Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Sự phủ nhận sạch trơn của bè lũ phản động

Hồng Quang

Ngày 10 tháng 6 năm 2013 kỳ họp Quốc hội thứ 5 là kỳ đầu tiên nước ta triển khai thực hiện nghị quyết số 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là lần đâầu tiên Quốc hội nước ta tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh lãnh đạo chủ chốt có tính chất bước đệm cho sự phát triển về mặt cơ cấu tổ chức trong công tác tổ chức cán bộ và tổ chức của hệ thống chính trị nước ta, nhằm củng cố, tăng cường và hoàn thiện hơn nữa năng lực quản lý của Nhà nước với vai trò là một tổ chức chính trị đặc biệt của quyền lực chính trị nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Hơn một năm sau, ngày 15 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong lần lấy phiếu tín nhiệm này đã có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề về lấy phiếu tín nhiệm ở nước ta, một số đánh giá cho rằng “Đây là việc lặp lại diễn tiến ngày 10 tháng 6 năm 2013”, theo quan điểm như trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nước ta “không phải là một sáng kiến có giá trị, nó cũng không phải là một tiến trình dân chủ, ngược lại nó dựa trên một trật tự hoàn toàn phản dân chủ ngay từ bản chất của sự việc”. Như vậy, về mặt khách quan thì họ đã phủ nhận bản chất và tầm quan trọng của việc lấy tín nhiệm và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm ở nước ta.

Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quy trình hàng năm các đại biểu Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm dưới hình thức bỏ phiếu kín các chức danh lãnh đạo nhà nước và chính phủ. Việc lấy tín nhiệm này là theo Nghị Quyết 35 của Quốc hội. 

Theo Điều 2 của Nghị Quyết này thì “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, giúp những người này nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình. 

Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm là để đánh giá mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.

Bỏ phiếu tín nhiệm là việc đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân không còn tín nhiệm”.
Đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tín nhiệm
Tuy vậy vẫn có một số tổ chức, nhân danh vài chữ dân chủ và nhân quyền đưa ra những quan điểm của mình một cách sai lệch căn bản về việc lấy phiếu tín nhiệm và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, họ cho rằng “Đó là một việc làm vô bổ, tốn công sức và tiền thuế của nhân dân. Đó cũng là thái độ coi thường sự hiểu biết của người dân trong cả nước”.

Với vấn đề tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nước ta, một số phần tử phản động đã thể hiện tính chất phản động của mình khi đưa quan điểm “Việt Nam muốn trở thành một quốc gia phát triển tiến bộ trên trường quốc tế thì phải thay đổi từ căn bản, là phải dứt khoát từ bỏ độc tài độc đảng, xây dựng một thể chế dân chủ thật sự, chấp nhận đa nguyên đa, đa đảng”.

Vẫn lại là bài cũ, vẫn lại là mục tiêu ấy, dù ở phương diện nào hay hiện tượng gì thì vẫn là vấn đề về đòi đa nguyên và đa đảng, đòi “dân chủ” mà bản chất thực sự chúng đang đòi hỏi đó là việc đòi phân chia quyền lực giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và những tổ chức phản động khác mà cụ thể đó Việt Tân và bè lũ phản động của chúng. Để dễ dàng hơn trong việc đòi thực hiện mục tiêu đòi đa nguyên, đa đảng của mình ở nước Việt Nam chúng thông qua con đường dân chủ, chúng lợi dụng những quyền cơ bản của công dân như Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… để bóp méo hay cố tình hiểu một cách sai lệnh về dân chủ ở Việt Nam để đấu tranh và dễ dàng hơn trong thực hiện mưu đồ của mình. Sự mơ hồ về mặt chính trị đã làm cho những con người này “cho phép” mình có thêm sự mơ hồ về tư duy lẫn hành động.

Đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nước ta, thực tế cho thấy, tất cả những ý kiến đánh giá và nhận xét đề mang tính phủ nhận hoặc xóa bỏ tính tích cực của việc lấy phiếu và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Phản đối vì sao? Vì một lẽ đơn giản đó là “đã là những tổ chức phản động thì tất cả những hoạt động của Đảng ta đều đã được chúng mặc định là một sự “sai lầm”. Hay nói cách khác, chúng như những cỗ máy chỉ biết hoạt động theo một sự chỉ đạo và lập trình sẵn của bè lũ phản động. 

Làm sao mà một đất nước có thể phát triển khi mà trong đó tồn tại những phần tử gian ác, những phần tử phản cách mạng luôn mang trong lòng sự thù hận với Nhà nước và chế độ, luôn mang trong đầu tư tưởng chống phá cách mạng và hủy hoại đi chế độ xã hội chủ nghĩa mà lịch sử đã lựa chọn như một tất yếu.

Qua đây cũng muốn có một lời nhắc nhở nhằm cảnh tỉnh những con người luôn có xu hướng thiên về chống phá rằng, những hành động của các vị không có một sự tác động dù là tối thiểu tới hệ thống chính trị nước Việt Nam. Tôi cũng muốn kêu gọi những con người đã, đang và sẽ luôn tự nhận mình là “người chính trị” hãy quay về với mảnh đất đúng của nó. Lịch sử sẽ không bao giờ tha thứ cũng như ghi nhận thành tích của những kẻ phản động, lịch sử chỉ ghi nhận một cuộc cách mạng chính nghĩa. Hãy luôn cho nó phát triển theo đúng quy luật tự nhiên nội tại của nó. Luật pháp Việt Nam cũng không bao giờ dung túng hãy tha thứ cho những hành vi phản bội Tổ quốc, chống phá sự nghiệp độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét