.E. & Richard, B.F. 2003, Can Labor Standards Improved under Globalization? Institute for International Economics, Washington at 13.

(34) Xem phân tích chi tiết tại phần 5.

(35) Jan, M.W. 208, Realizing Core Labour Standards: The potential and limits of voluntary codes and social clauses: A review of the literature, GTZ, Eschborn at 17.

(36) Xem Điều 19 Hiến chương ILO.

(37) Phần 2 của Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc.

(38) ADB 2006, Core Labour Standards Hanbook, ADB, Manila at 12.

(39) Part II and Part III of the Follow-up to the Declaration.

(40) Nội dung các Báo cáo này (English) có thể download tại địa chỉ http://www.ilo.org/declaration/Follow-up/Globalreports/lang—en/index.htmm.

(41) Robert J, Fanagan. (2006) Globalization and Labour Conditions: Working Conditions and Worker Rights in a Global Economy. Oxford: Oxford University Press.

(42) See Layna, M. & Saika, U. 2007, “Racing to the Bottom or Climbing to the Top? Economic Globalization and Collective Labor Rights”, Comparative Political Studies, vol. 40, pp. 923-948.

(43) Rodirk cited by Kucera, D. 2002, “Core Labour Standards and Foreign Direct Investment”, vol. 141, no. 1,2, pp. 31-70.

(44) Friedman, J., Gerlowski, D.A. & Silberman, J. 1992, “What Attract Foreign Multinationl Coporation? Evidence from Branch Plant Location in the United States”, Journal of Regional Science, vol. 32, no. 4, pp. 403-418.

(45) Matthias, B. 2002, “Comparative Advantage, Trade and Labour Standards”, Economic Bulletin, vol. 6, no. 2, pp. 1-8.

(46) Flanagan, R. J. (2003). Labor Standards and International Competitive Advantage. Mimeo.

(47) Werner, S. 2005, Globalization and Social Progress: The Role and Impact of International Labor Standards, 2nd edn, Friedrich-Ebert-Stiftung, Bonn at 13; Ritash, S. 2005, , The impact of core labour standards on Foreign Direct Investment in East Asia. Available: [2009, 1/15].

(48) Nicholas, B. 1999, "The Location of Foreign Direct Investment: An Empirical Analysis", Applied Economics, vol. 31, no. 1, pp. 65-76.

(49) Drusilla, K.B. 2000, International Trade and Core Labour Standards: A survey of the Recent Literature, OECD Publishing, Paris;

(50) Klasen cited by Kucera, D. 2002, Effects of Labor Standards on Labor Costs and FDI Flows. Available: [2009, 2/16].

(51) Kucera, D. 2002, “Core Labour Standards and Foreign Direct Investment”, vol. 141, no. 1,2, pp. 31-70.

(52) UNCTAD 2006, World Investment Report 2006: FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development, UNTAD, Geneva at 3 -4.

(53) Jai, S.M. 1997, “Core Labour Standards and Export Performance in Developing Countries”, World Economy, vol. 20, no. 6, pp. 773-785;

(54) ILO 2002, A future without child labour. Global report under the follow-up to the ILO Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work. Report of the Director-General, 2002, ILO, Geneva at xi, 21; ILO 2001, Stopping forced labour : global report under the follow-up to the ILO Declaration on fundamental principles and rights at work. Report of the Director-General, 2001, ILO, Geneva.

(55) Bachma, S.L. 2000, “A new economics of child labour: Searching for answers behind the headlines”, Journal of International Affairs, vol. 53, no. 2, pp. 545-572; Drusilla, K.B., Alan, V.D. & Robert, M.S. 2003, “Child Labour: Theory, Evidence, and Policy” in International Labor Standards: History, Theory, and Policy Options, eds. B. Kaushik, H. Henrik, R. Lisa & S. Judith, Blackwell publishing Ltd, Oxford, pp. 195-247.

(56) Theo điều tra của ILO, thì trong năm 2004 có khoảng độ 317 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế, trong đó 218 triệu trường hợp được coi là lao động trẻ em, trong số này có 126 triệu trẻ em tham gia vào các công việc nặng nhọc, độc hại. Cũng theo thống kê của ILO, trong năm 2005, có 12, 3 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó 9, 8 triệu người là bị cưỡng bức bởi các tổ chức tư nhân, 2, 5 triệu người bị cưỡng lao động bởi nhà nước.

(57) Kimberly, A.E. & Richard, B.F. 2003, Can Labor Standards Improved under Globalization? Institute for International Economics, Washington at 17.

(58) Cees, v.B. 1998, “Labour Standards and Trade Flows of OECD Countries”, World Economy, vol. 21, no. 1, pp. 57-73.

(59) OECD 1996, Trade, Employment and Labour Standards: A Study of Core Workers’ Rights and International Trade, OECD, Paris.

(60) Flanagan, R. J. (2003). Labor Standards and International Competitive Advantage. Mimeo

(61) OECD 1996, Trade, Employment and Labour Standards: A Study of Core Workers’ Rights and International Trade, OECD, Paris.

(62) Will, J.M. & Keith, E.M. 2001, “Core Labor Standards and Competitiveness: Implications for Global Trade Policy”, Review of International Economics, vol. 9, no. 2, pp. 317-328.

(63) Will, J.M. & Keith, E.M. 2001, “Core Labor Standards and Competitiveness: Implications for Global Trade Policy”, Review of International Economics, vol. 9, no. 2, pp. 317-328.

(64) Xem List of Countries by Export at http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_exports.

(65) Baban, H. 2002, “The impact of core labour standards on exports”, International Business Review, vol. 11, no. 5, pp. 563-575.

(66) Jan, M.W. 2008, Realizing Core Labor Standards: The potential and limits of voluntary codes and social clauses: A review of the literature, GTZ, Eschborn at 22.

(67) Remi, B. 2004, , Core labour Standards and Economic growth. Available: [2009, 1/15].

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ: http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/tac-111ong-cua-viec-thuc-hien-cac-tieu-chuan-lao-111ong-quoc-te-co-ban-111en-kha-nang-canh-tranh-cua-quoc-gia