Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

25 vấn để nóng bỏng vể sức khỏe

25 vấn để nóng bỏng vể sức khỏe

1- Điện thoại cầm tay có hại không?
            Dường như không có hại, nhưng nếu bạn sử dụng điện thoại cầm tay nhiều thì nên dùng ống nghe gắn lỗ tai hay nói chuyện qua máy loa đễ giữ máy điện thoại cách xa đầu. Các nhà khảo cứu Đan mạch đã tiến hành một cuộc nghiên cứu rộng lớn trong 21 năm trên 420,000 người sử dụng điện thoại  cầm tay và đã không thấy có rủi ro gây ung thư, nhưng đây chỉ là những dữ liệu đã được thâu lượm khi mà điện thoại di đông hãy còn là một thiết bị mới lạ chứ chưa phải là phương tiện liên lạc chính. Trong một nghiên cứu mới đây với một qui mô nhỏ hơn  các nhà khảo cứu Do thái đã quan sát 1,726 người và đã nhận thấy sử dụng nhiều điện thoại cầm tay tăng 50% rủi ro có khối u nơi tuyến nước bọt ở phần mặt mà người sử dụng hay áp điện thoại ( tuy vậy nói chung rủi ro này hết sức nhỏ).
             Mối đe dọa lớn nhất của điện thoại cẩm tay lại không có liên quan gì tới ung thư. Nói chuyện trên điện thoại cầm tay trong khi lái xe không khác gì lái xe lúc xay rượu làm rủi ro bị tai nạn tăng tới gấp 4 , 5 lẩn.

2- Vitamin D có thể cứu mạng sống của tôi không? Có thật tôi phải uống mổi ngày một liểu lượng vitamin D gấp 4 lẩn liểu lượng khuyến cáo hay không?
           Càng ngày càng có nhiểu bằng chứng cho thấy một liều lượng lớn vitamin D không những giúp cho xương cứng cáp mà còn giảm rủi ro ung thư kết tràng, buồng trứng và vú, cũng như các bệnh như tiểu đường và xơ cứng rải rác (multiple sclerosis). Nhiều người trong chúng ta không nhận đủ vitamin D vì ít ra ánh nắng mặt trời ( mặt trời kích thích việc sản xuất vitamin D ở da) hoặc vì có một chế ăn uống thiểu những nguồn vitamin D tốt (cá có mỡ như salmon mackerel và tuna, và sữa hay ngũ cốc tăng cường). Liều lượng chính thức cho lớp người từ 51 tới 70 tuổi là 400 IU vitamin D một ngày(400 đơn vị quốc tế /ngày), nhưng hẩu hết các chuyên gia đều đống ý là lớp người này phải đạt được từ 800 tới 1000 UI vitamin D bổ sung mổi ngày. Nhưng đối với người dưới 50 tuổi tiêu thụ mổi ngày 200 UI vitamin D theo như khuyến cáo  (tương đương với hai ly sữa/ngày) và phơi nắng mổi ngày từ 10 tới 15 phút ( mà không bôi kem chống nắng) thì một liểu luợng bổ sung 400 IU có thể cũng đủ rồi.

3- Liệu tôi có thể tẩy sạch cơ thể bẳng các thỉnh thoảng nhịn ăn hay không?
       Miển là sức khoẻ cũa bạn tốt, thì bạn có thể  nhịn ăn trong thời gian ngắn hoặc  uống thuốc tẩy sạch cơ thể (body cleanser). Tuy nhiên bạn đừng nên chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra, ngoài một cảm giác vui đã thực hiện được một cái gì.  Bất cứ nhà sinh lý học nào cũng đều sẽ cho bạn biết là những bộ phân trong cơ thể như phổi, gan, thận và ruột khi hoạt động tốt có thể loại trừ tất cả các chất bẩn ra ngoài mà không cần bạn phải nhịn đói.
Nếu bạn vẫn muốn thỉnh thoảng nhịn ăn thì bạn nên nhớ phải uống nước cho dủ để tránh cơ thể bị mất nước (dehydration).

4- Uống nước máy có bảo đảm không?
           Dĩ nhiên là an toàn rồi, bởi vì trong các thành phố nước máy được phân phối từ những nhà máy xử lý được kiểm tra cẩn thận và nước máy được qui định tốt hơn nước đóng chai ( một vài loại nước đóng chai như Aquafina và Dasani chỉ là nước máy mà thôi). Hiện nay những qui định liên bang rất khắt khe ,bắt buộc các nguồn cung cấp nước phải được lọc cẩn thận. Tuy nhiên những lượng nhỏ hóa chất và dược phẩm vẩn có thể lọt qua hệ thống lọc. Vì vậy nếu bạn muốn có nước thật tinh khiết thì nên lắp thêm một bộ phận lọc vào đường ống nước trong nhà (có thể vào NRDC.org/ws. để biết về các loại lọc).

5- Máy vi-ba (microwave) có gây ung thư không?
        Không. Chạy microwave không thể làm thay đổi thực phẩm đến nỗi làm bạn sinh bệnh. Máy vi-ba chỉ thúc đẩy các phân tử nuớc trong thức ăn chuyển động, và sự va chạm giữa các phân này hâm nóng thức ăn .Lò nướng (oven) thì có tạo ra một từ trường nhỏ, nhưng hẩu như không có bẳng chứng gì cho thấy là từ trường này có hại cho con người. Ngoài ra , có một cách đơn giản để né tránh nếu bạn sơ nguy hiểm là đứng xa lò nướng đang chạy.

6- Khi tôi bị cảm lạnh hay cúm thì tôi có thể truyển lây bệnh trong bao lâu?
         Trong suốt thời gian bạn có những triệu chứng cảm lạnh hay cúm, bạn có thể lây bệnh sang người khác.  Bác sĩ Bill Schaffner, thuộc Trung tâm Y khoa Vanderbilt, Nashvill nói “ Bạn còn có khả năng lây truyển vi-rút chừng nào bạn chưa  dứt hẳn sổ mủi”.Ngoài ra bạn có thể lây truyển bệnh 24 tiếng trước khi các triêu chứng đầu tiên xuất hiện.

7- Có phải 48 tiếng sau khi uống thuốc kháng sinh tôi không còn gây nhiểm cho người khác?
           Đúng trong hầu hết các trường hợp ,miễn là ban thật sự bị nhiễm khuẩn (như bị strep throat tức bệnh đau họng do vi khuẩn streptococcal bacteria) chứ không phải bị nhiễm vi-rút, vì đối với vi-rút thuốc kháng sinh không có tác dụng. Các vi khuẩn có thể tái xuất hiện nếu bạn ngưng thuốc sớm hay uống thuốc không đủ liều theo chỉ  dẫn của bác sĩ. Các vi khuẩn còn sống sót có thể trở  thành đề kháng đối với thuốc kháng sinh và thuốc này về sau có thể sẽ không còn hiệu nghiệm.

8- Có phải cúm gia cầm (bird flu) vẫn còn là mối nguy hiễm không?
             Mặc dầu  vi-rút cúm A dạng “H5N1”—cúm gia cầm—không có xuất hiện tại Hoa kỳ, nhưng nó hãy còn ẩn náu ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Á và Châu Phi. Vi-rút này đáng sợ vì nó gây nhiều chết chóc—từ 50 tới 80 phần trăm người mắc  bệnh cúm này đã bị chết.. Thông thường vi-rút truyển chính nhất từ gia cẩm bị bệnh sang con người. Bác sĩ Richard V. Lee chuyên gia vể bệnh truyển nhiễm tại Đại học State University of New York, Buffalo  nói “ Bạn sẽ không mắc phải bệnh này khi bạn đi cùng chuyến máy bay với người bị bệnh cúm gia cầm”.Nhưng các vi-rút cúm  tiến hoá nhanh;  và mặc dầu có một vài phát triển đầy triển vọng vể vaccine ,nếu vi-rút H5N1 phát triễn được khả năng lây lan nhanh chóng trong dân chúng bất cứ lúc nào thì nó cò thể sẽ gây thảm họa.
 
9- Cách bao lâu tôi thực sự cẩn phải đi nha sĩ cạo sạch răng?
             Điều này tùy thuộc vào thói quen ở nhà của bạn.Nghiên cứu cho biết là vi khuẩn cần thời gian ba tháng để tấn công nướu răng. Những ai cà răng hàng ngày ( daily flossers) và đánh răng hai lẩn một ngày, có thể đi nha sĩ cạo răng 2 lẩn mỗi năm,nhưng những người không chăm sóc răng đươc kỹ như trên hoặc có bệnh nướu răng từ trước phải đi nha sĩ hai hoặc ba tháng một lần.Bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn nhiễm và các thuốc men như thuốc chống trẩm cảm làm cho miệng khô cũng có thể tăng tốc sự tích tụ vi khuẩn và do đó số lẩn cẩn đi nha sĩ  cạo răng sẽ nhiều hơn.
 
10- Các túi plastic của tiệm giặt khô quần áo (dry cleaner) có chứa hóa chất độc hại không?
              Túi plastic không có nguy hiểm,nhưng những cặn dư hoá chất bị túi này giữ lại trong quẩn áo có thể nguy hại. Mùi mà quẩn áo giặt khô tỏa ra là do chất perchlloroethylene,một hóa chất được xếp vào  loại có khả năng gây ung thư.Bạn có thể tránh bị nhiễm hoá chất này bằng cách tháo bỏ túi plastic và phơi hóng quẩn áo ra gió ngoài trời--hoặc trong phòng tắm mở rộng cửa sổ hay có quạt gió. Bạn không nên để trong xe đang nóng những quẩn áo giặt khô  còn đựng trong túi plastic vì hơi nóng gia tốc sự phóng thích perchloroethylene  làm cho không khí trong xe trở thành độc hại.

11- Thuốc ngừa thai làm tắt kinh có thực sự an toàn không?
         Không có bằng chứng nào cho thấy là làm tắt đường kinh sẽ gây nguy hiểm. Các chu kỳ kinh nguyệt của bạn khi uống đều thuốc ngừa thai (thường quen gọi là Pill) thật ra không phãi là thực, bởi vì  các hormone ngăn chặn tử cung tạo lớp  lót dày bên trong, mà thường ra lớp này bị lột ra khi bạn thấy kinh.

12- Nhìn màn ảnh máy điện toán suốt ngày có làm tôi mù không?
             Theo bác sĩ John C. Hagan thuộc American Academy of Ophthalmology thì ngồi cả  ngày trước máy điện toán cũng giống như đi bộ đường dài, chân bạn sẽ mỏi rã rời nhưng đâu có bị tổn thương vĩnh viển. Khi bạn nhìn chăm chú vào màn ảnh máy điện toán- ở một khoảng cách nhất định-- các cơ mắt sẽ bị mỏi và cứng nhắc, ngoài ra bạn có khuynh hướng ít chớp mắt hơn.
Lời khuyên: Thỉnh thoảng bạn nên rời mắt khỏi màn ảnh computer càng nhiểu lần càng tốt và chú mục nhìn một lúc vào một cái gì ở cách xa chừng 20 feet hay hơn, sau đói chớp mắt nhanh bốn hay năm lần.
  
13- Nước diet soda có hại cho tôi không?
          Nếu là ung thư thì có lẽ không.Nếu là tiểu đường thì  không chắc.Nếu là loãng xương thì có thể. Ngoài ra nước diet soda có thể làm bạn tăng ký. Nghiên cứu mới đây cho thấy uống vài lon diet soda mổi ngày có thể làm yếu xương và làm lên c ân, nhưng nguyên nhân chưa rõ. Nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Marion Nestle cho biết “ Tôi vẫn thích dùng đường thật sự hơn. Các chất làm ngọt khác đều là hoá chất và đều là nhân tạo, và theo như tôi biết thì không có bẳng chứng thực sự nào chứng tỏ là  các chất này giúp chúng ta cắt bớt lượng calori tiêu thụ” Có ít nhất một nghiên cứu công bố trong năm nay cho thấy điểu trái ngược:  các chất thay thể đường thử nghiệm trên chuột làm xáo trộn khà năng ghi nhận số lượng calori cơ thể chúng dung nạp --- điều này có thễ dẫn đến việc ăn quá mức.

14- Tôi có nên chích ngừa cúm không ?
           Đương nhiên là có.  Mặc dẩu Cơ quan CDC không bắt buộc mọi người phải chích ngừa nhưng cũng khuyến cáo khoảng 82% dân chúng Mỹ nên đi chích ngừa (vì có rủi ro về sức khoẻ, tuổi tác và vì những yếu tố khác). Theo chuyên gia vể cúm Trish Perl thuộc Đại học John Hopkins “ Chích ngừa thông thường giúp bạn tránh bị bệnh cúm, và ngay cả  nếu bạn có bị đi chăng nữa thì cũng nhẹ hơn” Quan trong hơn nữa, chủng ngừa ngăn chặn việ c bạn có thể lây truyển cúm cho nhửng người khác có rủi ro bị chết vì bệnh này. ( Khoàng 25% người mẳc bệnh cúm không biết là mình bị bệnh).

15- Có cách nào chắc chắn ngăn chặn được bệnh Alzheimer không?
          Rất tiếc là không. Các nhà khoa học  trước đây đã tiến gẩn tới một vắc-xin chống lại các lắng đọng beta-amyloid phá huỷ khớp thần kinh (synapse-destroying beta-amyloid deposits), một dấu hiệu tiêu biểu của bệnh Alzheimer. Nhưng các thử nghiệm trên con người đã được ngưng đột ngột vài năm trước đây  khi có vài người tình nguyện bị viêm não nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gợi ý là bạn có thể tiến hành những biện pháp hỗ trợ cho não---từ năng động vể trí óc, xã hội và thể lực (thể dục nâng cao mức hoá chất BDNF kích thích sự tăng trưởng các tế bào não mới) tới ăn nhiều trái cây, rau và cá hồi (salmon).            

16- Có đúng là tôi phải ngưng ăn cá ngừ (tuna), cá đao (swordfish) và cá hồi (salmon) không?
           Cá kiếm (đao) thì có, chứ đối với hầu hết các cá khác  nếu tiêu thụ một cách khôn ngoan thì lợi nhiều hơn hại. Cá kiếm có hàm lượng cao về thủy ngân . Cá ngừ thịt trắngt (albacore tuna) đóng hộp chứa nhiều thủy ngân hơn  cá ngừ  cỡ trung (skipjack tuna) đóng hộp vì vậy Cơ quan Bảo vệ Môi trường khuyên các phụ nữ đang tuổi sinh nở  không nên ăn quá sáu ounce cá albacore mổi tuần. Mặc dầu cá hồi không gây rủi ro nhiễm độc thủy ngân, nhưng nó có thể chứa hóa chất công nghiêp PCB. Bạn chỉ nên ăn cá hồi nuôi (farmed salmon)một tháng một lẩn ,và ăn cá hồi hoang dã ( wild-caught salmon) bốn lẩn hay hơn mỗi tháng. Bạn có thể vào trang mạng OceanAlive.org. để biết những hải sản nào  ít có chất gây ô nhiễm nhất.
  
17-Khi nào tôi cần đi gặp bác sĩ vì…
 --đau lưng?.
         Bạn cẩn gặp bác sĩ ngay nếu đau lưng làm bạn không ngủ được; bạn  còn bị tê ở chân, bàn chân,háng hay vùng trực tràng; ban còn bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, yếu sức hay đồ mổ hôi; bạn còn không  kiểm soát được tiểu tiện hay đại tiện; bạn bị đụng xe hay bị tai nạn khác; bạn có tiểu sử mắc bệnh ung thư.  Nếu không phãi như thế, bạn hãy thử  uống thuốc giảm đau bán tự do, luân phiên chườm nóng và chườm nước đá lên chỗ đau ,và nghỉ ngơi một hay hai ngày rồi tập thể dục nhẹ trong hai hay ba tuần trước khi lấy hẹn gặp  bác sĩ.
--ợ nóng (heartburn)?
         Nếu bạn có cản giác nóng ran ở giữa ngực  hay ở bụng quá hai tuẩn lễ thì bạn cẩn đi khám bác sĩ. Nhưng nếu đổng thời bạn còn có những dấu hiệu khác vể bệnh hổi lưu dạ dày- thực quản ( gastroesophageal reflux)  như ho khan hay nuốt khó mặc dẩu đã dùng thuốc chống acid hay thuốc chống hồi lưu bán tự do thì bạn phải gặp bác sĩ sớm hơn.
--sốt ?
         Bạn phải đi cấp cứu nếu đồng thời bị đau dạ dày, buồn nôn, hay ói mửa (vì có thể là bệnh viêm ruột thừa); nhức đẩu như búa bổ,cần cổ bị cứng đơ, chóng mặt, ói mửa hay sợ ánh sáng (vì có thể là bệnh viêm màng não); muốn ngất sỉu và bị lẫn sau khi ra ngoài trời vào thời tiết nóng ( vì đó là các dấu hiệu cảm nhiệt).
          Bạn cẩn phải liên lạc với bác sĩ tức thời vào một trong những trường hợp sau đây: sốt trên 103 độ; tiêu chảy ra máu; ban đỏ hay sọc đỏ trên cánh tay hay chân; đau tai; tiểu tiện bị đau; đau họng; đau cơ và khớp xượng;  đau lưng.
Nếu uống thuốc hạ sốt bán tự do (như aspirin, ibuprofen) hai ngày mà nhiệt độ không giảm --hoặc nếu bạn còn ói mmửa—thì là lúc bạn phải đi gặp bác sĩ
Nếu bạn bị sốt nhẹ (101 độ hay thấp hơn) khoảng hai tuẩn lể  mà không dứt thì bạn cũng phài đi khám bác sĩ.
--đau họng (sore throat)?
         Bạn phải đi gặp bác sĩ ngay nếu có một hay nhiều triệu chứng sau đây:  sốt từ 101 độ trở lên; bị mất nước (dehydration);  nuốt hoặc thở khó; các hạch bạch huyết nơi cổ mềm hay xưng; mủ ở sau họng; ban đỏ sờ vào thấy nháp với các nếp của da đỏ hơn; ho dai dẳng.
Nếu bạn bị đau người, đau đầu, ho hay chảy nước mũi trên ba ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ.
 --đau bụng, tiêu chảy, ói mửa?
          Bạn cần đi cấp cứu nếu có một hay nhiều triệu chứng sau đây: sốt trên 102độ; bụng sờ vào thấy mềm; đại tiện ra máu hay phân đen; đau bất chợt như cắt chạy từ xương sườn xuống háng; đau lưng; đẩy hơi và cơ bị co rút ; hoặc đang mang thai và thấy đau nơi bụng hay vùng xương chậu hoặc âm đạo chảy máu.
           Bạn phải gọi bác sĩ tức thời nếu thấy đau bụng liên tục và âm đạo tiết ra dịch chất hoặc tiểu tiện rát nóng; tiêu chảy khi đang du hành mà uống thuốc bán tự do không dứt; tiêu chảy khi uống thuốc mới được kê toa.
--đau cơ bắp và khớp xương?
            Bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bị sốt; da phía trên cơ bắp bị đỏ hay xưng; đau dữ dội mà không rõ nguyên nhân; vết trùng cắn hay ban; hoặc khi bạn bắt đầu uống thuốc kê toa mới hay đổi liều lượng thuốc
Nếu không phải như vậy thì bạn hãy nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau trong ba ngày, nếu không đỡ hãy đi khám bác sĩ

18- Có nên đi hút mỡ (liposuction) hay không?
          Nên,  nhưng chỉ để loại bỏ các chỗ phình (bulges)sau khi xuống cân. Hút mỡ không làm mất cellulite và sau khi hút mỡ mà muốn giữ cho thân hình mảnh mai là cả một vấn đề. Nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Southwestern, Texas cho thấy 43 phẩn trăm những người đã đi hút mỡ lại béo trở lại ,phẩn lớn là vì họ không ăn uống lành mạnh và không tập thể dục.

19- Cách nào tốt nhất để tránh ung thư
         Không có cách nào cả. Có những người làm đủ thứ cần phải làm mà vẫn mằc bệnh ung thư như thường. Tuy nhiện những thói quen xấu có thể tăng thêm rủi ro bị bệnh này.Theo bác sĩ Peter Greenwald, giám đốc đặc trách phòng ngửa ung thư tại National Cancer Institute “ Hút thuốc lá là nguyên nhân của một phần ba các trưởng hợp ung thư, còn một phẩn ba khác là do thực chế không lành mạnh, thiếu hoạt động và bệnh mập phì.

20-Tôi có cẩn phải tập tạ không? Chỉ tập yoga mà thôi có đủ không?
          Yoga có thể tạo cơ bắp (build muscle) miễn là các cơ bắp của bạn đốt một số calori ; trong thế tập downward dogbạn phải nâng và dời thân trọng của chính mình. Còn vấn đề yoga có giúp tạo và duy trì mật độ xương hay không ( mà tập tạ có thể làm được) thì không được rõ vì chưa có nghiên cứu nào vể điều này. Nếu bạn cảm thấy tập yoga không đủ mạnh đối với bạn hoặc nếu xượng của bạn mảnh bớt thì ngoài tập tạ bạn nên tập thêm những môn tập vể sức mạnh (strength training) như đi bộ chẳng hạn.

21- Thuốc tự làm xậm da (self-tanner) có gây ung thư không?
    Không. Sự thay đổi mầu da ---do tương tác giữa dihydroxyacetone(DHA) và các tế bào chết trên bể mặt của da -- làm da xậm lại như phơi nắng trong một thời gian lâu chừng  năm đến bảy ngày.Tuy nhiên “mặc dầu thuốc tự làm xậm da không gây ung thư nhưng thường ra nó không bảo vệ da chống các tia tử ngoại UVB và UVA, vì vậy bạn vẫn phải dùng thuốc chống nắng (sunscreen) để phòng chống lão hóa, tổn hại do mặt trời và ung thư da”.

22- Khi bị cảm lạnh tôi có cẩn ngưng tập thể dục không?
             Không cần thiết. “ nếu các trìệu chứng xẩy ra cho phần cơ thể ở phiá trên cổ như số mủi, nghẹt mũi, hắt hơi hay đau họng thì tập thể dục không gây nguy hại, và nếu có thì cũng không đáng kể.  Thật ra thể dục nhẹ hay trung bình được chứng minh là giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
            Tuy nhiên nếu các triệu chứng bao gồm đau người, tức ngực, ho tiếng ngắn và liên tiếp (hacking cough) thì bạn nên tạm thời ngưng tập thể dục.

23- Có phải mọi người đều nên chủng ngửa bệnh zona (shingles vaccine) không?
             Chưa cần. Bác sĩ Stephen K Tyring --giáo sư tại Đại học Texas, Houston-- cho biết “ Vaccine chỉ mới được thử nghiệm trên những người trên 60 tuổi tương đối khoẻ mạnh”. Ông còn cho biết là “ Không có vấn đề gì khi những người khoẻ mạnh dưới 60 tuổi chích vaccine này ,nhưng khó khăn là các công ty bảo hiểm không chịu thanh toán chi phí (lên tới $150).  Những người có hệ miễn dịch yếu—như bị ung thư hay HIV—không nên chích vaccine zona ..Một nghiên cứu mới đây cho thấy là nếu bạn có thân nhân đã bị bệnh zona thì bạn có thể có rủi ro cao bị bệnh này và có lẽ nên chích ngừa.

24- Thuốc chống mổ hôi chứa aluminum thật sự có nguy hiểm không? 
            Theo Viện Ung thư Quốc gia không có bằng chứng nào vể điều này , mặc dầu có nhiều tin đồn bất lợi trên e-mail và trên internet. Các hợp chất chứa aluminum –như hợp chất dùng trong thuốc chống mồ hôi (antiperspirants)—có thể xâm nhập vào cơ thể qua da và động tác như chất estrogen gây ung thư ..Tuy nhiên chưa có ai có thể chắc chắn là các thuốc chống mổ hôi dẫn đến sự tích tụ aliminum trong các mô vú hoặc kích hoạt các thay đổi của tế bào vú có thể đưa đến ung thư. Các thuốc chống mồ hôi không chứa aluminium hiện có bán trên thị trường nhưng hiệu năng không được đảm bảo.

25- Siêu thực phẩm là gì?
           Thật ra không có siệu thực phẩm. Bạn hãy bỏ qua những tin tức mới nhất vể các thực phẩm  “kỳ diệu” như trái việt quất (blueberries), xô cô la, thịt đà điểu hay rượu vang đỏ. Các nhà khảo cứu thường đat được những kết quà “tuyệt vời” bẳng cách cô lập một chất nào đó trong thực phẫm rồi chích chất này vào các tế bào để trong đĩa thử nghiệm hoặc cho chuột ăn với một số lượng quá lớn mà  trên thực tế chúng ta không thể có trong thực chế.
           Đồng ý là các thực phẫm nói trên tốt cho sức khỏe—nhưng chỉ trong khuôn khổ là một thành phần của một thực chế tổng thể lành mạnh. Vì vậy bạn đừng mất  công theo dõi các tin giật gân về “siêu thực phẩm”—mà chỉ cần ăn cho đúng và vừa đủ.

25 Burning Health Questions- The Oprah Magazine- September 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét