Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU

TS. BÙI ĐĂNG HIẾU - Đại học Luật Hà Nội

Khái niệm quyền sở hữu là một khái niệm cốt lõi, cơ bản nhất của luật dân sự. Nếu ta hình dung luật dân sự như một ngôi nhà thì chế định tài sản và quyền sở hữu được coi là những viên gạch xây nên ngôi nhà đó. Trong các tài liệu pháp lý hiện nay, khái niệm quyền sở hữu được đề cập đến theo ba góc độ khác nhau.

Thứ nhất, quyền sở hữu được tiếp cận dưới góc độ là một quan hệ pháp luật – quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Nếu xuất phất từ góc độ này thì quyền sở hữu được phân tích với đầy đủ các bộ phận cấu thành của bất cứ một quan hệ pháp luật nói chung như chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt ...

Thứ hai, khái niệm quyền sở hữu có thể được tiếp cận dưới góc độ là tập hợp các quy định pháp luật về sở hữu (nghĩa khách quan). Dưới góc độ này thì việc tiếp cận với vấn đề quyền sở hữu sẽ được thực hiện thông qua việc hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Các quy phạm này chứa đựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ ba, khái niệm quyền sở hữu được hiểu dưới góc độ là mức độ xử sự (quyền năng) mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất định (như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) lên tài sản theo ý chí của mình (nghĩa chủ quan). Dưới góc độ này, quyền sở hữu được coi là một trong những quyền năng cơ bản nhất mà một chủ thể có thể có được đối với tài sản (bên cạnh các quyền khác đối với tài sản như quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, quyền dụng ích cá nhân, ...). Các phân tích tiếp sau đây của bài viết chỉ đề cập đến khái niệm quyền sở hữu theo khía cạnh thứ ba này.

Khái niệm quyền sở hữu được hình thành rất sớm. Chưa có tài liệu nào có thể khẳng định được chính xác thời điểm hình thành khái niệm quyền sở hữu. Chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng một số khái niệm khác của luật dân sự phát sinh muộn hơn, và thậm chí còn được coi như một hệ luận của quyền sở hữu (như khái niệm thừa kế, sở hữu trí tuệ, ...). Hơn thế nữa, khái niệm quyền sở hữu trải qua nhiều giai đoạn tiến hoá khác nhau, mỗi giai đoạn mang những nét đặc trưng riêng.

Mục đích chính của bài viết này là cố gắng khái quát hoá sự phát triển của khái niệm quyền sở hữu từ lúc hình thành ban đầu cho đến nay. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm pháp lý cơ bản khác biệt nhau và tạo nên những thế hệ riêng biệt của khái niệm quyền sở hữu. Các thế hệ này của khái niệm quyền sở hữu được phân tích không gắn kết với bất kỳ những mốc thời gian nào của lịch sử phát triển xã hội, bởi lẽ điều đó còn phụ thuộc vào lịch sử lập pháp của mỗi quốc gia khác nhau. Thậm chí tại một số quốc gia khái niệm quyền sở hữu khi bắt đầu được áp dụng đã mang tính kế thừa và có thể không trải qua những thế hệ đầu tiên trong các thế hệ sẽ được nêu dưới đây. Hơn thế nữa, trong thực tế luôn tồn tại đồng thời nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều luật gia khác nhau, mỗi tài liệu chịu ảnh hưởng của những cách hiểu khác nhau về quyền sở hữu.

Có thể khái quát hoá quá trình phát triển của khái niệm quyền sở hữu thông qua bốn thế hệ cơ bản, thể hiện bốn cách hiểu khác nhau về quyền sở hữu.

Thế h th nht – Tài sn th hin tư cách nhân thân ca ch s hu. Đây là giai đoạn sơ khai trong lịch sử phát triển chế định sở hữu. Khái niệm quyền sở hữu ban đầu được hiểu khác xa rất nhiều so với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Trong giai đoạn sơ khai này mới chỉ có khái niệm chủ sở hữu chứ chưa có khái niệm quyền sở hữu. Tài sản khi đó được hiểu như là sự tiếp nối tư cách cá nhân của chủ sở hữu. Ai xâm phạm đến tài sản của một người (lấy mất con thú săn được, hoa trái thu lượm được) là xúc phạm tới cá nhân người đó. Thời La mã cổ đại có quan niệm rằng: Một người kiện kẻ trộm không phải vì mình có quyền sở hữu, mà vì người ăn trộm đã xúc phạm đến danh dự của mình thông qua hành vi ăn trộm đó. Kẻ trộm khi đó bị coi là kẻ xúc phạm (bị kiện theo phương thức kiện hành vi trộm cắp - actio furti), chứ chưa được coi là người chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác (chưa áp dụng các phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình - actio rei vindicatio, hay phương thức kiện đòi lại tài sản bị trộm – condictio furtiva). Quan niệm đó dẫn đến một loạt các hệ quả pháp lý quan trọng sau đây:

- Theo quan niệm đó mà pháp luật La mã giai đoạn cổ đại đã quy định cho phép chủ sở hữu không những được lấy lại tài sản bị trộm mà còn được trả thù lại sự xúc phạm đó đối với kẻ trộm: chặt tay, giam giữ, giết, bán làm nô lệ, phạt gấp nhiều lần tài sản trộm, ...(1). Cần lưu ý rằng trộm cắp thời đó được coi là vi phạm tư pháp và được điều chỉnh bởi hệ thống luật tư, chứ không phải bởi luật công như ngày nay.

- Nếu tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không có sự xúc phạm đến nhân thân của chủ sở hữu (Ví dụ như: chủ sở hữu cho người khác mượn tài sản, sau đó người mượn lại đem bán tài sản đó đi), thì chủ sở hữu không được quyền đòi lại(2).

- Cũng theo quan niệm đó mà Luật La mã thời kỳ cổ đại đã từng quy định rằng, nếu như có nhiều kẻ trộm cùng ăn trộm một tài sản, thì hành vi của mỗi kẻ trộm được coi là những sự xúc phạm riêng biệt đối với chủ sở hữu. Khi đó mỗi kẻ trộm phải trả cho người bị trộm toàn bộ tài sản đã ăn trộm (có bao nhiêu kẻ trộm cùng thực hiện việc trộm cắp thì chủ sở hữu được hưởng ngần ấy lần tài sản của mình)(3). Ví dụ như hai kẻ trộm cùng ăn trộm một con ngựa, thì khi bị bắt mỗi kẻ trộm phải nộp cho người bị trộm một con ngựa.

- Do tài sản là sự tiếp nối tư cách nhân thân của chủ sở hữu, do đó khi chủ sở hữu chết thì tư cách nhân thân chấm dứt, tài sản trở thành vô chủ. Một số tài liệu khảo cổ cho thấy thời xa xưa tại nhiều dân tộc có tồn tại tập quán rằng sau khi một người chết đi thì tài sản của người đó (tiền bạc, đồ dùng quý giá, thậm chí cả nô lệ) cũng được chôn theo. Cùng với đó một nguyên tắc pháp lý được hình thành dưới thời La mã cổ đại có nội dung như sau: “Vic ly đi tài sn ca người chết không được coi là ăn trm” - “Rei hereditariae furtum non fit(4). Trong giai đoạn này chế định thừa kế chưa được hình thành rõ nét, chưa có quy định cụ thể cho việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống.

Thế h th hai – Quyn s hu vt là quyn ca ch th được chi phi tuyt đối và theo ý chí ca mình đối vi vt. Với sự phát triển của giao lưu dân sự, thì khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ hai dần được hình thành và được hiểu là “quyn thng tr tuyt đối ca mt ch th lên vt”. Quyền sở hữu là một loại vật quyền quan trọng nhất thể hiện sự phụ thuộc tuyệt đối và vô hạn của vật đối với chủ sở hữu. Chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với vật. Việc xác lập quyền sở hữu đối với vật trả lời cho câu hỏi: Vật này của ai?

Đối với một vật cụ thể thì không thể có bất kỳ chủ thể nào có nhiều quyền năng hơn chính chủ sở hữu vật đó. Mọi hành vi tác động lên vật hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chính chủ sở hữu đó. Các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu được khái quát hoá là: 1) Tính chất tuyệt đối, 2) Tính độc nhất, 3) Mọi xử sự, 4) Theo ý chí của chủ sở hữu, 5) Vô thời hạn, 6) Việc thực hiện quyền sở hữu không dẫn tới chấm dứt quyền sở hữu đó. Cũng từ khi có cách hiểu này mà chủ sở hữu mới được bảo vệ bằng những phương thực kiện vật quyền. Ví dụ như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình (rei vindicatio).

Cũng trong giai đoạn này mới hình thành nên nguyên tắc: “Mt người không th chuyn giao cho người khác nhiu hơn nhng gì mình có” (Tiếng La-tinh: “Nemo ad alium plus juris transferre potest, quam ipse habet”). Và hệ quả trực tiếp của nguyên tắc này là: nếu như tài sản đã được chuyển giao từ người chiếm hữu bất hợp pháp sang cho người thứ ba thông qua giao dịch dân sự thì chủ sở hữu vẫn được đòi lại tài sản từ người thứ ba đó. Ví dụ như một người mua phải tài sản do trộm cắp có được thì phải trả lại cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu đòi lại. Bởi lẽ bản thân kẻ trộm không có quyền sở hữu đối với vật trộm được, do đó không thể chuyển giao quyền sở hữu sang cho người mua (không thể chuyển giao cái mà chình mình không có), khi đó người mua phải tài sản trộm cắp sẽ không thể trở thành chủ sở hữu tài sản mua được.

Tại đây phát sinh một vấn đề: Khi đó một người khi mua tài sản nào đó thường sẽ rất băn khoăn rằng: Không biết người bán cho mình có đích thực là chủ sở hữu tài sản không. Nếu người bán mà không phải chủ sở hữu tài sản thì đến một lúc nào đó sau khi mua chủ sở hữu sẽ đến đòi lại, bên mua khi đó bị buộc phải trả lại cho chủ sở hữu tài sản mình đã mua. Nhằm khắc phục tận gốc vấn đề đó mà pháp luật các nước mới bắt đầu hình thành cơ chế đăng ký tài sản. Phương thức đăng ký tài sản đó ban đầu được áp dụng đối với bất động sản, sau đó áp dụng dần cho các loại tài sản khác là động sản.

Cách hiểu này đã cho phép chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với tài sản, do đó ở thế hệ thứ hai này ta không thấy có sự liệt kê các quyền năng cơ bản của chủ sở hữu.

Thế h th ba – Quyn s hu vt được hiu thông qua vic lit kê c th các quyn năng cu thành ca ch s hu đối vi vt ca mình.

Trên thực tế thì trong một xã hội công dân, mọi hành vi của mỗi thành viên, trong đó kể cả hành vi đối với tài sản của chính mình, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi cho phép sao cho không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, cũng như lợi ích của toàn xã hội, của cộng đồng nói chung.

Chính vì lý do đó quyền năng của chủ sở hữu mới luôn bị hạn chế trong một giới hạn luật định. Quyền năng vô hạn của chủ sở hữu đối với vật “của mình” chỉ được thể hiện với ý nghĩa lớn hơn so với bất kỳ một chủ thể nào khác, chứ không bao giờ có thể nhiều hơn những gì pháp luật quy định. Nói cách khác, quyền sở hữu khi đó được hiểu là tập hợp một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định. Bắt đầu hình thành khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ ba - liệt kê cụ thể các quyền năng cấu thành của quyền sở hữu vật. Cách hiểu này được sử dụng rộng rãi trong pháp luật nhiều quốc gia những thế kỷ vừa qua.

Dưới thời cộng hoà La mã thì quyền sở hữu được hiểu bao gồm năm quyền năng là: 1) Quyền chiếm hữu, 2) Quyền sử dụng, 3) Quyền hưởng dụng lợi ích từ việc sử dụng vật, 4) Quyền định đoạt số phận vật, 5) Quyền kiện đòi lại vật từ người chiếm hữu bất hợp pháp.

Điều 544 Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp quy định rằng chủ sở hữu tài sản có hai quyền năng là “hưởng th và định đot vt mt cách tuyt đối, min là không s dng tài sn vào nhng vic mà pháp lut cm”. Theo quy định tại Điều 903 Bộ luật dân sự Liên bang Đức thì chủ sở hữu vật có hai quyền năng “định đot vt theo ý chí ca mình và được bo v khi mi s tác động ca người khác lên vt”.

Pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh- Mỹ thì lại liệt kê cụ thể hơn nữa các quyền năng của chủ sở hữu vật (thậm chí có thể có đến 10 –12 quyền năng). Điểm đặc biệt ở chỗ các quyền năng này lại có thể được hình thành theo các nhóm không giống nhau tại nhiều chủ thể khác nhau.

Trong các tài liệu nghiên cứu của các luật gia trên thế giới cũng có thể hiện rất nhiều các quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề liệt kê các quyền năng của chủ sở hữu vật. Luật gia Italia Pugliatti cho rằng quyền sở hữu bao gồm hai quyền năng cơ bản là quyền sử dụng và quyền định đoạt(5). Luật gia người Đức Haas T. bên cạnh ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt lại muốn bổ sung thêm quyền năng thứ tư là quyền quản lý(6).

Một số luật gia muốn đưa ra hàng loạt các quyền năng cụ thể mà chủ sở hữu có thể có được để ghép chúng vào với nhau theo từng ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ như: luật gia Honore A. nêu ra danh mục mười một các quyền năng và yếu tố khác nhau của quyền sở hữu:

“1) Quyền chiếm hữu (hiểu theo nghĩa hẹp như nắm giữ cơ học)

2) Quyền sử dụng (trực tiếp tác động để khai thác công dụng hữu ích của vật)

3) Quyền quản lý (Quyết định việc cho ai sử dụng và sử dụng như thế nào)

4) Quyền thu lợi tức (thu nhận các lợi ích vật chất từ hai quyền trên)

5) Quyền tiêu huỷ, tiêu dùng, thay đổi vật theo ý muốn của mình.

6) Quyền bảo quản giữ gìn, không cho người khác tước đoạt.

7) Quyền chuyển giao vật;

8) Tính chất vô thời hạn;

9) Không được sử dụng vật với mục đích gây hại cho người khác;

10) Có thể mang đi bảo đảm trả nợ, bị xử lý cho việc trả nợ

11) Quyền khôi phục lại các quyền năng nêu trên khi chúng bị xâm phạm”(7)

Một số luật gia khác (như luật gia Mỹ Becker) hưởng ứng theo quan điểm này và còn bổ sung thêm rằng trong mỗi ngữ cảnh khác nhau thì nội dung quyền sở hữu có thể khác nhau, chỉ cần trong đó có ít nhất một trong 5 quyền năng đầu tiên là được. Hệ quả từ đó, quan điểm này cho phép tồn tại nhiều loại quyền sở hữu cùng tồn tại song song đối với một vật(8).

Thế h th tư – M rng hơn khái nim quyn s hu vt (thuc thế h th ba) sang lit kê các quyn năng c th ca ch s hu tài sn nói chung (bao gm vt, tin và c các tài sn vô hình).

Khái niệm quyền sở hữu của Luật dân sự Việt nam, cũng như của Liên bang Nga và của một số nước Đông Âu khác, đang ở vào thế hệ thứ tư này. Theo đó quyền sở hữu vật được mở rộng thành quyền sở hữu tài sn nói chung (cho cả vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản) và được hiểu thông qua ba quyền năng cấu thành là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định rằng: “Ch s hu có quyn chiếm hu, s dng và định đot tài sn ca mình(9).

Khái niệm quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt nam hiện nay thuộc thế hệ thứ tư này. Điều 173 Bộ luật dân sự quy định: “Quyn s hu bao gm quyn chiếm hu, quyn s dng và quyn định đot tài sn ca ch s hu theo quy định ca pháp lut”.

Trong BLDS có chứa các quy định về quyền sở hữu các tài sản vô hình (quyền sở hữu đối với quyền tài sản). Ví dụ như tại Điều 422 BLDS về đối tượng của hợp đồng mua bán có quy định rằng “3- Trong trường hp đối tượng ca hp đồng mua bán là quyn tài sn, thì phi có giy t hoc các bng chng khác chng minh quyn đó thuc s hu ca bên bán”.

Hoặc ví dụ như Điều 442 BLDS về hợp đồng mua bán quyền tài sản có quy định rằng “1- Trong trường hp mua bán quyn tài sn, thì bên bán phi chuyn giy t và làm th tc chuyn giao quyn s hu cho bên mua, còn bên mua phi tr tin cho bên bán.

3- Thi đim chuyn giao quyn s hu đối vi quyn tài sn là thi đim bên mua nhn được giy t xác nhn v quyn s hu đối vi quyn v tài sn đó hoc t thi đim đăng ký vic chuyn giao quyn s hu, nếu pháp lut có quy định”.

Khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ tư này đang được coi là hoàn thiện nhất và thông dụng nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên ngay từ bây giờ cách hiểu đó cũng vẫn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được. Các vấn đề này là hệ quả tất yếu của việc áp dụng cơ chế ba quyền năng đồng thời cho nhiều loại tài sản khác nhau (vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản).

Vấn đề thứ nhất liên quan đến hai loại tài sản là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền. Hai loại tài sản này có điểm đặc biệt là chúng chỉ có chức năng trao đổi, chứ không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính đồng tiền hay từ chính tờ giấy tiền, tờ giấy trị giá được bằng tiền. Hai loại tài sản này chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu khi nó được chủ sở hữu chuyển giao sang cho chủ thể khác kèm theo đó chuyển giao luôn quyền sở hữu (tức thực hiện quyền định đoạt, chứ không phải là quyền sử dụng). Đó cũng là sự khác biệt cơ bản giữa chúng đối với vật. Từ đó nhận thấy rằng quyền sử dụng khó có thể được coi là một quyền năng của chủ sở hữu tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền.

Vấn đề thứ hai liên quan đến quyền sở hữu đối với quyền tài sản. Quyền tài sản được coi là tài sản vô hình, không nắm giữ được. Vậy chủ sở hữu sẽ thực hiện quyền chiếm hữu như thế nào đối với loại tài sản vô hình đó. Việc chiếm hữu tài sản vô hình là không thể thực hiện được. Chủ sở hữu chỉ có thể chiếm hữu được một số giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản của mình mà thôi.

Vấn đề tiếp theo cũng rất quan trọng được đặt ra khi nghiên cứu quyền sở hữu tài sản thông qua ba quyền năng là: Trong nhiều trường hợp một người không phải là chủ sở hữu nhưng lại có cả ba quyền năng đó. Điều 180 BLDS quy định rằng: “Người không phi là ch s hu cũng có quyn chiếm hu, s dng, định đot tài sn không thuc quyn s hu ca mình theo tho thun vi ch s hu tài sn đó hoc theo quy định ca pháp lut”. Ví dụ như: Pháp luật quy định hầu như cho phép các doanh nghiệp nhà nước có cả ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho doanh nghiệp đó quản lý. Ngược lại, có những trường hợp một người là chủ sở hữu tài sản nhưng lại không được thực hiện cả ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Ví dụ như trường hợp tài sản đang trong thời gian cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Các vấn đề bất cập nêu trên nói lên thực trạng rằng cơ chế ba quyền năng (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) không thể thể hiện hết được bản chất pháp lý của quyền sở hữu tài sản. Câu hỏi được đặt ra cho các nhà nghiên cứu luật là: Ngoài ba quyền năng đó ra thì còn phải bổ sung thêm nội dung gì nữa thì mới thể hiện hết được bản chất của quyền sở hữu?

Điều dễ nhận thấy rằng nếu bổ sung thêm một vài quyền năng nữa cho khái niệm quyền sở hữu tài sản thì cũng không thể giải quyết được triệt để các vấn đề nêu trên. Khái niệm tài sản thế h th năm (thuộc về tương lai) đòi hỏi không chỉ bổ sung thêm một vài quyền năng nữa, mà cần thiết phải có một bước thay đổi cơ bản về cách hiểu khái niệm quyền sở hữu. Vậy đâu là phương hướng mà pháp luật trong tương lai sẽ lựa chọn? Khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ năm sẽ như thế nào? Câu hỏi đó chắc chắn sẽ trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu luật dân sự. Tại đây tôi chỉ xin tạm thời nêu một chút cảm nhận ban đầu như sau để chúng ta cùng thảo luận (vì chỉ là cảm nhận nên có thể sẽ không trở thành hiện thực): Khái niệm quyền sở hữu trong tương lai có thể sẽ không liệt kê các quyền năng, mà chỉ liệt kê các hạn chế của chủ sở hữu. Nói cách khác, chủ sở hữu sẽ có mọi quyền năng, ngoại trừ một số hạn chế cụ thể mà pháp luật quy định không cho phép chủ sở hữu được thực hiện. Kèm theo đó pháp luật có thể cụ thể hoá hơn nữa các nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Phương hướng đó sẽ phù hợp với nguyên tắc chung thực hiện quyền sở hữu được quy định tại Điều 178 BLDS: “Ch s hu được thc hin mi hành vi theo ý chí ca mình đối vi tài sn, nhưng không được làm thit hi và nh hưởng đến li ích ca Nhà nước, li ích công cng, quyn, li ích hp pháp ca người khác”.

----------oOo---------

Chú thích:

(1) - Các điều 6 – 11 Luật Hammurabi của Vương quốc Babilon vào những năm 1792 – 1750 trước Công nguyên.

Các điều 12 – 18 Bảng VIII Luật 12 Bảng (Duedecim Tabulae) của nhà nước La mã ban hành năm 449 trước Công nguyên.

(2) – Gai. III, 197.

(3) – Gai. III, 202.

(4) - Digesta.47,19,2.1; Codex.9,32; Gai. III, 201.

(5) - Pugliatti S. Il trransferimento dell situazioni soggettive. Milano, 1964.

(6) - Haas T. Ist “Nutzungseigentum” nosh Eigentum? Inaug. Diss. Marburg.1976. S. 146.

(7) - Honore A.M. Ownership // Oxford Essays in Jurisprudence. Oxford, 1961, P. 107 – 147.

(8) - Becker L. Property Rignts. Philosophical Foundations. L., 1977, P. 20-21.

(9) – BLDS Liên bang Nga, Phần thứ nhất được thông qua ngày 21/10/1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995.

SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5 NĂM 2003

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

TÍNH CHẤT ĐỀN BÙ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

TS. BÙI ĐĂNG HIẾU - Đại học Luật Hà Nội

image Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác.

Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành ba nhóm: 1) Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù; 2) Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù; 3) Nhóm các hợp đồng luôn đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dân sự.

Nhóm thứ nhất – Các hợp đồng luôn không đền bù, bao gồm hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản.

Điều 465 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng tng cho tài sn là s tha thun gia các bên, theo đó bên tng cho giao tài sn ca mình và chuyn quyn s hu cho bên được tng cho mà không yêu cu đền bù, còn bên được tng cho đồng ý nhn”. Qua định nghĩa đó ta nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. Nếu một hợp đồng nào đó mang tên “Hợp đồng tặng cho tài sản” mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng “bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng cho lại bên A chiếc xe đạp” thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi tài sản chứ không phải hợp đồng tặng cho. Cũng xuất phát từ tính chất không đền bù này mà pháp luật của một số quốc gia quy định rằng đối với bên được tặng cho thì không yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (bởi lẽ bên được tặng cho chỉ tiếp nhận lợi ích mà thôi).

Có một loại hợp đồng tặng cho đặc biệt - đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Khoản 1 Điều 470 BLDS 2005 quy định: “1. Bên tng cho có th yêu cu bên được tng cho thc hin mt hoc nhiu nghĩa v dân s trước hoc sau khi tng cho”. Có thể khẳng định rằng hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng phải mang tính chất không đền bù. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) cho bên tặng cho. Ví dụ: A tặng cho B con bò với điều kiện rằng trước khi nhận B phải sửa lại chuồng bò của mình cho chắc chắn, C tặng cho D chiếc xe máy với điều kiện sau đó D không được bán xe máy đó đi, … Nếu điều kiện đó mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì hợp đồng sẽ không được coi là hợp đồng tặng cho nữa. Ví dụ: A tặng cho B chiếc xe đạp với điều kiện B phải quét vôi lại nhà cho A (Hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng dịch vụ có trả công dịch vụ bằng hiện vật chứ không phải là hợp đồng tặng cho tài sản, và khi phát sinh tranh chấp sẽ phải áp dụng các quy định đối với hợp đồng dịch vụ để giải quyết).

Đối với hợp đồng mượn tài sản thì Điều 512 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng mượn tài sn là s tha thun gia các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sn cho bên mượn để s dng trong mt thi hn mà không phi tr tin, còn bên mượn phi tr li tài sn đó khi hết thi hn mượn hoc mc đích mượn đã đạt được”. Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản thể hiện ở chỗ bên mượn không phải trả tiền cho việc sử dụng tài sản mượn đó. Nếu một hợp đồng mặc dù có tên gọi là “Hợp đồng mượn tài sản”, nhưng trong đó các bên lại thỏa thuận về khoản tiền mà bên mượn phải trả cho việc sử dụng tài sản (Ví dụ: A cho B mượn xe máy và B phải trả 200 ngàn đồng/1 tháng cho việc sử dụng xe máy đó) thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng thuê tài sản, và khi phát sinh tranh chấp cần phải áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản để giải quyết.

Nhóm thứ hai – Các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù. Đó là: hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng gửi giữ tài sản.

Đối với hợp đồng vay tài sản thì Điều 471 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng vay tài sn là s tha thun gia các bên, theo đó bên cho vay giao tài sn cho bên vay; khi đến hn tr, bên vay phi hoàn tr cho bên cho vay tài sn cùng loi theo đúng s lượng, cht lượng và ch phi tr lãi nếu có tha thun hoc pháp lut có quy định”. Tính chất đền bù của hợp đồng vay tài sản thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần của Điều 471 BLDS 2005 thì hợp đồng vay tài sản sẽ không đền bù nếu như các bên không có thỏa thuận gì về việc trả lãi. Việc trả lãi được coi là ngoại lệ và chỉ được áp dụng nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về việc trả lãi nhưng chưa xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Khoản 2 Điều 476 BLDS 2005).

Hợp đồng ủy quyền cũng có tính chất đền bù hoặc không đền bù, tương tự như hợp đồng vay tài sản. Tính chất đền bù của hợp đồng ủy quyền được thể hiện ở việc trả thù lao. Sau khi thực hiện công việc được bên ủy quyền giao phó, bên được ủy quyền sẽ được hưởng lợi ích ngược lại dưới hình thức tiền thù lao. Điều 581 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng y quyn là s tha thun gia các bên, theo đó bên được y quyn có nghĩa v thc hin công vic nhân danh bên y quyn, còn bên y quyn ch phi tr thù lao, nếu có tha thun hoc pháp lut có quy định”. Điều đó có nghĩa rằng, theo nguyên tắc chung thì hợp đồng ủy quyền không đền bù. Bên được ủy quyền chỉ được nhận tiền thù lao nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về điều đó hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng gửi giữ tài sản cùng thuộc nhóm thứ hai – nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù. Nhưng ngược lại với hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ủy quyền, trong hợp đồng gửi giữ tài sản thì nguyên tắc chung là có đền bù. Tính chất đền bù của hợp đồng gửi giữ được thể hiện thông qua tiền công cho bên giữ tài sản. Trường hợp hợp đồng gửi giữ không đền bù được coi là ngoại lệ. Điều 559 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng gi gi tài sn là s tha thun gia các bên, theo đó bên gi nhn tài sn ca bên gi để bo qun và tr li chính tài sn đó cho bên gi khi hết thi hn hp đồng, còn bên gi phi tr tin công cho bên gi, tr trường hp gi gi không phi tr tin công”. Nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về việc trả tiền công thì khi phát sinh tranh chấp, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, và khi đó mức tiền công được xác định theo mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công (Khoản 2 Điều 566 BLDS 2005).

Tại sao trong các quy định của BLDS 2005 lại có sự khác biệt như vậy giữa hợp đồng gửi giữ với hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ủy quyền?

Theo pháp luật của nhà nước La Mã thì cả ba loại hợp đồng này (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng gửi giữ tài sản) đều mang tính chất không đền bù. Hợp đồng vay tài sản “được tiến hành dựa trên sự thân quen và không lấy lãi suất” (1). Nếu các bên muốn cho vay có lãi thì lại cần phải thực hiện bổ sung thêm một giao dịch nữa nhằm xác nhận nghĩa vụ trả lãi và lãi suất thỏa thuận khi đó không được vượt quá mức lãi suất cao nhất do pháp luật quy định. Hợp đồng gửi giữ và hợp đồng ủy quyền trong pháp luật La mã cũng mang tính chất không đền bù. Theo quan niệm của người La mã thì các công việc giữ gìn, bảo quan tài sản cho nhau hay công việc đại diện cho nhau xác lập giao dịch với người thứ ba (trong hợp đồng ủy quyền) được thực hiện dựa trên sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đòi tiền cho các công việc đó là điều khó chấp nhận được, khi đó chuyển sang hợp đồng thuê khoán việc. Thông thường các bên của hợp đồng uỷ quyền này đều thuộc tầng lớp giàu có, do đó việc trả tiền công được hiểu như sự xúc phạm chính người thực hiện công việc uỷ quyền. Tuy nhiên, sẽ là lẽ thông thường nếu như bên được uỷ quyền nhận quà (merces) cảm ơn của bên uỷ quyền. Quà này hoàn toàn có thể mang giá trị vật chất. Dần dần hình thức quà tặng này được biến dạng sang loại khác – honor – một hình thức trung gian giữa quà tặng với tiền công bằng hiện vật.

Phải chăng pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng gửi giữ, theo nguyên tắc chung, là có đền bù (ngược hẳn với hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ủy quyền), trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, là bởi vì trong xã hội Việt Nam ngày nay hợp đồng gửi giữ chuyên nghiệp (với mục đích lợi nhuận) chiếm đa số, vì rằng trong hợp đồng gửi giữ bên giữ luôn phải bỏ chi phí ra để bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thời gian gửi giữ. Cách giải thích này có thể chưa được trọn vẹn, và cần thêm sự nghiên cứu bổ sung của các đọc giả, các đồng nghiệp. Cũng không loại trừ trường hợp sự khác biệt đó được tạo nên một cách tình cờ trong quá trình soạn văn bản pháp luật.

Nhóm thứ ba, và cũng là nhóm phổ biến nhất – Các hợp đồng luôn đền bù. Đó là: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển.

Tính chất đền bù của hợp đồng mua bán thể hiện ở chỗ: sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận được lợi ích ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Tính chất đền bù của hợp đồng trao đổi được thể hiện bởi tài sản mà mỗi bên nhận được sau khi bàn giao tài sản của mình cho bên kia. Đối với hợp đồng mua bán và hợp đồng trao đổi mà trong đó các bên thỏa thuận không phải trả tiền mua (hoặc không phải bàn giao tài sản ngược lại trong hợp đồng trao đổi tài sản) thì khi đó sẽ trái với bản chất pháp lý của hai loại hợp đồng đó. Hợp đồng khi đó sẽ có bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản và khi phát sinh tranh chấp sẽ áp dụng quy định đối với hợp đồng tặng cho tài sản để giải quyết.

Tính chất đền bù của hợp đồng thuê tài sản thể hiện ở việc trả tiền thuê. Điều 480 BLDS 2005 có quy định mang tính chất bắt buộc rằng “ , còn bên thuê phi tr tin thuê”. Nếu hợp đồng thuê mà trong đó các bên có thỏa thuận rằng không phải trả tiền thuê thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng mượn tài sản, chứ không phải hợp đồng thuê tài sản.

Vấn đề trở nên phức tạp khi phân tích đến các hợp đồng luôn đền bù thuộc nhóm có đối tượng là công việc phải thực hiện: hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng vận chuyển. Các quy định của BLDS 2005 về bốn loại hợp đồng này đều thể hiện rõ tính chất luôn đền bù của chúng. Đối với hợp đồng dịch vụ thì Điều 518 BLDS 2005 quy định: “, còn bên thuê dch v phi tr tin dch v cho bên cung ng dch v.”. Đối với hợp đồng gia công thì Điều 547 BLDS 2005 quy định: “, còn bên đặt gia công nhn sn phm và tr tin.”. Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách thì Điều 527 BLDS 2005 quy định: “, còn hành khách phi thanh toán cước phí vn chuyn.”. Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản thì Điều 535 BLDS 2005 quy định: “, còn bên thuê vn chuyn có nghĩa v tr cước phí vn chuyn.”. Đối với hợp đồng bảo hiểm thì Điều 567 BLDS 2005 quy định: “Hp đồng bo him là s tha thun gia các bên, theo đó bên mua bo him phi đóng phí bo him, ”.

Với các quy định bắt buộc về tính đền bù của bốn loại hợp đồng nêu trên thì sẽ phát sinh vấn đề cần giải quyết: Vậy trong những trường hợp khi các bên thỏa thuận với nhau về tính chất không đền bù (thỏa thuận rằng bên thuê dịch vụ hay bên thuê gia công không phải trả tiền công, rằng bên mua bảo hiểm không phải đóng phí bảo hiểm, hành khách hoặc bên thuê vận chuyển tài sản không phải trả cước phí vận chuyển) thì sao?

Có ba phương án giải quyết vấn đề này: 1) Không chấp nhận chúng là hợp đồng dân sự; 2) Coi đó là loại hợp đồng khác (sẽ có tên gọi khác) với bốn loại hợp đồng nêu trên; 3) Chấp nhận bốn loại hợp đồng này có thể cả đền bù lẫn không đền bù (thuộc nhóm thứ hai).

Phương án thứ nhất hoàn toàn không hợp lý. Sự thỏa thuận đó của các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, và sự thỏa thuận đó phải được coi là hợp đồng dân sự. Nguyên tắc cơ bản của việc giao kết hợp đồng là các bên được quyền tự do lựa chọn loại hợp đồng mình giao kết. Sự tự do lựa chọn đó không hề phụ thuộc vào việc loại hợp đồng mà các bên giao kết đó đã được pháp luật quy định hay chưa. Các bên có quyền giao kết với nhau những hợp đồng không thuộc bất cứ loại nào trong số 12 loại hợp đồng dân sự thông dụng mà BLDS 2005 đã quy định.

Phương án hai (coi đó là loại hợp đồng khác với tên gọi khác hẳn bốn loại hợp đồng nêu trên) chỉ có thể chấp nhận được, nếu như chúng ta định hình rõ nét được sự khác nhau cơ bản giữa các hợp đồng mới mang tính chất không đền bù với bốn loại hợp đồng đã được quy định (giống như định hình sự khác biệt giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản). Ví dụ: Nếu giữ nguyên tính chất luôn đền bù của hợp đồng gia công thì khi các bên thỏa thuận rằng bên đặt gia công không phải trả tiền công, thì sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý gì khác biệt so với hợp đồng gia công thông thường? Hơn thế nữa, những sự khác biệt (có thể tìm thấy đó) đã đủ để định hình nên một loại hợp đồng mới hoàn toàn hay chưa?

Phương án thứ ba (chấp nhận bốn loại hợp đồng này có thể cả đền bù lẫn không đền bù) được coi là phương án giản tiện và hợp lý hơn cả. Theo đó các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển (vận chuyển tài sản và vận chuyển hành khách) và hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển sang nhóm thứ hai – Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù. Nếu chấp nhận phương án này thì cần chỉnh sửa lại các quy định tại các Điều 518, Điều 527, Điều 535, Điều 547, Điều 567 BLDS 2005 theo hướng bổ sung thêm cụm từ “tr trường hp các bên có tha thun khác hoc pháp lut có quy định khác” về việc không phải trả tiền công (cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm).

Tính chất đền bù có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thời La mã, nếu như hợp đồng gửi giữ không đền bù (không phải trả tiền công gửi giữ) thì bên giữ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi vô ý nhẹ của mình gây ra (Lỗi vô ý nhẹ – culpa levis, là những lỗi do thiếu kinh nghiệm hay không đủ trình độ gây ra, những lỗi mà chỉ có những người chủ tốt mới không phạm phải). Thế nhưng đối với hợp đồng gửi giữ có đền bù thì bên giữ phải chịu trách nhiệm đối với cả lỗi vô ý nhẹ. Cũng theo pháp luật La mã, bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản thuê “như tài sn ca chính mình”, trong khi đó bên mượn trong hợp đồng mượn tài sản không những phải có ý thức bảo quản giữ gìn tài sản mượn như của chính mình, mà còn phải có ý thức giữ gìn “như mt ch nhân tt” nữa (trách nhiệm nâng cao hơn).

Sự ảnh hưởng của tính chất đền bù tới quyền và nghĩa vụ của các bên cũng được thể hiện trong các quy định của pháp luật Việt nam. Ví dụ như: bên cho thuê trong hợp đồng thuê chỉ được đòi lại tài sản thuê khi hết hạn thuê (khoản 4 Điều 494 Bộ luật Dân sự 2005), nhưng trong hợp đồng mượn tài sản thì bên cho mượn lại được đòi lại tài sản mượn trước thời hạn mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích mượn của mình (khoản 1, Điều 517 Bộ luật Dân sự 2005)./.

Chú thích:

1. Luật La Mã, Dịch từ nguyên bản Giáo trình Luật La Mã của Đại học Tổng hợp Warsawa - Ba Lan, tp Hồ Chí Minh 1999, người dịch: Lê Nết, trang 165

SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 11 NĂM 2006

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008

CÁC MÔ HÌNH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

GS.TS. HOÀNG NGỌC HÒA - Học viện Chính trị Quốc gia HCM

I. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại

Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải là sản phẩm mang tính đặc thù của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thị trường trên thế giới rất phong phú, đa dạng. Ở các nước tư bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, ngày nay là cách mạng khoa học - công nghệ. Các mô hình kinh tế thị trường của các nước này có những sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, dựa theo những nét khác biệt và tương đồng, người ta đã chia các mô hình kinh tế thị trường đang vận hành ở các nước tư bản phát triển trên thế giới thành 3 nhóm tiêu biểu:

- Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,...).

- Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác).

- Thể chế kinh tế của mô hình nhà nước phát triển (tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản).

Ba mô hình thể chế kinh tế thị trường nêu trên có những điểm khác biệt với nhau như sau:

1- Đặc điểm của mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do

- Có một cơ chế thị trường tự do thuần khiết hơn so với các nền kinh tế khác. Trong mô hình kinh tế thị trường này, các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông qua thị trường là chính, còn sự can thiệp của nhà nước rất hãn hữu. Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường.

- Trong mô hình này, thị trường lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động đều thiên về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao động làm thuê.

2 - Đặc điểm của mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội

- Ra đời trong bối cảnh của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai và là kết quả của sự thỏa hiệp giữa 4 trường phái lớn theo đuổi những chủ trương khác nhau về khôi phục nền kinh tế nước Đức thời hậu chiến.

- Mô hình kinh tế thị trường xã hội là một dạng biến thể của mô hình kinh tế thị trường tự do. Nhưng nó có nội dung thực chất là sự gắn kết trên cơ sở thị trường một cách hợp lý giữa các mặt kinh tế - xã hội và chính trị.

- Coi các thị trường chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ và coi luật pháp, nhà nước, đạo đức,... không hề kém quan trọng hơn so với các chính sách kinh tế, tài chính.

- Coi trọng vai trò điều tiết của nhà nước và phúc lợi xã hội.

3 - Thể chế kinh tế của mô hình nhà nước phát triển

- Chức năng chủ yếu của nhà nước trong mô hình này là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế dài hạn. Do đó, nhà nước phải chủ động thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ trên cơ sở những thành tựu của công nghiệp hóa và tái công nghiệp hóa dựa vào tri thức, nhằm thích ứng với sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường để luôn tạo ra được lợi thế so sánh mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, không thụ động chấp nhận sự phân công lao động quốc tế dựa trên những lợi thế so sánh có sẵn.

- Nhà nước không chỉ quan tâm đến luật chơi của nền kinh tế thị trường mà còn đi sâu hướng dẫn, chỉ đạo, điều tiết cả phương hướng, nội dung của hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chức năng phát triển của nhà nước.

- Cơ sở lý thuyết về chức năng phát triển của nhà nước là những phân tích "lợi thế so sánh động" của một nền kinh tế dựa vào tri thức.

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các nước phát triển nền kinh tế theo mô hình này.

Bên cạnh những điểm khác biệt của mỗi mô hình như đã nêu trên, giữa 3 mô hình này cũng có những điểm tương đồng rất cơ bản:

- Cả 3 mô hình thể chế kinh tế thị trường nêu trên đều được xây dựng và vận hành dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi là: sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường và tự do dân chủ theo kiểu phương Tây.

- Những thể chế, chính sách trước đây bị coi là phi kinh tế như chính sách giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ thì ngày nay trở thành những chính sách phát triển hàng đầu, do giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ trong những thập niên gần đây đã trở thành những động lực trọng yếu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính nhờ tập trung những khoản đầu tư lớn cho phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ mà Mỹ trở thành nước đang dẫn đầu trong các ngành mới, hiện đại và thu được nhiều khoản lợi nhuận kếch sù từ các ngành công nghiệp bán dẫn, máy tính, In-tơ-nét, công nghệ sinh học,... Đó chính là cơ sở trọng yếu để nền kinh tế Mỹ duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thập niên vừa qua.

Trong vài thập niên gần đây, tuy rằng cả sự phát triển bền vững và sự phát triển con người đều vượt ra ngoài lô-gíc bình thường của chủ nghĩa tư bản. Nhưng những yêu cầu đó đều là xu thế tất yếu của thời đại mà chủ nghĩa tư bản hiện đại không cưỡng lại được, cho nên không chỉ Mỹ mà ở tất cả các nước theo những mô hình nêu trên đang khôn ngoan tìm cách thích nghi.

- Trên thực tế, cả 3 mô hình này đều sử dụng rộng rãi sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước luôn được thay đổi linh hoạt, theo những hình thức và phương pháp phù hợp với diễn biến và yêu cầu khách quan của tình hình thực tế.

Chính phủ ở các nước này đều sử dụng những biện pháp can thiệp có chủ đích nhằm trợ giúp một số ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển dài hạn của nền kinh tế, hoặc kiểm soát, hạn chế sự phát triển của những doanh nghiệp, những ngành gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế.

II. Mỗi một mô hình kinh tế thị trường trên đây đều có những nét ưu việt cùng những hạn chế, khiếm khuyết nhất định

Chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định mô hình nào sẽ thắng thế lâu dài và có khả năng trở thành một hình mẫu chung cho tất cả các nước khác nhau trên thế giới. Tuy vậy, hiện nay mô hình kinh tế thị trường kiểu Mỹ đang ưu thế, vì trong những năm gần đây các mô hình kinh tế thị trường của Đức, Nhật Bản, Thụy Điển và Đông Á đều trì trệ, khủng hoảng. Trong khi đó, mô hình kinh tế thị trường kiểu Mỹ dựa trên lý thuyết kinh tế Tân tự do và dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ của Mỹ cùng sự ủng hộ của IMF, WB, WTO,... được khuyếch trương rộng rãi. Từ đó, nhà cầm quyền Mỹ tự cho phép mình đặt ra luật lệ cho "cuộc chơi" và chi phối các tổ chức quốc tế đa phương để điển hình hóa mô hình kinh tế thị trường của Mỹ thành kiểu mẫu đem chuyển giao cho các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi dưới tên gọi "Đồng thuận Oa-sinh-tơn".

Hầu hết các nước đang phát triển đều thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường đã thu được những thành công hay thất bại rất khác nhau: có một số nước thành công, đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định như các nước công nghiệp mới ở Đông Á (NICs) và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs). Nhưng nhiều nước lại thất bại: kinh tế tăng trưởng chậm, luôn bị khủng hoảng, thậm chí bị suy thoái như các nước ở châu Phi và Mỹ La-tinh.

Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, Liên bang Nga và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây đã tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng việc áp dụng máy móc, rập khuôn đã thất bại với hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, Trung Quốc có điểm xuất phát thấp hơn đã tiến hành chuyển đổi và cải cách mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Cách tiếp cận này, vừa đổi mới, vừa đúc rút kinh nghiệm và khái quát lý luận làm căn cứ cho việc triển khai các bước cải cách thể chế tiếp sau, nhằm đạt mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn, tuy có phải trả những khoản học phí không nhỏ. Bài học quý báu cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, cả trong thành công cũng như thất bại đang tiếp tục phát triển, bổ sung, hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.

Thực tế trên cho thấy, thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng máy móc mô hình kinh tế thị trường của nước này cho nước khác được. Nó luôn là bài toán đầy thách thức đối với bất cứ nước nào muốn phát triển nền kinh tế thị trường. Do đó mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Không nên rập khuôn, máy móc theo bất cứ một mô hình ngoại lai nào. Phải phát huy hiệu quả nội lực kết hợp thu hút các nguồn ngoại lực, chủ động nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo, quyết định và thực hiện mô hình kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình.

Quán triệt tinh thần đó, công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện bắt đầu từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là đường lối chiến lược nhất quán trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Đây là giai đoạn lịch sử, các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang phát triển từng bước từ thấp lên cao. Trong trạng thái quá độ này có sự tồn tại đan xen của rất nhiều yếu tố phức tạp. Trạng thái này làm cho chúng ta khó nhận biết được đúng, sai và khó xác định được các thang bậc định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khác với bản chất kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là: "Hệ thống luật pháp, thể lệ, quy định,... của Nhà nước và các chủ thể kinh tế tham gia thị trường được xây dựng, vận hành và hoạt động sao cho vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn". Do đó, mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với những bộ phận cấu thành phương thức sản xuất đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xét về mặt kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều khâu, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ việc vạch ra đường lối chính sách, luật pháp đến quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Kinh tế thị trường chỉ xuất hiện và phát triển khi lực lượng sản xuất đã phát triển tới trình độ cho phép đạt được khối lượng lao động thặng dư và tương ứng với nó là khối lượng sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Do đó, ở nước ta hiện nay, muốn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Còn nếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cốt để khai thác được nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và sức lực của người lao động nhằm thu lợi nhuận tối đa, bất chấp hậu quả về xã hội và môi trường là đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề rất cơ bản có ảnh hưởng lớn tới định hướng xã hội chủ nghĩa là phải phân bố lực lượng sản xuất như gắn kết một cách hợp lý tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Nếu phân bố theo cơ chế thị trường tự phát, người ta chỉ phân bố lực lượng sản xuất tập trung vào ngành, vùng có nhiều lợi nhuận, không quan tâm đến một số ngành, vùng khác, dù đó là ngành, vùng xung yếu. Hậu quả là tạo nên sự cách biệt quá xa về trình độ phát triển và tình trạng chênh lệch quá mức về thu nhập và đời sống giữa các tầng lớp dân cư.

Những vấn đề kinh tế khác như hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế tự chủ, giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng v.v... đều có quan hệ trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa.

Biểu hiện tập trung nhất và thước đo cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ở quan hệ sản xuất. Trong quan hệ sản xuất thì vấn đề sở hữu là quan trọng nhất. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay là: sở hữu công cộng đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, ở những lĩnh vực huyết mạch, những vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân do Nhà nước nắm. Kinh tế nhà nước cần thông qua hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế với các thành phần kinh tế khác mà phát huy vai trò chủ đạo để cùng với kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, hợp thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cùng với nền tảng đó là đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chú trọng phát triển hình thức sở hữu cổ phần, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế phi công hữu đều là những bộ phận cấu thành quan trọng, tất yếu của nền kinh tế quốc dân.

Sở hữu là vấn đề quan trọng nhất, nhạy cảm nhất, có ý nghĩa sống còn đối với mọi chế độ chính trị. Do đó, các thế lực thù địch trên thế giới thường nhằm vào vấn đề sở hữu để chống phá. Chúng gây sức ép trong các mối quan hệ để đòi chúng ta phải tư nhân hóa nền kinh tế và tìm mọi cách ủng hộ, khuyến khích sở hữu tư nhân phát triển.

Cùng với việc xác định vị trí của chế độ sở hữu công cộng và cơ chế thực hiện thì cần phân định các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế. Vì đây là một công cụ rất quan trọng trong thực thi lãnh đạo, quản lý nền kinh tế. Có phân định, chúng ta mới thấy được tỷ trọng của mỗi loại hình sở hữu và của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó có giải pháp sát hợp, hữu hiệu trong lãnh đạo, quản lý.

- Nội dung thứ hai của quan hệ sản xuất là tổ chức quản lý. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta về mặt tổ chức quản lý phải bảo đảm được sự gắn kết hợp lý giữa 3 yếu tố cơ bản: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng, phát triển đất nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh đúng xu thế khách quan của thời đại và điều kiện cụ thể của đất nước. Sự quản lý, điều hành phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân bằng một hệ thống đồng bộ luật pháp, các chính sách, công cụ, phản ánh đúng ý Đảng, lòng dân và thực lực kinh tế của Nhà nước. Vai trò làm chủ và tham gia quản lý của nhân dân lao động thực sự được phát huy thông qua thực hiện quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của họ đối với những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân, đối với vốn cổ phần, đối với những tư liệu sản xuất được Nhà nước phân giao quyền sử dụng và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế có liên quan. Đây là những yếu tố cấu thành tất yếu về tổ chức quản lý trong mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

- Một nội dung khác của quan hệ sản xuất liên quan rất mật thiết đến định hướng xã hội chủ nghĩa và rất nhạy cảm đối với chính trị của chúng ta là vấn đề phân phối. Trong mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đề cao nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và các nguồn lực khác đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Vì định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối sẽ làm nổi bật tính ưu việt của chế độ ta trong điều kiện sức sản xuất còn thấp kém. Điều này được thể hiện thu nhập giữa những người hưởng lương, chính sách tiền lương không để cách nhau quá xa giữa bậc lương thấp nhất và cao nhất. Trong quá trình xử lý vấn đề tiền lương đã không ngừng nâng mức lương tối thiểu, đã chú trọng các nghề cần khuyến khích; chú ý lao động nặng nhọc, độc hại...

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối còn là tạo ra các nguồn lực xã hội hóa trợ giúp người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, góp phần làm cho hố ngăn cách mức sống không bị doãng ra, tỷ lệ đói nghèo được giảm xuống một cách nhanh chóng.

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối không chỉ là cho người nghèo "con cá", như trong thời kỳ bao cấp trước đây, mà quan trọng hơn là phải tạo cho họ cái "cần câu cá", tức là tạo cho họ cơ hội và phương tiện để tham gia các hoạt động kinh tế đem lại thu nhập để bảo đảm cuộc sống, khắc phục những tư tưởng trông chờ, ỷ lại một cách thụ động vào sự cứu trợ của Nhà nước và xã hội.

SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN SỐ 1 (122) NĂM 2007

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TƯỞNG DUY LƯỢNG - Chánh tòa Dân sự, TAND TC

20071106032134_my rights and responsibilities I. Vài nét về công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian qua
1. Tình hình xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ngày nào không xuất hiện các thông tin về các trường hợp quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm. Trong số đó, phải kể đến các bài báo về các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, có nơi cả trăm người phải vào bệnh viện, sự lưu hành của các loại rau được trồng trong môi trường bị ô nhiễm, thịt gia súc, gia cầm của một số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh, các chất tăng trọng, các loại hải sản có ướp chất độc hại, các loại mỹ phẩm kém chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường, các loại giò chả có hàn the, phở, bún có phooc-môn, các loại rau quả được xử lý bởi hóa chất độc hại, các loại sữa kém chất lượng v.v.

Chỉ tính riêng năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 vừa qua đã phát hiện những vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được dư luận đặc biệt chú ý như vụ xăng pha acetone làm hư hỏng một số bộ phận trong xe máy (diễn ra vào khoảng tháng 8-9/2006 khiến cho hàng ngàn xe máy bị thiệt hại), vụ sữa bột pha nước được ghi thành sữa tươi nguyên chất của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam (trong đó Công ty Vinamilk). Trong bản công bố ghi là: “Sữa tươi tiệt trùng không đường nhãn Vinamilk”. Tuy nhiên, trên bao bì của sản phẩm đang lưu hành lại ghi: “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” là không phù hợp giữa tên của sản phẩm đang lưu hành với tên của sản phẩm ghi trong bản công bố, một loại gian lận thương mại gây thiệt hại cho người tiêu dùng (năm 2006). Vụ nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư (năm 2007) và gần đây (năm 2008) báo chí liên tiếp đề cập đến việc quảng cáo lẫn lộn giữa thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh tạo nên sự ngộ nhận cho người tiêu dùng v.v.

Theo thống kê của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, mỗi năm, các cấp Hội đã nhận được khoảng 1000 đơn khiếu nại[1] của người tiêu dùng. Thực tiễn ấy cho thấy, trong thời gian tới, nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để hoàn thiện pháp luật xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam.
2. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
          Thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong số đó, phải kể đến các văn bản như: Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, Luật Cạnh tranh năm 2004, Pháp lệnh quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh chất lượng sản phẩm năm 1999 v.v. 
          Cũng giống như mọi lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cũng đặt ra các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, hệ thống quyền và nghĩa vụ này sẽ khó có thể được thực thi nếu không được thiết kế kèm với hệ thống tổ chức thực hiện, hệ thống biện pháp chế tài thích hợp để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Có 3 loại biện pháp chế tài cơ bản mà pháp luật thường sử dụng để điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội đó là chế tài dân sự (các biện pháp bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác), chế tài hành chính (xử phạt hành chính và các biện pháp khác), chế tài hình sự (hình phạt và các biện pháp khác). Cho đến nay, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã có cả 3 loại chế tài này. Cụ thể:
a. Về chế tài dân sự
Trong các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều quy định liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể Điều 604 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định (trước đó là Điều 632 Bộ luật dân sự năm 1995) “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 605 theo hướng thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường là 2 năm được quy định tại Điều 607. Bên cạnh đó, Điều 608 quy định cách xác định thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm; Điều 609 quy định cách xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; Điều 610 quy định về cách xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm...
Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh có quan hệ hợp đồng như quan hệ mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ v.v… ví dụ như:
- Điều 444 quy định: Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn. Tuy nhiên, bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong các trường hợp sau đây: a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua; b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ; c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
- Điều 445. Nghĩa vụ bảo hành: Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
v.v…
b. Chế tài hành chính
Trên cơ sở quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản có liên quan, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định xử lý vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ người tiêu dùng. Trong số đó phải kể đến Nghị định 175/2004/NĐ-CP ngày 10-10-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4/6/2007); Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06-04-2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Nghị định 129/2005/NĐ-CP ngày 17-10-2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định 169/2004/NĐ-CP ngày 22-09-2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13-10-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 74/2003/NĐ-CP ngày 26-06-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; Nghị định 70/2003/NĐ-CP ngày 17-06-2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19-03-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật v.v.
Các quy định này đã quy định cụ thể các biện pháp chế tài có thể áp dụng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các biện pháp chế tài này gồm có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung[2].
Hình thức xử phạt chính bao gồm: (1) Phạt cảnh cáo và (2) phạt tiền. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tối đa có thể lên tới 70.000.000 đồng;
Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định (chẳng hạn buộc thu hồi sản phẩm v.v.).
c. Chế tài hình sự
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có một số quy định về các tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các biện pháp chế tài khá đa dạng gồm cả phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc có trường hợp có thể phạt tù tới 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình cụ thể như sau:
- Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
- Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
- Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;
Điều 162. Tội lừa dối khách hàng (cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo v.v.);
Điều 164. Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả;
- Điều 168. Tội quảng cáo gian dối…
II. Vai trò của Toà án trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
          Có nhiều cơ quan tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, với nhiều biện pháp xử lý khác nhau, trong đó có biện pháp hành chính, biện pháp tư pháp. Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp thì mới có thể bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng có hiệu quả. 
          Trong số các cơ quan tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Tòa án có một vai trò, vị trí hết sức đặc biệt, bởi lẽ khi xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, Tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ, và nhân danh nhà nước để xử lý; chế tài được áp dụng cho các đối tượng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, trong nhiều trường hợp là rất nghiêm khắc, có tính răn đe, giáo dục mạnh mẽ; quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cao và bảo vệ được triệt để quyền lợi của người tiêu dùng. Trong những trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của người khởi kiện trước khi thụ lý, trong quá trình tố tụng, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ ngay các lợi ích cấp bách của đương sự. Theo pháp luật hiện hành, thì Tòa án có quyền áp dụng chế tài dân sự (nhất là trong các vụ kiện đòi bồi thường theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) và chế tài hình sự. Việc áp dụng chế tài hình sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục về tố tụng hình sự. Việc áp dụng chế tài dân sự trong các vụ kiện dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Đồng thời, Tòa hành chính cũng có vai trò nhất định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc xem xét các hành vi hành chính, quyết định hành chính của người có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng bị khởi kiện tại Tòa hành chính. 
          Ở nước ta, không có Toà án chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng. Các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được xếp vào loại vụ kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan đã quy định. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc nếu có đơn khởi kiện của người tiêu dùng. Trình tự, thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định. Cụ thể:
1. Quyền khởi kiện
          Người tiêu dùng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi xâm phạm ra trước Toà án để đòi bồi thường. Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quyền khởi kiện nếu được người tiêu dùng ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2006. 
          Trong quá trình giải quyết vụ kiện, người tiêu dùng và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 BLTTDS) có quyền thoả thuận, hoà giải với nhau về việc giải quyết vụ kiện (Điều 5 và Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự). 
          Cả hai bên đương sự, khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện, người tiêu dùng, người bị kiện phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình. Toà án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng dân sự có quy định (Điều 6, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự).
2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc
          Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bất kể là vụ kiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng hay theo quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhìn chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện (thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú)[3].
3. Thủ tục khởi kiện
          Người tiêu dùng muốn tiến hành khởi kiện đối tượng đã gây thiệt hại cho mình thì phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự.
Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp[4].
Chẳng hạn, người tiêu dùng phải nộp các loại chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi[5].
Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;
3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
          Trường hợp Toà án thụ lý vụ kiện, các thủ tục sau đó sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

4. Nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác
          Người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo mức quy định của Nhà nước (Điều 130 Bộ luật tố tụng dân sự). 
          Người tiêu dùng khi yêu cầu Toà án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định (Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự).v.v…
5. Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
          Người tiêu dùng có thể yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hoá đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được (Khoản 1 và 2 Điều 99, Khoản 12 Điều 102 và Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự).
III. Một số nhận xét và đánh giá
          Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về loại việc tranh chấp này, nên trong thống kê của ngành Toà án không có hạng mục thống kê về các vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng qua theo dõi công tác xét xử trong lĩnh vực án dân sự, chúng tôi thấy rằng, thời gian qua, các vụ khởi kiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam còn rất ít. Số vụ án hình sự về lĩnh vực này cũng không nhiều. Điều đó không có nghĩa rằng số vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng là ít. Trên thực tế, đã có vụ việc, các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, các doanh nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở quy mô rất lớn nhưng hầu như không có người tiêu dùng nào đứng ra thực hiện quyền khởi kiện. Chẳng hạn, trong vụ xăng pha acetôn (năm 2006), hàng ngàn người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh đã mua phải loại xăng này và khi sử dụng, loại xăng này đã gây hư hại cho nhiều bộ phận của một số loại phương tiện giao thông. Tuy nhiên, không có người tiêu dùng nào đứng ra khởi kiện. Một số hãng kinh doanh sữa ghi sai nhãn mác (năm 2006), có sự gian dối với người tiêu dùng, bán sữa nước (sữa bột pha nước) nhưng lại ghi thành sữa tươi nguyên chất 100% tiệt trùng, hàng triệu người tiêu dùng bị thiệt hại, nhưng cũng không có người tiêu dùng nào đứng ra khởi kiện. Trong vụ nước tương “đen” (năm 2007), nhiều cơ sở sản xuất nước tương đưa ra thị trường khắp trong Nam, ngoài Bắc các loại sản phẩm nước tương có chứa chất 3-MCPD là loại chất độc hại có khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng và trên thực tế, hàng triệu người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm này mà không biết về những độc hại mình đang gánh chịu… Khi báo chí đăng tải về vụ việc này, trên diễn đàn của Báo điện tử Vietnam Net, nhiều người tiêu dùng đã bày tỏ những ý kiến rất bất bình, chẳng hạn[6]: 
- “Tôi là người không thể ăn cơm nếu không có nước tương và bây giờ, tôi muốn kiện các nhà sản xuất nước tương và những người đã sống bằng tiền của nhân dân chúng tôi để làm công việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm... Họ đã để tôi phải ăn cái chất 3-MCPD suốt bao nhiêu năm trời”.
- “Thật không công bằng, trung thực khi chúng ta, những người tiêu dùng trả tiền để mua những sản phẩm chất lượng, thì họ, những nhà sản xuất thiếu lương tâm đáp lại bằng những sản phẩm độc hại mà họ biết rõ tác hại của nó. Nếu họ “ngây thơ” nói rằng họ không biết đó là độc hại thì lại càng nguy hiểm hơn, vì họ đang cung cấp cho chúng ta những sản phẩm mà chính họ cũng không biết gì về nó!”.
- “Hết bánh phở, đậu phụ... đến nước tương? Chúng tôi không còn lòng tin vào bất cứ sản phẩm nào nữa. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi lương tâm của các nhà sản xuất, hãy vì sức khỏe của dân, chứ đừng vì tiền, vì lợi nhuận mà làm hại dân, hại nước”. 
          Trong vụ việc này, lần đầu tiên có người đứng ra khởi kiện là anh Hà Hữu Tường ở quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức nộp đơn khởi kiện các cơ sở nước tương “đen” và yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng đến Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với tâm niệm rằng “Tôi đi kiện vì muốn công lý và pháp luật phải được tôn trọng, quyền lợi người tiêu dùng phải được bảo vệ. Tôi nghĩ mình sẽ không đơn độc trong vụ kiện này vì hàng triệu người tiêu dùng bị lừa dối nhiều năm qua sẽ ủng hộ tôi”[7]. Hiện tại, vụ việc đang được Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét theo thẩm quyền.
          Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, người tiêu dùng chưa tích cực trong việc tiến hành khởi kiện không phải vì pháp luật chưa quy định cho người tiêu dùng quyền khởi kiện (thực tế là quyền năng này đã được quy định rõ trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự) mà là vì các lý do sau:
          - Thứ nhất, pháp luật nước ta chỉ cho phép người nào bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luật của người khác thì mới được quyền đứng ra khởi kiện người có hành vi vi phạm đó. Điều này có nghĩa là người khởi kiện phải có đơn khởi kiện và có nghĩa vụ có mặt theo sự triệu tập của Tòa án để cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia hòa giải, tham gia phiên tòa. Trong trường hợp không muốn trực tiếp tham gia tố tụng thì người khởi kiện phải có văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thay mặt mình tham gia tố tụng. Mặt khác, tuy mức thiệt hại mà tập thể người tiêu dùng phải gánh chịu là lớn nhưng cá nhân, mỗi người tiêu dùng phải gánh chịu đôi khi không quá lớn. Trong điều kiện, trình tự, thủ tục khởi kiện tương đối rắc rối và mất thời gian, đồng thời, phải bỏ ra các chi phí (ví dụ chi phí tàu xe, giám định, thuê luật sư…) có thể sẽ lớn hơn so với khoản bồi thường mà người khởi kiện nhận được (nếu thắng kiện), cùng với nét văn hoá ngại kiện tụng của người Việt Nam, người tiêu dùng sẽ có rất ít động lực để khởi kiện.
- Thứ hai, pháp luật nước ta chưa quy định rõ ai sẽ là người bị kiện trong chuỗi phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Chính vì thế, trong thực tiễn áp dụng, khi muốn khởi kiện, người tiêu dùng cũng lúng túng không biết nên tiến hành khởi kiện với ai: nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán lẻ?
- Thứ ba, việc pháp luật quy định muốn khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí cũng là một trong những rào cản khiến người tiêu dùng ngại đưa vụ việc ra Toà án giải quyết. 

- Thứ tư, do thói quen của người tiêu dùng: trên thực tế, khi mua một số sản phẩm, hàng hoá, người tiêu dùng thường không có thói quen giữ lại các hoá đơn, chứng từ cần thiết. Chính vì thế, khi vụ việc xảy ra, người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập các loại tài liệu, chứng cứ để chứng minh mình đã mua và đã tiêu dùng loại sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho bản thân mình.
          - Thứ năm, trong nhiều trường hợp để kết luận sản phẩm có chứa chất độc tố hoặc có ảnh hưởng đến người tiêu dùng phải qua quy trình kiểm tra, giám định nghiêm ngặt mới phát hiện được; nhưng hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm hiện nay chưa đủ lực, chưa trở thành công cụ cung cấp chứng cứ thuận lợi cho người tiêu dùng khi khởi kiện cũng là một trở ngại khi người tiêu dùng muốn khiếu nại, khởi kiện.
- Thứ sáu, việc chứng minh thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu trong thực tế rất phức tạp, nhất là đối với các vụ việc liên quan tới các loại thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh ngay tức khắc. Trong trường hợp đó, nguyên đơn rất khó chứng minh và thuyết phục được Toà án rằng, những tổn hại về sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác mà mình gánh chịu chỉ xuất phát từ việc tiêu thụ những loại sản phẩm độc hại liên quan trong vụ kiện. Người khởi kiện sẽ không được bồi thường nếu không chứng minh được tác hại của sản phẩm đối với bản thân.
        - Thứ bảy, các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn nặng về hình thức và sơ cứng chưa gắn với thực tiễn nên rất khó sử dụng làm công cụ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có hiệu quả.
IV. Những đề xuất, kiến nghị
          Về mặt lý thuyết, khách hàng được coi là “thượng đế”, nhưng các “thượng đế” ở Việt Nam lại ở thế yếu, đặc biệt đối với các mặt hàng độc quyền ví dụ như điện, nước… Dù rằng hiện nay, các “thượng đế” có vị thế khá hơn do sự đa dạng, phong phú của hàng hóa, dịch vụ. Song, do thiếu một sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát thường xuyên, khoa học của nhà nước, nên sản phẩm kém chất lượng, độc hại vẫn được lưu hành tràn lan trên thị trường; người tiêu dùng không được cảnh báo kịp thời, không có điều kiện để nhận biết được sản phẩm tốt với sản phẩm xấu, sản phẩm an toàn với sản phẩm độc hại… Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam rất dễ bị tổn thương nhưng chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức. Ngay cả khi họ biết được lợi ích của mình bị xâm phạm cũng không biết “kêu ai” có hiệu quả. Dù rằng, nhìn vào hệ thống các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và chế tài được quy định trong các văn bản pháp luật thì thấy đã có đủ, nhưng còn nặng về hình thức và khô cứng với nhiều quy định chung chung có tính nguyên tắc, nên người tiêu dùng khó mà sử dụng nó như một công cụ pháp lý để bảo vệ mình. Vì vậy, cần có một tư duy mới giàu tính thực tiễn trong quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng; không chỉ cần có nhiều biện pháp hợp lý, linh hoạt với điều kiện, thủ tục yêu cầu khởi kiện đơn giản mà còn cần có hệ thống bộ máy đồng bộ đầy đủ từ kiểm tra, kiểm soát, đến xử lý thì mới bảo vệ được người tiêu dùng. 
          Hệ thống Toà án có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đặc thù là cơ quan chỉ đứng ra giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có việc truy tố ra Tòa án (đối với các vụ có dấu hiệu hình sự) hay có đơn khởi kiện của người tiêu dùng hoặc của các tổ chức hữu quan. Do đó, để nâng cao vai trò của Toà án trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng và hiệu quả của công tác này nói chung, cần thực hiện một số biện pháp sau: 
         1- Trong điều kiện người tiêu dùng còn e ngại việc khởi kiện, trước mắt, cần áp dụng chế độ án phí đặc biệt đối với các vụ kiện do người tiêu dùng hoặc Hội bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện theo hướng không buộc những người khởi kiện này phải nộp tiền tạm ứng án phí khi tiến hành khởi kiện; và dù có thua kiện họ cũng không phải chịu án phí. Sau này, khi đã tạo ra được phản ứng bình thường của người tiêu dùng (chứ không phải cam chịu như ngày nay) thì sẽ tính đến việc buộc người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí. 
         2- Nghiên cứu để bổ sung quy định quyền khởi kiện của người tiêu dùng theo hướng người tiêu dùng có thể khởi kiện bất cứ ai trong chuỗi phân phối sản phẩm. Cụ thể, trong chuỗi cung cấp, phân phối sản phẩm (nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ v.v.), người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản xuất hoặc người bán sản phẩm trực tiếp cho mình mà người tiêu dùng thấy hợp lý và có khả năng đòi bồi thường thành công cao. 
         3- Nghiên cứu việc áp dụng cơ chế khởi kiện tập thể, Hội người tiêu dùng có quyền chủ động khởi kiện để áp dụng cho các vụ kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi doanh nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở phạm vi rộng. 
         4- Cần quy định rõ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các chi phí cho người khởi kiện (chi phí đi lại, thời gian theo kiện, chi phí thuê luật sư…). Vì thực tế hiện nay hầu hết các tranh chấp dân sự, Tòa án Việt Nam chưa xem xét thiệt hại này. 
         5- Xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương đủ năng lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm là thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, các loại sản phẩm mà nhà sản xuất cố ý gian dối, lừa dối người tiêu dùng… giám định một cách chính xác tính năng, mức độ nguy hiểm của các loại sản phẩm sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi họ sử dụng… Vừa để kịp thời cảnh báo, xử lý và có thể được dùng làm chứng cứ trong các vụ kiện. 
         6- Trong thời gian tới, cần củng cố năng lực phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa đối với các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm. 
         7- Cần củng cố hệ thống mạng lưới bảo vệ người tiêu dùng: đặc biệt, cần tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương. Tới đây, khi xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nên quy định rõ quyền của Hội bảo vệ người tiêu dùng được đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khởi kiện vì lợi ích chung mà không cần có văn bản ủy quyền cụ thể của người tiêu dùng. 
         8- Những khó khăn về kinh tế là một trong những rào cản chính trong việc tiếp cận công lý. Vì vậy, cần xây dựng quỹ khởi kiện tập thể, trong đó, nhà nước hỗ trợ một phần khi xây dựng quỹ, biến nó thành công cụ tài chính hữu ích hỗ trợ cho việc khởi kiện tập thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
         9- Nghiên cứu việc áp dụng chế độ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ với nhiều mức bồi thường khác nhau và theo hướng không buộc người tiêu dùng phải chứng minh bị bệnh tật, bị thiệt hại do sản phẩm gây ra và không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất, phân phối mà chỉ cần người tiêu dùng chứng minh rằng họ đã sử dụng sản phẩm không đúng chất lượng đã được nhà sản xuất công bố sản phẩm, có độc hại.v.v… và vì sự gian lận trong thương mại, hoặc sản phẩm độc hại đó mà người tiêu dùng đã phải gánh chịu thiệt hại hoặc có thể sẽ bị bệnh tật, thiệt hại là đủ. 
         10- Cần buộc các nhà sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ có các quy định cụ thể về các trường hợp họ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người tiêu dùng, mức bồi thường và phải công bố công khai. Đây sẽ là công cụ có hiệu quả vừa để nhà sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ nâng cao trách nhiệm, vừa để thuận tiện cho người tiêu dùng trực tiếp yêu cầu nhà sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ phải bồi thường cho người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, có chất độc hại.v.v… gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chú thích:

[1] VOV điện tử, ngày 18/6/2007.

[2] Xem Điều 12 và Điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

[3] Điều 25, 33, 35 và 36 Bộ luật tố tụng dân sự.

[4] Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự.

[5] Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự.

[6] ý kiến của bạn đọc đăng trên diễn đàn của Báo Vietnamnet số ra ngày 30/5/2007.

[7] Báo Tiền phong số ra ngày 20/6/2007.

SOURCE: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Home/TopicDetail.aspx?TopicID=2017