Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

QUAN ĐIỂM CỦA NHẬT BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ

NGUYỄN VĂN CƯƠNG

LTS: Những quan niệm của Nhật Bản về luật dân sự được nêu ra trong bài viết này gợi mở một số những ý tởng cho thực tiễn và lý luận về luật dân sự ở nước ta hiện nay

Nhật Bản là quốc gia Châu Á sớm biết áp dụng mô hình kinh tế thị trường làm mẫu hình cho việc tổ chức và vận hành của nền kinh tế nước mình. Khi áp dụng mô hình kinh tế dựa trên thị trường, tất yếu pháp luật cũng phải được xây dựng và hoàn thiện để cho nền kinh tế nh vậy vận hành an toàn. Như một quy luật chung đối với các nước áp dụng mô hình kinh tế thị trường, trong hệ thống pháp luật Nhật Bản, pháp luật đảm bảo sự trao đổi, phân bổ các nguồn lực của xã hội thông qua các thị trường (tức là thông qua quan hệ mua bán, trao đổi) trong đó điển hình là pháp luật dân sự (sở hữu, hợp đồng) luôn được coi là bộ phận chiếm vị trí quan trọng vào bậc nhất. Sớm nhận thức được vấn đề này, ngay từ cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Dân sự của riêng mình. Kể từ thời điểm đầu tiên Bộ luật Dân sự Nhật Bản phát sinh hiệu lực (năm 1889), đã trải qua hơn 110 năm, luật dân sự của Nhật Bản đã được tôi luyện trong một nền kinh tế Nhật với bao thăng trầm, nhất là hàng loạt thay đổi có tính thần kỳ khiến cho nhiều chuẩn mực giá trị của luật dân sự đã được định hình và trở thành tài sản quý góp vào kho tàng pháp lý nhân loại. Đi kèm với quá trình đó là việc Nhật Bản xây dựng được một nền tảng lý luận về pháp luật dân sự tơng đối hoàn thiện.Trong lý luận về luật dân sự, đáng chú ý phải kể đến hai nội dung có tính mấu chốt là (1) quan niệm về tính chất của luật dân sự và (2) về vị trí của các quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật.
1. Về tính chất của luật dân sự
Do ảnh hởng của hai quốc gia có truyền thống luật dân sự thành văn tơng đối mạnh là Pháp và Đức, nguồn luật dân sự chủ yếu của Nhật Bản chính là các đạo luật thành văn, trong đó Bộ luật Dân sự là nền tảng. Trong giới lý luận và thực tiễn của Nhật Bản có quan điểm khá nhất quán coi luật dân sự là luật tư, tức là luật điều chỉnh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không bên nào được áp đặt bên nào, không bên nào được đối xử bất bình đẳng với bên nào. Với cách quan niệm nh thế, khi nói tới vai trò, chức năng của luật dân sự, giới lý luận và thực tiễn hầu nh không coi nó là công cụ thể hiện quyền lực nhà nước do Nhà nước ban hành để quản lý giao dịch, đảm bảo trật tự xã hội mà thay vào đó, luật dân sự trở thành phơng sách, là công cụ, là phơng tiện do Nhà nước cung cấp cho các bên khi các bên không có thoả thuận khác hoặc mặc dù các bên có thoả thuận cha đầy đủ, chưa chi tiết do thiếu thời gian, nguồn lực phục vụ cho việc thoả thuận. Nh vậy, luật dân sự là công cụ mà Nhà nước dùng để phục vụ người dân, giới doanh nghiệp, phục vụ sự vận hành của nền kinh tế, của xã hội. Chính vì lý do này, yếu tố tiện lợi, đảm bảo cho các bên có chỗ dựa để tin cậy, hiểu biết, tôn trọng nhau nhằm đi đến giao dịch quan hệ với nhau trở thành phơng châm chủ đạo khi xây dựng các quy phạm của luật dân sự. Cũng do nhất quán với quan điểm này, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự của Nhật Bản, các luật gia và các nhà lập pháp cố gắng loại bỏ hầu nh toàn bộ các quy phạm mang tính chất hành chính, mệnh lệnh của Nhà nước, thủ tục hành chính, thủ túc kiểm soát của Nhà nước đối với giao dịch dân sự.
Trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản, hầu nh không thấy bóng dáng của cơ quan nhà nước đối với các giao dịch dân sự. Đây là điểm rất khác biệt giữa Bộ luật Dân sự Nhật Bản và Bộ luật Dân sự Việt Nam.
2. Về vị trí của các quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật
Tầm quan trọng của vấn đề
Theo giới lý luận của Nhật Bản, việc xác định vị trí của các quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật không đơn thuần là câu chuyện của các nhà lý luận, không đơn thuần là vấn đề hàn lâm. Bởi lẽ mấu chốt của vấn đề ở đây chính là việc giải quyết mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với các đạo luật chuyên ngành (nhất là Đạo luật thương mại). Việc giải quyết thoả đáng mối quan hệ này sẽ cung cấp một cơ sở khoa học cho việc thiết kế trật tự các quy phạm trong hệ thống pháp luật, tránh được sự trùng lặp trong việc điều chỉnh, đặc biệt là sự mâu thuẫn trong bản thân hệ thống pháp luật. Cũng cần lu ý là, khi tồn tại tình trạng một quan hệ pháp luật lại bị nhiều quy phạm pháp luật có nội dung khác nhau điều chỉnh, nhất là khi chúng lại tồn tại trong nhiều quy phạm pháp luật khác nhau của cùng hệ thống pháp luật sẽ khiến cho người dân, doanh nhân hoặc các chủ thể khi tham gia quan hệ không biết phải chọn lựa và tuân theo quy định nào. Điều này sẽ khiến cho người dân, giới doanh nhân và các chủ thể khác không an tâm khi tham gia vào các giao dịch dân sự và nh thế sẽ ảnh hưởng tới sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Khi đó, luật dân sự sẽ không tạo ra được sự tiện lợi cho các bên khi tham gia giao dịch nh là mục đích cơ bản của nó cần hớng tới nữa mà luật dân sự đã tự phủ định ý nghĩa, vai trò của mình. Như đã trình bày, đây là điều mà không một người dân và giới lý luận nào của Nhật Bản mong muốn.
Nguyên tắc xác định vị trí của các quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật
Bằng kinh nghiệm lập pháp của mình trong lĩnh vực dân sự hơn 100 năm, Nhật Bản đã xây dựng và chấp nhận 3 nguyên tắc cơ bản để xác định vị trí của các quy phạm pháp luật dân sự, hay cụ thể hơn là vị trí của các đạo luật về dân sự (nhất là Bộ luật Dân sự) trong hệ thống pháp luật.
Nguyên tắc tôn trọng tầm hiệu lực pháp lý của văn bản
Điều này có nghĩa là, khi xảy ra tình trạng cùng một quan hệ dân sự, nhng lại có quy phạm của hai văn bản pháp luật trở lên điều chỉnh với nội dung khác nhau, thì quy phạm của văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ được u tiên áp dụng. Có thể nói, việc áp dụng nguyên tắc này là điều dễ hiểu bởi lẽ nếu không, hệ thống pháp luật sẽ bị phá vỡ tính thống nhất của mình và thêm vào đó, sẽ phá vỡ tính thống nhất trong quyền lực nhà nước, phá vỡ sự tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, khuyến khích sự cát cứ, phân đoạn thị trường, lãnh thổ.
Nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy phạm theo thời điểm ban hành
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là khi cùng một quan hệ được điều chỉnh bởi hai quy phạm pháp luật có nội dung khác nhau ở trong hai văn bản pháp luật có tầm hiệu lực pháp lý ngang nhau thì ưu tiên áp dụng quy phạm được ban hành sau. Một nội dung quan trọng của nguyên tắc này chính là việc cấm áp dụng hiệu lực hồi tố. Chỉ trong những trường hợp rất hãn hữu, pháp luật Nhật Bản mới thừa nhận việc áp dụng hiệu lực hồi tố bởi lẽ việc áp dụng hiệu lực hồi tố sẽ khiến cho con người phải gánh chịu cả những hậu quả pháp lý do hành vi của mình gây nên khi mà người này không thể biết được, không thể lờng được khi cân nhắc, chọn lựa cách xử sự cho mình.
Nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật chuyên ngành
Nguyên tắc này rất quan trọng và được áp dụng khi một quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi cả quy phạm của đạo luật chung và đạo luật chuyên ngành. Các quy phạm pháp luật dân sự được coi là các quy phạm của luật chung, Bộ luật Dân sự được coi là đạo luật chung, còn các quy phạm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý (các quan hệ của luật t) trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội có tính đặc thù nh thương mại, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ... được coi là các quy phạm của luật chuyên ngành. Để làm được điều này, vấn đề xác định đâu là luật chuyên ngành, đâu là luật chung trở nên rất có ý nghĩa. Pháp luật Nhật Bản coi đối tợng điều chỉnh của các đạo luật là tiêu chí để phân định một đạo luật là đạo luật chuyên ngành hay là đạo luật chung. Song về mặt kỹ thuật lập pháp, trong một đạo luật được coi là đạo luật chuyên ngành phải có một điều khoản quy định rõ ràng rằng đạo luật chuyên ngành sẽ được u tiên áp dụng so với đạo luật chung. Do Bộ luật Dân sự có đối tợng điều chỉnh là hầu hết các quan hệ lợi ích giữa các chủ thể bình đẳng nhau về địa vị pháp lý nên Bộ luật Dân sự được coi là một đạo luật chung. Các quy phạm trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy phạm pháp luật chung. Còn Đạo luật thương mại hoặc các đạo luật khác về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... chỉ điều chỉnh một bộ phận với nhiều điểm đặc thù trong hệ thống các quan hệ xã hội giữa các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý nên các đạo luật này được coi là các đạo luật chuyên ngành. Quy phạm pháp luật trong các đạo luật này được coi là các đạo luật chuyên ngành. Trong trường hợp có sự khác nhau trong việc điều chỉnh cùng một quan hệ quy phạm của các đạo luật chuyên ngành kể trên sẽ được u tiên áp dụng so với quy phạm tồn tại trong Bộ luật Dân sự.
Thứ tự ưu tiên áp dụng giữa các nguyên tắc
Khi công nhận cả ba nguyên tắc có nội dung rất khác nhau kể trên, tất yếu nảy sinh vấn đề khi có sự mâu thuẫn giữa ba nguyên tắc thì thứ tự u tiên áp dụng giữa các nguyên tắc được giải quyết như thế nào. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cũng giống nh pháp luật của hầu hết các quốc gia khác, pháp luật Nhật Bản coi nguyên tắc u tiên áp dụng quy phạm pháp luật căn cứ vào tầm hiệu lực của văn bản chứa đựng quy phạm là nguyên tắc tối cao. Đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được và không gây nhiều bàn cãi trong giới lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, đối với hai nguyên tắc còn lại, khi có sự mâu thuẫn giữa chúng thì nguyên tắc nào sẽ được u tiên áp dụng. Chẳng hạn, khi xảy ra tình trạng, quy phạm trong đạo luật chung ban hành về sau lại quy định khác đi so với quy phạm pháp luật chuyên ngành ban hành trước đó thì sự việc sẽ giải quyết nh thế nào. Với lập luận rằng, khi ban hành một đạo luật chuyên ngành, tính toán kỹ lưỡng để sản sinh ra những quy phạm phù hợp, trong khi đó, khi xây dựng các quy phạm của các đạo luật chung, công việc này sẽ ít được coi trọng hơn, vì vậy, pháp luật Nhật Bản đã chọn phơng án: mặc dù đạo luật chung được ban hành về sau có quy định khác với đạo luật chuyên ngành được ban hành trước đó, thì đạo luật chung được ban hành về sau cũng không được u tiên áp dụng so với đạo luật chuyên ngành được ban hành trước đó. Như vậy là nguyên tắc u tiên áp dụng quy phạm của đạo luật chung được xếp trên nguyên tắc u tiên áp dụng quy phạm tính theo thời điểm ban hành của nó. Như vậy, để giải quyết việc xác định vị trí của quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật (khi so sánh với quy phạm pháp luật của các đạo luật chuyên ngành pháp luật khác nh thương mại, chứng khoán, bảo hiểm...), pháp luật Nhật Bản đã áp dụng được nguyên tắc theo thứ tự u tiên như sau:
1. Ưu tiên áp dụng quy phạm tồn tại trong văn bản pháp luật có tầm hiệu lực pháp lý cao hơn
2. Ưu tiên áp dụng quy phạm tồn tại trong các đạo luật chuyên ngành so với các quy phạm tồn tại trong các đạo luật chung.
3. Ưu tiên áp dụng quy phạm ban hành sau so với quy phạm ban hành trước đó.
Trên đây là một số quan điểm về mặt lý luận và thực tiễn về luật dân sự của Nhật Bản. Có thể nói, những quan điểm kể trên gợi mở rất nhiều ý tởng cho các nhà lập pháp về dân sự của nước ta trước nhiệm vụ không ít khó khăn trước mắt đó là thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, nâng công tác pháp điển hoá pháp luật ở Việt Nam lên một tầm cao mới.
(Bài viết này có sử dụng một số tư liệu do Giáo s Morishima và Giáo s Nimi trình bày trong cuộc toạ đàm của nhóm Nghiên cứu chung Việt Nam- Nhật Bản chuẩn bị việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam ngày 4/5/2001 tại Bộ Tư pháp)./

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 06/2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét