Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

luận án "Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" của NCS Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 62 38 50 01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Kim Phụng
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Công Trứ; 2. PGS.TS. Đào Thị Hằng
Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Luật Hà Nội
(Hội đồng chấm luận án theo QĐ số 5229/QĐ-BGDĐT ngày 20/9/2006)

Luận án đã phân tích và chỉ ra những nội dung còn bất cập trong Luật lao động Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện: một số quy định còn quá chi tiết, chưa hợp lý, bảo vệ người lao động chưa linh hoạt; biện pháp bảo vệ chưa hiệu quả nên họ còn bị vi phạm quyền lợi. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ người lao động cần hoàn thiện với những nội dung cụ thể sau:

- Linh hoạt hóa các quy định về bảo vệ việc làm, thừa nhận quyền điều chuyển lao động trong các công việc tương đương, việc ưu tiên lao động nữ, lao động tàn tật phải đồng bộ với ưu đãi doanh nghiệp, bỏ sự phân biệt đối xử với người lao động theo thời hạn hợp đồng;

- Bổ sung quy định về lương tối thiểu theo vùng, theo ngày, giờ và thống nhất việc điều chỉnh tiền lương trong các thành phần kinh tế; quy định về quỹ quốc gia để điều trị, bồi thường tai nạn nghề nghiệp cho người lao động; quy định người sử dụng lao động phải bồi thường vật chất nếu vi phạm quyền nhân thân của người lao động, quy định đóng và hưởng bảo hiểm xã hội trên lương thực tế của người lao động;

- Cần chuyên trách hóa cán bộ công đoàn, hướng dẫn việc triển khai ký kết thỏa ước ngành, đơn giản hóa thủ tục đình công và bỏ giới hạn về người lãnh đạo đình công, thừa nhận án lệ trong xét xử, nâng cao mức xử phạt vi phạm căn cứ vào mức được lợi do vi phạm và sự tái phạm... Đồng thời, quy định thành lập Hội đồng ba bên quốc gia và thay đổi Điều 12, Bộ Luật lao động thành quy định chung về cơ chế ba bên để có cơ sở bảo vệ người lao động ngay từ khâu hoạch định chính sách...

  Kết quả nghiên cứu luận án có khả năng ứng dụng cho việc soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (2006), có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy và trong công tác bảo vệ người lao động.

====================================

TÌM ĐỌC LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI/ THƯ VIỆN QUỐC GIA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét