Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

NGUYỄN TRỌNG TẠO VẪN SAY VÀ ẤU TRĨ

Lam Giang

“Chả bao giờ thấy Tạo tỉnh thực sự, cơn say dài quá khiến y ấu trĩ đến mụ mẫm”

Gần đậy, gặp Nguyễn Trọng Tạo trên văn đàn tôi thấy khác. Thời quê kiểng, vào làng văn nghệ Tạo vốn sắc sảo đến khó tin. Giờ đời đã khác, sung sướng và đàng hoàng quá, Tạo ồn ào và huyên náo, nói nhiều hơn, phô trương vỗ ngực sống sượng ghê gớm quá. Những bài viết của Tạo giờ đi vào lòng độc giả cuộn xoáy như sông quê gặp mùa nước lũ và câu quan họ lại buồn thương chua xót để mặc đi đâu về đâu. Có lẽ đây là thời ấu trĩ nhất của tạo, thăng hoa mãi rồi để thăng thiên. Cũng dễ hiểu về áp lực và quy luật đào thải vốn vô cùng khắc nghiệt đối với mỗi nhà văn, nhà thơ trong đời văn của mình. 

Nguyễn Trọng Tạo 

Chẳng biết từ bao giờ, "chữ" của Nguyễn Trọng Tạo nhuốm màu chính trị nặng nề đến thế. Tốt thôi, văn chương gắn với chính trị quả đáng mừng, nhưng lún sâu quá vào chính trị, đi ngược lại quan điểm, chế độ chính trị thì văn chương lại đánh rơi thứ chân thành vốn có. Thứ chính trị trong thơ của Tạo giờ mấy ai hiểu được, kì dị, bốc đồng và nông cạn. Nghĩ nhiều những lời bàn gần đây của Tạo trên trang của y, nhận ra Tạo không còn viết cho cảm xúc của mình, không còn nghĩ cho người và trăn trở, đồng điệu cùng nhịp sống của muôn người Việt nữa. Có những điều cả dân tộc này đang tôn thờ thì Tạo lại chà đạp lên những thứ thiêng liêng đó, nói xấu lãnh tụ, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, đằng sau tất cả, Tạo đang lầm lẫn, mơ hồ và lạc vào cõi ma mị. Tôi không muốn dành những lời cay nghiệt này để chỉ trích những con người sáng tạo nên văn chương nghệ thuật, nhưng hiện giờ tôi nghĩ Tạo nên buông bút và đừng tự ngộ nhận bản thân là một nhà thơ theo đúng nghĩa. 

Tôi nghĩ, làm văn, làm thơ thì trước hết phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cuộc đời, gắn bó và mong muốn hơn bao giờ hết một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sống giữa lòng dân tộc, sống trên máu xương của muôn người ngã xuống để xây dựng nên chế độ này, dẫu có sinh ra phải thời loạn lạc, lăn lộn giữa thời bao cấp đói kém khó khăn "thóc cao gạo kém", dẫu có nghèo đói nhưng điều đó không phải để con người ta tự ti, cảm thấy xấu hổ về đất nước mà chính là động lực để mỗi con người việt trỗi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tác, cùng chung tay cải tạo và hoàn thiện xã hội. So với những người lao động chân tay, so với những người dân đang phải tị nạn vì đất nước loạn lạc ở các nước hiện nay, so với những người đang trải qua cơn nghèo đói hoành hành vật lộn mưu sinh với cuộc sống, thì Tạo phải xem lại bài học về trân trọng về những giá trị bình dị nhất của cuộc sống được hưởng trong một môi trường hòa bình, độc lập, tự do. 

Ruồng rẫy, rũ bỏ hết những gì Đảng, Nhà nước ưu đãi dành cho bản thân Tạo, liệu Tạo còn mặt mũi nào hô hào, chém gió, kêu gào như một kẻ sống trong nỗi oan uổng nhiều năm. Xét đến cùng, bản thân Tạo ngoài dăm câu chữ ba điều lên báo, lên văn thì Tạo đã cống hiến được những gì cho xã hội? Bao người nghệ sĩ trên đất nước này vẫn âm thầm, lặng lẽ cống hiến miệt mài không ngừng nghỉ mà họ đã lên tiếng đòi hỏi, chỉ trích hay phủ nhận điều gì từ chế độ giống như anh đã làm. Một vài tác phẩm,phổ nhạc vài ca khúc loảng xoảng, phẩm bình ít chữ mà đã vội tự cho mình là kẻ hơn người, đứng trên đầu tất cả để chỉ dạy xã hội. Nói với Tạo rằng chỉ là "Ếch ngồi đáy giếng". Nghệ sĩ không bao giờ được phép dừng lại, tự thỏa mãn đồng nghĩa với việc tự bước chân ra khỏi con đường nghệ thuật. Trong nước, Tạo cũng là một hiện tượng khá "lạ", khá dị biệt nhưng cũng chưa đủ tầm để có những sản phẩm để đời như các bậc đại thụ văn thi hào được. Tôi chưa bàn đến việc sánh vai với các tuyệt phẩm của thế giới. Viết những lời này không phải để dìm Tạo xuống, chê bai Tạo mà để cho anh thấy rằng, mình là ai và đang ở chỗ nào, mình có tư cách để để dạy đời về chuyện nghị trường, chuyện chính trị trong nước.

Tạo nên xem lại cách viết, Tạo so sánh Nhân dân trong thơ anh Điềm với thơ của y, như vậy có thấy tự vấn với lương tâm của mình. Nhân dân trong mắt Tạo khác lắm. Nhân dân là ai? hay chỉ là những kẻ chuyên ăn vạ, lăn lóc, dán giấy khắp người, cầm biển "oẳn tà roằn" được trả thù lao cao chỉ để gây nhiễu chính quyền hằng ngày. Đắng lòng, Tạo nghĩ dân chỉ có mấy người vậy thôi! Tạo còn nhớ hay đã quên Nhân dân vậy. Đổi đời mà lại đổi cả quê đấy. 

Thôi, chốt lại lời của chính anh em Tạo "Văn Nghệ không có Tạo và Kha thì buồn". Kha nói “Tạo là một thằng ngu, suốt ngày nhậu nhẹt”. Cõ lẽ Kha nói đúng về Tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét