Bên dưới - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 13-1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phạm Lê Tuấn cho biết, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, nhất là giá dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của ngành Y tế. Nếu có cơ chế hoạt động đúng, giá dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp sẽ giúp các đơn vị sự nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thúc đẩy BHYT phát triển để sớm thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: Để kịp thời thực hiện giá thống nhất theo hạng bệnh viện, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Mức giá qui định tại Thông tư này chỉ áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT. Các bệnh nhân không có thẻ BHYT về nguyên tắc vẫn tiếp tục áp dụng mức giá thanh toán theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh, tăng cường giáo dục y đức... Chính vì vậy, tại hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu từng nội dung của dự thảo, góp ý cho Liên bộ sớm ban hành được giá thanh toán BHYT để thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên, thông tư liên tịch quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh làm căn cứ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện cùng hạng theo quy định của pháp luật về BHYT.
Thông tư qui định cụ thể bảng giá khám bệnh (gồm khám lâm sàng chung, khám chuyên khoa), giá một ngày giường bệnh (gồm có ngày giường bệnh nội khoa, ngày giường bệnh ngoại khoa); mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp thường trực được kết cấu vào giá dịch vụ y tế; mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được kết cấu vào giá dịch vụ y tế... Theo đó, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh thuộc bệnh viện được áp dụng mức giá theo hạng bệnh viện.
Ông Nguyễn Nam Liên nêu rõ, mức giá theo các hạng bệnh viện trước mắt vẫn tính trên cơ sở 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ như mức giá hiện nay gồm: thứ nhất là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư; thứ 2 là điện, nước, vệ sinh, thủ thuật, xử lý chất thải và thứ 3 là duy tu bảo dưỡng trang thiết bị.
Bệnh viện hạng thấp (tuyến dưới) chỉ thực hiện các trường hợp bệnh nhẹ, đơn giản; các trường hợp bệnh nặng, phức tạp, quá khả năng chuyên môn phải chuyển bệnh viện hạng cao (tuyến trên) thì giá cả mỗi hạng bệnh viện chênh lệch khoảng 5% (hạng đặc biệt cao hơn hạng 1 khoảng 5%, hạng 1 cao hơn hạng 2 khoảng 5%)...
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận và cho ý kiến về các vấn đề như: Giá khám bệnh và giá ngày giường, giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với người bệnh không có BHYT; nguyên tắc áp dụng giá của một số cơ sở khám chữa bệnh; các cơ sở khám chữa bệnh BHYT là bệnh viện nhưng chưa được phân hạng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét