D.L.V. Lân
Vừa qua, tôi có vào mấy trang facebook xem dạo này các nhà “rận chủ” làm ăn thế nào? Coi bộ dạo này các “rận chủ” làm ăn cũng chẳng khá khẩm gì hơn, vẫn thường hay nhai đi nhai lại những giọng điệu kiểu như: “Quân đội nhân dân (QĐND), công an nhân dân (CAND) đã từ nhân dân mà ra vậy thì chỉ cần trung thành với Tổ Quốc và Nhân dân là đủ, không cần trung thành với Đảng”, nghe mà hài.
Quân đội nhân dân Việt Nam |
Biết rằng, không chỉ vì tình yêu đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn vì muốn khai thông tư tưởng cho đám “rận chủ”, cho nên tác giả cần thấy phải chỉ rõ bản chất phản động khi chúng ngày càng la hét rằng “Phải phi chính trị hoá lực lượng vũ trang” để người dân khi tiếp xúc với những thông tin đó trên mạng có thể nhận ra sự trơ tráo, xảo quyệt.
Thứ nhất, QĐND và CAND do ai lập ra? Chẳng phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra sao? Vậy thì lẽ đương nhiên Đảng phải có vai trò lãnh đạo,việc này đã rõ ràng như mặt trời mọc ở đằng đông vậy.
Thứ hai, đến đây sẽ có người nói, không cần Đảng lãnh đạo QĐND và CAND, minh chứng là nhiều nước trên thế giới Quân đội đều trung lập về chính trị! Người nói câu này phải nói là thiển cận, biết một mà không biết hai. Thử hỏi trên thế giới này có được mấy nước tư bản có được sự ổn định thực sự về chính trị? Có chăng chỉ là vài nước Bắc Âu! Còn lại phần lớn là có bất ổn, mâu thuẫn nội bộ, và có rất nhiều cuộc chính biến xảy ra, dĩ nhiên trong số đó có sự tham gia của quân đội. Vậy việc Quân đội trung lập không những không giúp đất nước ổn định mà nhiều khi còn là căn nguyên của bất ổn. mà 1 ví dụ tiêu biểu nhất là Thái lan. Thái Lan đã lập kỷ lục là nước có số lần đảo chính nhiều nhất thế giới, từ năm 1932 đến nay họ có 60 lần đảo chính và lẽ tất nhiên, quân đội thường đóng vai trò quyết định trong đó… Vậy nếu thử với Việt Nam sẽ như thế nào? Liệu Việt Nam có được sự ổn định như Bắc Âu không? Muốn đánh giá về trình độ phát triển của nước nào hãy nhìn vào giao thông của họ! Và nếu bạn thấy được sự hỗn loạn của giao thông Việt Nam thì bạn đã có câu trả lời rồi đó. Khi Việt Nam phi chính trị hóa quân đội và công an, thì 2 lực lượng này sẽ không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, và xã hội Việt Nam sẽ hỗn loạn y như giao thông vậy.
Thứ ba, nếu không có Đảng lãnh đạo quân đội có đủ sức chống giặc ngoại xâm không? Khi mà kẻ địch của chúng ta có thể lại là một số kẻ khổng lồ? Quân đội mà không có đường lối lãnh đạo thì sẽ trở thành 1 đội quân không có lý tưởng, khả năng chiến đấu sẽ suy giảm. Mới đây, tôi mới có trận cười vỡ bụng khi thấy 30000 quân chính phủ Iraq được trang bị tới tận răng mà bỏ chạy trước 800 phiến quân IS chỉ co AK và RPG, đó là biểu hiện rõ ràng nhất cho một đội quân không có lý tưởng, không có đường lối lãnh đạo thì dẫu có hiện đại đến đâu cũng khó mà thắng được. Trước đây Quân đội Mỹ thua QĐND Việt Nam cũng vì lẽ đó.
Thứ tư, nếu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thì được ví như không chỉ với việc tước bỏ vũ khí, khí giới, khí tài khỏi lực lượng này mà còn cố tình tạo ra một lực lượng tồn tại không có bất kỳ một ý nghĩa gì với quốc gia, dân tộc. Hay nói cách khác, chúng yêu cầu “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị” đây chỉ là một phiên bản của quan điểm đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”. Như vậy, “trung lập về chính trị,” nghĩa là “đứng giữa các lực lượng chính trị,” “đứng ngoài chính trị,” “không can dự vào chính trị”. Những người cổ súy cho tư tưởng “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” đòi “lực lượng vũ trang phải trung lập về chính trị,” tức là một khi có biến động chính trị, hay khi vận mệnh quốc gia, dân tộc lâm nguy thì lực lượng vũ trang hãy án binh, bất động, không đứng về phe nào. Nói như vậy thì khác gì sự tồn tại của lực lượng vũ trang chỉ để cho đủ thành phần, đủ lực lượng bảo vệ đất nước nhưng thực chất lại không có bất kỳ một ý nghĩa gì đối với việc đảm bảo phòng thủ quốc gia. Điều đó thật phi lý, thật nực cười và thật đáng phê phán đối với những kẻ có mưu đồ phản bội Tổ quốc liên tục tìm mọi cách để tuyên truyền chống phá, phá hoại hòng lật đổ chế độ mà nhân dân Việt Nam đang nỗ lực vun đắp xây dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét