Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Trẻ em ở nhà và trường học: Coi chừng chấn thương bất cứ lúc nào!

Bộ trưởng Bộ Y tế - Sự kiện một cháu bé bị tủ đè chết và một cháu khác té cầu thang tử vong cho thấy có quá nhiều mối hiểm nguy cho trẻ con ngay trong nơi mà được xem là an toàn nhất: ngôi nhà hay ngôi trường.

Chúng ta hãy cùng điểm danh một số nguy cơ để cùng nhau đề phòng.
Dập cửa đứt tay
Các cánh cửa để mở tự nhiên luôn là nguy cơ dập tay của các đứa trẻ hiếu động vì chúng có xu hướng thích đóng và mở liên tục. Đôi khi trẻ con không để ý nên chúng sẽ đặt tay vào khung cửa khi đóng cửa khiến cho các ngón tay bị dập khi đóng cửa. Nếu lực đóng mạnh (nhất là khi do một trẻ khác đóng cửa) có thể làm đứt lìa các ngón tay. Trò chơi trốn tìm, nhất là đóng cửa để trốn trong khi một trẻ khác ra sức mở cửa để tìm luôn tiềm ẩn nguy cơ chấn thương bàn tay, đầu, mặt của trẻ.
Giải pháp: các cửa nên có móc để chốt cửa khi mở. không được để cửa tự do khi có trẻ con trong nhà.
"Thử" ổ điện
Các ổ cắm điện luôn được thiết kế để dưới thấp vì thẩm mỹ, tiện lợi cho các dụng cụ thiết bị dùng điện. Tuy vậy đây là nguồn gốc của các tai nạn chết người do điện giật. Trẻ con rất tò mò nên hay thọc tay vào tất cả thứ gì mà chúng có thể thọc tay vào được. Các ổ cắm điện bỏ trống là nơi mà chúng rất thích thò ngón tay vào thử xem như thế nào. Các thiết bị cắm điện cũng là nơi trẻ con hay thích giật ra để xem. Rất nhiều cái chết thương tâm do điện giật từ các ổ cắm ở dưới thấp.
Giải pháp: thiết kế các ổ cắm trên cao, nếu các ổ cắm thiết kế dưới thấp thì nên bít các lỗ ổ cắm bằng dụng cụ cắm. Các thiết bị điện khi cắm vào ổ thì nên được che chắn cẩn thận để trẻ con không tự rút ra được.
"Khoái cảm" cầu thang:
Trẻ con rất thích chạy lên xuống cầu thang, chúng cũng thích chui đầu qua các song chắn của cầu thang để nhìn xuống đất. Những cú ngã từ độ cao của cầu thang vì trẻ con chui qua song chắn cũng hay xảy ra.
Giải pháp: các song chắn cầu thang cần làm sát nhau hơn để trẻ con không thể chui đầu qua được. cầu thang nên có tay vịn và thanh chắn cả hai bên nhằm tránh té ngã.
Các vật dụng có chiều cao ngã đè
Các loại tủ, kệ đựng đồ sẽ dễ bị ngã khi chân đế không vững chắc. Chúng cũng dễ ngã khi quá cao. Trẻ con hay leo trèo nên chúng hay làm đổ các tủ, kệ. Khi ngã các tủ hay kệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như tai nạn đã từng xảy ra.
Giải pháp: không nên đóng các tủ hay kệ quá cao. các tủ hay kệ phải có chân đế rộng trong khi phần đỉnh nhỏ để tăng độ vững. các tử hay kệ được dựng sát vào tường hoặc bắt dính vào tường để tránh ngã.
"Quay" cùng quạt máy:


Trẻ em ở nhà và trường học: Coi chừng chấn thương bất cứ lúc nào!

Quạt máy luôn là vật kích thích sự tò mò của trẻ con với cánh quạt quay. Trẻ con sẽ thọc tay vào trong lồng quạt để cố sờ vào cánh quạt. Các loại quạt cũ có cánh bằng sắt hay quạt công nghiệp sẽ có tính sát thương cao hơn khi trẻ con thò tay vào lồng quạt.
Giải pháp: nên dùng quạt trần hay quạt bắt vào tường.
Ngoài các nguy cơ trong nhà, có đôi khi tai nạn của trẻ con là do lỗi người lớn. chúng tôi xin kể một vài câu chuyện có thật mà chúng tôi đã cóp nhặt được trong lúc đi trực để quí phụ huynh chú ý.
Câu chuyện thứ nhất: tay đua trẻ bất đắc dĩ
Bé gái khoảng 4 tuổi, được bố cưng cho ngồi phía trước xe gắn máy. Xe đã nổ máy nhưng bố lại quên cái gì đó nên quay vào nhà và để bé ngồi trên xe mà quên tắt máy xe. Bé thấy bố hay vặn tay ga nên cũng bắt cước làm theo và kết quả là xe lao vào tường nhà, bé văng khỏi xe và bị gãy tay, xây xát tay chân và mặt.
Câu chuyện thứ hai: nhà vô địch nhảy cao bị tai nạn
Bố có con đầu lòng nên rất cưng, mỗi tối về nhà thường hay ẵm nựng con. Sau đó có lẽ thấy vì không đủ đô nên chơi trò thảy con lên cao rồi chụp lại. Bé cũng thích nên cứ cười khanh khách, hai bố con cứ thế mà chơi trò tung hứng, cả nhà đều vui. Rồi chuyện xảy đến, bố tung con lên hơi cao nên chụp hụt, bé rơi xuống nhà và gãy xương đùi. Cả nhà hốt hoảng mang bé vào bệnh viện, ông bố trẻ cũng đi theo với gương mặt đầy hối hận vì mình là kẻ gây ra chấn thương cho con.
Câu chuyện thứ ba: chỉ tại cái pô xe
Bố mẹ tan giờ làm, chạy về nhà. Con chạy ra mừng bố mẹ về và chờn vờn quanh chiếc xe gắn máy để đòi trèo lên xe. Bố mẹ chưa kịp xuống xe đã nghe con khóc thét lên, quay lại thì hỡi ôi bé đã bị phỏng chân vì cái bô xe quá nóng. Một hoàn cảnh khác là cả bố mẹ và con đều về nhà trên chiếc xe, con được ngồi trước nên bố ẵm con đặt xuống xe nhưng lại đặt bé bên phải của xe. Bé thay vì chạy về phía trước thì lại đi vòng ra sau và vướng bô xe nóng. Hậu quả nếu nhẹ thì cũng mất mấy tuần lành sẹo, nặng hơn thì phải cắt lọc và để lại sẹo xấu sau này.
Câu chuyện thứ tư: chấn thương vì không đội mũ bảo hiểm
Chúng ta thường hay thấy trẻ em được đặt ngồi trước xe gắn máy mà không có bất kỳ 1 phương tiện bảo hiểm nào. Người lớn phóng nhanh nên khi thắng gấp trẻ hay bị văng về phía trước hay đập đầu vào đầu xe gây thương tích có thể nặng hoặc nhẹ.
Câu chuyện thứ năm: quay tay con để lại di chứng
Bố hay mẹ hay nắm hai tay bé nhấc mạnh lên cao để giỡn hay đặt lên xe hay lên bàn. Thế nhưng người ta không biết rằng động tác này có thể gây ra một chấn thương rất nặng nề đó là làm tổn thương đám rối cánh tay của trẻ do các sợi thần kinh bị kéo căng đột ngột. đây là tổn thương rất nặng và có di chứng rất nặng nề. Ngoài ra còn có thẻ gây gãy các xương vùng vai.
Các bậc phụ huynh cần chú ý rằng xương trẻ em như cây non rất dễ bị gãy. Những động tác đột ngột sẽ làm gãy xương dễ hơn chúng ta tưởng. Mong rằng các bậc phụ huynh cẩn trọng đối với con cái của chúng ta. website Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến 
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét