Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

“Giờ vàng” cho bệnh đột quỵ: 3-5 tiếng đầu tiên


             “Chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (tPA) đúng cách trước khi đến bệnh viện”, GS.TS.Nguyễn Văn Thông, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) nói tại Hội thảo khoa học về đột quỵ, 29.10 tại Hà Nội.

             Theo đó, 3 đến 5 giờ đầu tiên khởi phát đột quỵ là “giờ vàng” đối với người đột quỵ để giúp thoát khỏi di chứng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều và thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị.
             GS TS Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch não Việt Nam, khẳng định: “Đột quỵ không những có thể phòng ngừa được mà còn rất nhiều bệnh nhân có thể phục hồi và lấy lại được chất lượng cuộc sống nếu được cấp cứu kịp thời và chăm sóc dài hạn thích hợp”.
             Bên cạnh đó, bệnh nhân đột quỵ thường tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước.
             Tại Việt Nam, tuy tủy lệ tử vong do đột quỵ có giảm so với trước kia nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng.
              Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não, là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật (xếp hàng thứ 3 về bệnh tật gây tử vong sau ung thư và tim mạch).
             Theo GS TS Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch não Việt Nam, Việt Nam mỗi năm có 200.000 bệnh mới, số còn sống là 486.000 và tử vong khoảng 100.000.
              Theo GS.Stephen Davis, Chủ tịch tổ chức Đột quỵ thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong.
              Hội thảo khoa học về đột quỵ (tai biến mạch máu não) được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/10 là hoạt động hưởng ứng Ngày Đột quỵ thế giới, với sự tham dự của GS.Stephen Davis, Chủ tịch tổ chức Đột quỵ thế giới (World Stroke Organization) và GS.Michael Chopp, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu khoa học thần kinh, Bệnh viện Henry Ford, Detroit, Hoa Kỳ. Hội nghị còn có mặt các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực thần kinh, cấp cứu, tim mạch, lão khoa, tâm thần cùng gần 1000 bác sĩ từ bệnh viện ở Hà Nội và toàn miền Bắc.
               Hiện cả nước có 17 trung tâm dự phòng đột quỵ, chủ yếu tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
                                                                                                Mai Hoàng (Báo 1Thế giới)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét