TPO - Hiếm khi chúng ta để mắt đến… tiểu tiện, trong khi mùi hoặc màu sắc nước tiểu, và kể cả tần suất tiểu tiện có thể thông báo khá chính xác tình hình sức khỏe của cơ thể.
Hãy xem, việc đọc những tín hiệu cơ thể phát ra thú vị thế nào.
Nước tiểu là dung dịch còn lại sau khi thận đã lọc các sản phẩm độc hại của quá trình trao đổi chất và một chút muối khoáng. Lượng nước này được vận chuyển bằng đường niệu đạo đến bàng quang. Sau đó chảy qua niệu quản. Thậm chí cả khi quá trình này diễn ra bình thường, thỉnh thoảng cũng cần ngó qua “sản phẩm cuối cùng”.
Chắc chắn bạn nên làm, một khi có điều gì đó xảy ra lêch chuẩn. Sau đây là những chỉ dẫn có thể giúp bạn tự đánh giá, chuyện gì diễn ra bên trong cơ thể.
Tiểu tiện nhiều hay ít?
Trong vòng một ngày chúng ta sản xuất khoảng 0,6 – 2,5 lít nước tiểu. Thường trong ngày đi tiểu từ 2 đến 6 lần và khoảng 2 lần trong đêm. Tuy nhiên tần suất này có thể thay đổi. |
- Thực tế bạn đi tiểu, thí dụ chỉ một lần trong ngày, có thể vì lý do cơ thể bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, ra nhiều mồ hôi hoặc uống quá ít nước. Tình trạng thiếu hụt nước như vậy rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nhất thiết phải bù nước!
- Trường hợp tình trạng mất nước chưa nghiêm trọng (không kéo dài, không có biểu hiện gì khác ngoài sự giảm thiểu nước tiểu), chỉ cần bổ sung cho cơ thể bằng cách uồng nhiều lần trong ngày bằng những liều nhỏ (khoảng 150 ml), tổng cộng khoảng 3 lít. Sau đó, khi cơ thể đã lấy lại trạng thái cân bằng, hãy nhớ mỗi ngày cung cấp cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước.
Lưu ý 1. Nếu đã vài ba ngày bạn chỉ tiểu tiện một lần và với lượng nhỏ nước tiểu, hoặc hoàn toàn không có nhu cầu tiểu tiện (cho dù đã uống đủ nhiều nước), lập tức gõ cửa phòng khám. Những biểu hiện như thế có thể xác nhận tình trạng cơ thể mất nước nghiêm trọng hoặc những sự cố với thận.
- Bạn chạy đến WC (toa lét) tối thiểu 7 lần trong ngày? Thường xuyên phải tiểu tiện ban đêm? Thỉnh thoảng có thể là biểu hiện của trạng thái tâm lý căng thẳng (stress). Hãy cố gắng giải tỏa stress, thí dụ bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn. Tình trạng liên tục phải vào WC kéo dài đã 2-3 ngày? Hãy tự hỏi, có uống quá nhiều nước trong thời gian đó. Nếu đúng, hãy nhớ chia ra thành những liều nhỏ (khi ấy nước được cơ thể hấp thụ tốt hơn) và hạn chế uống nước vào buổi tối.
Trường hợp không mang lại kết quả - cho dù đã thực hiện như vậy, hãy đọc tờ rơi đính kèm vào những loại thuốc bạn đang uống (kể cả thuốc uống không có đơn bác sĩ). Có thể chúng có tác dụng phụ lợi tiểu (xảy ra thí dụ với một số loại thuốc với bệnh tim). Trường hợp thuốc là nguyên nhân tiểu tiện nhiều hơn bình thường – đành phải chấp nhận với tình trạng này hoặc yêu cầu bác sĩ thay loại thuốc khác.
Nếu là phụ nữ, nên nhớ, thường xuyên phải “ghé thăm” WC có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên thông báo: có thai. Đó là kết quả của hiện tượng tử cung được cung cấp máu nhiều hơn, nó tăng dần dung tích và gây áp lực với bàng quang. Số lần tiểu tiện nhiều hơn (số lượng ít một) thường xuất hiện vào quãng 6 tuần kể từ thời điểm đã thụ thai. Có thể kiểm tra bằng que thử.
Bạn bị hành hạ không chỉ bởi tình trạng thường xuyên phải tìm WC, mà còn khát nước cháy họng? Hãy gõ cửa bệnh viện, yêu cần bác sĩ cho làm xét nghiệm nước tiểu và máu để xác định độ glukoza. Triệu chứng của bạn có thể báo hiệu khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý 2. Số lần tiểu tiện quá nhiều đi liền với cảm giác căng tức bàng quang hoặc đau rát có thể là triệu chứng viêm đường tiết niệu (thí dụ viêm bàng, viêm cầu thận, viêm niệu quản).
Trường hợp với đàn ông – rất có thể là dấu hiệu rắc rối với tuyến tiền liệt (nhất là khi tiểu tiện nhiều về ban đêm). Những triệu chứng như thế đòi hỏi phải chẩn đoán, vậy nên cần gõ cửa phòng khám. Nên gặp chuyên gia (thoạt đầu có thể bác sĩ nội khoa) ngay cả khi bị són tiểu trong những lúc nỗ lực làm việc nặng, lúc cười thoải mái, khi hắt xì hơi, ho khan hoặc són tiểu cả khi không cần nguyên nhân. Mọi sự cố đều có thể chữa trị.
Mầu nào hợp chuẩn?
- Nước tiểu mầu vàng rơm, mầu hổ phách và vàng nhạt – đó là gam mầu hợp chuẩn. Mức độ đậm đặc trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào độ sánh của nước tiểu. Khi bạn uống ít nước hoặc sau một đêm, nước tiểu có nồng độ sắc tố (urochrom và urobilinogen) cao hơn, khi ấy nước tiểu có mầu sắc đậm hơn.
- Gần như không mầu thường xuất hiện trong trường hợp sau tiểu tiện nhiều lần vì lý do uống lượng nước lớn. Tuy nhiên cần lưu ý! Nước tiểu lẫn đường cũng có mầu sắc tương tự. Có thể kiểm tra bằng kết quả xét nghiệm (nước tiểu hoặc máu).
- Nước tiểu đục, mầu sữa xuất hiện trong trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận do hậu quả gia tăng tiết xuất dịch nhầy và các thành phần vi khoáng. Cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu, để xác định nguyên nhân.
- Từ mầu da cam đến mầu nâu thường là hậu quả tình trạng cơ thể mất nước, bị sốt cao kéo dài, bị mắc bệnh gan và thất thoát hồng cầu qua thận. Đó là những vấn đề nghiêm trọng. Hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nước tiểu ngả mầu hồng hoặc mầu đỏ xuất hiện, nếu trước đó bạn ăn thí dụ xôi gấc hoặc món gì đó có mầu đỏ. Tuy nhiên nếu không phải vì lý do ăn uống, thường là dấu hiệu liên quan đến máu. Đó là tín hiệu đòi hỏi sớm gõ cửa bác sĩ. Bởi có thể là biểu hiện những rắc rối với thận, viêm bàng quang, sỏi thận (thường gây chấn thường niệu đạo – khi sỏi trôi), bệnh di truyền (thí dụ hội chứng Porfiria) hoặc tác dụng phụ do dùng thuốc (thí dụ một số thuốc kháng sinh hoặc Aspirin).
Lưu ý. Trường hợp không may bị ngộ độc Naftalin trong thời gian sử dụng các vitamin thuộc nhóm B, nước tiểu sẽ ngả mầu đen; hoặc ngả mầu vàng không tự nhiên – trong thời gian uống thuốc điều trị viêm bàng quang. CŨng có một số tân dược làm nước tiểu ngả mầu xanh da trời.
Vì sao nước tiểu có mùi lạ?
1- Theo chuẩn, nước tiểu gần như không mùi hoặc hơi khai. Tuy nhiên nó có thể thay đổi do chế độ ăn uống, thí dụ khi ăn tỏi.
2- Mùi rất nặng, khó chịu thường là dấu hiệu mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Nhất thiết phải gõ cửa phòng khám.
3- Cảm thấy mùi axêtôn (chua, mùi dấm) – có thể là dấu hiệu tiểu đường, nhưng cũng có thể là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống quá kham khổ hoặc thực đơn bất hợp lý. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4- Nước tiểu bốc mùi amoniác thường xuất hiện trong trường hợp rối loạn độ pH nước tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các bệnh liên quan đến thận. Để xác định chính xác cần xét nghiệm nước tiểu.
Hoà Dương
Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét