Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP, TỰ DO TRONG “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

PH - TH

Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hôi. Đó là sự thể hiện tập trung sinh động tư tưởng yêu nước vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sợi chỉ đỏ xuyên suốt là lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hi sinh cả cuộc đời mình đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Thế kỷ XX được xem là thế kỷ phi thực dân hóa và chủ nghĩa thực dân được xem là vết nhơ lớn nhất của loài người. Việt Nam là một dân tộc đi tiên phong trong xóa vết nhơ đó.

Độc lập, tự do là khát vọng thiêng liêng nhất của dân tộc, là ngọn cờ dẫn dắt toàn, khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và trí tuệ con người Việt Nam: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi của việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tự do dẫn dắt toàn dân đấu tranh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của đường lối đúng đắn được vạch ra từ ngày thành lập Đảng: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đó còn là thắng lợi khát vọng độc lập, tự do với quyết tâm: “ Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), cả dân tộc khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao quyết tâm đấu tranh vì quyền độc lập và tự do: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là sự tiếp nối hơn bao giờ hết ngọn cờ độc lập, tự do để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh - giá trị đích thực của độc lập, tự do.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đang đặt ra là làm sao để một dân tộc không đánh mất mình trong quá trình hội nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Đặt mình trong sự giao lưu hợp tác quốc tế và phát triển nhưng không để mất chủ quyền độc lập dân tộc. Có thể nói, giành lại tự do, độc lập là khát vọng cháy bỏng của các dân tộc áp bức trong thể kỷ XX và Hồ Chí Minh được coi là chiến sĩ tiên phong trong việc thức tỉnh dân tộc mình và các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập dân tộc và phẩm giá của con người. Lời dạy của người vẫn còn rung động một cách thâm thía: “ Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do”. Và độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân lý ấy đã thắp lên ngọn lửa khát vọng của dân tộc ta không chịu làm nô lệ, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, hàng triệu triệu người Việt Nam đã vượt qua gian khó, từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Dưới ngọn cờ độc lập và tự do, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại. Đi theo con đường Hồ Chí Minh đã chọn, Đảng ta khẳng định: “ trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”

Trong bối cảnh hiện nay, độc lập, tự do của dân tộc phải được chú ý toàn diện từ độc lập, tự do về lãnh thổ, về chủ quyền quốc gia đến độc lập, tự do về chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đực. Không thể có độc lập tự do về chính trị nếu bị lệ thuộc vào kinh tế. Không thể giữ vững được độc lập, tự chủ nếu đạo đức xã hội bị suy thoái, văn hóa dân tộc bị coi rẻ hoặc biến dạng. Không thể có độc lập, tự do nếu không xây dựng những lớp người biết kế tục truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc để giữ vững và phát triển đất nước.

Độc lập, tự do cho mỗi con người, mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình, đó là khát vọng muôn đời của nhân loại và cũng là khát vọng mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh trăn trở, tìm tòi. Khát vọng đó trở thành muc tiêu xuyên suốt hành trình cách mạng của Người để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, con đường vừa phải đem được độc lập cho dân tộc, vừa phải đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bởi theo người, “ Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Tuyên ngôn độc lập là bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh khát vọng độc lập, tự do của cả một dân tộc từ thời Hùng vương dựng nước. Suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã luôn đấu tranh cho độc lập, tự do ấy. Hồ Chí Minh là hiện thân cho nền văn hiến của Việt Nam - một dân tộc luôn coi trọng bậc nhất giá trị độc lập, tự do và sẵn sàng xả thân để giữ vững giá trị đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét