Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Ba Đồn - Bát cháo canh nổi tiếng Miền Trung

Cháo canh có mặt gần như khắp các vùng phía bắc miền Trung, đặc biệt là Quảng Trị, Quảng Bình. Nhưng bát cháo canh quê hương Ba Đồn, phía Bắc sông Gianh lại khác. Cháo không nấu từ tôm, cá lóc, hay nguồn cá nước ngọt, mà bát cháo dậy khói từ con cá Biển Đông.

Sợi cháo làm từ bột gạo nấu với cá biển có hương vị thơm ngọt, mặn mòi của biển khơi.

Một người bạn ở Quảng Trạch rủ chúng tôi về chơi, mỗi bận ghé thăm vùng đất có Đèo Ngang là mỗi lần lạ lẫm với món cháo canh Ba Đồn. Từ mấy trăm năm trước, món cháo có cả một câu chuyện truyền khẩu nhớ thương lứa đôi.

Bát cháo của mối tình bên sông

Chuyện kể rằng, một bữa mùa đông, khi đàng Trong đàng Ngoài còn phân tranh, dòng sông Gianh là giới tuyến. Một người lính canh đồn bên mô đất sông Gianh của nhà Trịnh đã ngã lòng với một người con gái phía bờ Nam nhà Nguyễn. Người con gái vốn con nhà của một thuyền ngư dân đánh bắt trên biển, tuy là chia giới tuyến, nhưng buôn bán hoặc đánh bắt vẫn cứ giao thoa nhau. Phía Nam sông Gianh có món cháo canh vẫn thường đưa về bán cho các đồn ở bờ Bắc. Lính lệ vừa ăn vừa thổi trên những chiếc thuyền nhỏ ven trảng cát, phải ăn vội vàng vì sợ quan cai phát hiện mua đồ phía nam, sợ lệnh trên phạt nặng vì lơ là canh phòng.

Nhưng “sương khói” của bát cháo cứ quấn lấy lòng người phía bắc, rồi một lính canh đã phải lòng người con gái bán cháo canh rày đây mai đó trên sông. Và rồi họ cũng ở với nhau, nhưng khi biết chuyện, họ lại bị cấm thuỷ chung, người đàng Trong không được cưới người đàng Ngoài. Khóc hết nước mắt, đôi trai gái ở miền thảo dã biên thuỳ chỉ xin cùng ở lại phía Bắc một đêm. Cũng vì nghĩa tình, cai lính đã cho phép cô gái thả neo phía ngoài đồn, đêm đó thuyền nổi lửa to hơn thường lệ. Thì ra cô gái nấu một nồi cháo thật lớn để đãi cả đồn lính canh. Món cháo cô thường nấu là cá từ sông Gianh đánh bắt được, nhưng hôm đó, cô suy nghĩ thoáng qua, nấu cháo cá của dòng sông này, lỡ ai hỏi bắt cá phía nào cũng…khó nói. Vậy nên cô đã mua cá biển của ngư dân đánh bắt từ phía biển để nấu cháo buổi chia ly.

Bữa sáng, chị dọn những bát cháo trên mẹt lá, mời những người lính phía đồn của chúa Trịnh bên mô đất sông Gianh. Họ xì xụp ăn, cái vị lạ, nồng thơm mùi biển, có người hỏi, sao không thấy cá sông Gianh; có người hỏi, cá biển bắt đàng Trong hay Ngoài? Người con gái vô danh ấy nói: “Cá ở biển thì làm sao phân biệt được đâu là Trong là Ngoài được. Cá đều của biển quê cha đất tổ. Mời các thầy đội cùng ăn”. Không ngờ câu nói đó, những người lính quý thương tấm lòng, đã xin cho người con gái phía đàng Trong làm dâu người lính canh phải lòng, nhưng chỉ với một điều kiện, anh phải giải ngũ. Từ đó, họ về phía sau, mở món cháo canh bán cho những người đi chợ tụ hội về Ba Đồn.

Cháo canh của người… du mục

Thật ra cháo canh Ba Đồn của ngày xưa vẫn không khác ngày nay là mấy. Đó là món ăn rất dân dã, không hề cầu kỳ, chỉ khác xưa không nêm nếm bột ngọt mà bằng ruốc biển. Mấy trăm năm món cháo tồn tại xứ Ba Đồn đều nấu từ con cá biển như cá nục, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá ngứa, cá chim...đều ngon ngọt đậm đà. Nước dùng được hầm từ xương cá, cá luộc rồi vẽ thịt cho vào bát. Sợi cháo làm từ bột gạo, dùng ống tre dằn đều, cắt sợi cho vào nồi nước dùng đang sôi, chín tới, bỏ hành tiêu, nén múc ra bát; khói lên thơm, vị cháo canh ngọt đáo để. Kiểu nấu này ngày nay miệt Nam, Nam Trung bộ gọi là bánh canh.- du lịch Nha Trang, du lich Da Lat, du lich Nha Trang Da Lat

Ba Đồn xưa là vùng chinh chiến liên miên của mấy trăm năm phân tranh, nên món này còn được truyền như bát cháo canh du mục. Cháo canh Ba Đồn bán từ sớm ở góc chợ bò, chợ phiên, thu hút thực khách khắp vùng hoặc cho những ai đi Bắc vào Nam đều ghé lại thưởng thức. Vậy, mà tính “du mục” của nó như không mất đi. Dù đã sang thế kỷ 21, nhưng chốn ngồi ăn bát cháo ở Ba Đồn vẫn y như chỗ ngồi của trăm năm trước. Bàn ăn đơn giản, băng ghế dài làm thượt, người địa phương gọi là đòn bào, ghế dài có khi cả hai mét, cứ vài ba người tụ lại, không quen biết nhau ngồi một băng, cứ ngồi vào là người bán bưng ra. Ăn bát cháo gốc gác vùng đất này mới biết người bản địa tài hoa lịm hồn trong cách dùng các loại cá biển nấu cháo, nó không gây tanh mà thơm ngon lạ thường bởi cách hấp cá...

Ngày nay, những ngư dân ven biển Quảng Trạch không chỉ đánh bắt vùng lộng mà còn đóng thuyền lớn đánh cá ở Hoàng Sa, người Ba Đồn lại có thêm phong vị món cháo cá biển Hoàng Sa. Anh bạn tôi vẫn thường mua cá đánh bắt từ những thuyền đi Hoàng Sa về đãi khách. Bưng bát cháo lên giữa chộn rộn cuộc sống hôm nay, vẫn nhớ vô cùng bao sức lực tiều ngư sớm hôm chống chọi bất trắc để đưa về phía bờ hương vị biển cả quê nhà.

Bài và ảnh: Quốc Nam Nguồn : SGTT - du lịch Đất Việt

Ngắm Bắc Cực Quang tại Ailen

Cùng khám phá những điểm du lịch tuyệt vời trên khắp thế giới qua các bức ảnh được đăng trên tạp chí National Geographic.


Bắc cực quang, Ai-len (Ảnh: Ragnar Th Sigurdsson, Arctic Images/Alamy)

Những chùm sáng kỳ ảo của Bắc Cực Quang trên bầu trời ở Iceland luôn thu hút du khách từ nhiều nơi và được xem là một “đặc sản” với ngành du lịch nơi đây.


Blue Lagoon, Ai-len (Ảnh: Agnieszka Rayss, Anzenberger/Redu)

Còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức những ly đồ uống hấp dẫn ngay khi đang ngâm mình dưới làn nước trong xanh ở Blue Lagoon, Iceland.


Hang động cẩm thạch ở Chile (Ảnh: Karl-Heinz Raach, laif/Redux)

Những hang động với hoa văn kỳ ảo được hình thành từ đá cẩm thạch nằm ở trung tâm của hồ General Carrera, Chile.


Vườn Quốc gia Redwood, California (Ảnh: Zhao Duan Chan, Your Shot)

Du lịch Mỹ để cùng khám phá những hình ảnh hùng vĩ, kỳ ảo được nhiếp ảnh gia Zhao Duan Chan ghi lại vào thời điểm mặt trời lặn ở Vườn Quốc gia Redwood, California.


Đấu bò, Tây Ban Nha (Ảnh: Marcelo del Pozo, Reuters)

Dũng sĩ đấu bò cúi đầu trước khi tham gia trận đấu ở trường đấu bò Maestranza, Seville, Tây Ban Nha. Đây là trường đấu bò lâu đời nhất ở Tây Ban Nha, được xây dựng từ năm 1761.


Vịnh Quarry, Hồng Kông (Ảnh: Romain Jacquet-Lagrèze)

Khoảng trời nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa ánh sáng của vô số tòa nhà cao chọc trời ở vịnh Quarry, Hồng Kông.- tham gia tour du lịch Hong Kong để biết thêm chi tiết :D


Bờ biển, Ba Lan (Ảnh: Kacper Kowalski, Panos Pictures)

Du lịch Châu Âu khám phá khu nghỉ mát bên bờ biển của Wladyslawowo trên bờ biển Baltic của Ba Lan thu hút du khách với nhiều di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên và động vật quý hiếm.


Tháp Eiffel, Paris (Ảnh: Luciano Mortula, Alamy)

Tháp Eiffel – biểu tượng của nước Pháp rực sáng trong đêm. Paris được xem là thành phố của thời trang và ẩm thực cao cấp, nghệ thuật và con người lãng mạn.


Manitoba, Canada (Ảnh: Norbert Rosing, National Geographic)

Ánh trăng chiếu rực rỡ khung cảnh tuyết trắng ở Churchill, Manitoba, Canada. Chú cáo Bắc Cực này có khả năng thay đổi màu lông theo từng mùa: trắng vào mùa đông và nâu xám khi tuyết tan.


Vách đá Vermilion, Arizona (Ảnh: Richard Barnes, National Geographic)

Wave là nơi có địa hình nổi tiếng nhất ở Vermilion, Arizona với những đường lượn sóng kỳ lạ và màu đỏ sắt rực rỡ.


Burj Khalifa, Dubai (Ảnh: LOOK/Alamy)

Toàn cảnh Dubai rực rõ trong đêm nhìn từ Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới.


Santorini, Hy Lạp (Ảnh: Christina Anzenberger-Fink, Redux)

Nhà thờ Santorini nhìn ra biển với màu trắng xanh truyền thống của Hy Lạp đã trở thành biểu tượng và điểm dừng phổ biến của du khách khi tới đây.

Theo Radiovietnam.vn/National Geographic
Tham khảo thêm tour du lịch Nhật Bản của công ty du lịch Đất Việt để chọn cho mình 1 tour ưng ý nhất!!!

Đồi Thông Hai Mộ và câu chuyện tình bi thương

Du khách du lịch Đà Lạt ngoài biết đến Đà Lạt với cái tên là thành phố ngàn hoa, thì Đà Lạt còn là thành phố tình yêu với những câu chuyện tình tuy buồn nhưng chung thủy, sắt son.

Hồ Than Thở là điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến với Đà Lạt. Ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ - nơi đây được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình bi ai của một đôi trai gái trẻ.




Nằm ở phía Bắc thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 6km về hướng Chi Lăng là du khách đã đến với khu du lịch hồ Than Thở.



Vốn là một hồ nước thiên nhiên, nhưng vào năm 1917 người Pháp đã đắp đập xây dựng hồ chứa nước, và đặt tên hồ là Lacdes Soupirs, tên gọi này có hai ý nghĩa, đó là tiếng rì rào, hay còn có nghĩa là than thở. Từ lâu nơi đây đã là nhân chứng cho những cuộc tình thuỷ chung đầy nước mắt, nên người ta đã gọi nơi đây là hồ Than Thở. Ngoài tên gọi hồ Than Thở, du khách còn được nghe người dân Đà Lạt gọi với tên Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ.



Đến tham quan hồ Than Thở, du khách sẽ được dạo bước trên những bãi cỏ xanh, ngắm nhìn hàng thông in bóng xuống mặt hồ. Hay du khách cũng có thể tham gia dịch vụ cưỡi ngựa vòng quanh hồ để tìm cảm hứng của dân du mục.

Sau một vòng dạo chơi tham quan, nếu mỏi chân du khách có thể ngồi nghỉ trong những nhà chòi nằm rải rác trên thảm cỏ xanh, và ngắm nhìn những giỏ phong lan của xứ đồi cao nguyên, cùng những câu chuyện lãng mạn mà đượm buồn về địa danh này.

Ở Đồi thông hai mộ, một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt, bao năm nay luôn tồn tại nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”, nhưng chỉ có một câu chuyện trong số đó là thật, ấy là câu chuyện tình bất hạnh của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm, mà minh chứng cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông hơn 60 năm qua.


Chuyện kể rằng, người con trai tên là Tâm, con của đại điền chủ ở Gò Công. Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì một phần chưa muốn có gia đình, phần khác lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên Thảo.

Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình. Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến. Vì lẽ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn.

Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nỗi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng . Cho đến một ngày, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tâm sự và tự tử chết (ngày 15/3/1956), trên tay vẫn còn nắm chặt bức thư tình gửi người yêu. Trước khi chết nàng để lại bức thư xin người nhà chôn nàng trên đồi thông. Nhưng thật ra Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử. Khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Vì quá đau buồn, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái anh yêu thương. Trước khi chết, anh để lại bức thư tuyệt mệnh với ước nguyện được chôn xác bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau. Gia đình, bạn bè đã chôn xác anh kề bên ngôi mộ Thảo và tạo thành ngôi mộ đôi nổi tiếng. Thế nhưng, sau ngày giải phóng, cha mẹ Tâm đã thuê người lên Đà Lạt bốc phần mộ anh đưa về quê vì lúc này họ đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù phần mộ chàng trai đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của người con gái, cha mẹ, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Sau này chính quyền Đà Lạt đã sửa sang, xây lại ngôi mộ khang trang, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo trên thành phố hoa thơ mộng.


Du khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Thảo và Tâm đứng cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật, còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.

(Theo TTVN)
Tham gia tour du lịch Đà Lạt, tour du lịch Nha Trang Đà Lạt, tour du lịch Nha Trang để khám phá thêm về Đồi Thông Hai Mộ nhé!!!

Chiêm ngưỡng thảm cỏ đầy ấn tượng tại thị trấn Jaujac - Pháp

Nếu như người ta đã quá quen thuộc với những chiếc thảm đỏ tại các sự kiện lớn thì ngôi làng nhỏ Jaujac tại Pháp lại nổi tiếng với chiếc thảm xanh tự nhiên ấn tượng.

Để giúp thị trấn nhỏ Jaujac của Pháp lên chương trình chào mừng kỷ niệm về nghệ thuật và du lịch lần thứ 10, nghệ sĩ người Pháp Gaëlle Villedary đến với triển lãm nghệ thuật công cộng này sáng tạo một thảm cỏ hoàn toàn tự nhiên, chạy quanh co qua ngôi làng đá Jaujac xinh đẹp như tranh vẽ.

Mặc dù ngôi làng được xây dựng trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của rừng, đồi núi và sông, nhưng một số khu vực công cộng thì vẫn không có sự hiện diện của thiên nhiên. Để tạo ra chiếc thảm dài gần 1.400m này, nghệ sĩ Gaëlle Villedary đã sử dụng 3,5 tấn cỏ. Thảm cỏ xanh tự nhiên chạy tít đến mọi ngõ ngách của ngôi làng, cả những khu vực mà vắng bóng của thiên nhiên. Điểm xuất phát của thảm cỏ là từ trung tâm ngôi làng chạy qua những con phố, ra công viên, lên xuống những bậc thang, băng qua những cây cầu, qua những con đường mòn trước khi quay trở lại điểm xuất phát. Hình ảnh thảm cỏ xanh tự nhiên bao bọc cả ngôi làng, mang lại một cảm giác thanh bình, chan hòa của thiên nhiên với cuộc sống.

Một sự kết nối rõ ràng từ ngôi làng với những cánh đồng và khu lâm nghiệp được nghệ sĩ Gaëlle Villedary thiết kế. Chất liệu cho sản phẩm nghệ thuật mà cô Gaëlle Villedary thường chọn đến từ thiên nhiên hay những vật dụng hằng ngày mà thân thiện với môi trường như cỏ, cà phê, bóng đèn và những tấm bìa các tông. Cho đến thời điểm này thì thảm cỏ xanh tự nhiên được xem là dự án lớn nhất của cô.

Villedary cho biết: “Vẫn còn một vài người dân hoài nghi về thảm cỏ tự nhiên này, nhưng phần lớn thì tỏ ra rất khấn khởi và vui sướng khi khám phá thị trấn của mình theo một cái nhìn hoàn toàn mới. Hầu hết người ta đi bộ, chơi đùa, ngồi nghỉ chân ở đó. Một lần tôi bắt gặp một cô gái, cô ấy cởi giầy đi bộ và nằm xuống thảm cỏ. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi thấy công chúng đoán nhận và sở hữu tác phẩm của tôi theo cách riêng của họ.”

Được hoàn thành vào tháng 9/2011, thảm cỏ xanh này tượng trưng cho sự hội tụ tuyệt vời của môi trường tự nhiên và đô thị. Thông qua nghệ thuật nghệ sĩ truyền tải thông điệp là kết nối con người với thiên nhiên.- Xem tour du lịch Châu Âu để có thể khám phá vùng đất tuyệt vời này!!!

Thảm cỏ xanh quấn quanh ngôi làng đá qua một số ảnh:

























Tuệ Tâm
Tham khảo thêm tour du lịch Mỹ, tour du lịch Malaysia, tour du lịch Campuchia để biết thêm chi tiết nhé!!!

Giải dù lượn không động cơ - Đà Nẵng 2013

Sáng 29/6, hàng trăm người dân và du khách đã tập trung tại bãi biển Thọ Quang (quận Sơn Trà) để chờ xem cuộc so tài của 30 vận động viên đến từ Singapore, Thái Lan, CH Czech, Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng tại "Giải dù lượn không động cơ - Đà Nẵng 2013"


Các VĐV dự thi giải "Dù lượn không động cơ Đà Nẵng 2013" đã làm lễ xuất phát (Ảnh: HC)

Theo ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, ngoài việc tạo thêm điểm nhấn thu hút du khách đến với tuần lễ du lịch "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2013" (diễn ra từ ngày 28/6 - 3/7), giải dù lượn không động cơ lần đầu tiên được Đà Nẵng tổ chức này còn là dịp để kiểm tra, đáng giá kỹ thuật của điểm bay Sơn Trà và năng lực tổ chức giải, làm cơ sở tiến tới xây dựng hệ thống các giải thi đấu cấp quốc gia, quốc tế trong thời gian tới.


Khán giả đội nắng chờ đợi đến trưa nhưng do không có gió hoặc gió không thuận nên các VĐV vẫn không thể cất cánh

Tuy nhiên dù các đội thi đã làm lễ xuất phát và khán giả phải đội nắng chờ đợi nhưng đến tận trưa các vận động viên vẫn không thể cất cánh được từ núi Sơn Trà để hạ xuống bãi biển Thọ Quang do không có gió hoặc gió không thuận. Bù lại, khán giả đã được chứng kiến màn biểu diễn máy bay mô hình (của CLB Hàng không Đà Nẵng) và dù lượn có động cơ (của các vận động viên TP.HCM):


Bù lại, khán giả đã được thưởng thức những màn trình diễn máy bay mô hình và dù lượn có động cơ khá đẹp mắt


Đội máy bay mô hình tham gia biểu diễn


Khởi động máy bay chuẩn bị xuất phát


Chiếc máy bay mô hình đưa cờ Tổ quốc lên cao


Chiếc bay mô hình đeo dải băng chào mừng giải dù lượn Đà Nẵng 2013...


Múa lượn trên bầu trời


VĐV người Úc từng đoạt giải nhất cuộc thi máy bay mô hình cánh bằng 3 D tại Hà Nội chuẩn bị biểu diễn


Chiếc máy bay của ông múa lượn giữa biển trời bán đảo Sơn Trà


Lao vút lên không trung


Rồi từ trên trời cao đâm thẳng xuống


Có lúc chiếc máy bay của ông như bị,,, bốc cháy, sắp rơi


Nhưng bất ngờ nó bật ngược trở lại




Vẽ nên những đường khói tuyệt đẹp giữa không trung


Chiếc máy bay của VĐV người Úc hạ cánh an toàn


Nhưng cũng có những trường hợp máy bay rơi xuống đất khiến chủ nhân phải "méo mặt"


Biểu diễn dù lượn có động cơ, bay đơn với những pha nhào lộn đẹp mắt


Bay đôi


và bay đội hình

HẢI CHÂU
Tags: du lich, du lich Nha Trang, du lich Da Lat, du lich Nha Trang Da Lat