Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2007

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Lê Minh Hùng

ThS Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ luật Dân sự (1995) là văn bản pháp lý đầu tiên thừa nhận địa vị pháp lý của hộ gia đình. Thực tế gần mời năm áp dụng cho thấy, nhiều quy định về hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Tác giả phân tích bất cập đưa ra một số ý kiến đóng góp vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

* Những bất cập

1) Điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) và Điều 107 của Dự thảo quy định:

Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ đó”.

Theo quy định này, hộ gia đình có thể được hình thành bằng một nhóm người nếu thỏa mãn hai tiêu chí: có tài sản chung và làm kinh tế chung trong các lĩnh vực được liệt kê. Nếu nh vậy, bất kỳ những ai có chung tài sản và làm kinh tế chung trong các lĩnh vực mà luật quy định cũng đều có thể được coi là hộ gia đình, cho dù giữa họ không có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng... Ví dụ, hai người bạn thân có chung một chiếc máy cày để làm đất trong nông nghiệp cũng có thể được coi là hộ gia đình, nhng thực tế pháp luật lại không thừa nhận đây là hộ gia đình mà chỉ coi đây là sở chung của các cá nhân.

2) Theo Điều luật vừa dẫn ở trên, hộ gia đình chỉ có thể tham gia vào quan hệ dân sự trong các lĩnh vực được liệt kê. Điều đó không những làm kém đi tính hấp dẫn của loại hình chủ thể này đối với các thành phần kinh tế khác trong xã hội, mà còn không phản ánh được đầy đủ hoạt động kinh tế của các hộ gia đình. Trên thực tế, một hộ gia đình không chỉ tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực nông, lâm, ng nghiệp..., mà còn tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh, thơng mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kể cả các quan hệ pháp luật phái sinh từ các hoạt động đó. Ví dụ: mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, thuê mớn mặt bằng, sử dụng các dịch vụ kinh tế xã hội, vay vốn ngân hàng để sản xuất, ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa làm ra, thuê nhân công... Sự hạn chế năng lực làm cho tư cách pháp lý của hộ gia đình so với các chủ thể độc lập khác trở nên bất bình đẳng, họ không được quyền lựa chọn các quan hệ pháp luật dân sự để tham gia. Do đó, không khuyến khích được các cá nhân lập ra nhiều hộ gia đình hoặc tự thừa nhận mình là hộ gia đình, bởi nh vậy cũng có nghĩa là họ tự “trói chân” mình, tự đặt mình vào một quy chế chủ thể bất lợi.

3) Đối với cá nhân và pháp nhân, thời

điểm phát sinh, thời điểm chấm dứt t cách chủ thể được quy định rất minh bạch, rõ ràng, nhng suy từ các quy định nêu trên về hộ gia

đình thì thời điểm ra đời và chấm dứt t cách chủ thể hộ gia đình đơn giản phụ thuộc vào việc tham gia hoặc không tham gia vào một quan hệ dân sự. Nh vậy, hộ gia đình là một tổ chức tự phát, tự sinh rồi tự diệt; pháp luật cha có căn cứ quy định sự khai sinh hoặc chấm dứt t cách chủ thể của hộ gia đình. Bất cập này khiến cho các bên liên quan không thể trù tính được thời điểm chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình, bản thân các thành viên của hộ cũng không thể biết rõ thời điểm tồn tại và chấm dứt hộ gia đình. Ví dụ, khi những người trong hộ hùn vốn để đóng một chiếc thuyền đánh cá chung, họ là hộ gia đình. Đến khi họ dùng chiếc thuyền đó thế chấp để vay vốn ngân hàng, họ lại thành một hộ gia đình khác trong quan hệ vay vốn, lúc trả hết vốn thì chấm dứt t cách hộ gia đình. Nh vậy, t cách chủ thể của hộ sẽ luôn thay đổi và không ổn định. Do đó, việc quy định căn cứ phát sinh năng lực chủ thể của hộ gia đình là hết sức cần thiết.

Hộ gia đình chấm dứt trong các trường hợp như tài sản chung không còn, hoặc các thành viên trong hộ đều đã chết, hoặc ly hôn, tách hộ để ra sống riêng, hoặc các thành viên thỏa thuận chấm dứt hoạt động của hộ gia đình… Vì thế, cùng với việc quy định về các sự kiện pháp lý làm phát sinh năng lực chủ thể của hộ, Dự thảo cần bổ sung quy định về các sự kiện pháp lý làm chấm dứt t cách chủ thể của hộ gia đình.

4) BLDS và Dự thảo không quy định về các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt tư cách của các thành viên trong hộ gia đình dẫn đến nhiều trường hợp, các thành viên không thể biết được mình có phải là thành viên của hộ gia đình hay không? Khi có sự tranh chấp trong hộ gia đình, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng khó có cơ sở pháp lý để buộc một người phải chịu trách nhiệm pháp lý với tư cách là thành viên của hộ về các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình.

5) Điều 117 BLDS và Điều 108 của Dự thảo cho phép suy đoán rằng, người cha thành niên cũng có thể được tham gia vào hoạt động kinh tế chung với hộ. Điều này dẫn đến hậu quả, những người cha thành niên sẽ không thể biểu lộ được ý chí trong việc tham gia hoặc rút ra khỏi hộ gia đình hay trong các trường hợp có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Đối với trường hợp quan hệ giữa những người trong hộ gia đình là quan hệ làm ăn kinh tế đơn thuần chứ không phải là quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng... thì ai sẽ đại diện cho người cha thành niên trong mối quan hệ với các thành viên khác của hộ, nếu có sự tranh chấp về vấn đề này thì căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để giải quyết?

Khác với việc giao dịch với một cá nhân hoặc với một nhóm các đồng sở hữu chủ tài sản chung, việc giao dịch với hộ gia đình không thể tiến hành cùng một lúc với tất cả các thành viên mà phải thông qua chủ hộ người đại diện hợp pháp của hộ. Chủ hộ gia đình là người có vai trò quan trọng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ, nhân danh cho tất cả các thành viên để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ… Do vậy, việc chỉ định chủ hộ phải được pháp luật xác định một cách rõ ràng và minh bạch. BLDS mới chỉ quy định chủ hộ gia đình là người thành niên, nhng cha chỉ rõ đích danh ai là chủ hộ và cũng không có quy định nào liên quan đến việc thay đổi, chấm dứt t cách của chủ hộ gia đình. Điều này dễ làm cho đối tác của hộ gia đình cũng nh những người trong hộ khó nhận biết được cụ thể thời gian một người có còn hay không còn tư cách chủ hộ.

6. Khoản 2, Điều 126 BLDS quy định, tổ hợp tác chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của tổ, nếu tài sản chung không đủ để trả nợ chung, tổ viên chịu trách nhiệm liên đới theo phần tơng ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình, thì khoản 2, Điều 119 BLDS quy định hộ gia đình chịu trách nhiệm liên đới vô hạn (không chia theo phần khi thực hiện nghĩa vụ) đối với món nợ chung của hộ. Quy định này đã dẫn đến hậu quả, bất kỳ ai trong hộ có khả năng kinh tế mà bị kiện đòi thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của hộ thì phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật, nhng không thể kiện lại các thành viên khác hoàn trả phần tài sản mà họ đã được trả thay.

Đây là quy định không hợp lý, vì giữa những thành viên cũng có thể không có quan hệ thân thích với nhau, không thể buộc họ phải trả nợ thay cho cả hộ.

* Kiến nghị Không sửa đổi quy định về địa vị pháp lý của hộ gia đình

Hộ gia đình không phải là một pháp nhân và tuy hộ gia đình là một cộng đồng người có tài sản chung và làm kinh tế chung, nhng hoàn toàn khác với pháp nhân. Xét về phương diện quyền sở hữu tài sản thì chúng có sự khác biệt cơ bản: sở hữu của hộ gia đình là cộng đồng sở hữu, tức nhiều người cùng thực hiện quyền làm chủ của mình trên khối tài sản chung của hộ, trong khi, sở hữu của pháp nhân là loại sở hữu một chủ, tức pháp nhân là chủ sở hữu duy nhất đối với tài sản của pháp nhân (các thành viên không phải là đồng sở hữu chủ đối với tài sản của pháp nhân, mà chỉ là đồng sở hữu chủ đối với phần vốn góp vào pháp nhân tơng ứng với giá trị phần vốn góp của mỗi người). Hệ quả của việc thực hiện quyền sở hữu trên tài sản chung của hộ là, tài sản của hộ gia đình không có sự tách bạch với tài sản riêng của từng thành viên trong hộ; trong khi đó, tài sản của pháp nhân hoàn toàn tách bạch và

độc lập với phần tài sản riêng còn lại trong sản nghiệp của từng thành viên. Hộ gia đình và từng thành viên của hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình, trong khi pháp nhân và thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vì vậy, theo chúng tôi, Dự thảo nên tiếp tục giữ lại các quy định về t cách chủ thể của hộ gia đình.

* Hộ gia đình có tư cách pháp lý độc lập, thường xuyên và không bị phân biệt đối xử

Chúng tôi cho rằng, không nên hạn chế quyền được tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật của hộ gia đình. Tuy luật quy định, hộ gia đình chỉ được tham gia vào lĩnh vực đã được xác định, nhng luật không thể ngăn được chủ thể hộ gia đình tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Ví dụ, một hộ gia đình làm nông nghiệp, ngoài việc họ trực tiếp tham gia vào các quan hệ đã được giới hạn, hộ còn tham gia vào các quan hệ phái sinh như quan hệ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ; hộ gia đình tham gia vào các quan hệ liên quan đến thuê mớn nhân công, làm đất, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các dịch vụ… phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ.

Như vậy, không nên hạn chế quyền tham gia quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình, nếu thừa nhận tư cách đầy đủ của hộ gia đình sẽ tạo ra một sức bật mới để vực dậy kinh tế hộ, khuyến khích hộ gia đình phát triển, góp phần huy động các nguồn lực phát triển xã hội.

* Điều kiện cụ thể để công nhận một nhóm người làm kinh tế chung là hộ gia đình

Để nhận diện đúng đắn tư cách pháp lý của hộ gia đình, Dự thảo cần phải xác định một cách cụ thể và rõ ràng hơn về tiêu chí để một nhóm người có tài sản chung, cùng nhau làm kinh tế trong các lĩnh vực trên trở thành một hộ gia đình.

Theo chúng tôi, các tiêu chí đó bao gồm: số lượng thành viên (từ hai người trở lên, gồm

những người thành niên hoặc cha thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia lao động sản xuất, trừ thành viên của hộ gia đình được cấp đất nông nghiệp, đất ở, đất lâm nghiệp), có tài sản chung và thỏa thuận bằng văn bản về việc cùng nhau sử dụng tài sản chung đó để làm kinh tế chung trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đời sống xã hội mà cha đủ điều kiện để được công nhận là một pháp nhân.

* Quy định về cơ chế thành viên

Dự thảo cần quy định rõ điều kiện để một cá nhân có thể trở thành thành viên của hộ gia đình, cơ chế tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ với tư cách là một thành viên; khi nào thì chấm dứt tư cách thành viên, việc rút khỏi hộ gia đình và quyền yêu cầu thanh toán phần tài sản đóng góp, việc thừa kế các quyền của thành viên khi một trong số các thành viên chết…

Theo chúng tôi, tham gia vào hộ gia đình phải là người thành niên hoặc người cha thành niên đủ 15 tuổi đến dới 18 tuổi và có hoạt động lao động sản xuất liên quan đến công việc của hộ; trong trường hợp không phải là hộ gia đình được thừa nhận bởi quy định của pháp luật (hộ trồng rừng, làm muối, hộ được cấp quyền sử dụng đất chung…) việc đóng góp tài sản cá nhân để tham gia vào hoạt động kinh tế chung trong một hộ gia đình phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Dự thảo cũng cần phải làm rõ các căn cứ chấm dứt t cách thành viên của hộ nh: chết, mất năng lực hành vi mà người đại diện không đồng ý tiếp tục tham gia (đối với người cha thành niên), ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng, kết hôn và xin tách hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…

* Cách thức cử người đại diện

Về cách thức cử người đại diện của hộ gia đình, chúng tôi nhất trí với phơng án hai trong Dự thảo, cho phép những thành viên trong hộ cử ra người đại diện cho hộ với những điều kiện rõ ràng về năng lực chủ thể (người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ), về hình thức, thủ tục (bằng văn bản, được sự đồng ý của tất cả các thành viên). Văn bản thỏa thuận cử đại diện cho hộ là một bằng chứng quan trọng để người người đại diện chứng thực t cách đại diện hợp pháp của mình, bằng chứng về nhiệm vụ và trách nhiệm của chủ hộ đối với hộ và bằng chứng để đối tác chấp nhận t cách đại diện của chủ hộ, cũng nh tạo cơ sở pháp lý cho đối tác trong việc yêu cầu hộ gia đình gánh chịu các trách nhiệm phát sinh từ hành vi của người đại diện khi người này xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh cho hộ.

Tuy nhiên, ngoài việc cử người đại diện theo thủ tục dân sự nêu trên, Dự thảo cần xem xét đến hai vấn đề khác:

Thứ nhất, nếu chủ hộ gia đình được xác định thông qua một quyết định hành chính, việc cử người đại diện cho hộ gia đình không cần phải đặt ra. Vì vậy, khoản 1, Điều 108 của Dự thảo cần bổ sung như sau:

“Đối với các hộ gia đình được cấp quyền sử dụng đất, thì chủ hộ được xác định trong giấy chứng nhận quyền dụng đất do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền cấp cho hộ gia đình”.

Thứ hai, cần phải bổ sung các quy định liên quan đến việc thay đổi chủ hộ khi họ không thể thực hiện được quyền đại diện trong các trường hợp nh: mất năng lực hành vi, chết, bị phạt tù giam…, do đó, cần bổ sung khoản 4, Điều 108 của Dự thảo như sau:

“4. Khi chủ hộ chết hoặc không đủ điều kiện làm người đại diện cho hộ thì các thành viên thỏa thuận cử người khác đủ điều kiện làm người đại diện hợp pháp cho hộ theo thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đại diện cho hộ gia đình có quyền sử dụng đất thì việc thay đổi chủ hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai”.

* Căn cứ phát sinh và chấm dứt t cách chủ thể của hộ gia đình

Để xác lập tư cách pháp lý của hộ gia đình, cần phải ghi nhận các sự kiện pháp lý làm phát sinh năng lực chủ thể của hộ gia đình. Theo chúng tôi, một hộ gia đình được coi là có năng lực chủ thể kể từ khi có một trong những căn cứ sau:

- Thỏa thuận cùng nhau góp vốn để làm kinh tế hộ gia đình.

- Những người có tài sản chung cùng nhất trí đa tài sản chung vào khai thác, sử dụng với mục đích làm kinh tế hộ gia đình.

- Được nhà nước giao đất, giao rừng, giao mặt nước… để làm kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo quy định của pháp luật (Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng…).

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh tư cách chủ thể của hộ gia đình là từ khi đã đăng ký hoạt động tại UBND cấp xã, phường; hoặc từ khi quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao đất, giao rừng… có hiệu lực pháp luật.

Mặt khác, để xác định thời hạn hoạt động, trách nhiệm của hộ gia đình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, Dự thảo cũng cần xác định các căn cứ làm chấm dứt tư cách của hộ gia đình, theo chúng tôi, hộ gia đình sẽ chấm dứt tư cách chủ thể khi có các căn cứ sau:

- Hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn làm kinh tế hộ.

- Không còn thành viên (chết, ly hôn, kết hôn và tách hộ…) hoặc các thành viên không có đủ năng lực để tham gia vào việc làm kinh tế hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Luật Đất đai quy định về “Hộ gia đình độc thân”).

- Do các thành viên thỏa thuận.

- Tài sản chung của hộ không còn (do bị hủy hoại, phá sản, bị nhà nước thu hồi hay tịch thu…).

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định (chuyển đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ của hộ…).

* Xác định một cách hợp lý hơn các quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong hộ gia đình, khoản 2, Điều 111 của Dự thảo nên sửa đổi, bổ sung như sau:

“Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

Thành viên đã thực hiện thay phần nghĩa vụ tài sản cho các thành viên khác có quyền yêu cầu người được thực hiện nghĩa vụ thay hoàn lại phần đã được thực hiện thay theo quy định của pháp luật”.

Hộ gia đình là một chủ thể khá năng động, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nớc nhà, thiết nghĩ, chúng ta cần phải có các các quy định ưu đãi, có tính khuyến khích hay ít ra cũng quy định cho nó có địa vị pháp lý ngang bằng với các chủ thể khác của luật dân sự; đồng thời, cũng cần đảm bảo sự nhất quán trong cả hệ thống pháp luật, sao cho chỉ có một loại hình hộ gia đình chung nhất trong các quan hệ pháp luật, chứ không phải mỗi ngành luật có một loại gia đình riêng như hiện nay.

Thừa nhận tư cách chủ thể đầy đủ của hộ gia đình không chỉ là một sự thành công về mặt lập pháp, mà còn tạo ra sức bật mới cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Thừa nhận tư cách pháp lý của hộ gia đình sẽ góp phần thực hiện đờng lối kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong việc khuyến khích phát huy mọi nguồn lực của xã hội để phát triển đất nước./.

****************************

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét