Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Sự phủ nhận từ quá khứ tới hiện tại và tương lai với luận điệu “Đa nguyên nguyên chính trị, đa đảng đối lập để mở rộng dân chủ cho Việt Nam”

Nắm Đấm Thép

Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản luôn là mục tiêu hàng đầu trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với nước ta. Để thực hiện được ý đồ ấy, hàng ngày trên các đài phát thanh của chúng từ RFA, BBC đến VOA.., trên các page từ Dân làm báo, Quan làm Báo, Nhật ký yêu nước đến “lều báo” Việt tân đều ra rả luận điệu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập núp dưới một vỏ bọc “cao cả” là để mở rộng dân chủ. Chúng coi đa nguyên chính trị đa đảng đối lập là “ khuôn vàng thước ngọc” của dân chủ, từ bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của nền dân chủ. Vậy có hay không, Việt Nam cần đa nguyên chính trị, đa đảng mới mở rộng được tự do dân chủ?. Là một thanh niên với cái nhìn còn nhiều hạn chế nhưng với câu hỏi này tôi có thể tự tin trả lời rằng KHÔNG. Bởi đơn giản theo tôi đối với Việt Nam luận điệu “nhơ bẩn” ấy đã bị phủ nhận ở mọi thời điểm, từ quá khứ tới hiện tại và thậm chí cả ở tương lai.

Trước hết, hãy nhìn về nhìn về quá khứ của dân tộc để thấy một sự thật rằng lịch sử cách mạng Việt Nam đã có và cũng đã từng phủ định đa đảng.

Học lịch sử phổ thông chúng ta có thể thấy rõ ràng, Trước năm 1930, nước ta có rất nhiều đảng chính trị theo những khuynh hướng khác nhau, tất nhiên các đảng này hoạt động ngầm vì mục đích giải phóng dân tộc và đấu tranh đòi thực dân Pháp thực hiện tự do dân chủ. Xét về yếu tố dân chủ, theo cá nhân tôi các tổ chức đảng chưa tự quyết định được vấn đề này vì chính quyền đang nằm trong tay thực dân Pháp. Các đảng chính trị đấu tranh rất quyết liệt cho độc lập, tự do dân chủ nhưng đều thất bại từ đó lịch sử đã chọn lọc và khẳng định chỉ con đường xã chủ nghĩa mới là con đường cách mạng đúng đắn nhất, khoa học nhất và chỉ có Đảng Cộng sản mới đủ khả năng lãnh đạo nhân dân giành được độc lập. Mà một dân tộc muốn có dân chủ cho nhân dân trước hết phải có được độc lập và quyền tự chủ. Thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được điều ấy. Ngay sau khi ra đời, với bản chất cách mạng của mình Đảng đã thu hút và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền và đòi các quyền dân chủ. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, nhân dân ta đã giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, Phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa_ nhà nước độc lập của nhân dân Việt Nam. Đó là điều kiện tiên quyết để mang lại dân chủ thực sự cho nhân dân Việt Nam.

Tiếp theo, trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán và chính phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân Đảng… tham gia. Như vậy, lúc này nước ta đã thực hiện đa đảng. Tuy nhiên, trải qua thời gian và sự kiểm định, chọn lọc của lịch sử, dần dần Quốc dân Đảng, Việt Nam cách mạng đảng dần bị phủ nhận. đến năm 1988, Đảng dân chủ và đảng Xã hội cũng tuyên bố tự giải tán. Chỉ còn lại Đảng cộng sản Việt Nam luôn sát cánh với dân tộc và khẳng định vai trò lãnh đạo tiên phong của mình. Như vậy, nhìn về lịch sử cách mạng dân tộc, bất kì ai là con dân Việt Nam cũng đều có thể nhận ra vai trò tiên phong xứng đáng của Đảng cộng sản, các đảng khác thực sự mờ nhạt và dần dần tự đi đến giải tán. Hay nói cách khác chính lịch sử và ông cha ta đã phủ nhận đa đảng ở trên đất nước này và chọn con đường xã hội chủ nghĩa, chọn sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản cho sự phát triển của dân tộc. 

Quá khứ chỉ ra rằng Việt Nam không cần đa đảng và trở về với hiện tại, thực tế tình hình hiện nay cũng cho thấy rằng Việt Nam không cần đa đảng để có dân chủ. Trên thực tế, không có một nền dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Bởi bất cứ nền dân chủ nào cũng nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào độc đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Mà chế độ xã hội chủ nghĩa là đại diện cho quần chúng nhân dân lao động. Từ đó suy luận ra rằng dân chủ dưới chế độ xã hộ chủ nghĩa về bản chất là nền dân chủ của đa số nó đối lập với nền dân chủ thiểu số của chủ nghĩa tư bản. Nếu những ai cố chấp cho rằng đa đảng dân chủ hơn độc đảng thì hãy nhìn sang nước Mỹ, mảnh đất mà các nhà zân chủ vẫn thường “tôn thờ” cho đó là hình mẫu của sự tự do.Thì hãy lên google tìm hiểu về nhà tù khét tiếng Guantanamo hay cách đối xử giữa người da trắng với người gda màu.Tôi tin chắc rằng đó sẽ là những gáo nước lạnh làm thức tỉnh sự cho sự mơ hồ về tự do, dân chủ kiểu Mỹ. Còn trong chế độ nhất nguyên ở Việt Nam ,quyền tự do dân chủ có bị hạn chế không. Câu trả lời là không. Quyền tự do, dân chủ của nhân dân không chỉ được quy định chặt chẽ trong hiến pháp và pháp luật mà còn được thể hiện cụ thể sinh động trong đời sống hàng ngày, trong cuộc sống hiện thực của nhân dân. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình. Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong mọi lĩnh vực thực hiện “ Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Những nỗ lực và thành tựu về đảm bảo, mở rộng dân chủ của Việt Nam được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận. Một ví dụ cho sự so sánh giữa chế độ một đảng nước ta với chế độ đa đảng tư sản là bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc (HPI) năm 2014, theo đó, Việt Nam đứng đầu châu Á và đứng thứ 2 thế giới về chỉ số hạnh phúc của người dân. Trong khi đó Mỹ và nhiều nước công nghiệp khác không lọt được vào top 10. Chỉ số hạnh phúc là sự đánh giá khách quan của nhân dân nước đó về xã hội mà họ đang sống. Như vậy, rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta thực sự cảm thấy hạnh phúc cảm thấy được tự do. Như vậy, hiện nay đa đảng hay đơn đảng không quyết định dân chủ hay không dân chủ và thực tiễn tình hình đất nước hiện hiện nay cũng khẳng định Việt Nam không cần đa đảng. 
Lời cảnh báo cho ai còn mơ hồ, ảo tưởng trước những luận điệu phản động
Từ quá khứ, tới hiện tại đều khẳng định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không cần thiết với Việt Nam. Đó là một sự thật không thể phủ nhận. Nhưng để thực hiện được ý đồ chính trị của mình, nhiều nhà zân chủ đã chủ động bỏ qua quá khứ, thoát ly hiện tại để tập trung vẽ ra viễn cảnh “ rất thơ mộng” cho Việt Nam khi thực hiện đa đảng. Vậy hãy cứ thử tưởng tượng một lần theo kịch bản mơ ước của các nhà zân chủ xem sao. Các nhà dân chủ tô vẽ tương lai cho rằng nếu thực hiện đa nguyên chính trị đa đảng đối lập người Việt Nam sẽ được hưởng nhiều tự do hơn, có được nhiều quyền hơn, (ví như cả quyền cởi quần áo khi bị cảnh sát giao thông bắt vậy), kinh tế nước ta sẽ trỗi dậy nhanh chóng và Việt Nam sẽ sớm trở mình trở thành nước phát triển….. Người ta nói không ai đánh thuế ước mơ, không bất kì ai ngăn được ai tưởng tượng, nhưng nếu cứ cố tưởng tượng về cái tốt, cố mơ ước về cái mình không cần, ước mơ mà mình biết là đang lừa dối mình thì thật là ngu dốt. Sở dĩ nói như vậy bởi các nhà zân chủ dường như đã quên rằng kịch bản và cách tô vẽ tương lai của họ đã bị trùng lặp và chính sự trùng lặp ấy đang phủ định lại luận điệu mà chúng đưa ra. Trùng lặp để rồi phủ định lại bởi mới cách đây hơn 25 năm chúng cũng đã từng vẽ ra viễn cảnh này tại Liên Xô- người anh cả của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian Liên Xô tiến hành cải tổ, các thế lực thù địch và Goopbachop cũng đã kê ra những đơn thuốc “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” và vẽ ra một viễn cảnh rất đẹp để chữa những căn bệnh cho sự khủng hoảng ở Liên Xô. Nhưng khi “uống những liều thuốc ấy”, gần như ngay lập tức Liên Xô rơi vào hỗn loạn, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mức sống người dân Liên Xô sụt giảm kinh khủng và kết quả cuối cùng là thành trì vững chãi của chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ. Có lẽ trước đây những đảng viên, và những người dân Xô Viết có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng không nghĩ đến điều đó. Thật nực cười khi các nhà dân chủ lại dùng chiêu bài tô vẽ tương lai ấy để lừa bịp nhân dân Việt Nam. “miếng đánh” bị lặp ấy như một lời phủ định lại những gì mà những chiếc loa, cây bút của chúng đang ngày đêm tuyên truyền. Như vậy, trong tương lai, nếu Việt nam thực hiện theo kịch bản đa đảng của các nhà zân chủ vẽ ra thì tin chắc rằng đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ kinh tế, rơi vào kịch bản như Liên Xô và một số nước trước đây. Thảm họa ấy chắc chắn sẽ giáng lên đầu nhân dân, lúc bấy giờ dân chủ cho nhân dân chỉ là cái cớ cho cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Đó là viễn cảnh duy nhất và tất yếu nếu ta thực hiện theo luận điệu của thế lực thù địch.

Như vậy từ thực quá khứ đến hiện tại và kể cả tương lai đều phủ nhận luận điệu đòi đa nguyên chính trị đa đảng đối lập để mở rộng dân chủ của các thế lực thù địch. Điều đó chứng minh hùng hồn rằng luận điệu trên là phản khoa học, phi lịch sử và mang nặng tính mị dân. Là một người dân yêu nước và có trách nhiệm cần phải nhìn nhận sâu sắc về vấn đề này và khẳng định chắc chắn rằng: Việt Nam không cần đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự ổn định, phát triển và tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh của đất nước. Chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ dân chủ ưu việt. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó không phải tự nhiên mà có mà là kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ chân chính xã hội chủ nghĩa có được gìn giữ, nâng cao và phát huy hay không phụ thuộc vào chính nhận thức và hành động của chúng ta, mà trước hết là phản bác lại luận điệu xảo trá đòi đa nguyên chính trị đa đảng đối lập để mở rộng dân chủ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét