Diệm
Từ khi Nguyễn Xuân Nghĩa được nhà nước cho hưởng ân xã, mãn hạn tù cuối tháng 9 năm 2014 đến nay, thì trên các trang mạng xã hội như “ Dân làm báo, Quan làm báo”… Xuất hiện những bài viết ca tụng Nghĩa như một người hùng, với các tiêu đề bài viết gây “ sốc” như : “ Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – Người tù bất khuất trở về, Nhà chính trị tài ba”…Nếu chỉ đọc qua tiêu đề bài báo thì độc giả sẽ rất có thể nhầm tưởng đó là một Nhà văn, Nhà hoạt động chính trị theo đúng nghĩa của nó. Nhưng ít ai biết rằng những bài văn, bài thơ của Nghĩa viết lại trái ngược với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân ta. Gây kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Ở tuổi 73 Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn mơ hồ
Chẳng biết từ bao giờ, "chữ" của Nghĩa lại nhuốm màu chính trị nặng nề đến thế. văn chương gắn với chính trị thì quả đáng mừng, nhưng lún sâu quá vào chính trị, đi ngược lại quan điểm, chế độ chính trị thì văn chương lại đánh rơi thứ chân thành vốn có. Thứ chính trị trong thơ văn của Nghĩa giờ chẳng mấy ai hiểu được vì xét cho cùng thì thấy nó rất kì dị, bốc đồng và nông cạn, trên các trang viết của Nghĩa không còn viết cho cảm nhận của mình, không còn nghĩ cho người và trăn trở, đồng điệu cùng nhịp sống của muôn người Việt nữa. Có những điều cả dân tộc này đang tôn thờ thì Nghĩa lại chà đạp lên những thứ thiêng liêng đó, nói xấu lãnh tụ, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, đằng sau tất cả, Nghĩa đang lầm lẫn, mơ hồ và lạc vào cõi ma mị. Với tư cách là một độc giả Tôi không muốn dành những lời cay nghiệt này để chỉ trích những con người sáng tạo nên văn chương nghệ thuật, nhưng hiện giờ tôi nghĩ Nghĩa nên buông bút và đừng tự ngộ nhận bản thân là một nhà thơ theo đúng nghĩa.
Tôi nghĩ, làm văn, làm thơ thì trước hết phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cuộc đời, gắn bó và mong muốn hơn bao giờ hết một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sống giữa lòng dân tộc, sống trên máu xương của muôn người ngã xuống để xây dựng nên chế độ này, dẫu có sinh ra trong thời kì đất nước có chiến tranh loạn lạc, dẫu có nghèo đói nhưng điều đó không phải để con người ta tự ti, cảm thấy xấu hổ về đất nước mà chính là động lực để mỗi con người việt trỗi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tác, cùng chung tay cải tạo và hoàn thiện xã hội. So với những người lao động chân tay, so với những người dân đang phải tị nạn vì đất nước loạn lạc, ở các nước hiện nay, so với những người đang trải qua cơn nghèo đói hoành hành vật lộn mưu sinh với cuộc sống, thì Nghĩa phải xem lại bài học về trân trọng về những giá trị bình dị nhất của cuộc sống được hưởng trong một môi trường hòa bình, độc lập, tự do. Văn chương chỉ đẹp khi hòa cùng nhịp sống và hơi thở của quần chúng Nhân dân, và theo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nếu không nó sẽ chỉ là những dòng chữ “ loằng ngoằng, thi nhau vật lộn trên những trang giấy lộn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét