An Bình
Tôi không thích nói nhiều, nhưng gặp những kẻ hay chọc ngoáy thì tôi lại không thể không nói đôi điều. Ngày 5/12/2014, trên facebook của Việt Tân đăng bài “Chán chế độ” của tác giả Alice Jung. Tôi cũng chẳng biết người này là ai. Nhưng đọc qua cách tiếp cận bài viết thì thấy anh có cách tiếp cận khác đối với những “kẻ hay trọc” trước đây. Nếu trước đây, hầu hết các bài viết bôi xấu chế độ đều đi thẳng vào vấn đề, chê bai, dùng đủ thứ lý lẽ để chửi bới. Nhưng tác giả Alice Jung này có cách tiếp cận gọi là “giả tạo tri thức”. Vì mở đầu, anh nếu lên ước vọng thoát nghèo của mình đối với đất nước, và nói về việc anh học nhiều môn học môn: “quốc phòng, triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh”, về việc anh hiểu về một xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng: “hiểu ko sai một ly nào về bản chất của chúng. Max, Engel, Lenin, Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ cộng sản khác, các vị không sai. Hoàn toàn không. Các vị vẽ ra một tương lai rất tốt đẹp cho nền văn minh nhân loại, tôi phải công nhận điều đó.”
Nhưng đó chỉ là cách mở đầu “giả tạo tri thức” để làm nổi bật lên mục đích chính của anh là phê phán chế độ: “nếu nói chủ nghĩa tư bản sẽ là tiền đề cho chủ nghĩa cộng sản, tại sao không để cho tư bản sống cho hết vòng đời của mình? Việc đấu tranh với nó, phủ nhận nó cũng giống như đang xây cái nhà lại đập cho vỡ hết nền móng ra, vậy thì làm cách nào để xây tiếp”. Đúng là giả tạo tri thức có khác, giả tạo là mình đã học qua những môn học: quốc phòng, triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu có học thì anh đâu có ngu dốt lại đưa ra những quan điểm ngớ ngẩn đến vậy, mà học đi chăng nữa cũng là thành phần học dốt, kiểu như đi học nhưng không bao giờ biết đến quyển giáo trình, không bao giờ biết đến việc lên lớp nghe giảng, không bao giờ suy ngẫm để hiểu đúng, hiểu rõ bản chất của những môn học đó.
Để tôi giảng lại cho anh hiểu nhé. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin: CNTB không phải là tương lai của loài người, nó không vượt qua những mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn này ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc hơn; CNXH mà con người đang vươn tới là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB đó là xã hội vì sự nghiệp giải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Để tiến lên CNXH phải trải qua thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đối với tất cả các nước. Nhưng do đặc điểm của các nước khác nhau, các nước sẽ có những bước đi khác nhau. Đối với những nước đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến lên CNXH gọi là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Loại hình này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của lịch sử. Còn đối với các nước chưa trải qua chế độ TBCN có thể tiến thẳng lên CNXH. Đây gọi là quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Loại hình này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của lịch sử. Điều kiện để tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua CNTB là: phải có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; có đảng Đảng cộng sản lãnh đạo; có khối liên minh công nông vững chắc….Không biết anh đã hiểu chưa, nhưng tôi khuyên anh nên đi học lại từ đầu nhé.
Tiếp theo, trong bài viết của mình anh đưa ra những tình huống “nếu các vị lãnh tụ này còn sống thì”…. Tôi cũng chẳng mấy quan tâm đến các tình huống của anh. Vì nếu muốn đưa ra tình huống và đặt giả thuyết thì người ta phải có kiến thức và am hiểu về cái điều mình đưa ra giả thuyết, nhận định. Vậy nên, những điều anh nói chỉ là nhảm nhí mà thôi. Vì anh đâu có hiểu biết gì. Tôi gửi tặng anh câu cuối nhé: “Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét