Những biến chứng trong khi nhịn ăn
Nhức đầu, hoa mắt (có khi rối loạn thị giác) chóng mặt, hồi hộp (có khi xỉu) buồn nôn, oẹ mửa, trống trảI trong dạ dày, mẩn đỏ ngoài da, v.v... là những khó chụI thường xuất hiện vào những ngày đầu nhịn ăn do thói quen của cơ thể đòi hỏi thức ăn và do sự thiếu thốn đột ngột của các chất kích thích (trà, thuốc lá, caphê, gia vị, v.v...) thường dùng gằng ngày, nhất là người nào ăn uống nhiề thức ăn tinh chế, dùng háo chất nhiều thì càng bị dày vò. Nhưng, tất cả sẽ qua và nếu phản ứng những ngày đầu càng mạnh, thì kết quả của sự nhịn ăn càng sớm. Còn với người ăn uống thanh đạm thì hầu như không co phản ứng gì đáng kể.
Ngoài những nhận định nêu trên, với sinh thái, môi trường và con người, bác sĩ Lê Minh và lương y Nguyễn Minh Khái trong Câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, qua những năm theo dõi nhiều người bệnh, đồng thời cũng tự thể nghiệm nhiều đợt nhịn ăn ngắn ngày và dài ngày cho thấy.
Dùng nhịn ăn cũng như dùng thức ăn hoặc thuốc để trị bệnh đều cần tuân thủ nguyên lý y học phương Đông là: “chữa từng người bệnh”. Tuy nhịn ăn chữa được nhiều bệnh, nhưng không phải là người nào cũng dùng được. Ví dụ: người có thai, người quá suy kiệt, người trong giai đoạn đói ăn, người sợ nhịn ăn không dùng.
Nhịn ăn để chữa bệnh, trong giai đoạn từ 5-7 ngày đầu, cơ thể phát hiện những bộ phận yếu kém hoặc những chứng bệnh nặng, nhẹ mà ta đã mắc và kần lượt sẽ cảm nhận được diễn biến kết quả của từng chứng bệnh. Bệnh nhẹ, bệnh cấp tính, bệnh ngoài phủ tạng (Đông y gọi là thực chứng, biểu chứng) chuyển biến trước và bệnh nặng, bệnh mạn tính, bệnh trong phủ tạng (Đông y gọi là hư chứng, lý chứng) chuyển biến sau. Như vậy, nhịn ăn không những có tác dụng chữa bệnh (đem lại sự quân bình hoàn chỉnh) mà còn có khả năng góp phần phát hiện những rối loạn biểu hiện bệnh lý.
Nhịn ăn để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ. Hàng tuần nhịn một vài bữa tối (đầu tuần và giữa tuần) hoặc hàng tháng nhịn một vài ngày (một ngày đầu tháng và một ngày giữa tháng) hoặc hàng năm nhịn một đợt 7 ngày là đủ.
Ngày đầu để tiêu thức ăn bữa trước, còn lại 6 ngày dành cho tạng phủ. Trong những ngày này có phản ứng gì ở tạng phủ nào thỉ sau khi ngừng nhịn ăn phải có liệu pháp bỗ dưỡng tạng đó.
Thông thường nhịn ăn đến ngày thứ 4, sự đói thèm không còn nữa, người thấy thoảI mái nhẹ nhàng. Nhưng nếu thấy nước tiểu hơi đặc lại, môi hơi khô, lưỡI hơi to, da và tròng mắt hơi vàng thì đó chỉ tạng gan yếu ( lấy miếng chanh để đụng đầu lưỡI là nước miếng hết đặc, trạng thái trởI lại bình thường)
Ngày thứ 5, đau vùng thắt lưng, nước tiểu đỏ và ít, đó là tạng thận không bình thường (để một chút muốI đụng lưỡI là nước tiểu nhiều lại và dần dần hết đỏ).
Ngày thứ 6, tim đập hơi nhiều và mạnh hơn, nhưng không mệt. Đó là tạng tâm không khoẻ lắm (để vào lưỡI một vài hạt đường cát là tim đập bình thường)
Ngày thứ 7, hơi thở gấp rút, nhưng vẫn khoẻ (lấy miếng ớt cay chấm vào đầu lưỡI là hết)
Nếu có những phản ứng lần lượt biểu hiện như trên thì liệu trình trị liệu sau khi nhịn ăn trước tiên là bổ gan, tiếp đó là bổ thận, bổ tim và bổ phổi cho đến khi phủ tạng bình phục rồi thì cứ mỗi tuần một lần uống hoặc ăn thức ăn có vị đắng, cay, mặn, chua, ngọt (ngũ vị) để duy trì sự điều hoà bổ dưỡng cho ngũ tạng. Như vậy, sức khoẻ sẽ được tăng cường lâu bền.
Quy trình thực hiện phương pháp nhịn ăn
Trước khi nhịn ăn: trước khi bước vào nhịn ăn thì ngày đầu ăn cháo gạo lứt, ngày thứ hai giảm bớt một nữa lượng cháo, ngày thứ 3 uống nước cháo loãng hoặc uống nước gạo lứt rang. Dù ăn cháo loãng hoặc uống nước gạo lứt rang cũng đều không ăn no. Với những người không có chứng bệnh về tiêu hoá như: viêm loét dạ dày- ruột, còn đủ sức vận động thì trước khi nhịn ăn có thể rửa ruột, không phải dùng thuốc mà thanh lọc bằng cách uống nước muối loãng, không nên rửa ruột bằng thuốc sổ trước, trong và cả lúc mới bắt đầu ăn trở lại, sẻ làm suy yếu dạ dày- ruột.
Trong khi nhịn ăn: bình thường, lần đầu nhịn ăn sẽ có những cảm giác mới lạ chưa từng thấy bao giờ, dẫn đến những sự lo lắng không đâu, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa mà điều tối kỵ trong việc nhịn ăn là sự sợ hãi chết đói. Đã sợ hãi thì tốt nhất là chấm dứt sự nhịn ăn. Thái độ tin tưởng, thoải mái là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công. Ngoài ra, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh trong không khí trong lành, đồng thời giữ cho người nhịn ăn được ấm áp để khỏI hao tổn một cách vô ích thức ăn dự trữ trong cơ thể. Cảm lạnh là nguyên nhân của sự khó chịu trong người, ngăn chặn sự bài tiết, gây ra buồn nôn, ói mửa, nhức mỏ, đau đớn, v.v...
Còn điều đáng lưu ý nữa là dùng nước. Nước uống cũng như nước tắm pha ấm bằng thân nhiệt. Ai cũng nhận thấy là không ăn thì cũng rất khát. Vậy nên theo bản năng mà uống mỗi khi cơ thể đòi hỏi, khát thì uống, còn không thì thôi. Nước thừa trong người chẳng giúp gì bài tiết mà còn giảm bớt sự bài tiết các chất cặn bã. Nhưng tắm rửa thì vẫn cần, tất nhiên không nên ngâm mình lâu trong nước mà nên tắm nhanh hoặc lau bằng khăn nước ấm ở nơi kín gió. Còn hoạt động, đi lại, v.v... cũng tuỳ theo khả năng và ý thích của từng người, không nên ép buộc theo quy định chung.
Sau khi chấm dứt nhịn ăn: một dấu hiệu quan hệ chủ yếu, không thể nào thiếu được là người nhịn ăn thấy đói bụng thực sự và thèm ăn tự nhiên trở lại, không phải đói bụng theo phản xạ của mấy ngày đầu nhịn ăn (gọi là đói ăn giả tạo). Tất cả những biểu hiện mạch, huyết áp, nhiệt độ trở lại bình thường. Hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡI sạch (hiện tượng này không cố định, có người luỡI sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn do cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ, nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Có người thèm ăn trở lại mà lưỡI vẫn bẩn, vì thức ăn dự trữ đã hết, cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn), nước tiểu trong, phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường.
Thời gian cần thiết để ăn phục hồi tỉ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khoẻ củ người nhịn ăn. Quy trình ăn trong 7 ngày đầu như sau:
- Ngày thứ 1: cứ mỗi giờ uống 1 ly (100-200ml) nước gạo lứt rang, tuỳ theo tuổi và sức
- Ngày thứ 2: cách 2 giờ một lần, mỗi lần uống 2 ly gạo lứt rang.
- Ngày thứ 3: cháo gạo lứt loãng nấu thịt nhừ với ít muốI (không ăn no)
- Ngày thứ 4: ăn như ngày thứ 3
- Ngày thứ 5: cháo gạo lứt hầm với đậu đỏ thật nhừ với một ít nước muốI, cháo hơi đặc(ăn không no)
- Ngày thứ 6: ăn như ngày thứ 5, nhưng cháo đặc
- Ngày thứ 7: ăn cơm gạo lứt nấu nhừ, hơi nhão, có thể dùng thêm nước súp cà rốt, bí đỏ, củ cảI, v.v...
Từ ngày thứ 8 trở đi, tốt hơn hết là nên theo phương pháp ăn uống hợp lý, lấy cơm gạo lứt, muốI vừng làm thức ăn chính và thức ăn phụ là các loại rau, củ mang nhiều tính dương, ăn cần nhai kỹ. Tránh những thức ăn tinh chế, pha hoá chất.
Trên đây là cách ăn chuyển tiếp của những đợt nhịn ăn dài ngày, còn những đợt nhịn ăn ngắn ngày (từ 3-7 ngày) thì thời gian ăn trở lại chỉ cần 1 ngày uống thuốc nước gạo rang, 1 ngày ăn cháo loãng và 1 ngày ăn cháo đặc.
Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tuỳ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thể chất và tình trạng sức khoẻ của từng người. Người ốm yếu nên ăn thức ăn nhẹ trong thời gian lâu hơn người khoẻ mạnh. Mùa lạnh nên ăn nhiều thức ăn dương, mùa nóng thêm thức ăn âm.
Người nhịn ăn khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thây đói, vì thèm ăn, nhưng cũng vì muốn chóng lên cân, một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho mau lại sức. Và thường thích ăn lại những món ăn tác hại mà họ có thói quan ham chuộng trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ là điều sai lầm, dẫn đến bệnh tật.
Trong thời kỳ này nếu ăn uống cho thỏa mãn thì rất mau tăng thể trọng, nhưng sự bội thực sẽ dẫn đến nguy tổn hoặc sự khó chịu trong người làm giảm hiệu quả của thời kỳ nhịn ăn.
Cuối cùng, có một điều rất quan trọng mà tất cả những ai muốn áp dụng phương pháp nhịn ăn để phòng bệnh và chữa bệnh đều nên ghi nhớ và người nào đã qua thời kỳ nhịn ăn chắc hẳn đã rõ: nhịn ăn cứ tưởng đơn giản mà cũng phức tạp, nhưng khi chuyển sang thời kỳ ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn nhiều. Kết quả mỹ mãn hay không kết quả, thậm chí nguy hại là ở thời kỳ này, lý trí không thắng nổi sự ham khoái lạc của giác quan, chỉ vì “tham thực mà cực thân”, đã dẫn đến tình trạng đáng tiếc.
Tóm lại, tùy từng người bệnh, loại bệnh có thể phối hợp với cách nhịn ăn dài ngày hoặc ngắn ngày để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nếu chỉ biết chữa bệnh bằng thức ăn mà không biết chữa bệnh bằng nhịn ăn, tức là mới biết ích lợi của cái “có” mà không để ý đến sự cần thiết của cái “không”.
Ai ai cũng thấy sự cần thiết của việc ăn, nhưng đã mấy ai thấy sự nhịn ăn đem lại lợi ích, nên cứ cho người bệnh ăn, càng gầy ốm càng ép ăn nhiều. Nào có hay làm như vậy tức là làm cho cơ thể vốn suy nhược càng thêm suy nhược và làm trầm trọng thêm sự mất quân bình đã sẵn có. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn mà vì tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Muốn đào thải chúng để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật thì không còn cách nào trọn vẹn bằng phương pháp nhịn ăn, một phương pháp thận thiên nhiên nhằm giúp mọi sinh hoạt cơ thể trở lại quân bình thiên nhiên vốn sẵn có.
Giáo sư Lê Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét