Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs – WTO

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hồng Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu
Email: minh@ciem.org.vn

Mục tiêu của Đề tài "So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs-WTO" nhằm tập trung đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về SHTT hiện hành của Việt Nam, đối chiếu với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs; từ đó nêu ra một số bất cập trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống pháp luật về quyền SHTT và đề xuất một số định hướng giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý thuyết về quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường và trong khuôn khổ điều tiết của WTO. Chương này trình bày một số khái niệm và lý luận về quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường; Nêu những vấn đề về quyền SHTT trong phạm vi các công ước quốc tế và trong Hiệp định TRIPs cùng những thách thức mà các nước đang phát triển phải đương đầu khi thực hiện Hiệp định. Phần cuối nêu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực thi Hiệp định TRIPs và một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Chương II: Thực trạng hệ thống luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Tập trung phân tích quá trình đổi mới hệ thống luật pháp nhằm phù hợp với Hiệp định TRIPs về hai khía cạnh: ban hành luật và cưỡng chế thi hành; Nêu ra một số bất cập trong việc ban hành và thực hiện các quy định về quyền SHTT so sánh với Hiệp định TRIPs và phân tích nguyên nhân.

Chương III: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ theo hướng hội nhập quốc tế. Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế cũng như phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam so sánh với Hiệp định TRIPs, chương III nêu ra quan điểm về tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT, đồng thời nêu ra một số định hướng giải pháp chủ yếu cho 5 năm tới.

Đề tài được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra, chỉ ra được sự tương thích và bất hợp lý của hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam so với Hiệp định TRIPs, đưa ra được một số giải pháp mới. Đề tài không chỉ mang tính thời sự mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

Tệp đính kèm:
TomtatDeTaiBaove811.doc

CÁC BẠN TÌM ĐỌC TẠI THƯ VIỆN VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét