Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
Bảo quản ở nhiệt độ nào
Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.
Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Dùng túi ni-lon
Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.
Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.
Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt
Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.
Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Dự trữ rau có lá màu xanh đậm
Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.
Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.
Thời gian giữ rau củ trong tủ lạnh:
- 2-3 ngày: măng tây, cải bắp
- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.
- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.
- 1-2 tuần: cần tây.
- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.
Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:
- Bảo quản rau diếp và cần tây: Nên quấn rau (đã để ráo nước) bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.
- Bảo quản khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.
- Bảo quản cà rốt: Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.
- Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.
- Với các loại rau lá: Nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
Bảo quản ở nhiệt độ nào
Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.
Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Dùng túi ni-lon
Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.
Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.
Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt
Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.
Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Dự trữ rau có lá màu xanh đậm
Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.
Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.
Thời gian giữ rau củ trong tủ lạnh:
- 2-3 ngày: măng tây, cải bắp
- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.
- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.
- 1-2 tuần: cần tây.
- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.
Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:
- Bảo quản rau diếp và cần tây: Nên quấn rau (đã để ráo nước) bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.
- Bảo quản khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.
- Bảo quản cà rốt: Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.
- Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.
- Với các loại rau lá: Nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét