Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gen sán lá nhỏ ở gan, Opisthorchis viverrini, loài gây ra ung thư ống dẫn mật. Việc này đưa ra một khởi đầu mới cho việc chữa bệnh sán lá nhỏ ký sinh ở ống dẫn mật, cũng như các căn bệnh gây ra bởi loài này bao gồm cả ung thư ống dẫn mật đang diễn ra đối với hàng triệu người châu Á.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications vào ngày 09.07.2014.
Các chuyên gia nghiên cứu về chì là Tiến sĩ Neil Young và Giáo sư Robin Gasser, từ Đại học Melbourne, đã làm việc với nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Genome của Singapore là Tiến sĩ Niranjan Nagarajan, Patrick Tan cùng các cộng sự, để lắp ráp và mô tả hệ gen ký sinh trùng này.
Tiến sĩ Young cho biết: “Nghiên cứu này tạo ra một góc nhìn sâu về khả năng sống của ký sinh trùng trong ống mật con người và cung cấp thêm bằng chứng rằng các ký sinh trùng tiết ra loại protein có khả năng làm thay đổi mô của con người.”
Tiến sĩ Young nói, "Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc như thế nào may mắn sống sót môi trường thù địch trong ống mật của con người, và cung cấp thêm bằng chứng rằng các ký sinh trùng phát hành protein trực tiếp làm thay đổi mô của con người".
Loài sán này có thể trung chuyển qua ốc, cá và lây nhiễm tới con người, chó, mèo,… bởi việc ăn cá sống. Nó di chuyển đến gan và ống mật gây ra một loạt các bệnh gan và túi mật mãn tính hay ung thư.
Giáo sư Gasser cho biết: “Phân tích genome của lòai sán này rất quan trọng để hiểu về sự ký sinh của chúng trong ống dẫn mật. Hiện nay, không có thuốc phòng chủng và chỉ có một loại thuốc để điều trị nhiễm trùng do sán lá nhỏ ở gan, Opisthorchis viverrini.”
Từ bộ gen được giải mã này, các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về ký sinh trùng gây ung thư, và hi vọng rằng có thể tìm ra phương pháp điều trị mới chống lại ký sinh trùng này và phòng ngừa, điều trị các bệnh ung thư do ký sinh trùng gây ra.
T.An ( Theo Nature)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét