Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

ÍCH KỶ, HƯỞNG THỤ - LỐI SỐNG ĐẶC TRƯNG CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG

An Bình

Các bạn ạ, thật đau lòng khi có những người Việt Nam, nói ngôn ngữ của dân tộc Việt, lớn lên trong truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm với tinh thần tự hào dân tộc lên trên tất cả lại có thể có cách tư duy, suy nghĩ của những kẻ bán nước cầu vinh. Mà đúng những kẻ này thật sự là bán nước cầu vinh. Nếu các bạn đọc Bài “Hãy lấy Nam Bắc Hàn để nêu lên hình ảnh Việt Nam” trên trang danlambao đăng ngày 10/12/1014 thì các bạn cũng không khỏi bức xúc như tôi. 

Mở đầu bài tác giả Nguyên Thạch viết: Dân ta thường nói "Đất lành chim đậu" hay "Cây cam ở vùng đất tốt sẽ đơm hoa kết trái ngọt ngào, ngược lại cũng cây cam nhưng trên vùng đất xấu sẽ èo uột và chua chát". Sau đó tác giả nêu lịch sử của Nam, Bắc Triều Tiên, và so sánh về sự phát triển kinh tế của hai nước này. Và đưa ra nhận định rằng: Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) phát triển mạnh, giàu có hơn hẳn. Và tác giả đổ lỗi cho Bắc Việt Nam đã cướp Nam Viêt Nam dẫn họ đến tình trạng nghèo khổ như hiện nay, tiếp đó anh đưa ra việc người Việt trong nước không siêng năng, trong khi người Việt ở hải ngoại làm ăn giàu có, gửi tiền về quê hương. Và cuối cùng anh kết luận tất cả các nguyên nhân làm cho nước ta nghèo đói là do thể chế, chế độ.

Vâng, thưa anh Nguyên Thạch, dân ta thường có câu: “Đất lành chim đậu” để chỉ những vùng đất tốt, dễ làm ăn, sinh sống. Nhưng không phải nơi nào cũng là vùng đất tốt, dễ làm ăn sinh sống đâu anh. Đất nước ta có đến ¾ diện tích là đồi núi, có những vùng đất khô cằn, sỏi đá vậy mà vẫn có người vẫn sinh sống, phát triển đó thôi anh. Vì hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi, nên người Việt Nam vốn chịu thương, chịu khó đã đúc kết ra câu “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. Người Việt Nam đã biết cải tạo hoàn cảnh để thích nghi mặc cho bao nhiêu vât vả, không sợ khó sợ khổ. Nếu ai cũng chỉ biết đến những chỗ sung sướng thì ai ở những chỗ khó khăn. Có lẽ với những kẻ “sính ngoại” như anh thì chưa bao giờ nghe và ngẫm để hiểu hết ý nghĩa của câu hát “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”. Đã vậy anh còn phê phán người Việt Nam trong nước không siêng năng, cần cù. Đây là sự ấu trĩ trong suy nghĩ của anh, đồng thời nó còn là sự xúc phạm đến danh dự những người Việt trong nước, gây mất đoàn kết giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Vì ấu trĩ nên có lẽ nói nữa anh vẫn ấu trĩ mà thôi.
Thủ đô Hà Nội
Vẫn tiếp theo cái mạch của lối suy nghĩ ích kỷ nên anh mới đưa ra so sánh và đổ lỗi cho miền Bắc là đã cướp miền Nam, đổ lỗi cho chế độ. Tôi không hiểu anh lớn lên ở đâu nữa anh Nguyên Thach ạ. Anh lớn lên không có tuổi thơ, không nghe ông bà kể về tội ác của những kẻ xâm lược nước ta sao? Mà nếu không được nghe kể thì anh không tìm hiểu qua sách báo, qua những bài học trên lớp sao? Anh chấp nhận để kẻ thù dày xéo trên xương máu của đồng bào mình để được sung sướng cho bản thân mình sao? Đất nước còn khó khăn nhưng vẫn tự lực, tự cường vươn lên hàng ngày và đạt được nhiều hành tựu đó thội. Tôi và người dân Việt Nam tự hào về tinh thần tự lực, tự cường đó. 

Tuổi trẻ đoàn kết vì Việt Nam cường thịnh (nguồn Internet)
Suy cho cùng tất cả nội dung mà anh viết cũng xuất phát từ bản chất con người anh đó là lối sống ích kỷ, hưởng thụ đặt lợi ích cá nhân lên trên tất cả. Dừng bút, tôi muốn tặng anh một câu có lẽ là hợp và có ích với anh nhất: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Hãy đọc và ngẫm đi anh nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét