Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI OAN SAI TRONG TỐ TỤNG

TS. Dương Thanh Mai

CN. Nguyễn Hoàng Hạnh

VIỆN NGHIÊN CỨU  KHOA HỌC PHÁP LÝ - BỘ TƯ PHÁP

1. Thực trạng chung

Báo Pháp luật ngày 3/6/2001 đa tin tại trang 1: "Bắt oan sai, bồi thường 30 triệu đồng" với nội dung:  Chánh văn phòng Huyện uỷ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã chủ trì cuộc họp, thoả thuận bồi thường cho gia đình ông Võ Văn Chiêu 30 triệu đồng do cơ quan tố tụng của huyện đã bắt và giam giữ oan sai 4 người con trai của ông Chiêu (có một người ở độ tuổi cha thành niên) trong thời gian 3 tháng. Và không chỉ ở Việt Nam... Toà án nhân dân Thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang,  Trung Quốc, dựa trên bản án phúc thẩm tuyên vô tội và căn cứ vào Luật Nhà nước bồi thường 1995, đã xác định toà án sơ thẩm quận kết án và giam oan sai 352 ngày đối với Giám đốc công ty thương mại  X vì tội danh "Không chấp hành bản án dân sự", do đó, phải bồi thường 3.706,3 NDT cho việc xâm phạm tự do cá nhân và 4.519,37 NDT về các chi phí thực tế khác mà nạn nhân đã phải gánh chịu trong quá trình tố tụng. Tại Thuỵ Điển, trong vụ ám sát cố Thủ tướng Ô Lếch Pam-mơ năm 1986, người bị tình nghi và bị giam oan 10 tháng đã được bồi thường 300.000 Crown (tương đương 45.000 USD).

Hơn thế nữa, đây cũng không chỉ còn là vấn đề nội bộ của từng quốc gia... Hội đồng giải quyết khiếu kiện hỗn hợp Hoa Kỳ- Mexico đã ra phán quyết Chính phủ Mexico phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho H. Robert- công dân Hoa Kỳ do bị các cơ quan tố tụng của Mexico giam giữ quá thời hạn luật định (19 tháng) mà không được đa ra xét xử. Từ những vụ việc cụ thể trên có thể thấy, hiện tợng oan sai trong hoạt động tố tụng không chỉ xảy ra ở Việt Nam hay cá biệt ở một nước nào mà tồn tại ở mọi nước trên thế giới với số lợng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các quốc gia đều phải tìm cách tiếp cận và giải quyết vấn đề phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống pháp luật của nước mình thông qua việc xây dựng và hoàn thiện chế định pháp lý về bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan sai do cơ quan tố tụng gây ra, thể hiện ngày một đầy đủ hơn trách nhiệm của nhà nước trước công dân nước mình cũng như trước quốc gia và công dân nước khác về hoạt động của các cơ quan, công chức tư pháp.

2. Bồi thường thiệt hại ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan tư pháp đã góp phần tích cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp luật và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Tuy nhiên, việc xử lý oan sai trong hoạt động điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử các vụ án hình sự hiện vẫn đang còn là vấn đề bức xúc, đáng lo ngại. Theo số liệu báo cáo chính thức của các cơ quan tư pháp, trong quý 4/1999 và quý 1/2000 qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, toà án nhân dân các cấp đã tuyên 73 bị cáo không có tội; năm 2000, toà án nhân dân (TAND) cấp tỉnh đã huỷ 334 bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại (chiếm 4,08%), các toà phúc thẩm của TAND tối cao huỷ 127 vụ (chiếm 1,1,%) cấp giám đốc thẩm huỷ 21 bản án để điều tra, xét xử lại và kết quả sau xét xử lại là giảm án đối với 8 vụ, tuyên vô tội đối với 8 vụ khác. Tình trạng người bị oan sai khiếu kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự đang có xu hớng gia tăng. Cùng với quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, sự ưu tiên hàng đầu được dành cho vấn đề nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trước các công dân, trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại cho các công dân bị các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý oan sai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã khẳng định yêu cầu: "Đối với việc bắt giữ, xét xử oan sai cần truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành, đồng thời minh oan công khai, thoả đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử oan sai, đảm bảo quyền công dân đúng pháp luật" Trong khi đó, thực tế công tác giải quyết bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan sai do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra còn nhiều bất cập, cha đáp ứng kịp thời những đòi hỏi chính đáng của người dân khi mà tài sản, uy tín, danh dự, các quyền và lợi ích hợp pháp khác, thậm chí cả tính mạng

của họ bị xâm phạm. Việc bồi thường trong các vụ oan sai đã được xử lý cho thấy vẫn cha có một cách thức thống nhất nào được áp dụng, mức bồi thường phần lớn phụ thuộc vào sự "tự nguyện" của các cơ quan tố tụng hoặc của chính quyền địa phơng. Ví dụ nh anh Bùi Minh Hải sau 13 tháng chấp hành hình phạt tù chung thân vì bị kết tội giết người, hiếp dâm và cớp tài sản của công dân đã được trả tự do vì không phạm tội và được các cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai bồi thường thiệt hại vật chất 60 triệu đồng, bồi thường danh dự 5 triệu đồng. Trong khi đó nhớ lại, cách đây một năm, Báo Pháp luật Thành

phố Hồ Chí Minh (ngày 23/5/2000) nêu câu hỏi day dứt: "Ai sẽ bồi thường 140 ngày tù oan?" cho người phụ nữ được toà tuyên vô tội sau khi đã bị giam oan 4 tháng hai mơi ngày nhưng sau hơn 5 năm khiếu kiện vẫn cha có cơ quan tố tụng nào của tỉnh Phú Yên đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường... Các báo cáo chính thức của các cơ quan nhà nước hữu quan mới chỉ đa ra các con số thống kê chưa đầy đủ về số lợng các vụ oan sai chứ cha có thống kê cụ thể nào về việc xử lý các trường hợp oan sai và giải quyết bồi thường thiệt hại. Một trong các căn nguyên chính của tình trạng trên là do những bất

cập trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực này.

3. Những bất cập trong pháp luật về bồi thường thiệt hại

Pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra  những bất cập cần được giải quyết trong nghiên cứu lập pháp.

Điều 72 Hiến pháp 1992 khẳng định: "Người bị bắt, bị giam giữ, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự". Nguyên tắc hiến định này được cụ thể hoá một bước thành chế độ trách nhiệm pháp lý của các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng gây oan sai.

Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà bị xử lí kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự". Riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 1995 phân định rõ thêm: cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, sau đó có trách nhiệm yêu cầu người đó bồi hoàn khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, có thể thấy rằng, Hiến pháp và các bộ luật đã xác lập một số nguyên tắc cơ bản: người bị oan sai phải được cơ quan tiến hành tố tụng có người gây oan sai bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần, danh dự; bản thân người có thẩm quyền đã gây oan sai phải chịu trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền bồi thường thiệt hại và tuỳ trường hợp, đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự .

Để hướng dẫn thi hành các nguyên tắc trên, ngày 3/5/1997, Chính phủ đã có Nghị định 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Trên cơ sở Nghị định đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 38/TT-BTC ngày 30/3/1998 hớng dẫn việc lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước cho bồi thường thiệt hại, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngày 04/6/1998 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 47/CP.

Thực tiễn áp dụng các văn bản trên cho thấy những bất cập chính sau:

- Chưa có một văn bản riêng, có hiệu lực pháp luật cao quy định toàn diện các vấn đề có tính đặc thù của việc bồi thường đối với trường hợp oan sai do các cơ quan tố tụng gây ra.

- Chưa có quy định cụ thể về các loại oan sai trong tố tụng hình sự; các căn cứ pháp lý để xác định một người bị oan sai; phạm vi oan sai được bồi thường thiệt hại; căn cứ xác định mức độ thiệt hại và mức bồi thường đối với từng loại oan sai, đặc biệt là mức và cách thức bồi thường những thiệt hại do bị xâm phạm quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm.

- Các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại và hoàn trả bồi thường cha giải quyết được các vấn đề đặc thù của trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là những khó khăn, vớng mắc trong việc xác định trách nhiệm (độc lập và liên đới) của các cơ quan và cá nhân tiến hành các bớc, các giai đoạn tố tụng vốn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án. Việc xác định trách nhiệm của người ra lệnh và người thừa hành theo tinh thần của Hội nghị Trung ơng 8 khoá VII cho đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ cha có trả lời cụ thể xác đáng. Ví dụ nh việc điều tra viên bắt người để tạm giam theo lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra có phê chuẩn của viện kiểm sát và việc tạm giam này sau đó được xác định là sai, bị can không phải là người phạm tội trong trường hợp này những cơ quan, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân?

- Các quy định về lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước cho các khoản tiền bồi thường thiệt hại tuy có ưu điểm là đơn giản, tập trung một đầu mối ở cơ quan tài chính địa phương nhưng trên thực tế lại không phù hợp với cơ chế quản lí kinh phí theo ngành dọc hiện nay của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Chính vì những bất cập trên của pháp luật trước thực tiễn đầy bức xúc nên đầu năm 2000 Bộ Chính trị đã chỉ thị cho các cơ quan đảng, nhà nước phải khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và chuẩn bị ngay các văn bản để ban hành làm cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan sai do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, với chủ trơng Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, việc nghiên cứu so sánh pháp luật của các nước về bồi thường thiệt hại do các cơ quan tố tụng gây ra là điều rất cần thiết nhằm giúp cho các nhà lập pháp nắm được những nét tơng đồng có tính phổ biến cũng nh những điểm khác biệt của từng nước, từ đó lựa chọn, rút ra những kinh nghiệm quý, kể cả kinh nghiệm thành công và cha thành công của việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này ở các nước, đặc biệt là ở những nước có truyền thống văn hoá và pháp luật cũng nh có các điều kiện phát

triển về chính trị, kinh tế- xã hội gần gũi với Việt Nam. Cách tiếp cận đó sẽ góp phần làm hài hoà hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước và pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại đồng thời vẫn giữ được bản sắc, đặc trng phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

4. Những quan điểm định hướng để xây dựng các văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại

Các quan điểm của Đảng về cải cách hành chính và cải cách tư pháp cần được quán triệt thành những định hướng chỉ đạo việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc bồi thường thiệt hại cho các trường hợp oan sai do các cơ quan tố tụng gây ra, cụ thể là:

- Khẳng định trách nhiệm trước tiên và trên hết thuộc về Nhà nước trong việc giải quyết, khắc phục các hậu quả, bồi thường thiệt hại cho công dân bị oan sai do các cơ quan tố tụng gây ra đồng thời xác định rõ cơ sở phân định trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã gây oan sai.

- Phạm vi oan sai mà người gánh chịu được quyền yêu cầu bồi thường, mức độ và cách thức bồi thường phải được quy định bằng Luật, đảm bảo tính công bằng nhng phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở từng giai đoạn, có tính khả thi.

- Thủ tục, trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại phải đơn giản, rõ ràng, thuận tiện và nhanh chóng, dứt điểm phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và tư pháp nhằm vừa bảo vệ triệt để các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vừa giảm thiểu những tổn thất, đau khổ kéo dài mà người bị oan sai tiếp tục phải gánh chịu.

- Tạo ra và đảm bảo thực thi các cơ chế hữu hiệu để tăng cờng sự giám sát, kiểm tra của công dân, của xã hội đối với các quá trình tố tụng cũng nh đối với việc Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc bồi thường cho người bị oan sai theo quy định của pháp luật. Chính cơ chế giám sát và tự giám sát này sẽ góp phần quan trọng thực hiện chủ trơng đã được Đại hội Đảng IX  một lần nữa khẳng định: "cải cách tổ chức, nâng cao chất lợng hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ,

truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai".

-----------------------------------------------------------------------------------

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 6/2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét