Theo tin từ Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, so với năm 2013, số người mắc và đi viện do ngộ độc thực phẩm năm 2014 có giảm nhưng số vụ tăng hơn 13%, đặc biệt số người tử vong tăng gần 54% (tăng thêm 15 người).
Theo báo cáo tổng kết của Cục An toàn Thực phẩm, trong năm 2014 (tính đến ngày 15/12), toàn quốc ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và 43 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2013, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ, tuy nhiên số người mắc giảm 402 người, số người đi viện giảm 901 người và số người tử vong tăng 15 người (54%).
Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm tăng so với năm 2013.
Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết “Nguyên nhân các trường hợp tử vong hầu hết do độc tố tự nhiên có sẵn trong cóc, ốc biển lạ, rượu ngâm cây, rễ rừng, ve sầu nhiễm nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô mốc…” Bên cạnh đó, một số đơn vị cung cấp sản phẩm đã không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như vệ sinh dụng cụ trang thiết bị phục vụ sản xuất chế biến không đạt yêu cầu, vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở…
Năm 2014, Cục An toàn Thực phẩm đã tiến hành xử phạt 113 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu các cơ sở vi phạm về quảng cáo (83 cơ sở). "Trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm, trong đó có cả cán bộ kiểm tra chưa hết. Vi phạm quảng cáo rất lớn nhưng số lượng các tờ báo tăng lên nhiều và thêm các trang tin điện tử, website không quản lý hết được. Nhiều trường hợp khi phát hiện vi phạm gọi lên xử lý thì họ bảo họ không chịu trách nhiệm về website này," ông Phong cho hay.
Từ thực tế trên, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã họp và thống nhất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra việc quảng cáo, Bộ Y tế thành lập đoàn kiểm tra doanh nghiệp có sản phẩm đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý vi phạm, trong đó bao gồm cả kiểm tra việc quảng cáo.
website Bộ trưởng Bộ Y tế Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế
Theo báo cáo tổng kết của Cục An toàn Thực phẩm, trong năm 2014 (tính đến ngày 15/12), toàn quốc ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và 43 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2013, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ, tuy nhiên số người mắc giảm 402 người, số người đi viện giảm 901 người và số người tử vong tăng 15 người (54%).
Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm tăng so với năm 2013.
Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết “Nguyên nhân các trường hợp tử vong hầu hết do độc tố tự nhiên có sẵn trong cóc, ốc biển lạ, rượu ngâm cây, rễ rừng, ve sầu nhiễm nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô mốc…” Bên cạnh đó, một số đơn vị cung cấp sản phẩm đã không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như vệ sinh dụng cụ trang thiết bị phục vụ sản xuất chế biến không đạt yêu cầu, vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở…
Năm 2014, Cục An toàn Thực phẩm đã tiến hành xử phạt 113 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu các cơ sở vi phạm về quảng cáo (83 cơ sở). "Trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm, trong đó có cả cán bộ kiểm tra chưa hết. Vi phạm quảng cáo rất lớn nhưng số lượng các tờ báo tăng lên nhiều và thêm các trang tin điện tử, website không quản lý hết được. Nhiều trường hợp khi phát hiện vi phạm gọi lên xử lý thì họ bảo họ không chịu trách nhiệm về website này," ông Phong cho hay.
Từ thực tế trên, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã họp và thống nhất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra việc quảng cáo, Bộ Y tế thành lập đoàn kiểm tra doanh nghiệp có sản phẩm đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý vi phạm, trong đó bao gồm cả kiểm tra việc quảng cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét