Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2007

BẢO HỘ PHÁP LÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Tóm tắt: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng chưa bao giờ được nhắc đến và bàn nhiềunhư mấy năm qua. Vậy "quyền tác giả" là gì’? "Quyền tác giả" có khác với "bản quyền"? Ai được coi là tác giả? Tác giả có những quyền gì đối với tác phẩm? Có những hạn chế nào đối với quyền tác giả? Quyền tác giả được bảo hộ trong bao nhiêu năm? Đây là những nét chính của sự bảo hộ quyền tác giả được trình bày trong bài viết.

Lược sử bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ pháp lý về quyền tác giả có từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới. Hình thức khởi thuỷ của sự bảo hộ bản quyền ở Anh là việc cấp giấy phép Hoàng gia cho các chủ xởng in có từ khoảng đầu thế kỷ XVI. Giấy phép này được cấp vừa có mục tiêu bảo hộ độc quyền in sách cho các chủ xởng in nhất định chống lại các chủ xởng in khác không có giấy phép, lại vừa làm tăng thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà cầm quyền vì chủ xởng in muốn được cấp giấy phép thì phải nộp một khoản lệ phí. Đồng thời, việc cấp giấy phép in sách độc quyền còn tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho chính quyền trong sự kiểm soát các ấn phẩm có tính chất dấy loạn hoặc phản tôn giáo .

Đạo luật đầu tiên về bản quyền của nước này được ban hành năm 1709 thường được gọi là Đạo luật của Nữ hoàng Anne (Statute of [Queen] Anne) đã dành 14 năm độc quyền cho việc in một cuốn sách và độc quyền này có thể được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giả của cuốn sách vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.

ở Pháp, với hai Nghị định nổi tiếng năm 1791, 1793, Nhà nước đã chính thức thiết lập luật về quyền tác giả, trong đó không chỉ bảo hộ lợi ích kinh tế của chủ nhà in, mà còn dành cho tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật một sự độc quyền trong sự cho phép nhân bản và trình diễn đối với tác phẩm của họ (chỉ với sự sửa đổi không đáng kể, luật này có hiệu lực cho tới năm 1957) . Đến năm 1886, Công ước quốc tế về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã được ký kết tại Berne - Thuỵ Sỹ với 10 nước tham gia là Anh, Pháp, Đức, Hali, Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Li Bi, Hai-i-ti và Tuy Ni theo sáng kiến của các nhà xuất bản và nhà văn của hai nước Anh và Pháp là những nước có nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật đương thời tương đối phát triển. Xuất phát từ cơ sở của nguyên tắc "xử sự hợp lý " (fair play) cũngnhư từ nhiều lợi ích khác, họ đã đa ra yêu cầu bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tác giả trong phạm vi quốc tế.

ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đất nước trước năm 1945 là sự kế tiếp của các triều đại phong kiến nên hầu như chưa thể xuất hiện bất kỳ ý tởng bảo hộ quyền của bất kỳ nhà sáng tác tác phẩm viết nào. Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, do điều kiện riêng của sự phát triển kinh tế - xã hội, lại thêm hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên ngay cả trong chế độ dân chủ mới, chúng ta cũng chỉ có một số ghi nhận mang tính nguyên tắc và hết sức khái quát trong Hiến pháp về một vài vấn đề liên quan đến lợi ích của người sáng tạo. Chẳng hạn, tại Hiến pháp năm 1946 chỉ có Điều thứ 13 quy định: "Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm". Còn Hiến pháp năm 1959 thì quy định rộng hơn: "… Nhà nước khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc" (Điều 21); "Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác" (Điều 34). Vì vậy, hoàn toàn có thể làm một phép tính để so sánh sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả ở Việt Nam có sự ra đời muộn hơn nhiều nước trên thế giới khoảng trên dưới 100 năm. Khi mà vào năm 1886, đã có nhiều nước ở Châu Âu và một vài nước ở châu lục khác cùng nhau ký kết Công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, thì phải đến năm 1986, khi đất nước đã được thống nhất, trước yêu cầu hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp năm 1980, chúng ta mới ban hành được một văn bản điều chỉnh một số vấn đề cơ bản và cụ thể về quyền tác giả (với thẩm quyền của cơ quan ban hành và hiệu lực pháp lý còn khá khiêm tốn). Đó là Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ) quy định quyền tác giả. Cùng với việc ban hành văn bản này, Nhà nước ta lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận nhiều nội dung trọng yếu của sự bảo hộ quyền tác giả như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… Sau mốc thời gian này, quy định pháp luật về quyền tác giả tiếp tục được thể hiện với các nội dung ngày càng đầy đủ hơn tại Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả năm 1994 và Bộ luật Dân sự năm 1995.

Những nét chính của sự bảo hộ quyền tác giả

Cho tới những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này, trước yêu cầu chung của tiến trình hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế, khung pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ quyền tác giả nói riêng của các nước trên thế giới nhìn chung có sự tương đối thống nhất. Điều này được giải thích bởi quy chuẩn pháp lý tối thiểu mỗi nước cần có nếu muốn trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng như sự ràng buộc giữa các quốc gia khi cùng nhau ký kết một số hiệp định song phơng hoặc đa phơng trong lĩnh vực này. Riêng về quyền tác giả, có thể khái quát 5 vấn đề chính sau đây:

1. Về tên gọi của lĩnh vực bảo hộ

Liên quan đến vấn đề này, có sự tồn tại của hai cách gọi khác nhau: một số nước trong đó có Việt Nam gọi là "quyền tác giả" (author’s right), nhiều nước khác mà tiêu biểunhư Anh, Mỹ gọi là "bản quyền" (copyright). Dù gọi theo cách nào thì nội dung của văn bản pháp luật vẫn phải bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả đối với tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả…
Tuy nhiên, về mặt lịch sử, hai cách gọi này có điểm khác biệt cơ bản về cơ sở hình thành. Với cách gọi "bản quyền- copyright" thì đó là xuất phát từ khía cạnh thương mại để nhấn mạnh quyền "sao chép, nhân bản" (copy) tác phẩm là hạt nhân cơ bản nhất trong tập hợp các quyền của tác giả (author) hoặc của người khác được pháp luật thừa nhận giữ quyền này, mà ban đầu quyền đó thường thuộc về các chủ nhà in hoặc sau này là các nhà xuất bản. Nghĩa là, với cách gọi luật bản quyền, trước hết người ta đứng về phía các nhà khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm, không phải đứng về phía người sáng tạo tác phẩm. Còn với cách gọi "quyền tác giả - author’s right" người ta lại dồn trọng tâm bảo vệ vào quyền của người sáng tạo tác phẩm với việc khẳng định người có các quyền đối với tác phẩm, đặc biệt là quyền tinh thần, được chú trọng và bảo hộ trước hết phải là tác giả. Lịch sử bảo hộ bản quyền trên thế giới vẫn phân biệt hai cách tiếp cận cơ bản theo hai quan điểm trên. Một là cách tiếp cận của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa với điểm xuất phát gắn chặt mối quan hệ cá nhân giữa tác giả với tác phẩm, vì thế quyền nhân thân của tác giả rất được coi trọng. Hai là cách tiếp cận của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ lại hầunhư không để ý hoặc chỉ để ý rất ít tới quyền nhân thân, chỉ tập trung vào quyền kinh tế trong quá trình khai thác tác phẩm. Những cách tiếp cận khác nhau này về cơ bản thể hiện quan điểm lập pháp u tiên quyền lợi của tác giả hơn hay của nhà khai thác tác phẩm hơn.

2. Về tác giả và đối tượng bảo hộ quyền tác giả

Đây là hai vấn đề hết sức quan trọng trong pháp luật về quyền tác giả và giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ. Bởi vì, xét đến cùng thì mục đích chính của sự bảo hộ quyền tác giả không thể là cái gì khác ngoài việc làm cho tác giả được hởng ngày càng đầy đủ hơn các quyền lợi vật chất và tinh thần trên kết quả của sự sáng tạo của mình được biểu hiện thông qua tác phẩm. Trong mối quan hệ này, nhìn chung, sự nhìn nhận về tác giả có sự thống nhất dễ dàng hơn so với sự nhìn nhận về tác phẩm. Dấu hiệu cô đọng và chuẩn xác nhất để xác định tác giả của tác phẩm là việc một hoặc một số người có bỏ công sức, trí tuệ để sáng tạo ra tác phẩm đó hay không. Đây là khía cạnh được quy định rất rõ tại khoản 1 Điều 745 của Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt Nam: "Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học". Tương tự như vậy, Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Sáng chế 1988 của Vơng quốc Anh quy định: tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm và được xác định là người chủ sở hữu đầu tiên của bản quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định riêng .So với quy định về tác giả thì quy định về đối tượng quyền tác giả (hay tác phẩm được bảo hộ) bao hàm sự phức tạp hơn rất nhiều. Về vấn đề này, Điều 747 của BLDS Việt Nam chỉ liệt kê theo tên gọi của 14 loại hình tác phẩm được bảo hộ mà không nêu khái niệm tác phẩm. Trong khi đó, điều này thường được luật của các nước quy định khá rõ. Chẳng hạn, theo Điều 4 Luật Bản quyền Estonia: "Nhằm mục đích của luật này, tác phẩm là bất cứ thành quả nguyên gốc nào trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hoặc khoa học được thể hiện dưới một hình thức khách quan có thể nhận biết được và sao chép được dưới hình thức này hoặc trực tiếp hoặc bằng các thiết bị kỹ thuật. Một tác phẩm có tính nguyên gốc nếu là thành quả sáng tạo trí tuệ của chính tác giả" . Tiếp theo quy định này, họ cũng liệt kê lên tới 22 loại hình tác phẩm được bảo hộ theo luật bản quyền.

Khác với pháp luật của Việt Nam và pháp luật của Estonia, pháp luật về quyền tác giả của Cộng hoà Pháp và một số nước Châu Âu quy định điều kiện tiên quyết để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm đó phải mang tính độc đáo. Trên cơ sở đó, họ đã đa ra một số đòi hỏi về "tính độc đáo" của tác phẩm (tác phẩm phải thể hiện được dấu ấn cá nhân của tác giả, không thể là một tác phẩm sao chép lại của người khác).

Vì vậy, hoàn toàn có thể coi sự bảo hộ pháp lý về quyền tác giả ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với thế giới trên dưới 100 năm, khi mà vào năm 1886, nhiều nước ở Châu Âu và một vài châu lục khác đã cùng nhau ký kết Công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật thì phải tới năm 1986, trong điều kiện đất nước hoàn toàn thống nhất và thực thi qui định của Hiến pháp 1980, chúng ta mới có một văn bản pháp lý đầu tiên chính thức qui định một số vấn đề cơ bản, cụ thể về quyền tác giả với thẩm quyền của cơ quan ban hành và hiệu lực pháp lý còn ở mức độ khá khiêm tốn. Đó là Nghị định 142/HĐBT ngày 14.11.1986 của Hội đồng Bộ trởng qui định quyền tác giả. Dù sao, với việc ban hành văn bản này, Nhà nước ta cũng đã bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả, bảo hộ quyền lợi tinh thần, vật chất cho tác giả, khuyến khích công dân sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học... Sau thời điểm này, qui định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam lần lợt được thể hiện tạiháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả ngay từ năm 1990 với nhiều thuận lợinhư chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích sau mấy năm ban hành và thực hiện Nghị định quyền tác giả. Mặt khác, nhiều quan hệ quốc tế được mở rộng đã giúp chúng ta có luật mẫu về quyền tác giả để nghiên cứu, tham khảo (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cung cấp). Những thuận lợi đó đã giúp cho việc soạn thảo dự án Pháp lệnh quyền tác giả tiến triển tốt đẹp. Ngày 2.12.1994 Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả đã chính thức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố ngày 10.12.1994 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo hộ quyền tác giả, góp phần thúc đẩy việc sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phát triển nền văn hoá dân tộc hiện đại, nhân văn, mở rộng sự hợp tác và giao lưu văn hoá, khoa học với các nước.

a. Về các quyền của tác giả

Việc thừa nhận hay không thừa nhận các quyền tinh thần của người sáng tạo tác phẩm lại tồn tại quan điểm khác biệt giữa các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Nếu như các quyền nhân thân của tác giả luôn giữ một vị trí trang trọng trong pháp luật về quyền tác giả của Pháp, Nhật Bản, Việt Nam... thì ở Anh, Mỹ vấn đề này hoặc là chỉ được chú trọng gần đây hoặc là không được quy định. Cộng hoà Pháp thừa nhận 4 quyền nhân thân cụ thể của tác giả là:

1) Quyền đứng tên tác phẩm

2) Quyền công bố tác phẩm

3) Quyền rút lại tác phẩm

4) Quyền về tính toàn vẹn của tác phẩm .

Ngược lại, Luật Bản quyền của Mỹ (Copyright Law of United States of America) cho tới sự sửa đổi vào năm 1996, vẫn không hề biết đến khái niệm quyền nhân thân của tác giả. Còn ở Anh thì phải mãi tới năm 1988, khi Nghị viện nước này thông qua văn bản luật mới là Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Sáng chế (Copyright, Designs and Patents Act) thì các quyền tinh thần của tác giả mới được quy định, còn ở các đạo luật bản quyền có hiệu lực trước đó (ví dụ đạo luật năm 1956) họ cũng hoàn toàn xa lạ với vấn đề quyền nhân thân hay quyền tinh thần của tác giả.

Tuy có những khác biệt trong quy định về quyền tinh thần nhng về quyền tài sản thì nhìn chung dù theo cách gọi nào (quyền tài sản hay quyền kinh tế) theo quy định của pháp luật nhiều nước, tác giả luôn được thừa nhận có các quyền tài sản chuyên biệtnhư quyền sao chép lại tác phẩm, quyền trình diễn tác phẩm, quyền dịch tác phẩm, quyền chuyển thể tác phẩm… mà thực chất khi được tập hợp lại, các quyền chuyên biệt này trở thành độc quyền khai thác tác phẩm của tác giả (ở Việt Nam các quyền này được gọi chung là quyền cho hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm và được quy định dưới góc độ là một quyền nhân thân). Điều 751 của BLDS Việt Nam quy định tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm: 1) Đặt tên cho tác phẩm 2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng 3) Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình

4) Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình

5) Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm (các quyền nhân thân)

6) Được hởng nhuận bút

7) Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng

8) Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê

9) Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ (các quyền tài sản).

b. Về giới hạn quyền tác giả

Theo một thông lệ chung, luật quyền tác giả của các nước đều có những quy định hạn chế quyền của tác giả trong những trường hợp nhất định, trên cơ sở đó cho phép người khác có quyền sử dụng tác phẩm của tác giả mà không phải xin phép, không phải trả thù lao nhng phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện và cách thức hợp lý luật định. Quy định này thường được gọi là sử dụng hợp lý hoặc sử dụng cá nhân mà về cơ bản là nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và những người khác trong xã hội ở một mức độ có thể chấp nhận được.

ở Việt Nam, các điều 760, 761 của BLDS và Điều 12 của Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ quy định một phạm vi khá rộng rãi giới hạn quyền tác giả theo hướng có lợi cho người sử dụng. Chẳng hạn, người sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn có quyền sao lại (toàn bộ) một cuốn sách để sử dụng riêng không quá một bản, trong khi điều này không hợp pháp ở nhiều nước khác. Luật bản quyền Anh chỉ cho phép người đọc copy tới 10% nhng không được quá một chương của một cuốn sách (luôn luôn ít hơn 10%). Vậy mà điều này vẫn vấp phải sự không đồng tình của một số tác giả Anh khi họ cho rằng tỷ lệ đó có thể là hợp lý đối với những cuốn sách mỏng hoặc có số trang vừa phải, nhưng chắc chắn sẽ là bất hợp lý với cuốn sách Copyright dày 1.750 trang của Copinger và Skone James trình bày về chính vấn đề bản quyền .

c. Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Các quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả luôn chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định nhằm tạo điều kiện cho họ và người thừa kế của họ trong việc hưởng các quyền lợi vật chất từ quá trình khai thác tác phẩm. Hết thời hạn này, tác phẩm thuộc về chế độ công sản, mọi người trên thế giới đều có quyền tự do sử dụng chúng. Hiện nay, hầu hết các nước đều quy định thời hạn bảo hộ bản quyền là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết. Đây là thời hạn tối thiểu được thể hiện tại Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

Tuy nhiên, ở Châu Âu tình hình lại có sự khác biệt. Nhiều năm trước, Đức là nước tiên phong trong việc quy định thời hạn bảo hộ bản quyền kéo dài tới 70 năm sau khi tác giả chết. Do đó, từ năm 1993, Cộng đồng Châu Âu đã có yêu cầu hoà hợp thời hạn bảo hộ này trong luậtư pháp của các nước thành viên . Kết quả là Anh, Pháp và nhiều nước Châu Âu khác đã bảo hộ bản quyền cho các tác giả là công dân nước họ và công dân các nóc thành viên khác của Cộng đồng Châu Âu lên tới 70 năm sau cái chết của tác giả.

ở Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền tác giả (áp dụng đối với hai quyền nhân thân là quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm; quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm và các quyền tài sản) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Nếu tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời hạn 50 năm được tính kể từ khi đồng tác giả cuối cùng chết. Riêng đối với các tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, video và tác phẩm di cảo - do đặc thù riêng không thể xác định thời hạn bảo hộ theo cá nhân cuộc đời tác giả - nên các loại tác phẩm này chỉ được bảo hộ trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên (Điều 766 của BLDS)./.

====================

1. Xem: Intellectual Property Law - Paul Marett -Published by Sweet and Maxwel. London 1996. Tr.5

2. Xem: Intellectual Property Law. Sách đã dẫn. Tr 6, Tr 219.
3. Xem: Những Công ước quốc tế về quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả Hà Nội1997. Tr 4.

4. Xem: Intellectual Property Law. Sách đã dẫn. Tr 40

5. Xem: Quyền tác giả và quyền liên quan. Kart Hinnok. Tài liệu hội thảo về Hiệp định TRIPs, Công ước Berne và Công ước Rome. Hà Nội 6/2001
6. Xem: Hội thảo Pháp - Việt: Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1999. Tr 88

7. Xem: Hội thảo Pháp - Việt. Tài liệu đã dẫn. Tr 102 – 103.

8. Xem: Intellectual Property Law. Sách đã dẫn. Tr 49

9. Xem: Intellectual Property Law. Sách đã dẫn. Tr 43

========================

THS. KIỀU THỊ THANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 12/2002

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét