Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

KHI KẺ ẤU TRÍ MƠ LÀM LÃNH ĐẠO!

Chảnh

Dân chủ, Nhân quyền. Đó là một vấn đề luôn được đám “dân chủ cuội” quan tâm đến và chúng tiến hành các hoạt động xuyên tạc cho rằng ở đất nước ta không có dân chủ, nhân quyền.

Có lẽ trong trái tim mỗi người Việt ở trong và ngoài nước khi đọc những bài viết mang theo những khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền được đăng tải trên các trang “Blog lá cải” như Dân làm báo, Quan làm báo…đều cảm thấy nực cười và thấy sự ấu trí hiện rõ trong từng dòng chữ.

Trong bài viết mới đây được đăng tải trên “Blog lá cải” Dân làm báo mang tên “we are one” “chúng ta là một” đã đưa ra những luận điệu hết sức mơ hồ và thể hiện sự ấu trí, thiếu hiểu biết của tác giả bài viết.
Ảnh: Trịnh Kim Tiến và sản phẩm thể hiện sự kém hiểu biết
Nói về sự kém hiểu biết của mình, tác giả đã thừa nhận ngay từ những dòng đầu tiên của bài viết, thế nhưng dẫu biết rằng bản thân chưa có đủ nhận thức đầy đủ về vấn đề mà mình cần bàn đến và khả năng viết lách hạn chế nên phải “chắp vá” thế nhưng, tác giả vẫn ngang nhiên đưa ra những luận điệu xuyên tạc cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền đồng thời lại yêu cầu, kêu gọi Nhân dân hãy theo sự chỉ huy của mình để tham gia vào phong trào “ Chúng ta là một”, có tên tiếng anh là “we are one”. “Đây quả thật là một hành động mơ hồ, sự lộng ngôn điên cuồng của một kẻ thiếu hiểu biết, có lẽ chỉ những kẻ ít học mới “giám nghĩ, giám làm” như vậy?

Thông thường mọi cá nhân, tổ chức muốn lãnh đạo mọi người thực hiện một công việc nào đó thì trước hết cần có sự hiểu biết, hay nói cách khác là có đủ đức đủ tài để thuyết phục, có như thế mới có được sự tin tưởng và được mọi người nghe theo. Ấy vậy mà tác giả đã biết mình không có đủ đức đủ tài vậy mà vẫn tiến hành đưa ra những luận điệu và hô hào mọi người đi theo chúng đi tìm cái gọi là dân chủ, nhân quyền, đây đích thị là một kẻ “lưu manh, giả danh trí thức” không biết thân, biết phận của mình. Có lẽ đã đến lúc cho tác giả biết rằng “đã ngu thì đừng có mơ làm lãnh đạo”, người Việt Nam tôn trọng những người “ dám nghĩ, dám làm” thế nhưng việc làm và hành động đó phải có tính khoa học, vì nước, vì dân chứ không phải vì một lợi ích nhỏ bé của bản thân như Trịnh Kim Tiến và đồng bọn đang thực hiện.

Chắc hẳn trong suy nghĩ của tác giả Dân chủ hay nhân quyền nó là vấn đề gì? Nó nói về cái gì? Và vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và các quốc gia khác như thế nào? Có lẽ cũng chưa cắt nghĩa được đầy đủ và chính xác.

Về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã được các quốc gia, tổ chức nhân quyền thế giới công nhận là một trong những nước đảm bảo, phát huy tốt quyền con người tốt nhất thế giới, đồng thời Việt Nam cũng là một trong những nước có lịch sử lâu đời về việc đảm bảo sự dân chủ và tôn trọng quyền con người.

Thực tiễn đã chứng minh từ khi ra đời cho đến nay vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và tạo điều kiện phát huy sâu sắc, điều đó được mọi người dân công nhận, vì thực tiễn nhân dân Việt Nam luôn cảm nhận được họ đang được sống trong một quốc gia mà ở đó Nhà nước luôn quan tâm đến Nhân dân và phát huy quyền làm chủ, tôn trọng quyền con người của mình. Chính vì vậy đứng trước những “cám dỗ”, luận điệu và đôi khi có cả sự lôi kéo của các thế lực thù địch nhưng Nhân dân ta vẫn vững tin một lòng theo Đảng.

Dân tộc Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng luôn luôn có tinh thần cầu thị, học tập, lắng nghe những nguồn tri thức mới, những sự chỉ bảo của các thế hệ đi trước, nhưng sự cầu thị, lắng nghe đó không phải là tiếp thu một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc, mà sự lắng nghe đó luôn phải được đảm bảo bằng tính khoa học, đúng đắn, sáng suốt vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội Dân chủ -Công bằng – Văn minh mà Đảng và Nhân dân Việt Nam đang thực hiện.

Những hành động nhằm phá hoại mục tiêu, con đường mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã chọn thì kiên quyết đấu tranh, vạch trần mọi âm mưu của chúng. Sống ở đời mà "không biết mình là ai"? đang đứng ở vị trí nào trong xã hội thì thật là nguy hiểm và đáng thương!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét