DUONGTRUONGLUONG
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm họa động đất, sóng thần khủng khiếp tại Ấn Độ Dương cướp đi sinh mạng của nghìn người, cùng những hậu quả vô cùng tàn khốc mà cho đến nay mỗi lần hồi tưởng lại chúng ta còn thấy rùng mình và suy ngẫm nhiều hơn.
Như chúng ta đã biết, ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh tới 9,1 độ richter đã khởi phát tại khu vực ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, gây nên những đợt sóng khổng lồ tràn vào Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka và các nước khác, trong đó thành phố Banda Aceh của Indonesia là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. “Đó là một ngày chủ nhật thanh bình và yên tĩnh ngay sau lễ Giáng sinh cho đến khi những cơn địa chấn khủng khiếp xuất hiện, phát ra một nguồn năng lượng tương đương với 23.000 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới II. Sự việc như mới xảy ra hôm qua vậy...” (trích Giađinh.net.vn) 10 năm sau đó, tức là cho đến tận bây giờ những công việc khắc phục những hậu quả của nó vẫn đang được toàn thế giới và đặc biệt là người dân nơi đây cùng nhau thực hiện. Từ việc nhìn nhận lại những hành động, việc làm, sự ứng xử của con người tới môi trường tự nhiên. Chúng ta sẽ thấy được tại sao con người cần thay đổi suy nghĩ và sự cư sử của mình với chính môi trường sống của chúng ta.
Cảnh hoang tàn sau trận động đất, sóng thần tại Indonesia ngày 26/12/2004 |
Từ thủa bình minh, con người chúng ta đã bị cột chặt vào tự nhiên. Tổ tiên ta trước đây đã biết biết hái những quả cây chín trong rừng để ăn, uống nước từ các dòng suối mát, trú ngụ trên cây để tránh thú dữ, lấy các loại dây leo, lá cây để mặc quanh mình, tránh mưa, tránh nắng trong các hốc đá, hang động. Điều kiện tự nhiên có những tác động không nhỏ đến đời sống cũng như đến hoạt động lao động sản xuất của con người. Từ sự thích nghi với môi trường tự nhiên, xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, vì vậy con người khai thác tự nhiên, chinh phục tự nhiên, vượt qua sự rằng buộc của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Ở thời kỳ nguyên thủy con người đã biết thuần dưỡng một số loài động vật hoang dã và một số loại cây trồng để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm; sáng tạo ra lửa để nấu chín thức ăn và xua đuổi thú dữ. Khi xã hội phát triển, quá trình khai thác tự nhiên là để đáp ứng nhu cầu vật chất của con người trong cuộc sống, tạo nên nguồn của cải dư thừa trong xã hội. Chẳng hạn đắp đập ngăn sông làm thủy điện, bắt tự nhiên phải phục vụ cho con người; làm mưa nhân tạo để sản xuất nông nghiệp và chống cháy rừng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta khai thác tự nhiên như thế nào để có một quá trình phát triển thật sự bền vững, tránh khai thác theo kiểu tận diệt, tận thu biết ngày nay không biết ngày mai; và chính việc tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách cạn kiệt đã gây mất cân bằng sinh thái và làm cho thời tiết, khí hậu có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực đến đời sống của con người.
Những năm gần đây, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động, tuyên truyền giáo dục mọi người trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước về vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ “mái nhà chung” của chúng ta. Những hoạt động thiết thực đó đã mang đến những tín hiệu tích cực.
Hãy chung tay vì một thế giới xanh – sạch – đẹp |
Điều mà tôi muốn nhắn nhủ với các bạn. Hãy bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản nhất trong cuộc sống như: không sử dụng lãng phí tài nguyên như điện, nước, xăng, dầu. Hãy tắt khi không cần thiết. Cùng với đó là việc tập cho mình thói quen không vứt rác bừa bãi, hãy bỏ rác vào thùng. Có khi nào chúng ta không khỏi chạnh lòng khi có những con người họ tự bỏ tiền ra để mua vé đi tour du lịch trải nghiệm việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh công cộng trên chính quê hương đất nước của chúng ta hay không. Hay hình ảnh những cổ động viên bóng đá của đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2014 sau khi trận đấu kết thúc, thay bằng việc ra về trong sự vội vã, họ đã ở lại dọn dẹp vệ sinh trên mỗi khan đài. Đó chẳng phải là những hình ảnh đẹp, những hành vi ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên và đặc biệt là với môi trường xã hội hay sao. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ màu xanh của sự sống, màu xanh của thiên nhiên. Để thế hệ chúng ta, con cháu chúng ta không phải thêm một lần nào hứng chịu những thiên tai như “Sumatra-Andaman” tang thương và khổ đau nữa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét