Nhân Ngày Đột quỵ thế giới 29/10, GS.TS. Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, cứ 100 trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não) thì có 75 - 85% trường hợp bị nhồi máu não, 10% chảy máu não... Đáng lưu ý, trong 100 trường hợp bị đột quỵ, có 1/3 trường hợp để lại di chứng. Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật (xếp sau ung thư và tim mạch)... 90% bệnh nhân đột quỵ để lại di chứng
Theo GS. Stephen Davis - Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm, trên toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Trên 80% trường hợp đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng của đa số các bệnh viện còn thiếu thốn nên việc chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó khăn. Kiến thức về đột quỵ của người dân cũng còn hạn chế, không nhận biết được các triệu chứng để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu. Hậu quả là tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng (theo GS.TS. Lê Văn Thính - Trưởng khoa Thần kinh, BV Bạch Mai) chiếm tới 90%. Đột quỵ có thể do chảy máu não hoặc tắc mạch não. Những người bị chảy máu não, trong 24 giờ đầu tiên có thể bị chảy máu lần 2 và bệnh nặng lên nhanh chóng. Còn với bệnh nhân bị tắc mạch não, cần được đưa đến bệnh viện trong vòng 3 - 4 giờ đầu sau cơn khởi phát để được dùng thuốc tránh tắc mạch. Với phác đồ điều trị tiên tiến hiện nay, nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện sớm, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Người cao tuổi, bị tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, ít vận động... thì khả năng bị đột quỵ cao. Tuy nhiên, ngay cả các nước tiên tiến nhất như Mỹ, Đức và các nước châu Âu, nơi có các trung tâm đột quỵ rất rộng rãi thì tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết chỉ khoảng trên dưới 5%. Ở nước ta, theo Đại tá, GS.TS. Nguyễn Văn Thông - nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện mới chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (tPA) đúng cách khi đến bệnh viện. Kiến thức về "giờ vàng" (3 - 4,5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ) đối với bệnh nhân bị đột quỵ không phải ai cũng nắm được. Có nhiều giải pháp bảo vệ dinh dưỡng và kích thích phục hồi thần kinh sau đột quỵ, trong đó giải pháp có bằng chứng về hiệu quả nhất là hoạt chất cerebrolysin. Hoạt chất này thúc đẩy quá trình sinh thần kinh và sự di trú của các tế bào mới được tạo ra đến khu vực bị tổn thương.
Xử trí thế nào khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ? Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, xử trí đúng các bệnh đột quỵ sẽ giúp giảm tỉ lệ tử vong; giảm số ngày phải điều trị nội trú và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần sự giúp đỡ cho người bị đột quỵ. Theo GS.TS. Phạm Gia Khải, đây là bệnh có thể phòng được bằng một chế độ sinh hoạt lành mạnh: ăn uống điều độ, nhiều chất xơ, rau, hoa quả...; ăn ít muối và đường, ít chất béo, tránh hút thuốc hoặc uống rượu; nên tập thể dục hàng ngày. Khi một bệnh nhân đang khỏe mạnh bình thường mà đột ngột xuất hiện 1 trong 5 biểu hiện như sau: đột ngột mất thị lực, đặc biệt là xuất hiện ở một bên mắt; Đau đầu dữ dội (có thể nói đây là cơn đau nhất trong cuộc đời người bệnh) thì chúng ta nên nghi ngờ bệnh nhân đó khả năng bị đột quỵ não cấp. Khi đó, gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế có chuyên môn sâu về điều trị đột quỵ gần nhất để được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Cùng đó, người nhà bệnh nhân cũng cần biết một số thao tác sơ cứu ban đầu như đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kiểm tra xem có dị vật trong miệng để tránh tắc đường thở. Điều quan trọng nhất lúc này là đảm bảo chức năng thở cho bệnh nhân, sau đó kiểm tra tim, đo huyết áp..., không nên cho bệnh nhân dùng bất cứ một loại thuốc gì vì đôi khi bệnh nhân có thể sặc và gây suy hô hấp cấp. "Những biện pháp dân gian để sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân như xoa dầu và đánh gió hoặc là cho sử dụng một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc là thừa. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện để được cấp cứu. Đó là cách xử trí ban đầu tốt nhất cho bệnh nhân đột quỵ não cấp", GS. Phạm Gia Khải nhấn mạnh.
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não: Trong vòng 1 phút, những dấu hiệu xảy ra nhanh chóng như thấy yếu chân, tay, nói líu ríu, mất thăng bằng, cần nghi ngờ người đó bị đột quỵ. Những người có nguy cơ đột quỵ ở tuổi cao: 60 – 65 bị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, sinh hoạt không điều độ... Trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện như: * Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể. * Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp). * Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt hoặc nhìn một hóa hai. * Khó khăn khi bước đi hoặc khó phối hợp các động tác. * Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn... Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiêu tiểu không tự chủ. (Theo GS.TS. Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam)
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não: Trong vòng 1 phút, những dấu hiệu xảy ra nhanh chóng như thấy yếu chân, tay, nói líu ríu, mất thăng bằng, cần nghi ngờ người đó bị đột quỵ. Những người có nguy cơ đột quỵ ở tuổi cao: 60 – 65 bị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, sinh hoạt không điều độ... Trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện như: * Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể. * Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp). * Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt hoặc nhìn một hóa hai. * Khó khăn khi bước đi hoặc khó phối hợp các động tác. * Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn... Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiêu tiểu không tự chủ. (Theo GS.TS. Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét