Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

“Anh hùng bàn phím” và câu chuyện xuyên tạc lịch sử

An Bình

Đọc bài viết: Gieo căm thù để gặt “anh hùng” của “dịch giả” Trần Quốc Việt trên Blog Danlambao mà tôi thấy có một cảm giác khinh bỉ đối với gã tri thức lai căng, kệch cỡm này. Rõ ràng, việc giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc là một việc làm cần thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì với đất nước Việt Nam chúng ta. Thông qua những bài học lịch sử để thấy được công lao của ông cha, những bậc tiền nhân đã hi sinh xương máu, tuổi trẻ, ước mơ, hoài bão để góp phần bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời, điều đó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” và cao hơn là truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vốn là những đặc trưng văn hóa tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam. Từ đó, chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, thêm phần tự hào khi mang trong mình “dòng máu Lạc Hồng” để ra sức phấn đấu rèn đức, luyện tài, thi đua học tập xứng đáng với truyền thống của dân tộc. 

Thế nhưng có những con người thân xác là người Việt Nam, nhưng linh hồn đã tha hóa theo ngoại quốc. Hắn dùng con mắt của những người khác biệt về hệ tư tưởng, về địa lý, về văn hóa – lối sống để “luận bàn” về “anh hùng”, về lịch sử nước nhà thì quả thật không thể nào chấp nhận nổi. Vẫn biết giao lưu, tiếp biến là quy luật phát triển trong văn hóa. Nhưng giao lưu, hội nhập văn hóa như thế nào mới là điều đáng nói, đáng bàn. Người Việt Nam từ bao đời này luôn biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Hội nhập nhưng không “hòa tan”, thì mới giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, để ta luôn là ta giữ cái thế giới đang ngày một “phẳng”. Đừng vội nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan, duy ý chí khi “anh” đang ở một môi trường khác, một lý tưởng khác. 

Ảnh minh họa của bài viết: Gieo căm thù để gặt “anh hùng”
Trần Quốc Việt “dịch giả” của Danlambao đã dịch lại bài viết của Tạp chí New York Times nói về vùng Trường Sơn vào những năm 1974 khi đất nước ta chưa hoàn toàn thống nhất. Họ - những độc giả của Tạp chí New York Times là những nhà báo, nhà phóng sự, họ không đại diện cho tầng lớp, giai cấp, không vì mục đích chính trị nào. Họ đưa những tin tức phóng sự về cuộc sống của người Việt Nam trong thới chiến, để thế giới hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam. Để cho bạn bè khắp năm châu thấy rằng, người Việt Nam luôn có một tình yêu quê hương đất nước, một lòng tự hào dân tộc cháy bỏng, mãnh liệt là động lực, sức mạnh để chúng ta vượt qua biết bao khó khăn thử thách của lịch sử. Thế nhưng gã “dịch giả láo toét” này lại mô-li-phê theo giọng điệu châm biếm, đả kích. Bởi theo hắn, những bài học lịch sử, những câu chuyện lịch sử kia là việc chúng ta “nhồi sọ” cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Mời các bạn đọc thử bài viết này xem thực hư sao nhé: “Trường làng của Việt Cộng là ngôi trường thô làm bằng rơm và bùn nằm ở khu đất trống trong rừng, với những lô cốt cao bằng trẻ nhỏ ở hai bên trường. Trong lúc cô giáo viết bài học trong ngày trên bảng đen lồi lõm, 30 học sinh lớp ba ngồi với tập vở trước mặt. Bài học dạy về một trong những anh hùng cá nhân hiếm hoi của Việt Cộng - Nguyễn Văn Trỗi, kẻ đã thực hiện không thành vụ giật sập cầu ở Sài Gòn nơi Robert S. McNamara đi qua vào năm 1964 khi ông là Bộ trưởng Quốc phòng. Cô giáo mặc chiếc áo dài màu hồng mới chỉ viết đến “Nguyễn Văn Trỗi là người thợ điện Sài Gòn.” Người khách Mỹ đi rón rén đến em bé gái ngồi ở hàng ghế phía trước. “Nguyễn Văn Trỗi là ai?” ông hỏi thầm bằng tiếng Việt. Em liếc nhìn lên bảng đen.” Người thợ điện Sài Gòn,” em thầm thì đáp. Nhưng khi những người khách hỏi lớp học những câu hỏi rộng hơn, các em học sinh lớp ba này dường như biết trước các câu trả lời đã được chấp thuận. “Ai là người anh hùng vĩ đại nhất trong thời Việt Nam hiện đại?” Vài giọng nói nhỏ nhẹ đáp lại, “Bác Hồ.” “Tại sao người Mỹ đến Việt Nam?” một bé gái trả lời, “Để cướp nước của chúng cháu.” Ở phòng lớp tư kế bên cuộc viếng thăm làm gián đoạn bài học dường như bắt đầu từ vua Quang Trung, người quê ở tỉnh Bình Định, vị hoàng đế anh hùng chống Trung Hoa vào thế kỷ 18...”

Đọc bài viết này xong, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh về những ngày ấu thơ, được tung tăng cùng bạn bè cắp sách tới trường. “Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường; Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”. Ở nơi đó, tôi, các bạn, chúng ta được học tập, được vui chơi, được sống trong hòa bình hạnh phúc, được thừa hưởng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc với những bài học về đạo làm người, về truyền thống vẻ vang của các bậc tiền nhân. Tiếc rằng có những con người sống trong một môi trường văn hóa tốt đẹp như vậy mà chẳng thừa hưởng được gì, lạnh lùng, tàn nhẫn, vô tình phủ nhận lịch sử để phục vụ lợi ích cá nhân, phục vụ mưu đồ chính trị của những tổ chức phản động. Hãy cứ ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím, bởi theo tôi nó là nghề hợp với anh nhất. Nhất định chúng tôi, những thanh niên Việt Nam sẽ ủng hộ anh bằng rất nhiều “gạch, đá” để anh “xây nhà”. Hãy thôi ngay những hành động bắn súng lục vào lịch sử nếu không sớm hay muộn thì cũng sẽ bị chính lịch sử trả lời bằng những loạt đại bác, Hãy nhớ điều đó nhà “t…ri thức” ạ!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét