Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Luật về đề tài “ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam".

Chuyên ngành: Luật Dân sự; Mã số: 62.38.30.01; Người hướng dẫn khoa học: l. TS. Đinh Ngọc Hiện; 2. PGS-TS. Đoàn Năng; Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Luật Hà Nội.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Là công trình khoa học đầu tiên đi chuyên sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ chế định pháp luật, cơ chế thực thi và thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam, trong nội dung của luận án đã có được một số đóng góp mới, cụ thể như:
l Nêu rõ mọi khía cạnh của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và từ việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam, chỉ rõ hiệu quả và những nguyên nhân, hạn chế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam.
2. So sánh, đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá với quy định về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong một số điều ước quốc tế và pháp luật của một số nước khác trên thế giới, từ đó chỉ rõ ''tính đầy đủ'' và ''tính hiệu quả'' của pháp luật Việt Nam và mục tiêu cụ thể cần đạt tới.
3. Xây dựng được một số khái mềm khoa học có hên quan đến ranh vực nghiên cứu như:
- Nhãn hiệu hàng hoá-đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá;
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá;
- Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá;
- Hành vi sản xuất hàng giả và hàng giả. . .
4. Nêu ra các khuyến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, tăng cường hiệu quả các hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá theo các tiêu chí ''đầy đủ'' và ''hiệu quả'' để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và kiện toàn hệ thống các cơ quan thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá. Các khuyến nghị và giải pháp bao gồm:
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá, trong đó trọng tâm là sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự năm 1995 đại Phần thứ sáu quy định về nhãn hiệu hàng hoá và ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Đây và phương hướng tổng quát, có tính chiến lược nhằm xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, toàn diện, thống nhất đồng bộ và hiệu quả theo đòi hỏi của Hiệp định TRIPS/WTO.
- Kiện toàn và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. Cần chú trọng đến việc chuyên môn hoá đội ngũ Thẩm phán Toà án và tổ chức Toà chuyên trách về sở hữu công nghiệp trong quá trình cải cách tư pháp đến năm 2010.

====================================

TÌM ĐỌC LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI/ THƯ VIỆN QUỐC GIA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét