Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

CÂU CHUYỆN LÁ CỜ, LÒNG DÂN

Kem Ốc
Quốc kỳ Việt Nam 

Nhân tiện câu chuyện "Bàn về lá cờ" của Nguyễn Ngọc Già (Danlambao), Kem Ốc tôi mạn phép được tiếp lời với Nguyễn Ngọc Già và với những ai đang chưa hiểu, hay cố tình không hiểu về lá cờ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 

Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc 

Nền cờ thắm máu đào vì đất nước 

Sao vàng tươi da của giống nòi 

Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 

Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh 

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Thật nực cười khi Nguyễn Ngọc Già lại đi so sánh Quốc kỳ Việt Nam với lá cờ của VNCH. So sánh lá cờ thiêng liêng của dân tộc hi sinh bao xương máu để đánh đổi nền độc lập, tự do với lá cờ chỉ đại diện cho một nhóm người ham sống, sợ chết, sẵn sàng bán nước, hại dân để được sống trong vinh hoa phú quý, bất chấp tất cả để làm tay sai bán nước. Sự so sánh này hoàn toàn khập khiễng. Đúng hơn, là không xứng đáng. 

Tại sao có người ở thời buổi này vẫn không thể hiểu những giá trị thuộc về một dân tộc vĩ đại như thế. Điều mà có lẽ chúng ta đã được học từ lớp vỡ lòng, khi biết thế nào là Tổ quốc, là lịch sử dân tộc, là chào cờ mỗi sáng thứ 2 hàng tuần… 

Xin được “khai sáng” cho Nguyễn Ngọc Già rằng, lá cờ đỏ sao vàng của dân tộc Việt Nam là Quốc kì thiêng liêng với lịch sử hào hùng chứ không phải chỉ là mảnh vải màu đỏ, là cái mà người gọi là sự tha hóa của chế độ cộng sản. Quốc kỳ nước Việt Nam là biểu tượng thiêng liêng nhất của tổ quốc, là biểu hiện hồn thiêng đất nước của cả dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam chọn Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Mà nền cờ đỏ là tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời linh hồn dân tộc Việt nam; cánh sao tượng trưng cho sức mạnh đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân cùng nhau chiến đấu giành độc lập, tự do và xây dựng Tổ quốc . 

Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về Quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". Và Quốc hội Khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 cũng đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước Việt Nam. 

Không những thế, Nguyễn Ngọc Già còn tỏ vẻ nguy hiểm khi bàn tiếp về lá cờ và lòng dân, về ai chủ mưu chính trị hóa lá cờ…y đã viết: “…Đời sống xã hội, một khi bị "chính trị hóa" đến nỗi lá Quốc kỳ cũng không được "tha", đó là một đời sống băng hoại gần như hoàn toàn về luân lý, bất chấp lá cờ đó có đại diện cho một quốc gia đi chăng nữa. "Cờ tổ quốc" - một biểu hiện tha hóa của chế độ CS, trước những quy tắc ứng xử, những tập tục, những giá trị phổ quát được công nhận trong một xã hội, giúp cho con người biết phân biệt đúng sai…” 

Tại sao một lá cờ minh chứng cho sự hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do của dân tộc. Tại sao một lá cờ có lịch sử và ý nghĩa gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, máu của những người dân Việt Nam đã ngã xuống để đánh đổi nền hòa bình, ấm no, hạnh phúc lại được coi là “sự tha hóa”? 

Có thể nói rằng, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.

Vậy thì không có lí do gì, một vài kẻ âm mưu, thủ đoạn lại đi xuyên tạc, bôi nhọ lá cờ. Không phải ai là chủ mưu chính trị hóa Lá cờ, mà câu hỏi Kem Ốc tôi phân vân rằng ai mới là chủ mưu chính trị hóa Nguyễn Ngọc Già, ai chủ mưu chính trị hóa những con người vốn là con dân đất việt, nay quay trở lại nói xấu, bôi nhọ xuyên tạc Tổ quốc, đất nước, con người Việt Nam. 

Nhân tiện bài viết của Nguyễn Ngọc Già, để mỗi người dân Việt Nam chúng ta thêm hiểu, nắm rõ về lịch sử, nguồn gốc thiêng liêng của lá cờ, về Quốc kỳ của Tổ quốc. Để một lần nữa nhận thấy giá trị và niềm tự hào khi mình được sinh ra, được sống trên quê hương đất nước Việt Nam, để được cống hiến cho Tổ quốc thiêng liêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét