Trong Những Ngày Qua, tại một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên...tình trạng người dân Thường Xuyên bị rắn lục đuôi đỏ cắn ngày càng nhiều gây hoang mang, lo lắng cho cộng đồng xã hội.
Để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến đã ban hành Hướng dẫn trên toàn quốc về cách sơ cứu, chẩn đoán và điều trị khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn.
Rắn lục đuôi đỏ cắn gây nguy hiểm như thế nào?
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Đây là loại rắn có nhiều nọc độc, với hơn 20 thành phần khác nhau. Vết cắn của loài rắn này thường bị chảy nhiều máu và sưng rất nhanh.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng.
Rắn lục xanh đuôi đỏ
Phương pháp sơ cứu
Công tác sơ cứu được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân bị rắn cắn là giữ cho nạn nhân nằm yên, bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Sau đó nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc, băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được trấn an, giảm lo lắng, cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị rắn cắn tránh gây chèn ép khi chân, tay sưng nề. Đặc biệt không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp; không chích, rạch tại vết thương.
Phương pháp
Nếu bệnh nhân đau nhiều, cần giảm đau bằng paracetamol dạng uống. Trong trường hợp tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ, đặt một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi ở tay, chân không bị rắn cắn để truyền dịch.
Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục, truyền máu và các chế phẩm máu.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân phát quang bờ cây, bụi rậm quanh nhà khiến cho rắn không có nơi trú ngụ hoặc trồng xả, rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ, cầm gậy dài để xua đuổi rắn…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét