Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Đèo lửa địa ngục – Hellfire Pass.

Tour du lich dẫn du khách đến Kanchanaburi chụp vài tấm hình bên cầu sông Kwai nổi tiếng làm kỷ niệm. Nhưng nào biết, cung Đường sắt tử thần không chỉ có nơi đây. Khó khăn, gian khổ và tang thương nhất trong việc xây dựng con đường chết chóc này là đoạn đèo mà cái thoáng nghe tên cũng đã dữ dội: Đèo lửa địa ngục – Hellfire Pass.


Con đường đèo lửa.

Death Railway, Đường sắt tử thần được đế quốc Nhật thời Thế chiến 2 cho xây dựng với ý đồ nối liền vùng rừng núi hiểm trở giữa Miến Điện, Thái Lan, để rồi vươn xa hơn nữa. Cung đường trở nên nổi tiếng, được biết nhiều hơn khi bộ phim Cầu sông Kwai ra đời. Thấy tôi nhăn nhó giữa đông đúc khách tour, anh bạn Hà Lan bật cười nói: “Thôi mai ông đi Hellfire Pass đi. Không có tour đâu, ông phải thuê xe mà chạy. Tới đó có riêng mình ông thôi. Mà nó thực hơn, hay hơn cây cầu đã làm đi làm lại này”.

Xem những di vật trên sườn núi

Sáng hôm sau tôi thuê xe chạy đến Hellfire Pass và quả thật ấn tượng đến rùng mình. Nằm cách cầu sông Kwai hơn 80km, con đường sắt Miến – Thái bị chận ngang bởi một dãy núi đá dài Tenasserim. Không còn đường khác, cách duy nhất là phải chẻ núi mà đi. Và cái tên Đèo lửa địa ngục bắt đầu từ đây. Dù đoạn đường chỉ vài cây số so với cung đường 415km, việc xây dựng đoạn đường ngắn này được cho là khó khăn và gian nguy nhất suốt con Đường sắt tử thần này. Những nhân công tham gia đục đẽo núi đá làm Đèo lửa địa ngục phải làm việc từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày, trong điều kiện sức khoẻ yếu kém, suy kiệt, thuốc men không có giữa rừng thiêng nước độc... Họ phải xẻ dọc triền núi đá vôi, đá thạch anh cứng sâu đến 17m, dài 110m với những dụng cụ thô sơ như búa, đục, chòng sắt... Lúc đó, quân Nhật đang bị quân Đồng Minh tấn công ráo riết, họ bắt tù binh phải làm việc ngày đêm để kịp tiến độ. Ánh lửa từ những ngọn đuốc tre phết dầu bị gió lùa qua khe núi chập chờn, tiếng búa đục đinh tai, bóng gầy gò liêu xiêu của những tù nhân hắt hiu hắt trên vách đá… cứ như cảnh tượng cõi âm ty. Rồi cái tên được đặt.

Bao nhiêu người đã nằm xuống con hẻm núi ngắn giờ trông rất bình thường này. Có lưu ý du khách mới thấy những thanh tàvẹt gỗ nằm mấp mô đã mòn hỏng lủng thủng nhiều chỗ. Đầu kia hẻm núi, những dụng cụ hoen gỉ từ ngày xa xưa vẫn còn lưu giữ, từ những chíếc búa, đục, xẻng, chòng… đến chiếc xe goòng vẹo vọ. Thêm vào là những bó hoa của người tưởng niệm, héo khô nhanh trong cái oi nóng miệt này làm không khí càng ảm đạm. Khách một mình lang thang chợt rùng mình. Không phải sợ những người đã ngã xuống, mà vì những tham vọng ngông cuồng đã để lại những gì…tour du lich Malaysia, tour du lich Campuchia

Nằm xuống trên đất khách quê người

Cũng từ thông tin, hình ảnh xem ở bảo tàng Hellfire Pass, về lại Kanchanaburi tôi tìm đến viếng các nghĩa trang nổi tiếng ở đây, liên quan đến Đường sắt tử thần – những người đã ngã xuống vì nó. Dù chủ yếu vẫn là của những tù nhân đồng minh. Không có nghĩa trang cho dân phu châu Á đã ngã xuống, đông hơn gấp nhiều lần, trong đó có cả người Việt Nam. Nghĩa trang lớn nhất, nằm ngay trong phố đối diện xéo ga Kanchanaburi là Kanchanaburi Allied War Cemetery. Vẫn xanh ngắt cỏ hoa, trùng trùng bia mộ… nhưng giờ nơi này chỉ lặng lẽ về đêm. Còn trong giờ mở cửa, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều có rất nhiều đoàn du khách ùn ùn kéo đến. Họ đến đây lặng lẽ hơn ở ngoài cầu sông Kwai, tôi cảm thấy rờn rợn khi nhìn họ chỉ chỉ trỏ trỏ, chụp hình nhau bên bia mộ, giữa nghĩa trang. Rồi lang thang ngoại ô vắng vẻ, tôi tìm đến nghĩa trang Chung Kai. Chỉ đứng sau nghĩa trang Kanchanaburi (với hơn 6.982 mộ phần), Chung Kai là nơi an táng của 1.740 tù nhân của liên quân đồng minh, chủ yếu là người Hà Lan, Anh, Pháp, Úc. Vốn nằm kế một doanh trại của tù nhân đồng minh lúc bấy giờ. Và nghĩa trang còn có cả một số người được đưa về từ công trường Đèo lửa địa ngục. Những bóng cây lớn bao quanh và cỏ hoa trong khuôn viên được chăm sóc tốt, làm nghĩa trang xanh mát giữa nắng trưa Kanchanaburi. Ngồi trong bóng râm, nghe như gió thì thầm kể chuyện, chuyện tang thương đớn đau nghiệt ngã như đã thấy, đã đọc tại chính con đèo dữ này. Tour du lich Hong Kong, Tour du lich Nhat Ban


Nghĩa trang Chung Kai.

Rời Chung Kai, tôi chầm chậm về phố khi nắng chiều đã nhạt, miên man nghĩ chuyện xưa chuyện nay. Nhưng không thể không phục khả năng làm du lịch của người Thái. Chỉ từ một bộ phim hơn nửa thế kỷ tuổi tác họ đã biến miền thâm sơn cùng cốc này ra thành phố du lịch dập dìu. Trong khi đó, bao miền đất dữ dội, nhiều câu chuyện còn nóng hổi, mấy bộ phim được nhiều nước trên thế giới yêu thích… có mấy  du khách đến xứ Việt quan tâm. Mà nếu quan tâm thì có còn gì không?

BÀI VÀ ẢNH: T. Trà Khúc Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét