Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Nhịn ăn dưới cái nhìn của bác sỉ - Phần 1


         Nhịn ăn là không ăn một thứ gì cho đến lúc cơ thể vừa hết thức ăn dự trữ.
Phân biệt các cách nhịn ăn:
         Nhịn ăn tuyệt đối (tuyệt thực) là không ăn, không uống, không đưa vào cơ thể bất kỳ dưới một thứ gì dưới hình thức nào.
         Nhịn ăn hoàn toàn là không ăn gì, nhưng có uống mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hoặc nước đun sôi rồi để nóng bằng thân nhiệt (370C). Phương pháp này còn gọi là nhịn ăn đơn thuần, thường dùng để chữa bệnh.
         Nhịn ăn không hoàn toàn (giảm thực): ăn không đủ no, ăn không đủ để tiêu hao năng lượng.
         Nhịn ăn từng phần (tiết thực): có ăn, nhưng ăn hạn chế, kiêng khem một số thức ăn hoặc chất dinh dưỡng nào đó như: kiêng đạm, mỡ, đường, chua, mặn v.v...
         Trong những điều kiện tự nhiên cũng khó mà phân biệt giới hạn giữa nhịn ăn không hoàn toàn với nhịn ăn từng phần vì ăn không đủ thường phối hợp với sự rối loạn thành phần dinh dưỡng. Do đó, nhịn ăn từng phần thường chỉ thấy trong điều kiện thực nghiệm.

     Nhịn ăn khác với đói ăn.
          Đói ăn là khi các thức ăn dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà vẫn cứ phải nhịn ăn, bắt buộc cơ thể phải đẩy mạnh quá trình tự phân nhờ các enzym nội bào. Lúc này các tế bào lành mạnh bị phân giải để nuôi các tế bào trọng yếu hơn làm cho cơ thể suy kiệt dần, dẫn đến đói ăn bệnh lý (giai đoạn tiêu thụ các mô lành). Tình trạng này thường xuất hiện trong những trường hợp thiếu ăn lâu ngày hoặc thành phần thức ăn không đủ các chất bổ dưỡng hoặc quá trình hấp thu thức ăn bị rối loạn dẫn đến những thay đổi bệnh lý chính trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ điều kiện xã hội (thiên tai, dịch họa, v.v...)
         Nhịn ăn là quá trình phân giải, tiêu hóa các tế bào bệnh tật, các mô mỡ dư thừa, đem lại cho cơ thể sự điều hòa, tăng thêm khí lực, đó là sức khoẻ, là nhịn ăn sinh lý, là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên như thời gian ngủ đông (đông miên) hoặc ngủ hè (hạ miên) của một loạt những động vật có vú (chồn, nhím, chuột vàng v.v...) và các động vật lưỡng thể, những loại bò sát, các loại cá, côn trùng, v.v... Con nhịn ăn ở người thì có nhiều mục đích.

   Các trường hợp nhịn ăn thực tế của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới
         Để tăng nghị lực (Pitago, nhà toán học thiên văn học xuất chúng, thế kỉ thứ VI trước Công nguyên đã thực hiện nhiều đợt nhịn ăn dài ngày.
         Để trau dồi tư tưởng, nâng cao trí tuệ (Xôcrat, nhà hiền triết nổi tiếng cổ Hi Lạp, thế kỉ V-IV trước Công nguyên; Platon, học trò của Xocrat, thế kỉ IV-III trước Công nguyên... đã thực hiện đều đặn những đợt nhịn ăn ngắn ngày).
        Để hành đạo (Thánh Moise, nhịn ăn 40 ngày, Chú Christ, 49 ngày; Đức
sĩ Dattha “Gautama Siddattha” 49 ngày; Muni Shri Misrilji 132 ngày; sư cô Diệu Minh 100 ngày, v.v...).
         Để đấu tranh (Mahatma Gandi, thủ lĩnh Ấn Độ phản đối chế độ chính trị tàn khốc của thực dân Anh; tiến sĩ Hyde, nhà bác học vật lý Mỹ, người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình nổi tiếng thế giới đã nhịn ăn nhiều đợt dài ngày trứơc tòa Bạch Ốc. Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhiều nhà hoạt động cách mạng trong nước cũng đã nhịn ăn phản đối bọn xâm lược, v.v...)
        Để thực nghiệm: những công trình thực nghiệm trên súc vật của giáo sư Rogiê, giáo sư Giođuê, bác sĩ Phostơ, v.v... cho thấy từ khi nhịn ăn đến lúc đói ăn của loài chim nhỏ được 2 ngày, chuột nhắt 2-4 ngày, chuột cống 6-9 ngày, chim bồ câu 11-14 ngày, gà 14-20 ngày, thỏ 15-30 ngày, chó 40-60 ngày, ngựa 80 ngày.
        Động vật giống cái nhịn ăn lâu hơn giống đực, lớn tuổi lâu hơn non tuổi. Còn trên người thì nghiên cứu của giáo sư sinh lý học Carlson A.J. Trường đại học Chicago cho biết một người khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ có thể nhịn ăn từ 50-75 ngày.
        Gần đây, người ta còn phát hiện có những trường hợp kỳ lạ không ăn hàng năm, hàng tháng mà vẫn sống như: Dương Muội, người ở Tứ Xuyên, Trung Quốc 9 năm không ăn (1948); Babya, người Scotland, 12 tháng 22 ngày (1967), v.v... đã được các ngành khoa học giải thích: họ sống bằng ăn không khí (trong không khí có nitơ là thành phần chủ yếu của protein). Trong dạ dày người có những vi khuẩn có khả năng thu nhận lượng nitơ trong không khí, biến nitơ thành muối axit nitric, cuối cùng thành protein.
         Để chữa bệnh: Ngoài những mục đích trên, từ xa xưa, nhịn ăn còn là một phương pháp chữa bệnh, y học cổ truyền phương Đông có ghi trong tác phẩm “Hoàng đế nội kinh” coi việc giảm ăn uống là một trong những nguyên tắc cơ bản của thuật dưỡng sinh. Thiên Tố Vấn nhấn mạnh: “Ăn uống tuỳ tiện, dạ dày và ruột sẽ bị thương tổn”, v.v...
        Qua đó, nhịn ăn và giảm ăn, với người xưa, không những là một bảo bối trong thuật dưỡng sinh mà còn là một trong những phương pháp trị bệnh được nhiều danh y thừa kế ứng dụng, thể hiện trong câu trả lời của danh y Kỳ Bá với Đại mục Kiều Liên nhờ chữa cho một đệ tử bị bệnh nặng: “Nhịn ăn là tốt hơn hết” và trong lời nhắc nhở của danh y Hải Thượng: “Dùng thuốc không bằng giảm ăn” (Phục dược bất như giảm khẩu).

     Giới y học các nước nghiên cứu về nhịn ăn
         Trong Bách khoa y học toàn thư của Liên Xô (1958) cũng có nêu: Phương pháp nhịn ăn đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh ở Ấn Độ, Hi Lạp, Ai Cập từ lâu đời, v.v... Ở Châu Âu thì đến thế kỉ XV chữa bệnh bằng nhịn ăn đã hoàn toàn bị lãng quên, mãi đến đầu thế kỉ XIX, sau khi tìm ra cơ sở của sự trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể, người ta mới nghiên cứu phục hồi phương pháp nhịn ăn một cách khoa học và đã được nhiều nhà y học áp dụng chữa được nhiều chứng bệnh, đồng thời xuất hiện nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu.
          Ở Pháp, bác sĩ Guelpa (1903) nhận xét: nhịn ăn làm đổi mới những mô. Làm khoẻ lại những cơ năng trong thân thể. Năm 1911, ông xuất bản cuốn “Nhịn ăn là cách giải độc và kiến tạo cho người một thân thể khoẻ mạnh”. Bác sĩ Jean Grumusan, năm 1912 đã tái bản lần thứ 12 quyển sách “Nhịn ăn là phương pháp cảl lão hoàn đồng”. Giáo sư Pauchet V. Chuyên khoa giải phẫu, sau nhiều năm nghiên cứu về nhịn ăn đã căn dặn môn đệ: “Bất cứ bệnh thuộc giải phẫu nào cũng cần thiết thực hiện nhịn ăn trước khi mổ vài bữa thì ít bị nguy hiểm, vết mổ lại mau lành, ít thấy làm mủ. Đến khi lành vết mổ rất mau lại sức”.
          Bác sĩ Carton P. nói: “Nhờ phương pháp nhịn ăn đã giúp cho tôi thành công nhiều công trình khoa học quý giá về chứng bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc không còn hoành tự do trên cơ thể người”. Bác sĩ Hanish trong cuốn sách “Hô hấp và sức khỏe” đã nhấn mạnh nhiều lần về kỹ thuật thanh lọc trong cơ thể dống khỏe, sống lâu, sống thanh thản nhờ phương pháp nhịn ăn.
          Ở Đức, ngòai những công trình thực nghiệm của Smit, Phalơ, Rupnơ, Phôita, v.v... bác sĩ Siegfried Moller nghiên cứu khẳng định: Nhịn ăn vừa là phương pháp trị liệu vừa là phương pháp làm ngườigià yếu được thêm sức trở lại trẻ trung. Bác sĩ Adolph Mayer viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn - trị bệnh của nhiệm màu” xác nhận rằng: “Nhịn ăn là phương pháp thần hiệu nhất đễ chữa lành bất cứ chứng bệnh nào”. Bác sĩ Gustave Riedlin đã thành công 2 chuyên đề: nhịn ăn tăng cường sinh lực và nhịn ăn là phương pháp giải phẫu không cần dao.
         Ở Mỹ, bác sĩ Shelton, Watter, Page, Dewey, Benhedie F, v.v... xác định rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng phương pháp nhịn ăn”.
         Ở Thụy Sĩ, bác sĩ Von Segesser Fr, sau nhiều năm nghiên cứu về nhịn ăn, đả viết cuốn sách nổi tiếng về “Liệu pháp nhịn ăn” (1914).
         Ở Nhật Bản, bác sĩ Isizuce, Ohsawa G., bác sĩ Morishita Keiichi, giáo sư Mishio Kusi, v.v... và nhiều trung tâm thực dưỡng đều xác nhận nhịn ăn là một phương pháp đem lại điều hòa cơ thể, quân bình âm dương hoàn chỉnh nhất và giáo sư Ohsawa G. Cũng đã thể nghiệm nhịn ăn 60 ngày (8/1955).
         Ở ViệtNam, một số người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn chữa một số bệnh đạt kết quả. Năm 1968, bác sĩ Cao Sĩ Tấn ở Sài Gòn đã biện soạn quyển “Pháp vô úy thí” (phép về sinh tiết thực). năm 1970, ở Huế, tác giả Thái Khắc Lễ biên soạn quyển “Tuyệt thực đi về đâu”. Năm 1987, câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã cùng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu y dược học dân tộc theo dõi điều trị 100 bệnh nhân với 25 loại bệnh, trong đó có những bệnh nan y (xơ gan cổ trường, thận hư nhiễm mỡ, ung thư, v.v...) bằng phương pháp thực trị, kết hợp với phương pháp nhịn ăn thu được kết quả đáng tin cậy và năm 1988 đã xuất bản cuốn “Nhịn ăn - một phương pháp chữa bệnh”. Năm 1986, câu lạc bộ Thăng Long - Hà Nội xuất bản cuốn “Ăn uống và sức khỏe” cũng có mục “nhịn ăn để chữa bệnh”. Nhiều người áp dụng có kết quả, một bệnh nhân khỏi được nhiều bệnh đã viết một cuốn sách dưới dạng nhật ký “Một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm” lấy tên Lưu Nguyễn.
         Cuối năm 1994, Nhà xuất bản y học (Bộ y tế) xuất bản tập sách “Phòng bệnh và chữa bệnh bằng thức ăn” (Lý pháp thực y) của Bác sĩ Lê Minh cũng có một mục đề cập phương pháp nhịn ăn trong thực y.
         Cho đến nay, chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hàng trăm chuyên gia, viện sĩ, giáo sư, bác sĩ nhiều nước, quá quá trình nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, mỗi người nêu lên những kinh nghiệm và kết quả thực tế của mình thu lượm trong từng vùng, từng nước, từng loại bệnh, nhưng tất cả cùng nhận định: Nhịn ăn là một phương pháp tiêu biểu để chửa bệnh, không phải vì thiếu thuốc, thiếu lương thực, thực phẩm mà phải chữa bệnh bằng nhịn ăn.
          Nhịn ăn là một phương pháp phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả loại mạn tính và cấp tính, không hề nguy hại đến sinh mạng. Đúng như bác sĩ Lief S. Đã dày công nghiên cứu, viết trong tạp chí “Health for aH”. Trong hàng ngàn trường hợp mà tôi chữa bệnh bằng phươg pháp nhịn ăn trong 18 năm trời, tôi chứ hề gặp một trường hợp nào mà người ta chết vì nhịn ăn”. Cũng như bác sĩ Chas E. Page tuyên bố: “Trong 40 năm thực nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn, tôi chưa từng thấy một trường hợp nào gây ra sự chết chóc” và bác sĩ Tilden nhận định: “Ta có thể nói một cách chắc chắn rằng khi có một người nào đó chết trong thời gian nhịn thì cái chết đó nhất định phải gây ra do căn bệnh người ấy đã mắc phải từ trước, mà thời gian nhịn ăn cần thiết chưa đủ để kịp trị liệu trước khi thần chết cướp đoạt sinh mạng”.
           Nhịn ăn là một biện pháp giúp toàn bộ cơ thể được nghĩ ngơi thực sự. Con người sở dĩ khỏe mạnh, làm việc được lâu dài là nhờ tác dụng của sự nghĩ ngơi, nhất là khi cơ thể bị đau ốm thì nhịn ăn là cách nghĩ ngơi tối ưu. Không có một loại bệnh tật nào mà sự nghĩ ngơi lại không đem lại lợi ích. Sự nghĩ ngơi là một dịp tốt để tạo điều kiện cho các cơ quan kiến tạo lại những bộ phận bị hư hỏng phục hồi sinh khí.
           Nhịn ăn làm tiêu độc, tiêu số mỡ thừa, cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mạng. Do đó, trong quá trình nhịn ăn nhiều chứng viêm thường được chữa khỏi trước và u bướu, ung nhọt sẽ bị tiêu tan dần.

          Nhịn ăn thì thức ăn dự trữ trong tế bào được huy động để nuôi cơ thể là chất dinh dưỡng tốt nhất đối với người bệnh, đặc biệt trong các bệnh cấp trầm trọng. Những thức ăn này được ưu tiên vận chuyển đến những cơ quan hệ trọng như não, tim, hệ thần kinh và cũng chỉ được sử dụng đến khi các cơ quan dinh dưỡng không còn khả năng cung cấp (giai đoạn đòi ăn). Trong thời gian nhịn ăn, nếu người bệnh vẫn hoạt động lại thêm lo nghĩ buồn rầu hoặc xúc động mạnh cùng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết thì thức ăn dự trữ sẽ bị tiêu hao nhiều và mau hết hơn.

                                           ( Mời các bạn xem tiếp phần 2 )

                                                                                                                      BS Lê Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét