Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới, mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá. Tuy nhiên các bác sĩ điều trị ung thư phổi cho rằng, căn bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm, và cách điều trị cũng không quá phức tạp như ở các giai đoạn muộn. Mời quý vị cùng tìm hiểu những thông tin này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách.
Phát hiện bệnh sớm ở người hút thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 1,6 triệu người chết vì ung thư phổi. Nhưng điều đáng lo ngại được đưa ra trong dự báo của WHO là con số người chết vì ung thư phổi sẽ có khả năng tăng mỗi năm do số người hút thuốc lá và hít phải khỏi thuốc lá vẫn còn nhiều. Phần lớn những ca tử vong do ung thư phổi xảy ra ở những giai đoạn muộn tức là giai đoạn 3 và 4. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, ngày nay các bác sĩ cho rằng nếu được phát hiện sớm, tức là ngay ở giai đoạn một, ung thư phổi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
Bác sĩ Claudia Henschke, Giám đốc chương trình tầm soát bệnh ung thư phổi thuộc Trung tâm Y tế Mount Sinai, tại New York, Mỹ cho biết
BS. Claudia Henschke: ung thư phổi là căn bệnh gây chết người cao vì như đã nói là người bệnh thường phát hiện mình bị bệnh khi đã quá muộn. Hơn 80 đến 95% các ca ung thư phổi trong vòng hơn 30 năm qua đã được phát hiện quá muộn. Với kỹ thuật chụp cắt lớp CT scanning được thực hiện hàng năm thì chúng ta có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn rất sớm, tức là giai đoạn 1, trong khoảng 80% ca bệnh, và ngay cả ở giai đoạn muộn hơn thì ung thư cũng đang ở vùng rất nhỏ. Cho nên chúng ta có tỷ lệ khỏi bệnh khác khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, phụ thuộc và kích cỡ của vùng ung thư. Tỷ lệ này có thể là 90% và nếu vùng ung thư lớn hơn thì có thể là 80%. Cho nên tỷ lệ khỏi bệnh giảm xuống khi khối u lớn lên, nhưng phần lớn các trường hợp chúng ta có thể phát hiện ở giai đoạn rất sớm và u nhỏ. Nói tóm lại hơn 80% các trường hợp có thể khỏi bệnh khi được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư phổi là căn bệnh gây chết người cao vì như đã nói là người bệnh thường phát hiện mình bị bệnh khi đã quá muộn. Hơn 80 đến 95% các ca ung thư phổi trong vòng hơn 30 năm qua đã được phát hiện quá muộn
BS. Claudia Henschke
Theo hướng dẫn mới đây của các chuyên gia về ung thư tại Mỹ, những người đã từng hút thuốc trong nhiều năm với liều lượng lớn nên được đi kiểm tra phổi định kỳ hàng năm để phát hiện ung thư sớm. Tại Hoa Kỳ, những người có độ tuổi từ 55 đến 80 và hút thuốc trong vòng 30 năm hoặc hơn, mà vẫn đang hút hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm qua, nên được đi chụp cắt lớp định kỳ hàng năm. Nói về những nguy cơ ung thư phổi đối với người hút thuốc lá, bác sĩ Claudia Henschke cho biết:
BS. Claudia Henschke: những người hút thuốc trong vòng 30 năm hoặc hơn và dù họ có bỏ thuốc 15 năm rồi hay hơn thì họ vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhưng chỉ có điều khác nếu họ cứ tiếp tục hút thì nguy cơ bị ung thư phổi sẽ tăng cao nhanh chóng, còn họ bỏ thuốc thì nguy cơ không tăng nhưng mức nguy cơ vẫn còn nguyên ở mức vào lúc mà người đó bỏ thuốc. Mức nguy cơ này không thể giảm xuống bằng mức ở người chưa bao giờ hút thuốc. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi tìm thấy hơn một nửa số bệnh nhân phát hiện bị ung thư phổi là ở những người đã bỏ thuốc. Tôi cảm thấy là những người đã bỏ thuốc vẫn nên nói chuyện với bác sĩ của mình về cái lợi của việc kiểm tra bệnh.
Mặc dù khuyến nghị mới về tầm soát ung thư phổi không bao gồm những người hút thuốc lá thụ động, nhưng theo bác sĩ Henschke, những người này cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với người không bao giờ hút thuốc hoặc không bị hít phải khỏi thuốc. Theo bác sĩ Henschke, nếu những người này cảm thấy nghi ngờ về khả năng bị ung thư phổi, họ có thể nói chuyện với bác sĩ của mình để cân nhắc việc chụp cắt lớp. Nhưng vì nguy cơ bị ung thư phổi ở những người hút thuốc thụ động thấp hơn nên có nhiều khả năng nếu họ có phải chụp cắt lớp thì cũng không phải thường xuyên như ở những người hút thuốc.
BS. Claudia Henschke: những người hút thuốc trong vòng 30 năm hoặc hơn và dù họ có bỏ thuốc 15 năm rồi hay hơn thì họ vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhưng chỉ có điều khác nếu họ cứ tiếp tục hút thì nguy cơ bị ung thư phổi sẽ tăng cao nhanh chóng, còn họ bỏ thuốc thì nguy cơ không tăng nhưng mức nguy cơ vẫn còn nguyên ở mức vào lúc mà người đó bỏ thuốc. Mức nguy cơ này không thể giảm xuống bằng mức ở người chưa bao giờ hút thuốc. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi tìm thấy hơn một nửa số bệnh nhân phát hiện bị ung thư phổi là ở những người đã bỏ thuốc. Tôi cảm thấy là những người đã bỏ thuốc vẫn nên nói chuyện với bác sĩ của mình về cái lợi của việc kiểm tra bệnh.
Mặc dù khuyến nghị mới về tầm soát ung thư phổi không bao gồm những người hút thuốc lá thụ động, nhưng theo bác sĩ Henschke, những người này cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với người không bao giờ hút thuốc hoặc không bị hít phải khỏi thuốc. Theo bác sĩ Henschke, nếu những người này cảm thấy nghi ngờ về khả năng bị ung thư phổi, họ có thể nói chuyện với bác sĩ của mình để cân nhắc việc chụp cắt lớp. Nhưng vì nguy cơ bị ung thư phổi ở những người hút thuốc thụ động thấp hơn nên có nhiều khả năng nếu họ có phải chụp cắt lớp thì cũng không phải thường xuyên như ở những người hút thuốc.
Những người hút thuốc trong vòng 30 năm hoặc hơn và dù họ có bỏ thuốc 15 năm rồi hay hơn thì họ vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhưng chỉ có điều khác nếu họ cứ tiếp tục hút thì nguy cơ bị ung thư phổi sẽ tăng cao nhanh chóng
BS. Claudia Henschke
BS. Claudia Henschke
Nói về phương pháp tầm soát phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư phổi hiện nay, bác sĩ Claudia Henschke giải thích:
BS. Claudia Henschke: chụp cắt lớp bây giờ rất hiện đại và có thể phát hiện những vết rất nhỏ trong phổi. Nhiều người có những vết trong phổi có thể là dấu hiệu còn sót lại khi họ bị viêm phổi còn nhỏ. Nhiều người có những vết này, cho nên chúng tôi có hướng dẫn rất cụ thể là nếu một người được phát hiện có vết trong phổi thì sẽ quay lại kiểm tra tiếp vào năm sau. Nếu người bệnh có kết quả âm tính hoặc vết đó rất nhỏ thì họ sẽ làm như vậy. Nếu vết đó lớn thì chúng tôi nói họ quay lại cho một lần cắt lớp nữa. Không có nhiều người có những vết lớn để làm như vậy và khi phát hiện rõ ràng vết lớn thì họ sẽ đi xét nghiệm sinh tiết hoặc chụp cắt lớp rồi qua mổ. Nếu bạn xét nghiệm 1000 người thì có thể là 30 đến 40 người sẽ phát hiện bị ung thư phổi. Cho nên bằng cách cẩn trọng nói rằng làm chụp cắt lớp trước và nếu vết nhỏ thì chờ xem nó có tiến triển và chụp cắt lớp tiếp theo để quyết định làm sinh tiết hoặc phẫu thuật, chúng ta giảm thiểu được số người phải qua những phẫu thuât và thủ thuật không cần thiết. Hay nói cách khác chúng ta không muốn những người không có ung thư mà phải qua phẫu thuật vì nó không cần thiết.
Cũng theo bác sĩ Henschke, chụp cắt lớp tầm soát ung thư phổi được dùng ở liều rất thấp và không có bằng chứng nào cho thấy việc chụp cắt lớp hàng năm ở liều thấp như vậy trong vòng 10 hay 20 năm có thể gây bệnh ung thư như một số người vẫn lo ngại.
Điều trị ung thư phổi ở giai đoạn đầu
Một khi người bệnh được phát hiện có ung thư phổi ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị chính đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay là phẫu thuật. Chỉ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn của người bị ung thư giai đoạn 1 là rất lớn. Bác sĩ Raja Flores, chuyên gia phẫu thuật lồng ngực thuộc Trung tâm Y tế Mount Sinai, New York cho biết:
BS. Raja Flores: điều quan trọng nhất trong việc chữa khỏi bệnh ung thư phổi là bệnh phải được phát hiện sớm. Nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm thì chúng ta có thể sử dụng phẫu thuật để chữa khỏi bệnh. Một khi bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định thì dù bạn dùng loại thuốc nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể chữa khỏi được. Một điểm quan trọng nữa là khi phát hiện bệnh sớm, chúng ta có thể giữ được phần lớn phổi vì chúng ta chỉ mổ bỏ phần nhỏ phổi thay vì mổ bỏ phần lớn phổi hay thậm chí toàn bộ phổi. Việc mổ đi một phần nhỏ sẽ có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn là mổ bổ phần lớn và toàn bộ phổi. Ngoài ra người bệnh càng phát hiện sớm bệnh thì càng có nhiều cơ hội được phẫu thuật nhẹ với chỉ 3 lỗ nhỏ trên ngực thay vì phải mổ lớn khi bác sĩ phải cắt xương sườn và mở lớn rất đau đớn.
BS. Raja Flores: điều quan trọng nhất trong việc chữa khỏi bệnh ung thư phổi là bệnh phải được phát hiện sớm. Nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm thì chúng ta có thể sử dụng phẫu thuật để chữa khỏi bệnh. Một khi bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định thì dù bạn dùng loại thuốc nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể chữa khỏi được. Một điểm quan trọng nữa là khi phát hiện bệnh sớm, chúng ta có thể giữ được phần lớn phổi vì chúng ta chỉ mổ bỏ phần nhỏ phổi thay vì mổ bỏ phần lớn phổi hay thậm chí toàn bộ phổi. Việc mổ đi một phần nhỏ sẽ có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn là mổ bổ phần lớn và toàn bộ phổi. Ngoài ra người bệnh càng phát hiện sớm bệnh thì càng có nhiều cơ hội được phẫu thuật nhẹ với chỉ 3 lỗ nhỏ trên ngực thay vì phải mổ lớn khi bác sĩ phải cắt xương sườn và mở lớn rất đau đớn.
Nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm thì chúng ta có thể sử dụng phẫu thuật để chữa khỏi bệnh. Một khi bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định thì dù bạn dùng loại thuốc nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể chữa khỏi được
BS. Raja Flores
Theo số liệu thống kê của WHO, vì ung thư phổi thường được phát hiện muộn, nên tỷ lệ những người sống sót 1 năm sau khi phát hiện bệnh ở tất cả mọi giai đoạn trung bình là khoảng 41%, tuy nhiên tỷ lệ này ở những người sống được từ 5 năm trở lên vẫn ở mức thấp là 14%. Vì vậy theo WHO, việc phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời vẫn là biện pháp chính để chữa ung thư phổi.
Hiện có nhiều phương pháp được nghiên cứu để điều trị ung thư phổi, tùy theo giai đoạn bệnh và loại ung thư phổi. Có những người lựa chọn hóa trị và xạ trị thay vì phẫu thuận, thậm chí có người lựa chọn phương pháp điều trị mới là củng cố hệ miễn dịch để chống ung thư. Là một bác sĩ phẫu thuận đã có nhiều năm điều trị bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ Raja Flores cho rằng, phần lớn các trường hợp sử dụng các phương pháp kết hợp sẽ hiệu quả hơn.
Hiện có nhiều phương pháp được nghiên cứu để điều trị ung thư phổi, tùy theo giai đoạn bệnh và loại ung thư phổi. Có những người lựa chọn hóa trị và xạ trị thay vì phẫu thuận, thậm chí có người lựa chọn phương pháp điều trị mới là củng cố hệ miễn dịch để chống ung thư. Là một bác sĩ phẫu thuận đã có nhiều năm điều trị bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ Raja Flores cho rằng, phần lớn các trường hợp sử dụng các phương pháp kết hợp sẽ hiệu quả hơn.
BS. Raja Flores: tôi đã nhiều lần gặp các bệnh nhân qua hóa trị và thậm chí theo cách chữa mới là phương pháp immunotherapy mà không thể hết bệnh và vẫn quay lại với phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ ung thư. Cho nên tôi không nhìn vào một phương thức điều trị đơn lẻ như hóa trị hay liệu pháp hệ miễn dịch, hoặc phương pháp xạ trị, mà tôi nhìn vào một tổng hợp nhiều phương pháp điều trị và cách này sẽ dẫn tới kết quả khỏi bệnh nhiều hơn.
Theo các bác sĩ, mặc dù người hút thuốc lá đã được phát hiện ung thư phổi sớm và điều trị khỏi bệnh, nguy cơ bị ung thư phổi tiếp sau đó ở những người hút thuốc vẫn rất cao. Nhiều người cho rằng họ bị bệnh tái phát nhưng theo các bác sĩ, trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư phổi được phát hiện ở một phần khác trong phổi vì khói thuốc trong nhiều năm đã tàn phá phổi và vẫn đang tiếp tục tàn phá phổi. Việc điều trị tiếp theo là điều trị một ung thư phổi mới. Vì vậy ngay kể cả những người đã được điều trị khỏi ung thư phổi, điều quan trọng là họ vẫn cần phải được kiểm tra phổi định kỳ hàng năm theo khuyến cáo.
Việt Hà, phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét