Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Những bước tiến của nhân quyền tại Việt Nam

Rùa cạn

Ngày 10 tháng 12 hàng năm là “ngày nhân quyền quốc tế”, đó là ngày đánh dấu bước chuyển biến lịch sử về quyền con người cách đây 64 năm (từ năm 1950 đến nay). Từ đó đến nay quyền con người luôn được phát triển một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền thế giới.

Nhưng sau nhiều năm phát triển, nhân quyền thiêng liêng là thế nhưng hiện nay đang bị nhiều chính phủ và tổ chức bóp méo một cách trắng trợn để nhằm mục đích lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó Việt Nam cũng nằm trong mục tiêu của chúng.

Về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có ba thứ chúng đang vin vào để kiếm cớ đòi cái gọi là “dân chủ theo kiểu phương Tây”, đó là: Tù nhân chính trị; cản trở quyền tự do tôn giáo và cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy. Nhưng khổ nỗi từ xưa đến nay nhà nước ta chưa bao giờ đưa ra khái niệm tù nhân chính trị nào cả, tất cả “tù nhân chính trị” mà chúng đang tha thiết kêu oan đều là những kẻ có tội trạng rõ ràng, đã từng vi phạm vào luật pháp Việt Nam, nhưng không hiểu thế nào mà chúng “bẻ lái” rất tài tình, chúng tài tình hô biến một tội phạm thành một nhà đấu tranh về nhân quyền và dân chủ. Lấy ví dụ điển hình nhất là việc bắt giam nhiều blogger tại Việt Nam như blogger Điếu Cày, blogger Mẹ Nấm, Bùi Thị Minh Hằng… Tất cả những câu nói, bài viết của những kẻ bị bắt này đều mang bản chất của những kẻ “tự do ngôn luận quá trớn”, đều có những lời lẽ và tư tưởng chống phá nhà nước, chống phá lại sự nghiệp cách mạng đất nước ta đang theo đuổi, cho nên không có sự oan ức gì đâu mà gào thét nhé. 

Về vấn đề tôn giáo hiện nay của nước ta chưa bao giờ có sự xuất hiện và tồn tại của nhiều loại hình tôn giáo như bây giờ, đặc biệt là các tôn giáo lớn trên thế giới, ví dụ như: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, đạo Hồi… Tất cả những tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều được tạo điều kiện tốt nhất để có thể hành lễ theo đúng ý nguyện của giáo dân. Quan điểm về quyền tự do tôn giáo thể hiện rất rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng và thể hiện trong Điều 24, Hiến pháp 2013 như sau:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Tự do tôn giáo là thế đấy nhưng lợi dụng sự tin tưởng tuyệt đối của giáo dân về các đấng thần tiên cho nên việc chúng xuyên tạc về nhà nước ta là điều ta thường thấy. 

Còn cái thứ ba chúng bấu víu vào đó là “cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy”. Điều này cần phải khẳng định rằng: Chủ trương thành lập các trung tâm cai nghiện ma túy của Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngoài mục đích nào khác là đưa những con người lạc lối trở lại với cộng đồng, với người thân, gia đình và xã hội. Như vậy, việc giáo dục, bồi đắp ý chí, nghị lực cho những người nghiện ma túy trở về với cuộc sống thường ngày không thể gọi là sự “cưỡng bức”. Ai cũng đều hiểu rằng: Một người chẳng may nghiện ma túy, không chỉ làm hại chính cho bản thân mà còn liên lụy đến đời sống bình thường của nhiều người khác, gây bất bình trong xã hội. Một con người như vậy cần được xã hội giúp đỡ, cưu mang để có thể trở thành một người bình thường. Đó chính là sự nhân ái của dân tộc và của xã hội Việt Nam.

Chúng ta không cần cứ mở miệng ra là nhân quyền và dân chủ như một số kẻ lừa đảo, đất nước chúng ta có dân chủ và nhân quyền như thế nào chúng ta hiểu rất rõ. Những năm gần đây, Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đặc biệt trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định đầy đủ, một cách trực tiếp, tách bạch tại Chương II, trước đây quyền con người được Quốc hội đặt ở Chương V nhưng hiện nay được đặt lên ở Chương II, chỉ đứng sau Chương I về chế độ chính trị, điều đó cho thấy quyền con người đã được quan tâm một cách rất đặc biệt tại Việt Nam. Trong đó các vấn đề nhâ quyền quan trọng có liên quan đến vấn đề chính trị như về tự do tôn giáo (Điều 24), quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do hội họp (Điều 25) đều đã được quy định rất rõ ràng, rành mạch. 

Năm 2013, Việt Nam đã ký “Công ước chống tra tấn” theo giải trình của Bộ Công an và đề nghị của Chủ tịch nước. Theo công ước này, Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ quyền của tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh (kể cả đang trong tình trạng bị giam giữ hoặc đang thi hành án phạt tù…), đều được tôn trọng nhân phẩm, không bị tra tấn, hạ nhục và bảo đảm các điều kiện sống khác. Công ước này là một công ước quan trọng về quyền con người mà Việt Nam ta đã làm được. Ngoài ra, ngày 22-10-2007, Quốc hội cũng đã phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật” để thể hiện là một nước tiên phong trong vấn đề quyền con người trên thế giới.

Nhưng thật đáng tiếc, Việt Nam hăng hái tham gia bảo vệ nhân quyền tới đâu thì lại bị những kẻ mà nói thẳng ra là phản động, xuyên tạc một cách trắng trợn và có phần tinh vi. Lợi dụng các quyền dân chủ và nhân quyền Việt Nam đã thông qua, vì vậy chúng lợi dụng sự cả tin và sự mù mờ của một số người dân, chúng đã thành lập những tổ chức mạng, hội nhóm với hình thức hợp pháp nhưng nội dung phạm pháp nhằm gây khó dễ cho chính quyền và nhà nước, như “Tuyên bố 258” (Tuyên bố của mạng lưới Blogger Việt Nam); Tuyên bố mạng “Diễn đàn xã hội dân sự”…

Nhân kỷ niệm ngày “Nhân quyền quốc tế”, chúng càng điên cuồng xuyên tạc hơn nữa về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ta, một số mạng xã hội đã xuyên tạc, vu cáo trắng trợn chế độ ta đã “tước bỏ mọi nhân quyền” được nêu ra trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế. Những kẻ ngu dốt kia ơi hãy dừng ngay việc làm ngu xuẩn ấy lại đi mà chống mắt lên xem các quyền tự do của người dân đang được đảm bảo vững chắc kia kìa chứ đừng ba hoa chém gió khi đang cách xa đất nước tôi nửa vòng trái đất như thế nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét