- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sẽ có khoảng 30% địa phương để giá viện phí cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) do Quỹ BHYT chi trả thấp hơn so với viện phí của bệnh nhân chi trả bằng tiền mặt.
Trong khi đó, giá dự kiến của nhiều dịch vụ y tế (thuộc nhóm BHYT chi trả) quá thấp và có thể gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân do phải tái sử dụng vật tư y tế.
Đó là một số nội dung tại dự thảo thông tư quy định giá khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, được đưa ra bàn thảo tại hội thảo lấy ý kiến do Bộ Y tế tổ chức ngày 13-1 ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, hiện đang tồn tại ba nhóm viện phí của khối bệnh viện tuyến trung ương và bốn nhóm viện phí của bệnh viện địa phương.
Việc có nhiều mức giá khác nhau giữa các bệnh viện cùng hạng đã dẫn tới nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ tại nhóm địa phương có viện phí ở mức thấp. Bệnh nhân cũng bức xúc vì cùng dịch vụ ấy mà giá mỗi nơi mỗi khác.
Theo dự kiến của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, mức viện phí thống nhất theo thông tư nói trên sẽ bắt đầu áp dụng từ quý 2-2015. So với hiện hành, phần lớn giá các dịch vụ sẽ tăng.
Trong đó giá ngày giường sẽ tăng thêm 10.000-19.000 đồng/ngày/giường bệnh, viện phí cho các dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sẽ tăng 24.000-1.480.000 đồng (là tiền phụ cấp cho cán bộ y tế được kết cấu vào giá dịch vụ).
Ngoài ra, cũng có 18 dịch vụ dự kiến giảm viện phí so với hiện hành nhưng chỉ giảm với bệnh nhân BHYT, còn bệnh nhân nộp viện phí sẽ tùy quyết định của từng địa phương.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN Nguyễn Minh Thảo cho biết dự kiến có 70% địa phương áp dụng chung giá viện phí BHYT - viện phí tiền mặt, còn 30% thực hiện giá riêng. Trong khi đó việc thực hiện giá viện phí riêng sẽ có rất nhiều bất cập.
Luật BHYT hiện hành không chấp nhận chi trả cho bệnh nhân ngoại trú vượt tuyến ở tỉnh và trung ương, “nếu bệnh nhân bảo hiểm đi khám bệnh vượt tuyến thì viện phí tính cho họ là giá bảo hiểm hay giá tiền mặt?” - một đại biểu chất vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét