Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thanh Tâm về đề tài "Quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn"

Mã số : 62 38 50 01;
Chuyên ngành : Luật kinh tế;
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hồng Hạnh;
Cơ sở đào tạo: Đại học Luật Hà Nội;

Những kết luận mới của luận án:

1. Sau khi nghiên cứu, NCS nhận thấy pháp luật hiện hành về quyền sở hữu công nghiệp( QSHCN) dưới góc độ thương mại ở Việt có những điểm bất cập mà chưa có công trình nào được công bố đề cập.

·Các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp(SHCN) chủ yếu tiếp cận QSHCN ở góc độ dân sự. Chính điều này đã hạn chế không nhỏ đến việc bảo hộ, sử dụng, chuyển giao QSHCN ở nước ta trong hoạt động thương mại.

·Các đối tượng SHCN là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, song các quy định pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong lĩnh vực này mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đồng bộ, thiêú tínhliên thông, đã ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích thương mại của các chủ thể QSHCN.

2. Pháp luật về SHCN dưới góc độ thương mại cần được hoàn thiện với nội dung mới, cụ thể như sau:

·Pháp luật quy định cụ thể về: góp vốn bằng QSHCN trong các dự án đầu tư, điều chỉnh có sự phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng SHCN; điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng chuyển giao QSHCN trong trường hợp bên giao bị phá sản.

·Ban hành các quy điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể liên quan đến việc sử dụng trái phép các đối tượng SHCN để duy trì lợi thế cạnh tranh, tiến hành cạnh tranh không lành mạnh; quy định về nhập khẩu song song, về giải quyết tranh chấp tên miền trên Internet.

3. Những kết luận mới trong luận án của NCS như: thuộc tính thương mại của các đối tượng SHCN, góp vốn bằng giá trị QSHCN, chế độ pháp lý của các loại hợp đồng chuyển giao công nghệ, có khả năng ứng dụng hiệu quả cho việc xây dựng Luật sở hữư trí tuệ, Luật Doanh nghiệp dự kiến sữ được Quốc hội thông qua cuối năm 2005 và Luật chuyển giao công nghệ sẽ được thông qua năm 2006.

4.Những vấn đề cấn tiếp tục nghiên cứu: Xây dựng luật về thị trường khoa học và công nghệ; Xây dựng và hoàn thiện các quy định về SHCN với tự do hóa thương mại.

============================================

TÌM ĐỌC TRÊN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI/ THƯ VIỆN QUỐC GIA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét