Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỚI CÁC LUẬT CHUYÊN NGÀNH VÀ GIỮA CÁC LUẬT CHUYÊN NGÀNH VỚI NHAU

Đoàn Năng

* PGS, TS. Vụ trưởng Vụ PC, Bộ KH&CN

Hiện nay, Bộ luật Dân sự (1995) và một số đạo luật chuyên ngành đang được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới như Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ... Do đang tồn tại những quy định chồng chéo, nên các cơ quan soạn thảo luôn phải thảo luận lại về ranh giới điều chỉnh giữa Bộ luật Dân sự với các đạo luật chuyên ngành và giữa các đạo luật chuyên ngành với nhau. Bàì viết dưới đây phân tích mối quan hệ giữa các đạo luật trên nhằm góp phần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ.

Quan hệ dân sự là các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Các quan hệ này dù phát sinh trong lĩnh vực nào cũng đều có những tính chất, đặc điểm chung và những tính chất, đặc điểm riêng. Chính vì vậy, có thể chia các quy phạm pháp luật dân sự thành hai nhóm lớn: Một là, nhóm các quy phạm quy định về những vấn đề, những nguyên tắc dân sự chung, bao quát các quan hệ dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực, nhóm này được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự (BLDS). Hai là, nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự cụ thể, bao gồm cả các nguyên tắc chuyên ngành cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội, nhóm này được ghi nhận trong các đạo luật cụ thể như: Luật Thương mại,Luật Hàng không dân dụng, Luật Giao thông đường bộ...

Tuy nhiên, trong BLDS hiện hành có nhiều điều luật quy định tương đối chi tiết về một số lĩnh vực cụ thể nh lĩnh vực thừa kế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nhà ở... Vì vậy, trên thực tế đang tồn tại sự trùng lặp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định của BLDS với các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Sở dĩ có tình trạng trên là vì, khi tiến hành xây dựng BLDS, chúng ta cha nghiên cứu để xây dựng một mô hình hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự và không xử lý nhất quán mối quan hệ gữa cái chung với cái riêng, giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngành. Trong một số lĩnh vực, chúng ta đã lấy các quy định của BLDS thay cho các đạo luật chuyên ngành, chẳng hạn như vấn đề chuyển quyền sử dụng đất đã được quy định khá chi tiết trong phần V của BLDS, trong khi Luật Đất đai lại cũng quy định về vấn đề này; hay những vấn đề mà BLDS quy định cha đầy đủ thì giao cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn, mặc dù những vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Khi xây dựng BLDS, chúng ta đã quá thiên về pháp điển hoá, dẫn đến xoá bỏ một loạt văn bản pháp luật chuyên ngành (Ví dụ nh Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nớc ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh Nhà ở) để đa các quy định cụ thể của những chuyên ngành này vào BLDS, bởi tinh thần chủ yếu khi xây dựng BLDS là cái gì đã có, đã khẳng định được và có đến đâu thì đa vào đến đó. Nh vậy, vô tình chúng ta đã lấy cái chung thay cho cái cụ thể; đã trộn lẫn cái chung với cái riêng hay trộn cái riêng vào cái chung một cách thiếu khoa học.

Khi đề cập đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng, khi xây dựng BLDS, có nhiều vấn đề cha rõ hoặc cha kịp nghiên cứu nên cha thể đa vào Bộ luật. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, những vấn đề quan trọng như đất đai, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là những vấn đề cực kỳ quan trọng nên phải có phần xứng đáng trong Bộ luật. Theo chúng tôi, đây là những quan điểm khó có thể chấp nhận, vì không thể nói vấn đề này quan trọng hơn vấn đề kia được. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng đây không phải là lý do chủ yếu dẫn đến cách xử lý mối quan hệ giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngànhthiếu nhất quán và đúng đắn nêu trên.

Gần mời năm áp dụng BLDS cho thấy, các quy định của BLDS về những lĩnh vực có văn bản chuyên ngành bị bãi bỏ không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, do đó chúng ta đã phải ban hành các văn bản cấp Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội.

Để tạo điều kiện xây dựng hệ thống các quy định của pháp luật dân sự thống nhất,đồng bộ, không chồng chéo và mâu thuẫn, cần giải quyết đúng đắn và dứt điểm mối quan hệ giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngành. Phương hướng xử lý mối quan hệ này là phải xoá bỏ tình trạng lấy cái chung thay cho cái riêng, cái cụ thể, trộn lẫn cái chung với cái riêng hay trộn cái riêng vào cái chung như đã làm khi xây dựng BLDS; cần thiết kế ngay mô hình hệ thống các quy định, các văn bản pháp luật dân sự.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, mô hình hệ thống pháp luật dân sự có tính khả thi nhất là vẫn giữ lại BLDS, nhưng chỉ với vai trò quy định về những vấn đề chung nhất như về các nguyên tắc cơ bản của BLDS, về cá nhân, pháp nhân, về tài sản và quyền sở hữu tài sản, về các giao dịch dân sự…, kết hợp với các quy định dân sự trong các luật, pháp lệnh chuyên ngành.

Theo mô hình được kiến nghị nêu trên, các vấn đề dân sự vừa được quy định trong BLDS, vừa được quy định tại các đạo luật chuyên ngành, nhng có sự phân công hợp lý theo hớng, BLDS chỉ quy định nội dung chung của tất cả các lĩnh vực, còn đạo luật chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung đó như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ…, nhưng không có chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Thực tiễn cho thấy rằng, sẽ thuận lợi hơn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật, nếu BLDS chỉ quy định các vấn đề chung cho tất cả các lĩnh vực dân sự, còn đạo luật chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung của BLDS vào điều kiện cụ thể của mỗi chuyên ngành. Mặt khác, cũng cần lu ý rằng, BLDS là đạo luật chung nên đòi hỏi phải có sự ổn định cao, trong khi đó, các quan hệ dân sự chuyên ngành luôn biến đổi cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, việc tập trung các quy định dân sự cụ thể vào văn bản chuyên ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản này thay vì phải đồng thời sửa đổi, bổ sung cả Bộ luật và các đạo luật chuyên ngành liên quan.

Tuy nhiên, nếu cùng về một vấn đề mà có sự quy định khác nhau giữa BLDS và đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp dụng quy định của đạo luật chuyên ngành, bởi vì, quy định của đạo luật chuyên ngành là sự cụ thể hoá các quy định chung.Trong trờng hợp nếu có vấn đề thuộc pháp luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng đạo luật này cha quy định thì phải áp dụng các quy định chung của BLDS.

Như vậy, với sự lựa chọn mô hình nêu trên, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, các quy

định pháp luật dân sự sẽ là một hệ thống thống nhất trong đa dạng, tạo điều kiện để xoá tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn đã tồn tại trong suốt thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ dân sự hết sức phong phú, đa dạng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành

Bên cạnh việc xử lý mối quan hệ giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngành thì việc xử lý mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành có liên quan với nhau cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể mối quan hệ giữa Luật Sở hữu trí tuệ với Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Chuyển giao công nghệ đang được soạn thảo.

Quan hệ dân sự về sở hữu trí tuệ phát sinh trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề đặt ra là, khi xây dựng đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và luật chuyên ngành về công nghệ thông tin, về giao dịch điện tử hay về chuyển giao công nghệ, thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực này sẽ được quy định ở văn bản pháp luật nào và mức độ quy định ra sao?

Để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, bất kỳ hệ thống quy phạm pháp luật chuyên ngành nào cũng phải bảo đảm tính thống nhất,đồng bộ. Vì vậy, để giải quyết mối quan hệ giữa Luật Sở hữu trí tuệ với các đạo luật chuyên ngành có liên quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng ta phải xây dựng một mô hình hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đúng theo cách giải quyết mối quan hệ giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngành đã trình bày ở phần trên.

Trong mô hình của hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, phải xây dựng luật gốc giữ vai trò chủ đạo, còn các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác liên quan có nội dung cụ thể và ở một mức độ nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự về sở hữu trí tuệ. Cụ thể là Luật Sở hữu trí tuệ là đạo luật gốc vì đối tuợng điều chỉnh của Luật này duy nhất là các quan hệ sở hữu trí tuệ, và với t cách là đạo luật gốc, Luật Sở hữu trí tuệ cần phải quy định tất cả những vấn đề, bao gồm những vấn đề có tính nguyên tắc và cả các quy định cụ thể về sở hữu trí tuệ áp dụng riêng cho từng lĩnh vực.

Song, thực tiễn thời gian qua cho thấy, thông thờng khi xây dựng đạo luật gốc của một chuyên ngành, chúng ta chỉ có thể xây dựng các quy định chung và một số các quy định cụ thể, còn một bộ phận các quy định quá cụ thể, quá đặc thù của các chuyên ngành có liên quan thì được giao lại cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn hoặc đưa vào các đạo luật chuyên ngành có liên quan. Vấn đề là phải bảo đảm không làm mất đi tính thống nhất, đồng bộ của mỗi hệ thống pháp luật chuyên ngành.

Cần nhấn mạnh rằng, khi xây dựng các đạo luật chuyên ngành có liên quan ít nhiều đến sở hữu trí tuệ, phải sử dụng tối đa kỹ thuật viện dẫn tới đạo luật gốc, trong đạo luật chuyên ngành chỉ nên để những quy định rất đặc thù mà trong đạo luật gốc về sở hữu trí tuệ chưa hoặc không có.

Trong thực tiễn cũng như lý luận, một vấn đề dân sự chuyên ngành cụ thể hoàn toàn có thể vừa được quy định trong đạo luật chuyên ngành gốc, vừa được quy định tại một hay thậm chí một số đạo luật chuyên ngành khác có liên quan, nhưng không được chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của đạo luật chuyên ngành gốc.Tuy nhiên, nếu về cùng một vấn đề dân sự cụ thể mà có sự khác nhau (không phải mâu thuẫn hay chồng chéo) giữa đạo luật chuyên ngành gốc với đạo luật chuyên ngành khác có liên quan thì phải cho phép áp dụng các quy định dân sự cụ thể, đặc thù của các đạo luật chuyên ngành đó, bởi quy định cụ thể của các đạo luật chuyên ngành liên quan là sự cụ thể hoá các quy định của đạo luật chuyên ngành gốc. Trong trờng hợp, vấn đề sở hữu trí tuệ của một chuyên ngành cụ thể mà cha được đạo luật của chuyên ngành đó điều chỉnh thì phải áp dụng các quy định của đạo luật chuyên ngành gốc.

Để xác định phạm vi, nội dung cụ thể của BLDS và của các đạo luật chuyên ngành trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, cần nghiên cứu và xử lý một cách chính xác, khoa học mối quan hệ giữa BLDS với các đạo luật chuyên ngành và giữa các đạo luật chuyên ngành với nhau; mặt khác, cần xác định cụ thể và khoa học mô hình hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự. Việc sửa đổi, bổ sung BLDS cũng nh việc soạn thảo một loạt các đạo luật mới hiện nay là dịp tốt để chúng ta xử lý dứt điểm vấn đề này, bảo đảm cho hệ thống pháp luật dân sự thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế./.

*******************************

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét