Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU MỨC ĐỘ VÀ CÁCH THỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CƠ QUAN TỐ TỤNG GÂY RA

THS. CAO XUÂN PHONG - THS. ĐỖ THỊ NGỌC

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9/2001

*******************************

Tóm tắt:

Sau khi giới thiệu kinh nghiệm một số nước, các tác giả cho rằng mọi thiệt hại dù vật chất hay tinh thần đều phải được bồi thường. Tuy cách tính mức đền bù có khác nhau nhưng tựu trung lại, theo họ cách tính của Trung Quốc là chi tiết và rõ ràng hơn cả và có lẽ khả thi với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm cũng cho thấy bồi thường thiệt hại ở Việt Nam, nhất là bồi thường thiệt hại về tinh thần còn nhiều vớng mắc, khó thực hiện.

Phạm vi bồi thường thiệt hại, tiêu chí xác định mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là một trong những nội dung đang gây nhiều tranh cãi trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề này hiện nay ở Việt Nam được quy định về mặt nguyên tắc trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên tất cả những quy định này còn chung chung, cha thể hiện cụ thể được những nội dung quan trọng như: phạm vi oan sai phải được bồi thường, căn cứ xác định mức độ thiệt hại cũng nh mức bồi thường đối với từng loại oan sai. Các quy định về bồi thường thiệt hại trong những văn bản khác nhau còn có nhiều mâu thuẫn, không đồng bộ. Bài viết này nghiên cứu, so sánh pháp luật của một số nước về phạm vi, tiêu chí xác định mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam để phát hiện những thiếu sót, bất cập; qua đó kiến nghị những biện pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

1. Phạm vi bồi thường thiệt hại

1.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

là nước có quy định chi tiết và hoàn hảo nhất về phạm vi bồi thường thiệt hại đối với trường hợp bị oan sai do những người tiến hành tố tụng gây ra.Trước hết, Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại Trung Hoa (được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 8 thông qua ngày 12/5/1994) quy định các trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi gây thiệt hại nhưng Nhà nước không phải bồi thường. Đó là các trường hợp dưới đây:

- Công dân cố ý khai sai sự thật hoặc tạo chứng cứ giả để bị coi là có tội, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc công dân nhận tội do bị cán bộ t pháp bức cung, tra tấn lại không thuộc trường hợp Nhà nước được miễn trách nhiệm bồi thường;

- Những người bị bắt giam nhưng sau đó được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt;

- Cán bộ tư pháp gây tổn hại do phòng vệ chính đáng trong khi thực thi nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm. Hành vi xâm phạm t pháp gây thiệt hại nhưng đã xảy ra trớc khi Luật Nhà nước bồi thường có hiệu lực thi hành, nghĩa là trớc ngày 1/1/1995. Theo giải thích của Toà án nhân dân tối cao thì các trường hợp này được xử lý căn cứ vào những quy định pháp luật có hiệu lực tại từng thời điểm tính từ ngày 31/12/1994 trở về trước.  Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại quy định rất rõ phạm vi bồi thường thiệt hại và những trường hợp dù có thiệt hại nhưng nhà nước vẫn không bồi thường. Theo quy định tại Luật này và những văn bản hướng dẫn dẫn thi hành cũng nh thực tế hoạt động t pháp, bồi thường hình sự được phân biệt rõ thành các trường hợp bồi thường xâm phạm quyền nhân thân và bồi thường thiệt hại về tài sản.

a. Bồi thường hình sự xâm phạm quyền nhân thân

Phạm vi bồi thường hình sự về xâm phạm quyền nhân thân được quy định ở Điều 15 của Luật chỉ hạn

chế ở bồi thường bằng tiền đối với xâm phạm quyền tự do cá nhân và xâm phạm đến tính mạng sức khỏe. Đối với việc xâm phạm nhân phẩm thì không bồi thường bằng tiền. Bồi thường hình sự xâm phạm quyền tự do cá nhân áp dụng cho các trường hợp sau:

Thứ nhất,

Đối với trường hợp không phạm tội trên thực tế mà bị bắt giam. Sau khi áp dụng trình tự tố tụng, người bị bắt giam được chứng minh là vô tội thì trách nhiệm bồi thường hình sự do bắt giam sai đã được cấu thành. Đây là kết quả của việc quy trách nhiệm theo nguyên tắc trách nhiệm pháp lý vô điều kiện.

Thứ hai, đối với trường hợp những người bị tình nghi phạm tội, nhưng trên thực tế không phạm tội hoặc không có chứng cứ để chứng tỏ là phạm tội nghiêm trọng mà bị giam giữ sai. Người bị tình nghi phạm tội và người không bị tình nghi phạm tội bị bắt giam sai đều được hởng quyền lợi nh nhau. Trong trường hợp bắt giữ sai và giam giữ sai đều áp dụng nguyên tắc quy trách nhiệm nh nhau.

Thứ ba, đối với những trường hợp đã chấp hành hình phạt nhưng Bản án xét xử lại theo trình tự kiểm tra, giám sát, xét xử tuyên bị cáo vô tội. Bồi thường hình sự cho trường hợp này được căn cứ vào những tổn hại thực tế.

Thứ tư,trường hợp những người đã mãn hạn tù nhưng cơ quan quản lý trại giam không trả tự do mà không có lý do chính đáng.

b. Bồi thường hình sự xâm phạm quyền tài sản

Điều 16 Luật Nhà nước bồi thường quy định các trường hợp người bị hại có quyền được bồi thường là:

- áp dụng trái pháp luật các biện pháp tố tụng như: niêm phong, tịch thu, phong toả, thu giữ tài sản...;

- Xét xử lại theo trình tự kiểm tra, giám sát, xét xử là vô tội nhưng đã chấp hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản...

Để bảo đảm tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan t pháp hình sự được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản. Tuy nhiên nếu áp dụng trái pháp luật các biện pháp cưỡng chế tài sản dẫn đến tài sản của công dân, pháp nhân và các tổ chức khác bị tổn hại thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường, cụ thể là các trường hợp sau:

- Niêm phong, tịch thu, phong toả tài sản ngoài vụ án, gồm tài sản của những người ngoài vụ án và tài

sản không có liên quan đến vụ án;

- Tiếp tục niêm phong, tịch thu, phong toả, thu giữ tài sản của người bị tình nghi phạm tội nhưng đã được toà án tuyên vô tội.

- Tự ý sử dụng, tiêu huỷ hoặc không tuân thủ các quy định của Luật Tố tụng hình sự về bảo quản đối với tài sản đã niêm phong, tịch thu, phong toả. Trong trường hợp này, bị cáo sau khi được toà án tuyên vô tội sẽ có quyền đòi nhà nước bồi thường thiệt hại về tài sản.

c. Vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần

Về lý luận, các nhà nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc cho rằng đồng thời với việc bồi thường tự do cá nhân của người bị hại còn phải bồi thường cả thiệt hại tinh thần do tổn hại đến danh dự bằng một khoản \"tiền an ủi động viên\". Hướng dẫn giải quyết này có lý nhưng vẫn cha được các nhà lập pháp áp dụng. Tuy nhiên, nếu thiệt hại là thuần tuý về tinh thần thì hình thức bồi thường phổ biến là xin lỗi công khai. Ngoài ra, nguyên tắc chung của pháp luật Trung Quốc là những trường hợp nào cha được pháp luật quy định thì chắc chắn không được bồi thường.

1.2. Nhật Bản

cũng xem xét bồi thường cả những trường hợp thiệt hại về tinh thần. Điều 3 Luật Bồi thường thiệt hại của Nhật Bản quy định về những trường hợp không được bồi thường thiệt hại là:

- Người có hành vi khai báo không đúng sự thật hoặc đa ra các chứng cứ giả mạo nhằm mục đích gây khó khăn, đánh lạc hướng dẫn việc điều tra, xét xử dẫn đến bị khởi tố, bị giam giữ, bị tuyên án;

- Người được toà án tuyên \"vô tội\" đối với một hoặc một số trong những hành vi phạm tội vào cùng một thời điểm nhưng vẫn bị tuyên phạt vì các hành vi phạm tội khác.

Khoản 4, Điều 4 Luật Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự quy định: \"Khi quyết định mức bồi thường thiệt hại, toà án xem xét tính chất và thời gian người được bồi thường thiệt hại bị giam giữ; những thiệt hại về tài sản, về lợi ích kinh tế; những tổn thương về thể chất và tinh thần...\". Điều này có nghĩa là Nhật Bản chấp nhận cả bồi thường thiệt hại về nhân thân, thiệt hại về tài sản và thiệt hại về tinh thần.

1.3. Hoa Kỳ

không có văn bản pháp luật quy định về vấn đề nhà nước bồi thường. Tuy nhiên thông qua việc nghiên cứu các án lệ có thể nhận biết phạm vi bồi thường thiệt hại mà các toà án có thể tuyên. Ví dụ, vụ án Dumond kiện Conlee là bằng chứng về việc pháp luật Hoa Kỳ công nhận và bồi thường cả những thiệt hại về tinh thần gây ra cho các nạn nhân bởi hành vi của những người tiến hành tố tụng. Trong vụ kiện đó, một cảnh sát trởng đã phải bồi thường thiệt hại cho một bị cáo số tiền 150.000 USD chỉ vì hành vi gây thiệt hại thuần tuý về tinh thần cho người này.

1.4. Cộng hoà Pháp

quy định bất kỳ thiệt hại nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng đều phải được bồi thường. Như vậy có thể thấy đại đa số các nước đều quy định về trách nhiệm nhà nước bồi thường thiệt hại cả về vật chất và về tinh thần do những người tiến hành tố tụng gây ra. Về điểm này, pháp luật Việt Namcó những quy định cụ thể nh sau:

Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định: \"người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự\". Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: \"... Cơ quan đã làm oan phải khôi phục lại danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại...\".

Điều 310 Bộ luật Dân sự quy định: \"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Bồi thường về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại\". Trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được quy định cụ thể trong các điều từ 609 đến 633 của Bộ luật Dân sự.Theo các quy định pháp luật cụ thể đã dẫn trên đây thì ở Việt Nam, cũng nh tại đa số các nước nghiên cứu so sánh khác, thiệt hại về vật chất và tinh thần đều được bồi thường.

2. Tiêu chí xác định mức độ thiệt hại, mức bồi thường và cách thức bồi thường thiệt hại

Qua nghiên cứu có thể thấy thông thường tiêu chí để xác định mức bồi thường là thiệt hại thực tế; mức bồi thường ở các nước được tính khác nhau; cách thức bồi thường thiệt hại vật chất chủ yếu được tính bằng tiền, tài sản; thiệt hại về tinh thần được bồi thường bằng biện pháp khôi phục danh dự và có thể được lượng hóa thành tiền.

2.1. Tại Trung Quốc

Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại đã dành riêng Chơng 4 để quy định về cách tính bồi thường và tiêu chuẩn tính bồi thường. Chơng này quy định một hệ tiêu chuẩn để xác định mức bồi thường cho từng loại thiệt hại từ sức khoẻ, tính mạng đến tài sản mà người bị hại đã phải gánh chịu. Điều 25 Luật này quy định: \"Nhà nước bồi thường chủ yếu bằng tiền\". Tuy vậy, trong thực tiễn việc bồi thường bằng tài sản cũng là một cách thức được áp dụng. Các trường hợp bồi thường cụ thể được pháp luật Trung Quốc phân chia thành bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và bồi thường thiệt hại về quyền tự do cá nhân. Đối với mỗi loại trường hợp bồi thường lại có những quy định rất cụ thể.

a. Bồi thường do xâm phạm đến tính mạng và sức khoẻ

được chia thành bồi thường do bị tổn hại về thân thể, bồi thường do mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động và bồi thường do tử vong.

- Bồi thường do những tổn hại đến thân thể:

Điều 27, Khoản 1, Luật bồi thường quy định: \"gây tổn thương đến thân thể, phải chi trả tiền chữa bệnh và bồi thường phần thu nhập bị mất, giảm do phải nghỉ việc. Tiền bồi thường cho mỗi ngày giảm thu nhập được tính theo lương bình quân ngày của cán bộ nhà nước của năm trớc đó, mức bồi thường cao nhất không được quá 5 lần bình quân lương ngày của cán bộ nhà nước của năm trớc đó\". Mỗi khoản trên đều được quy định cụ thể trong các văn bản dẫn chiếu

khác hoặc văn bản hướng dẫn dẫn thi hành.

- Bồi thường do mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động:

"Nếu gây mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động thì phải trả tiền chữa bệnh và tiền bồi thường tàn tật. Tiền bồi thường tàn tật được xác định theo mức độ mất khả năng lao động: tiền bồi thường do mất một phần khả năng lao động tối đa không quá 10 lần lương bình quân của cán bộ nhà nước của năm trớc đó; tiền bồi thường do mất toàn bộ khả năng lao động tối đa không quá 20 lần lương bình quân cán bộ nhà nước của năm trớc đó. Đối với trường hợp mất toàn bộ khả năng lao động phải bồi thường sinh hoạt phí cho người không có khả năng lao động mà người bị hại phải nuôi dỡng\". (Điều 27, Khoản 2).

Cụ thể như sau:

Bồi thường tiền chữa bệnh:

Về nguyên tắc, khoản bồi thường này được tính theo phạm vi bồi thường tổn thương thông thường. Bồi thường tiền chữa bệnh được quy định tại Điều 27 Luật bồi thường phải được lý giải theo nghĩa rộng mới có thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Sẽ là không công bằng nếu chỉ bồi thường tiền chữa bệnh mà không bồi thường các khoản tổn thất khác do bị thương, ví dụ nh không bồi thường tổn thất do phải nghỉ việc.

Tiền bồi thường tàn tật:

Điều 27 Luật bồi thường áp dụng mức bồi thường tàn tật tối đa bằng 20 lần lương bình quân nhà nước trả cho cán bộ nhân viên vào năm trước đó.

Bồi thường sinh hoạt phí cho người bị hại gián tiếp:

Người bị hại gián tiếp là những người phải đáp ứng hai điều kiện: thứ nhất, người đó phải không có khả năng lao động; thứ hai, đó phải là người trước đó đã được người bị hại đã chết hoặc đã mất hoàn toàn khả năng lao động trực tiếp nuôi dỡng.

Điều 27 Luật bồi thường còn quy định: "Tiền sinh hoạt phí được tính căn cứ theo quy định liên quan

về trợ giúp sinh hoạt của cơ quan dân chính ở địa phơng đó. Nếu người được nuôi dỡng là vị thành niên thì được nhận sinh hoạt phí đến năm 18 tuổi, những người không có khả năng lao động khác được

nhận sinh hoạt phí cho đến lúc chết\". Hiện nay trong thực tiễn hoạt động tư pháp, việc chi trả tiền sinh hoạt phí cho người bị hại gián tiếp thường được thực hiện theo hai cách thức là: trả nhiều lần và trả toàn bộ một lần.

- Bồi thường do việc gây chết người:

Khoản này bao gồm tiền bồi thường do gây chết người, tiền tang lễ (tính gộp với nhau) và tiền bồi thường sinh hoạt phí cho người bị hại gián tiếp. Điều 27, Khoản 3 quy định: \"Nếu gây chết người thì phải bồi thường tiền gây chết người, tiền tang lễ, tổng số tiền bằng 20 lần lương bình quân nhà nước trả cho cán bộ nhân viên vào năm trớc đó. Nếu người chết khi còn sống phải có nghĩa vụ nuôi dỡng người không có khả năng lao động thì phải bồi thường sinh hoạt phí cho người không có khả năng lao động đó\". Tuy nhiên, Luật lại cha quy định cụ thể về người được lĩnh tiền bồi thường của người đã chết. Thực tế, người được lĩnh khoản bồi thường này chỉ giới hạn trong số những người được hởng thừa kế của người chết (thường là người thừa kế hàng thứ nhất, khi không có người thừa kế hàng thứ nhất mới đến người thừa kế hàng thứ hai).

+ Bồi thường do xâm phạm quyền tự do cá nhân

"Xâm phạm đến quyền tự do cá nhân thì mức tiền bồi thường hàng ngày sẽ tính theo lương bình quân ngày của cán bộ nhà nước năm trớc đó\" (Điều 26 Luật bồi thường). Theo quy định này, tiêu chuẩn bồi thường xâm hại tự do cá nhân do hành vi xâm phạm quyền t pháp được tính theo số ngày bị mất tự do. Mức bồi thường mỗi ngày bằng lương bình quân ngày của cán bộ nhà nước năm trớc đó. Ví dụ lương bình quân ngày của năm 1996 là 24,45 NDT, nếu bị bắt giam một năm thì tính là 365 ngày và được bồi thường là 8.924,25 NDT.

+ Giải quyết việc xâm hại tự do cá nhân đồng thời gây tổn hại đến danh dự của người bị hại:

Các cơ quan tư pháp và cán bộ của các cơ quan này trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng có các hành vi nh bắt người, giam người trái pháp luật, bắt giam sai, giam giữ sai, xử phạt hình sự sai... một mặt xâm phạm đến tự do cá nhân của người bị hại mặt khác xâm hại đến danh dự của người bị hại. Về vấn đề này một số học giả cho rằng đồng thời với việc bồi thường xâm phạm tự do cá nhân của người bị hại còn phải bồi thường cả thiệt hại tinh thần do tổn hại đến danh dự, tức là bồi thường \"tiền an ủi động viên\". Hướng dẫn giải quyết này có lý nhưng vẫn cha được các nhà lập pháp áp dụng. Luật Nhà nước bồi thường quy định, khi xảy ra tình trạng này, sau khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không phải bồi thường \"tiền an ủi\", mà phải khôi phục lại danh dự, phải xin lỗi người bị hại bằng các hình thức phù hợp.Dựa trên những quy định này mà toà án Trung Quốc đã có một cơ sở vững chắc trong việc xem xét giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại cụ thể của công dân.

2.2.Tương tự ở Trung Quốc, pháp luật của Pháp cũng quy định các tiêu chí để xác định thiệt hại là thiệt hại thực tế và lấy đó làm căn cứ để tính bồi thường. Khoản bồi thường này tơng ứng với những thiệt hại vật chất mà việc kết tội sai đã gây ra. Cách thức bồi thường về tinh thần danh dự cho người bị hại được quy định tại Điều 6, Khoản 8 Luật về xét lại các bản án hình sự oan sai của Pháp. Nếu người đệ đơn yêu cầu thì quyết định của Toà Phá án về việc xét lại bản án công nhận sự vô tội của người này sẽ được niêm yết tại thành phố nơi quyết định kết án đã được công bố, tại địa phơng nơi xảy ra vụ án và tại nơi thường trú của những người đệ đơn, tại nơi sinh và nơi ở cuối cùng của người đã bị kết án sai nếu nh người ấy đã chết; đồng thời quyết định cũng được công bố toàn văn trong Công báo và trong 5 tờ báo khác do toà chọn. Mọi chi phí trên do nhà nước chịu. Trong trường hợp những người không thuộc các đối tợng trên cũng có quyền lợi bị xâm hại đứng ra yêu cầu bồi thường thì khoản bồi thường được xét chỉ bao gồm những thiệt hại vật chất mà bản án sai đã gây ra cho chính người đó.

2.3. Tại Nhật Bản, Luật Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cũng quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại tại Điều 4. Tuy nhiên Luật này lại ấn định mức bồi thường tối đa cho từng loại oan sai cụ thể là từ 1000 đến 9400 yên/ngày đối với việc bồi thường do bị bắt hoặc giam giữ oan sai, 25 triệu yên cho trường hợp tử hình sai (tài sản của người đã bị tử hình sẽ được bồi thường theo quy định chung). Khi quyết định mức bồi thường, toà án sẽ xem xét tính chất và thời gian người được bồi thường bị giam giữ, những thiệt hại về tài sản, những tổn thương về thể chất và tinh thần cũng nh những nguyên nhân để

xảy ra thiệt hại.Đối với những trường hợp đã áp dụng các biện pháp phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, người bị hại sẽ được

bồi thường tơng đương với khoản tiền đã bị phạt hoặc tơng đương với thời giá của số tài sản đã bị tịch thu và thanh lý cộng thêm 5% cho mỗi năm kể từ thời gian áp dụng hình phạt tới thời gian thực hiện bồi thường.

2.4. Nếu luật pháp các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp lấy thiệt hại thực tế của người bị hại làm căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại thì số tiền bồi thường thiệt hại ở Hoa Kỳ thường cao hơn nhiều so với thiệt hại thực tế. Chẳng hạn một người bị mất 20% sức lao động thì số tiền có thể xét được bồi thường sẽ được tính nh sau: toàn bộ chi phí cho việc chữa bệnh (thường tính theo giá của các công ty bảo hiểm), 20% thu nhập bình thường của người đó từ thời điểm bị mất sức lao động cho tới tuổi về hưu, có tính đến các thời điểm được nâng lương đối với một người lao động bình thường, tính cả đến trợt giá, lạm phát, v.v, các mất mát về tinh thần có liên quan; và toàn bộ số chi phí thực tế đó có thể được nhân lên nhiều lần để \"cảnh cáo\" cơ quan/người vi phạm. Tuy nhiên cách tính trên mới chỉ mang tính định tính, về mặt định lượng, Hoa Kỳ không có quy định cụ thể nào. Điều này làm cho số tiền bồi thường trong mỗi vụ án gần nh hoàn toàn không giống nhau, nhất là các vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần.

2.5.Theo quy định pháp luật của Australia, khi tính toán khoản bồi thường thì Dự thẩm viên sẽ căn cứ vào sự thiệt hại về vật chất và tinh thần. Về vật chất thì phải tính xem số tiền cụ thể nạn nhân có quyền được hởng là bao nhiêu nh thiệt hại về tài sản theo trách nhiệm trong vụ án dân sự, thu nhập bị mất trong thời gian phải gánh chịu những hậu quả nh bị thương phải vào viện, viện phí v.v... và cả những tổn hại về mặt tinh thần, danh dự. Tổng mức thiệt hại được bồi thường không quá 50.000 AUD. Mức tối đa này áp dụng cho cả 3 loại: người bị tổn hại về thể xác, tinh thần; người có tài sản bị thu giữ, tiêu huỷ; người bị chết.

2.6. Tại Thụy Điển, cơ sở để tính bồi thường là thu nhập hàng ngày, tiền lương tháng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí khác nh chi phí cho việc trông nom nuôi dạy con cái, các khoản viện phí... Việc bồi thường danh dự không đặt ra một cách độc lập mà kết hợp với việc tính toán thiệt hại vật chất với mức cao hơn mức thông thường. Mức bồi thường trung bình ít nhất không dưới 15.000 Crown/1 tháng (tiền Thụy Điển). Thực tế trong vụ ám sát Cố Thủ tớng Ô-lốp Pan-mơ năm 1986, người bị nghi và bị giam oan 10 tháng đã được bồi thường 300.000 Crown (tương đương với 45.000 USD). Trong một vụ khác, một người bị xét xử oan về tội hiếp dâm đã ở tù 2 năm 4 tháng và sau đó được bồi thường 450.000 Crown (tơng đương với 70.000 USD). Năm 1995 tính tới thời điểm tháng 11 thì Nhà nước đã chi ra 12 triệu Crown để giải quyết 800 trường hợp đề nghị bồi thường.

Việt Nam, nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời được quy định tại Điều 610 của Bộ luật Dân sự, theo đó các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phơng thức bồi thường... Tuy nhiên trên thực tiễn việc thi hành và áp dụng các quy định này thì lại gặp rất nhiều vướng mắc và mâu thuẫn nhau. Nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta cha có quy định cụ thể về các loại oan sai trong tố tụng hình sự cũng nh cha có căn cứ để xác định khi một người bị oan sai. Bộ luật Dân sự quy định các khoản thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm nhưng vẫn cha đầy đủ nh pháp luật của Trung Quốc. Vì thế thực tiễn giải quyết việc bồi thường thiệt hại của các tòa án gặp rất nhiều khó khăn khi xác định mức thiệt hại và đối tợng được bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, quy định về vấn đề mức bồi thường thiệt hại tinh thần cũng rất khó thực hiện. Tại các Điều 612- 616 của Bộ luật Dân sự có quy định là tòa án tùy từng trường hợp cụ thể có thể quyết định bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Quy định mang tính chất tùy nghi này mặc dù đã được áp dụng trên thực tế nhưng cha có chuẩn mực thống nhất. Điều này dẫn đến một thực tế là các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần phải xem xét giải quyết ngày một nhiều nhưng tòa án địa phơng rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, nh đã đề cập ở trên, pháp luật của nước ta còn cha có quy định cụ thể về căn cứ xác định mức độ thiệt hại và mức bồi thường đối với từng loại oan sai. Theo quy định của Điều 5, Nghị định 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi th-

ờng thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thì nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường và mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại ở đây được tính trên cơ sở thiệt hại thực tế. Tuy nhiên bồi thường thiệt hại trong những trường hợp bị oan sai có những đặc thù so với bồi thường thiệt hại dân sự bình thường. Hơn nữa các quy định về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự vẫn cha có hướng dẫn dẫn áp dụng cụ thể. Điểm 3 của Thông t số 54/1998-TT-TCCP ngày 4/6/1998 hướng dẫn dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 47/CP quy định: Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại xem

xét đánh giá mức độ thiệt hại, xác định trách nhiệm dân sự của các bên để kiến nghị Thủ trởng cơ quan quyết định mức và phơng thức bồi thường thiệt hại. Nh vậy các quy định này vẫn cha đa ra được mức hay tiêu chí cụ thể, thống nhất cho các trường hợp bồi thường thiệt hại do oan sai. Vì thế thực tế công tác giải quyết bồi thường thiệt hại cho các trường hợp oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra còn cha có cách thức thống nhất, gây nhiều tranh cãi. Mức bồi thường chủ yếu phụ thuộc vào sự tự nguyện của các cơ quan có thẩm quyền. Báo Pháp luật số 92 ra ngày 27/5/2001 đa tin về một số vụ

kiện đòi bồi thường thiệt hại danh dự dới tiêu đề: định giá danh dự nh thế nào . Theo nội dung của bài báo này thì vấn đề bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm mỗi nơi mỗi khác. Yêu cầu bồi thường có vụ lên tới hàng trăm triệu đồng. Cùng là một hành vi nhưng có tòa quyết định mức bồi thường 1 triệu đồng, có tòa lại quyết định mức bồi thường 5 triệu. Mức bồi thường thiệt hại tinh thần có khi lên tới 5.000 USD. Hiện nay, theo tinh thần của Công văn số 16 của Tòa án nhân dân tối cao ra ngày 9/2/1999 thì \"đây là một vấn đề khó do mỗi vụ việc có đặc thù riêng. Vì thế tùy từng vụ việc cụ thể, tòa án quyết định mức bồi thường sao cho phù hợp, thỏa đáng. Trớc mắt, khi gặp các yêu cầu này, tòa án cần giải thích tạo điều kiện cho các bên đương sự thương lượng với nhau để họ có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần và theo dõi thái độ của các bên trong quá trình thương lượng để khi họ không tự thỏa thuận được với nhau thì căn cứ từng trường hợp cụ thể xem xét đến điều kiện, hoàn cảnh kinh tế cụ thể của bên phải bồi thường đồng thời xem xét yêu cầu của người bị thiệt hại hay của thân nhân người bị thiệt hại mà quyết định\". Tuy nhiên quy định này có lẽ cũng cha khắc phục được hết những điều bất cập nh đã nói trên đây.

Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc tham khảo kinh nghiệm của các nước và hoàn thiện các chính sách pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại nói chung cũng nh thiệt hại do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

3. Một số đề xuất

Có thể thấy rõ rằng nguyên tắc chung được nhiều nước áp dụng là mọi thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều được bồi thường. Tuy cách tính mức đền bù có khác nhau nhưng tựu trung lại, cách tính theo thiệt hại thực tế và theo lương ngày công của Trung Quốc là chi tiết và rõ ràng hơn cả. Cách tính thiệt hại và đền bù nh vậy có lẽ cũng khả thi đối với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay.Theo chúng tôi, cần mở rộng phạm vi bồi thường: pháp luật không chỉ quy định vấn đề phục hồi danh dự mà còn phải quy định cụ thể vấn đề

bồi thường thiệt hại về tinh thần, bao gồm cả những tổn hại, mất mát, đổ vỡ đau đớn trong tình cảm, trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội mà người bị oan sai phải gánh chịu không chỉ trong thời gian bị giam giữ, bị tù mà nhiều khi còn để lại hậu quả rất lâu dài, không có bản án minh oan nào có thể khắc phục được. Việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại tinh thần nh đã nói trên đây vào trường hợp bồi thường thiệt hại do bị oan sai là hoàn toàn phù hợp, cần thiết, làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà hơn với pháp luật của cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm của Pháp về trách nhiệm và cách thức của nhà nước khôi phục danh dự, uy tín cho người bị oan sai nh đăng tải công khai bằng nhiều phơng tiện thông tin về sự oan sai, việc bồi thường thiệt hại vì oan sai và phục hồi các quyền lợi về chính trị đối với người đó là các quy định có khả năng khả thi ở Việt Nam. Việc lượng hoá thành tiền \"khoản bù đắp tổn hại về tinh thần\" theo

Bộ luật Dân sự cần được khẳng định nh một biện pháp bắt buộc phải tính đến đối với người bị oan sai trong tố tụng hình sự. Cách thức xác định \"khoản bù đắp tổn hại về tinh thần\" này cần thống nhất về nguyên tắc với hướng dẫn dẫn chung thực hiện Bộ luật Dân sự nhưng có tính đến đặc thù, tính chất nghiêm trọng của những tổn hại tinh thần do bị bắt giữ, tạm giam, tù oan sai theo tinh thần nh Hồ Chủ tịch đã từng nhắc lại trong Nhật ký trong tù: \"Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại\".

Về tiêu chí xác định thiệt hại

: Bồi thường thiệt hại do bị oan sai là một trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, về cơ bản, các tiêu chí xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm tại các điều từ 612 đến 616 của Bộ luật Dân sự phải được áp dụng và cụ thể hoá trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do oan sai.

Về mức và cách thức bồi thường thiệt hại

: Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bồi thường thiệt hại thực tế mà hầu hết các nước đều áp dụng (trừ Hoa Kỳ trong một số trường hợp bồi thường ở mức cao hơn thiệt hại thực tế nhằm mục đích cảnh cáo người gây thiệt hại).Về mức bồi thường đối với các loại thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, cho đối tợng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp thì kinh nghiệm của Trung Quốc khá phù hợp với Việt Nam. Trong điều kiện giá cả,

sinh hoạt phí không ổn định, Nhà nước lại cha có biện pháp hữu hiệu để xác định chính xác thu nhập thực tế của người dân thì việc quy định mức bồi thường bằng những giá trị cụ thể (nh cách làm của các nước phát triển Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Australia) là cha phù hợp đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả cách quy định về mức lương bình quân/tháng của năm trớc nh Trung Quốc đang thực hiện cũng đã khó áp dụng một cách toàn diện đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chẳng hạn trong trường hợp người bị thiệt hại không phải là người hởng lương nhà nước hoặc người có thu nhập ổn định. Theo chúng tôi, trong những trường hợp đó, cần xác định mức bồi thường là mức thu nhập bình quân của người dân tại địa phơng đó tính theo thống kê kinh tế- xã hội của năm trớc đó. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có một hệ thống thống kê công khai với các tiêu chí và biện pháp thống kê khoa học mà Việt Nam còn cần phải phấn đấu./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét