Những biến đổi hóa học trong cơ thể khi nhịn ăn
Máu: dung lượng máu giảm dần theo tỉ lệ giảm thể trọng, còn chất lượng được nâng lên.
Mật: trong những ngày đầu mới nhịn, mật thường tiết nhiều hơn. Số lượng và tính chất của mật xuất tiết tùy thuộc vào tình trạng độc tố, cặn bã và phản ứng của cơ thể. Nếu nhiều thì đôi khi làm người bệnh nôn mửa ra rất hôi, nhưng sau đó sức khỏe được cải thiện.
Sữa: nhịn ăn thì cạn sữa, với phụ nữ mới sinh chỉ áp dụng trong trường hợp tối khẩn thiết.
Dịch vị: trong thời gian nhịn ăn, dịch vị vẩn xuất tiết nhưng với lượng rất ít và hơi chua. Nhửng trường hợp đa vị toan thì chứng đau dạ dày vẩn tiếp tục, đôi khi còn thấy đau hơn trước kéo dài vài ba ngày, nhưng sau đó sẻ giảm dần và hết hẳn. Chửa chứng nhiếu axít trong dạ dày bằng nhịn ăn hiệu nghiệm và mau hơn dùng thuốc. Còn dịch cùa tụy và ruột tiết ra rất ít và có thể không có diếu tố.
Đờm dãi: nhiều người trong thời gian nhịn ăn, khạc nhổ ra rất nhiều đờm dãi nhão nhớt đặc sệt như mủ, màu vàng, xanh hoặc xám, đồng thời các chứng viêm cuống phổi mạn suyễn, v.v... sẽ bớt dần. Những trường hợp viêm ruột già, chỉ trong một thời gian các chất nhớt mủ cũng được tẩy sạch và các chứng bạch đới, khí hư, v.v... đều ngưng lại. Các mùi hôi thối trong tử cung hoặc ngoài cửa mình do bệnh tật gây nên sẽ không còn nữa.
Mồ hôi: mùi thường hôi hám, có trường hợp tiết ra rất nhiều.
Nước tiểu: trong những ngày đầu nhịn ăn, nước tiểu luôn luôn màu sẫm, mật độ cao, chứa nhiều axit, urê, phốt phát, sắc tố gan, mùi khai và hăng. Các chất độc này là do khả năng bài tiết được tăng cường: không phải vì nhịn ăn mà thêm chất độc trong người, nên chỉ sau ít ngày là nước tiểu trong dần.
Những thay đổi chức năng trong cơ thể khi nhịn ăn
Não, tủy và thần kinh: vẫn giữ nguyên chức năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể và không hề mất trọng lượng một khi vẫn còn được nuôi dữơng bằng các thức ăn dự trữ lấy từ các mô kém quan trọng để bảo toàn chúng. Mọi năng lực tinh thần đều được cải thiện trong thời gian nhịn ăn.
Các giác quan: do tính năng tiêu độc, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, tăng cường sinh khí cho hệ thần kinh trong khi nhịn ăn, nên các giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác) đã suy yếu vì bệnh tật, vì tuổi tác, vì bị đầu độc bởi các thức ăn thuốc uống không phù hợp đều được cải tạo, phục hồi.
Phổi: Phổi có khả năng tự bảo vệ, nhất là khi bị bệnh, nó tự chữa lành trong một thời gian ngắn hơn và hoàn hảo hơn các bộ phận khác.
Tim: những bệnh thuộc về tim trong thời gian nhịn ăn thu được nhiều kết quả do: nhịn ăn giảm được sự kích thích thường xuyên của tim, giúp tim được nghĩ ngơi, hàn gắn những cơ cấu hư hỏng và lọc máu trở thành trong sạch, cung cấp cho tim những thức ăn tinh bổ hơn. Bác sĩ Carrington đã điều trị về bệnh tim cho biết: “Nhịn ăn là phương thuốc thần hiệu nhất để chữa bệnh tim yếu, là phương pháp trị liệu hợp lý về phương diện sinh lý”
Gan: so với các cơ quan khác, trong nhịn ăn gan mất nhiều trọng lượng do mất glycogène, mỡ và nước.
Lách: trong thời gian nhịn ăn, lách vẫn bình thường với hình thái chắc và nhỏ lại.
Tụy: giảm sút của tụy là nước.
Dạ dày: khi nhịn ăn, dạ dày được nghỉ ngơi, các hạch và cơ được cải tạo sau quá trình bị lao lực do thói quen ăn uống quá độ bị căng giãn và sa xuống, được co lại trở về thể tích bình thường, các ung thư khác tự tiêu, chỗ viêm được lành.
Thận: thận không có sự thay đổi đáng kể so với các bộ phận của cơ thể nói chung. Nhịn ăn còn giúp con người dù tự chủ để kiểm soát, đồng thời chữa lành những tình trạng bất thường của sinh dục và sản dục, chứ không phải là phương thức tuyệt dục.
Răng: không có sự biến đổi gì về trọbng lượng hoặc về cơ cấu. Thậm chí răng lung lay thì nướu răng trở nên chắc lại.
Xương: không những không hề bị tiêu hao mà còn tiếp tục tăng trưởng.
Bắp thịt: các bắp thịt của bộ xương có thể mất 40% trọng lượng. Nhìn chung thức ăn dự trữ trong các bắp thịt được đem ra dùng trước và dùng nhiều hơn các cơ trơn.
Da: trở nên mịn màng, hồng nhuận. Những nốt mẫn ngứa, các vết nhăn đều biến mất, nói lên sự tốt lành mà da tiếp thu được trong thời gian cơ thể đượ nghỉ ngơi.
Tóm lại, trong khi nhịn ăn, sự biến đổi hóa học cũng như sự thay đổi chức năng chỉ là sự phân phối lại cho thích hợp với nhu cầu cấp thiết để bảo toàn khi lực cho các bộ phận trọng yêu của cơ thể. Dĩ nhiên phải hao hụt một số chất liệu nhưng không phải là loại nào cũng mất một lượng ngang nhau. Chẳng hạn, bắp thịt và máu mất nhiều khoáng chất như sodium, nhưng một số lớn khoáng chất khác lại được tăng trữ ở não, ở gan, ở tụy. Chất diêm sinh và chất lân giảm ở bắp thịt, nhưng chất vôi lại tăng lên ở đó. Phân suất potassium tăng lên ở những phần mềm trong người, còn chất sắt không hề bị bài tiết. Một chất càng cần cho cơ thể bao nhiêu lại càng chậm tiêu hao bấy nhiêu.
Những triệu chứng trong khi nhịn ăn
Nhịp tim: nói chung đập đều mạnh, tương quan với hoạt động của cơ thể. Nếu có những hiện tượng đập nhanh hoặc chậm là một quá trình điều chỉnh có lợi ích cho cơ thể ngưìơi bệnh, không phải là sự loạn động, của tim do tình trạng suy nhược gây nên bởi nhịn ăn. Cũng có thể gặp những trường hợp nhịp tim rất thấp ở những người bệnh trước đó thường dùng các chất kích thích hoặc hưng phấn. Các chất này khi bị thiếu hẳn thì gây ra tình trạng trì trệ các hoạt động của cơ thể.
Mạch: tăng nhanh bất chợt, có khi đập tới 120nhịp/phút khi bắt đầu nhịn ăn rồi hạ dần. Nhưng cũng có lúc lại tụt xuống 50 nhịp. Giao động như vậy khoãng một vài ngày sẽ trở về bình thường 60-70 nhịp cho đến khi ăn lại.
Huyết áp: thông thường ỡ giới hạn trung bình hoặc thấp hơn chút ít. Với người huyết áp cao thì sẽ hạ dần và người huyết áp thấp thì sẽ tăng lên ở chỉ số trung bình.
Nhiệt độ: phần lớn những ngườI mắc bệnh mạn tính nhịn ăn, thân nhiệt hầu như giữ ở mức trung bình, còn những người mắc bệnh cấp tính thì thân nhiệt lại sụt xuống và ở những người thường ngày có thân nhiệt dưới mức trung bình thì lại tăng lên, thể hiện bản năng điều hòa của con người trong khi nhịn ăn thì nhiệt độ không bao giờ lên cao như lúc có ăn uống. Điều chắc chắn nhiệt độ trở lại mức trung bình nếu tiếp tục nhịn ăn. Nhưng cũng có trường hợp trong thời gian dài nhịn ăn, thân nhiệt vẫn giữ mức trung bình, bổng nhiên nhiệt độ sụt xuống, nên lưu ý đề phòng trường hợp có thể đi từ giai đoạn nhịn ăn chuyển qua giai đoạn đòi ăn do hết các chất dự trữ trong người. Trong trường hợp này, cho ngừng nhịn ăn và sưởI ấm cho người bệnh bằng hơi nóng hoặc bình nước nóng thì không hề có gì xảy ra. Ở những người ăn uống nhiều thì lúc mới bắt đầu nhịn ăn, thân nhiệt thường tăng (sốt) do phản xạ đói giả tạo. Hiện tượng này có thể kéo dài từ một đến nhiều ngày. Đây là một triệu chứng có tính cách chữa bệnh cảI tạo sức khỏe con người.
Cảm giác lạnh: mặc dù thân nhiệt của người nhịn ăn giữ mức trung bình hoặc có tăng lên (sốt nhẹ) trong thời gian nhịn ăn thì vẫn có cảm giác lạnh, thể hiện tuần hoàn máu ở ngoài da giảm bớt (thiếu màu ở ngoài da).
Hơi thở và rêu lưỡi: cơ thể càng nhiều cặn bã, độc tố thì rêu lưỡi cành nhiều và hơi thở càng nặng mùi. Cũng như những biểu hiện: nước tiểu đục, vàng sẫm, có khi đỏ, mùi khai thúi, đại tiện phân đen, có khi lẫn máu, mùi thối khẳm. Tất cả đều bớt dần khi cơ thể được thanh lọc sạch sẽ hơn và cũng chỉ trở thành sạch sẽ dịu mùi khi sự thèm ăn tự nhiên trở lại.
Ngủ ít: người nhịn ăn thường ngủ ít do căng thẳng thần kinh, nhất là những người lần đầu nhịn ăn (cần ổn định tư tưởng) và do tuần hoàn không được điều hòa nên bàn chân thường bị lạnh gây khó ngủ (khắc phục bằng cách ủ ấm chân). Ngủ ít hoặc nhiều tùy theo nhu cầu cơ thể. Nhịn ăn đem lại sự quân bình, tinh thần thoảI mái thì không nhất thiết phải ngủ nhiều, đừng lo ngạI vì nhịn ăn cũng là phương pháp chữa bệnh mất ngủ.
Thể trọng giảm: (sụt cân): nhiều yếu tố chi phối sự sụt cân: những người mập nước, mập mỡ, thịt nhảo, những người đa cảm, căng thẳng, hoạt động nhiều sụt cân nhanh hơn những người gầy, thịt rắn chắc, những người thoảI mái, thanh thản. Sự sụt cân tương quan với tình trạng các mô. Những người bệnh trong lúc nhịn ăn mà gấy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng ngạnh hóa các tổ chức trog cơ thể. Đó là dấu hiệu đặc thù một sự già cỗI tai hại của các cơ quan không còn khả năng làm non trẻ lại được nữa.
Mời các bạn xem tiếp phần 3 ....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét