Bộ trưởng Bộ Y tế - Title bài viết
SKĐS - Trong cuộc cạnh tranh ở London, một những chương trình hội thoại trên máy tính, hay “chatbot” với sự góp mặt của một “cỗ máy” Ukraine 13 tuổi tên là Eugene Goostman. Eugene đã đánh lừa 33% đối với các trọng tài khi họ cứ đinh ninh nó là một con người thực sự.
Các nhà khoa học máy tính, những nhân vật công chúng và các phóng viên đang cùng chứng kiến hay tham dự vào một thách thức cũ có từ trước đó nhiều thập niên. Một số người tham dự bằng xương bằng thịt, số khác lại bằng silicon và lưỡng thể. 30 trọng tài ngồi xuống quanh các máy tính và bắt đầu tán gẫu. Mục tiêu của họ là gì? Để xác định xem họ đang trò chuyện với một chương trình máy tính hay một con người bằng xương bằng thịt. Sự kiện kỳ thú này được tổ chức bởi Đại học Reading (Berkshire, Anh), là một biểu hiện của cái gọi là thí nghiệm Turing đã được phát triển từ cách đây 65 năm bởi nhà toán học kiêm nhà mật mã học người Anh, Alan Turing, như là một cách nhằm thẩm định xem liệu người máy có thể hội tụ các hành vi thông minh như con người hay không.
Não nhân tạo – bạn hay ác mộng?
Người ta nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo như một thứ gì đó trong bộ phim “Tôi, Người máy” (ảnh), còn các chuyên gia lo âu rằng trong tương lai thực sự cái gì đang chi phối.
Bộ phim được phát hành gần đây mang tựa đề “Trò chơi giả” đã kể về những nỗ lực của Alan Turing nhằm bẻ gãy mật mã Enigma (Đức) trong suốt Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một tham chiếu đến tên riêng của nhà bác học cho thí nghiệm của mình. Trong cuộc cạnh tranh ở London, một những chương trình hội thoại trên máy tính, hay “chatbot” với sự góp mặt của một “cậu bé” Ukraine 13 tuổi tên là Eugene Goostman. Eugene đã đánh lừa 33% đối với các trọng tài khi họ cứ đinh ninh nó là một con người thực sự. Lúc đó, các nhà tổ chức cuộc thi và giới truyền thông đã ca ngợi màn trình diễn là một thành tựu mang tầm vóc lịch sử, họ nói rằng chatbot là cỗ máy đầu tiên đã “vượt qua” thí nghiệm của Alan Turing. Khi người ta nghĩ về trí thông minh nhân tạo (AI) – nghiên cứu về thiết kế của các hệ thống và máy móc nhân tạo – đề cập đến những cỗ máy tính kiểu như Eugene Goostman sẽ ngày càng hiện hữu hơn.
Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu AI đã ít tập trung vào việc sản xuất ra những nhà hội thoại thông minh mà thay vào đó, họ sẽ phát triển ra các hệ thống thông minh giúp cho cuộc sống nhân loại trở nên dễ dàng hơn – từ các loại phần mềm có thể nhận dạng đồ vật và động vật, cho đến hỗ trợ kỹ thuật số, và thậm chí cả dự đoán các dạng nhu cầu và mong muốn của chủ nhân. Nhưng vài nhà tư tưởng kỳ cựu bao gồm nhà vật lý tài ba Stephen Hawking và doanh nhân tỷ phú Elon Musk đã cảnh báo về sự phát triển của AI có thể tạo ra một số trục trặc không mong muốn.
Những cỗ máy suy nghĩ
Khái niệm về thông minh tự động, là bạn hay kẻ thù, đã có từ thời cổ đại. “Y1 tưởng về trí thông minh đang tồn tại ở một dạng thức mà không phải chỉ có loài người mới chiếm hữu nó”, dẫn lời phát biểu của ông Don Perlis, một nhà khoa học máy tính, người đã nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại Cao đẳng Park của Đại học Maryland. Cáo báo cáo về việc con người đã tôn thờ người thần thoại và xây dựng nên những cỗ máy tự động hình người đã có nguồn gốc từ thời đại Hy Lạp và Ai Cập cổ đại, ông Don Perlis đã phát biểu trên tạp chí Khoa học Đời sống (Live Science). Theo ông Perlis, kể từ khi lĩnh vực AI được chính thức thành lập vào giữa thập niên 1950, người ta đã dự đoán về đà tăng của các cỗ máy có ý thức. Nhà phát minh kiêm nhà Tương lai học Ray Kurzweil gần đây đã được thuê để trở thành giám đốc công nghệ cho hãng Google, đề cập đến một điểm trong thời gian gọi là “Điểm kỳ dị”, khi máy tính vượt quá trí thông minh của con người.
Não nhân tạo – bạn hay ác mộng?
Người ta lo ngại AI có thể biến thành những cỗ máy giết người nanh ác, như một nhân vật do diễn viên Arnold Schwarzenegger thủ vai trong bộ phim “Kẻ hủy diệt”.
Dựa trên sự tăng trưởng theo cấp số nhân của công nghệ theo định luật Moore (trong đó đề cập đến sức mạnh xử lý của máy tính sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm 1 lần), ông Ray Kurzweil tiên đoán “điểm kỳ dị” sẽ diễn ra vào năm 2045. Và cái gọi là “Những mùa đông AI” đề cập đến lịch sử của trí tuệ nhân tạo, như những dự đoán hoành tráng đã không thành hiện thực. Thí nghiệm Turing tại Đại học Reading chỉ là minh họa mới nhất: Nhiều nhà khoa học bác bỏ khả năng trình diễn của Eugene Goostman như một cú hích khoe mẽ; họ nói rằng chatbot đã được hệ thống hóa bằng cách giả định một thanh thiếu niên nói tiếng Anh như tiếng nước ngoài. (Thực vậy, hiện giờ nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nó chính là thời điểm để phát triển một thí nghiệm ứng dụng Turing). Tuy vậy, một số chuyên gia công nghệ và khoa học ưu tú đã bày tỏ sự lo lắng rằng nhân loại không đủ khả năng để ứng phó với đà tăng trưởng của trí tuệ nhân tạo nói chung, nếu như nó diễn ra. Đầu tuần này, ông Stephen Hawking đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về sự đe dọa của AI.
Bằng hệ thống nhận dạng giọng nói mới của mình, ông Stephen Hawking đã cảnh báo trên đài BBC: “Sự phát triển đầy đủ của trí tuệ nhân tạo có thể đánh dấu chấm hết cho nhân loại”. (Ông Hawking đang mắc bệnh teo cơ xơ cứng cột bên, hay ALS hay căn bệnh Lou Gehrig's, và việc giao tiếp thông qua một phần mềm phát âm đặc biệt). Không phải chỉ mỗi mình Hawking mới nói. Tỷ phú Elon Musk đã nói với khán thính giả tại MIT rằng AI là “mối đe dọa tồn vong lớn nhất”. Ông Musk cũng từng có lần lên tiếng: “Chúng ta cần để mắt hơn tới AI. Thậm chí có khi nó còn nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân”. Vào tháng 3/2014, ông Elon Musk, CEO của Facebook-Mark Zuckerberg và nam diễn viên Ashton Kutcher đã đòng đầu tư 40 triệu USD cho công ty Vicarious FPC, nhằm tạo ra một bộ não nhân tạo hoạt động. Lúc đó, tỷ phú Elon Musk phát biểu trên CNBC rằng “tôi luôn để mắt về chuyện gì đang xảy ra với trí tuệ nhân tạo, tôi nghĩ rằng hiểm họa đang nhãn tiền”.
Nhưng bất chấp nỗi lo lắng của các nhà lãnh đạo công nghệ cao, thì đà tăng của các cỗ máy có ý thức – hay “trí tuệ nhân tạo tổng hợp” – có thể là một chặng đường dài, nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận thế. Ông Charlie Ortiz, người đứng đầu AI tại Burlington, một công ty phần mềm mang tên Nuance Communications đặt trụ sở ở Massachusetts, phát biểu: “Tôi không nhìn thấy bất kỳ lý do gì khi các cỗ máy ngày càng thông minh hơn... không chắc sẽ xảy ra vào sáng mai – chúng muốn hủy diệt hay gây hại cho chúng ta. Nhiều việc cần phải hoàn thiện trước khi máy tính đạt cấp độ mới”.
Các cỗ máy có lợi ích
Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu mở và hoạt động, và ngày càng nhiều các công ty đang kết hợp AI vào sản phẩm của họ. Chỉ có 1 tên nổi bật trong lĩnh vực này: Google. Từ các hỗ trợ điện thoại thông minh đến xe không người lái, ông khổng lồ công nghệ tại khu vực Bay Area này đang trở thành cầu thủ chính trong trí tuệ nhân tạo tương lai. Google là nhà tiên phong trong việc sử dụng máy móc học thuật – các hệ thống máy tính có thể học hỏi từ dữ liệu, trái ngược với cảnh mù quáng bởi việc học từ các hướng dẫn. Đặc biệt, Google sử dụng các thuật toán máy học thuật, gọi chung là “học thuật sâu sắc”, cho phép máy tính làm những việc đa dạng như nhận diện các mô hình từ một lượng khổng lồ dữ liệu.
Não nhân tạo – bạn hay ác mộng?
Trong bộ phim “Trí tuệ siêu việt”, nhân vật do Johnny Depp đóng đã chuyển tải tâm trí mình vào máy tính, nhưng kết thúc không có hậu.
Đơn cử như vào tháng 6/2012, Google đã tạo ra một mạng lưới thần kinh với 16.000 máy tính và nó tự huấn luyện chính nó để nhận diện một con mèo bằng cách quan sát hàng triệu bức ảnh mèo từ các video trên YouTube, theo bài viết của báo New York Times. Dự án này được gọi bằng cái tên là “Bộ não Google” được dẫn đầu bởi ông Andrew Ng, một nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford, ngày nay ông là giám đốc khoa học cho công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc, đôi khi Baidu còn được gọi là “Google của Trung Quốc”. Hôm nay, học thuật sâu sắc là một phần của nhiều sản phẩm tại Google và Baidu, bao gồm nhận diện giọng nói, tìm kiếm trên web và quảng cáo, ông Andrew Ng đã phát biểu với Live Science trong một thư điện tử (email). Các máy tính hiện tại có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ mà con người đang làm. Nhưng chiếm hữu trí thông minh nhân tạo lại là một chặng đường dài. Thay vào đó, các công ty như Google đã chú trọng vào công nghệ hữu ích và trực quan hơn. Và không đâu rõ ràng hơn bằng thị trường điện thoại thông minh.
Trí tuệ nhân tạo trong túi của bạn
Công nghệ sẽ ngày càng gia tăng sự ảnh hưởng đến các vai trò cá nhân trong đời sống hàng ngày của nhân loại, nó sẽ học hỏi về thói quen và dự đoán về các nhu cầu của con người. Bất kỳ ai đang sử dụng iPhone cần nên biết đến công nghệ hỗ trợ kỹ thuật số Siri của hãng Apple, công nghệ này được áp dụng lần đầu tiên trên iPhone 4S vào tháng 10/2011. Siri có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, thực hiện tra cứu web và trình diễn các chức năng cơ bản khác. Một chức năng tương đương khác của Microsoft là Cortana, đây là một phần mềm hỗ trợ kỹ thuật số có sẵn trên điện thoại Windows. Và Google đã có Google Now, là một ứng dụng cho trang web tìm kiếm Chrome cũng như Android hay iPhones, cung cấp “thông tin bạn muốn, khi bạn cần”. Ví dụ, Google Now có thể cho thấy thông tin về tắc nghẽn giao thông trong suốt thời gian bạn đi lại, hay cung cấp cho bạn danh sách mua sắm trong khi bạn đang ở cửa hiệu. Bạn có thể hỏi ứng dụng, chẳng hạn như : “Tôi nên mặc gì vào sáng mai?”, thì nó sẽ cung cấp cho bạn tin về dự báo thời tiết.
Và có lẽ hơi quái dị nếu như bạn chợt hỏi “Cho tôi thấy ảnh mấy con chó ở nhà” (hay mèo, hoàng hôn, hay thậm chí tên ai đó), và ứng dụng sẽ tìm ra những bức ảnh phù hợp với lời bạn mô tả. Và có bao nhiêu dữ liệu cá nhân từ email, tra cứu lịch sử và lưu trữ đám mây, có lẽ các công ty đầu tư vào công nghệ AI đang cảm thấy bối rối. AI giúp các công ty tiếp cận những mục tiêu quảng cáo tiềm năng, và đang gây sự khó chịu ở người sử dụng. Và phần mềm nhận dạng hình ảnh dựa trên AI có thể gây khó khăn cho người sử dụng muốn duy trì chế độ online ẩn thân. Liên quan đến các vấn đề riêng tư, ông Jason Freidenfelds, phát ngôn
website Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét