- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Nước hầm xương được nhiều người ưa chuộng trong việc chế biến, nấu các món như canh, súp… vì không chỉ đem lại vị ngọt thơm ngon cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước hầm xương là nước được chế biến từ việc đun sôi các loại xương động vật ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mọi người nên dùng nhiều nước hầm xương thay vì sử dụng nước bình thường để nấu các món như canh, súp hay món hầm.
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, phospho và collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu.
Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều collagen và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Tiêu thụ nước hầm xương sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện tiêu hóa
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nếu gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa, khẩu phần ăn có chứa nước hầm xương có thể sẽ giúp ích cho bạn vì chúng hỗ trợ hoạt động của ruột.
Các amino axit như proline và glycine rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn đồng thời còn hạn chế tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
Giúp xương khỏe mạnh hơn
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nước hầm xương giúp bạn có thêm nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của hệ cơ và xương, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Canxi, magiê, phospho và gelatin có trong xương động vật sẽ góp phần tạo xương cho cơ thể, giúp xương thêm cứng và chắc khỏe.
Xoa dịu các cơn đau khớp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Glucosamine được bổ sung thông qua khẩu phần ăn sẽ làm hạn chế các cơn đau khớp. Trong nước hầm xương chứa rất nhiều glucosamine dạng tự nhiên.
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao tuyệt đối không được ăn "mỳ úp"?
Tại sao không nên ăn rau muống giữa mùa đông?
Vì sao không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Tại sao ăn tỏi tươi lại tốt hơn nhiều lần tỏi qua chế biến?
Ngoài ra, khi nấu xương động vật ở một khoảng thời gian hợp lý có thể tạo thành một loại nước súp giàu các hợp chất có tác dụng làm giảm đau khớp khác, bao gồm các chất như axit hyaluronic và chodroitin.
Bên cạnh đó, nước hầm xương còn góp phần cung cấp lượng collagen cần thiết cho các khớp, giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
Đánh bại chứng dị úng và các bệnh dị ứng
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Vì các bệnh dị ứng và tự dị dứng có mối quan hệ với chứng rò rỉ ruột nên việc uống nước hầm xương hoặc ăn các món được nấu từ loại nước này sẽ tốt cho người bệnh.
Chúng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho ruột ở những người thường bị dị ứng thức ăn hoặc bị các bệnh tự miễn dịch.
Hạn chế viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư, do đó, việc điều trị viêm nhiễm luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm, nước hầm xương bò là lựa chọn tốt nhất cho bạn vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 và các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế viêm nhiễm.
Chăm sóc sắc đẹp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Ngay cả khi không quan tâm đến những lợi ích mà nước hầm xương mang lại cho sức khỏe, bạn cũng nên biết rằng collagen từ xương động vật cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của tóc và móng.
Bên cạnh đó còn giúp cho da se khít và đàn hồi tốt hơn.
Nấu nước hầm xương trong bao lâu?
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Để phát huy tối đa lợi ích từ nước hầm xương, bạn cần hầm xương gà trong vòng từ 8-24 tiếng. Trong khi đó, xương bò cần nhiều thời gian hơn, từ 12-48 tiếng.
Dù chế biến món ăn nào, bạn cũng nên cho vào nồi xương hầm một chút giấm táo hoặc nước chanh (khoảng 30ml) vì chất axit trong đó sẽ giúp xương tiết ra nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nước hầm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người đang giảm cân không nên dùng nhiều nước hầm xương vì chúng giàu năng lượng, khiến bạn khó giảm cân theo mong muốn. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét