Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ HIỆP ĐỊNH GENEVE

Thangquynho
Vào những ngày này cách đây đúng 60 năm, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết đánh dấu cột mốc quan trọng trên mặt trận ngoại giao khi đã chấm dứt trên thực tế cuộc chiến tranh giữ Pháp và Việt Nam, đồng thời buộc các bên tham gia công nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam – độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 

Hội nghị diễn ra từ ngày 8/5 đến ngày 21/7/1954 là một diễn đàn quốc tế đa phương bị các nước lớn chi phối. Hội nghị diễn ra hết sức phức tạp với các cuộc thương lượng vô cùng căng thẳng. Giai đoạn đầu chiến tranh này là cuộc kháng chiến thần thánh đòi quyền độc lập dân tộc của Việt Nam, nhưng sau đó, cuộc chiến này đã nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh có tính chất quốc tế khi Mỹ nhảy vào cuộc với việc viện trợ tới ¾ ngân sách cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, mặt khác trong bối cảnh cuộc chiến tranh Triều Tiên ở khu vực Bắc Á và cục diện chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới. Và đây chính là nguyên nhân chính khiến cho các cường quốc lớn quyết định cùng tham dự Hội nghị Geneve bên cạnh các đại diện của Pháp. Trong suốt quá trình thương lượng tại Hội nghị, chúng ta luôn kiên định hai mục tiêu là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vì chúng ta biết rằng Pháp luôn có ý đồ chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh. Thực tiễn cuộc chiến đang có rất nhiều lợi thế thuộc về chúng ta, tuy nhiên phái đoàn Pháp, Mỹ và Anh đã cố tình thao túng Hội nghị và điều này đã dẫn tới rất nhiều tổn thất cho chúng ta vì chúng ta không nhận được những sự hậu thuẫn cần thiết. Mỹ lúc bấy giờ đang triển khai học thuyết nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, chính vì vậy Mỹ muốn chiến tranh kết thúc nhưng những điều kiện do họ áp đặt, Mỹ muốn Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ít quyền lực nhất và trên lãnh thổ có phạm vi hẹp nhất có thể, chính vì vậy mà các cuộc thương lượng diễn ra hết sức căng thẳng, chủ yếu xoay quanh việc chọn vĩ tuyến chia cắt Việt Nam. Bên cạnh đó, các nước tham dự hội nghị đều có những tính toán riêng. Chẳng hạn khi ấn định Vĩ tuyến 17, các nước muốn dựng lên một rào cản không cho chủ nghĩa Cộng sản phát triển vào phía Nam và lan rộng ra các nước Đông Nam Á khác. Lúc ấy, Liên Xô kiên định ủng hộ Việt Nam, nhưng vẫn chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề ở Châu Âu và có phần thụ động nên đã “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc. Như vậy, Hội nghị Geneve về Đông Dương thực tế xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia đã được sử dụng để phục vụ những lợi ích và sự dàn xếp của các nước lớn với nhau. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, Đảng ta dưới sự lãnh đạo thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được vấn đề, trên cơ sở đó chúng ta cố gắng thương lượng những vấn đề có lợi nhất để đem lại hòa bình và xác định để thống nhất đất nước còn đòi hỏi nhiều thời gian, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước CNXH anh em và dư luận tiến bộ thế giới. Lịch sử đã chứng minh con đường chúng ta lựa chọn là đúng và phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại. 

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương (21/7/1954)

Từ những bài học của Hiệp định Geneve và cho đến nay, chúng ta đã được dư luận tiến bộ thế giới dành nhiều lời khen ngợi cho sự ứng xử quốc tế khéo léo của Việt Nam, như đạo diễn Daniel Roussel người Pháp đã nói “Việt Nam là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Việt Nam biết cách để cho cộng đồng quốc tế lên tiếng để ủng hộ mình khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Có được điều đó là do Việt Nam biết rút ra những bài học từ Hội nghị Geneve”. Và trong cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một lần nữa khẳng định biện pháp đấu tranh hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế mà chúng ta lựa chọn là đúng đắn, nó là yếu tố tiên quyết để chân lý luôn đứng về phía chúng ta. Chỉ có chúng ta tỉnh táo, cảnh giác và khéo léo thì chúng ta mới tự giải quyết được những nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc, còn các nước lớn luôn bắt tay nhau vì lợi ích của chính họ mà thôi. Nhưng trong bối cảnh ấy, không ít kẻ cơ hội, phản động đã đưa ra những luận điểm là cần liên minh quân sự với các nước lớn như Mỹ, Nhật… để đối trọng với Trung Quốc, đặc biệt là trên trang Danlambao là một điển hình cho những luận điệu xuyên tạc, kích động vô căn cứ, tiền hậu bất nhất là lúc thì nên, khi lại không nên liên minh vì thực lực của Việt Nam không thể đánh thắng được Trung Quốc. Luận điệu của bọn chúng không hề xuất phát từ mục đích xây dựng mà xuất phát từ những lợi ích đê hèn, của bọn “kền kền” chỉ trực chờ để ăn xác chết của đồng bào mình, vì nếu chúng vì dân, vì nước thì không bao giờ chúng mong muốn xảy ra chiến tranh cho dân tộc mình cả. Nói đến trang Danlambao, lại lộn ruột với cái đứa Trần Gia Phụng ở tận Toronto xa xôi, thông qua Danlambao sủa bậy về việc thi hành Hiệp định Geneve. Thằng này đích thực là loại bán nước hại dân, bám gót thực dân đế quốc, chắc là sau khi thất bại đã ôm đít quan thầy Mỹ chạy trong trạng thái “hồn siêu phách lạc” nên cho đến nay vẫn còn ngu muội đưa ra những vấn đề vô căn cứ liên quan đến Hiệp định Geneve. Mày mang họ tên của người Việt Nam, nhưng mày không có may mắn có được trí tuệ của người Việt Nam, thử hỏi dân tộc Việt Nam trước khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo vào không phải là một à, chỉ vì cõi đời này còn tồn tại một bộ phận “cõng rắn cắn gà nhà” như chúng mày nên mới có lũ ngoại xâm đến rày xéo mồ mã ông bà tổ tiên mà thôi. Nên tốt hơn hết mày hãy yên thân ở miền đất xa xôi ấy đi, đừng cắn càn sủa bậy nữa nhé, vì có lũ chúng mày hay không thì dân tộc Việt Nam vẫn mãi mãi trường tồn và phát triển. Đến đây thì có thể kết luận Danlambao đích thị là cái thùng rác chứa chấp những kẻ thiểu năng về trí tuệ và luôn có nhu cầu cắn càn, sủa bậy./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét