Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Các tác dụng phụ của cà rốt ít được biết đến

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Cà rốt có thành phần dinh dưỡng phong phú, giàu đường cùng các loại vitamin cũng như năng lượng. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường ...


Tuy nhiên, lạm dụng hoặc thường xuyên ăn nhiều cà rốt trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. Dưới đây là những tác dụng phụ do việc ăn quá nhiều cà rốt gây ra mà không nhiều người biết đến.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

 Vàng da

Cà rốt là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng beta-carotene cao. Đây là tiền chất của vitamin A giàu chất chống ô xy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm đẹp da, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn nhiều cà rốt, khiến lượng carotene tăng cao, cơ thể không kịp chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi. Hiện tượng vàng da nhanh chóng được nhìn thấy ở những vùng da hở như tay, lòng bàn tay, chân, mặt và cổ.

Xì hơi

Một bát cà rốt nguyên chất chứa khoảng 12g carbohydrat (đường, tinh bột, chất xơ) trong đó có 4g là chất xơ. Khi ăn quá nhiều cà rốt, carbohydrat không được tiêu hóa hết, gây hiện tượng lên men trong ruột già và dẫn tới việc “xì hơi”.
Nhiều người cho rằng xì hơi là hiện tượng tự nhiên, không đáng lo ngại nhưng theo các bác sĩ, nếu hiện tượng xảy ra bất thường, liên tục trong thời gian dài, rất có thể là dấu hiệu của sức khỏe yếu kém, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư ruôt.

Không hấp thụ chất dinh dưỡng

Nạp nhiều chất xơ sẽ làm gián đoạn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, magie, canxi. Như vậy, nó sẽ khiến cơ thể bạn mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, làm mất cân bằng và thiếu hụt dưỡng chất.
Ngoài ra, cà rốt cũng không chứa protein và chất béo. Trong khi đó, protein cần thiết cho cơ thể phát triển, tăng cường hệ miễn dịch. Còn chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của xương, sự phát triển của trí não.

Ngộ độc

Nhiều trường hợp được ghi nhận là ngộ độc natri do ăn quá nhiều cà rốt, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, do là loại thực phẩm khó trồng, khó chăm sóc, bảo quản nên trong cà rốt có khá nhiều thuốc trừ sâu gây hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều cà rốt làm tăng khả năng nhiễm độc và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
Nội dung được thực hiện theo nguồn tin của trang Livestrong. Là trang web của quỹ tài trợ những người mắc bệnh ung thư toàn cầu hàng đầu nước Mỹ. Website là tập hợp của những bài viết giá trị về các vấn đề liên quan tới sức khỏe cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người.

Theo Thanh Nga (Infonet)

Những ai không nên ăn cua, ghẹ?

Món cua, ghẹ ngon bổ thường có mặt trong thực đơn đãi khách, bữa ăn tươi, tiệc sum vầy. Nhưng món khoái khẩu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu bảo quản, chế biến sai cách.

Cua nướng, mắm cua dễ nhiễm sán lá phổi

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cua, ghẹ bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin nhóm B2, B5, B6, B12 Selen, đồng, magiê, phốt pho, magie… cần thiết cho cơ thể.

Th.s Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ từng cho biết, cua sống, gỏi, đặc biệt là món cua suối nướng than hoa, mắm cua sống rất dễ có nang sán lá phổi. Nếu chưa nấu chín sẽ nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cả ấu trùng sán lá phổi và sán lá phổi trưởng thành tồn tại ở ngoại cảnh rất kém, nhưng người hoặc động vật ăn phải cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín chúng sẽ vào dạ dày, ruột và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản làm tổ.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Cua nướng chưa kỹ có nhiều ấu trùng sán lá phổi. Hình minh họa


Sau 5-6 tuần ăn phải ấu trùng sán, cơ thể sẽ có sán lá phổi trưởng thành. Do chúng ít đẻ trứng nên bác sĩ khó phát hiện. Sán lá phổi sẽ ăn rỗng phổi, khiến phổi bị tổn thương, sốt, ho ra máu…
Do đó hạn chế ăn cua chưa chín, gỏi... Các món ăn từ cua đều phải nấu chín.
Ngoài ra sán lá gan, sán dây… cũng rất dễ mắc phải khi ăn cua ghẹ (đặc biệt là cua đồng).

Dễ nhiễm độc, ngộ độc

Do ô nhiễm môi trường nên một số cua, ghẹ ngon bổ vô tình trở thành “kho chứa chất độc”. Nếu cua, ghẹ sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.


 Ai không nên ăn cua, ghẹ? - 2


Dễ dị ứng

Cua, ghẹ là loại thủy sản đứng đầu nguyên nhân gây dị ứng, do đó người mẫn cảm cần cẩn thận, nên ăn ít một, nếu dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, khó thở… cần tới bệnh viện ngay kẻo hôn mê, tụt huyết áp… có thể dẫn tới tử vong.

Dễ nhiễm khuẩn

Ăn cua, ghẹ chết, hoặc chế biến không đúng cách dễ “dính” các vi khuẩn gây ngộ độc như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy… Nguy hiểm nhất là khuẩn Listeria monocytogenes – có thể kháng nhiệt, kháng axit và muối cao và tồn tại, sinh trưởng được ở môi trường lạnh. Các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… trong vòng 3 - 30 ngày. Phụ nữ mang thai ăn phải loại cua ghẹ này dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.

Làm giảm hiệu quả của thuốc

Thịt cua giàu đồng, selen nên sẽ giảm hiệu quả cho người đang uống thuốc. Vì đồng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh. Selen làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần) vì nó làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
Nếu đang uống thuốc chống đông máu có thể làm tăng dược tính của thuốc và tăng nguy cơ bị xung huyết.

Ai không được ăn?

-Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mà mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.

-Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ (vì 100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày). Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.

-Người bị bệnh gout, viêm khớp (do tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp) ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.

-Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.


 Ai không nên ăn cua, ghẹ? - 3


Chế biến, bảo quản thế nào?

Chọn cua ghẹ ngon

Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.

Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).

Chế biến và sử dụng cua, ghẹ

-Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.

-Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.

-Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn - cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.

-Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).

-Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.

-Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.
Quá trình nấu, cua, ghẹ sẽ tiết nước ngọt làm cho nước lẩu rất ngon ngọt, không ngấy.


Không nên
-Không tận dụng nước luộc cua nấu ăn vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.
-Không nên ăn gỏi cua, hoặc cua chưa được nấu chín.
-Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cua ghẹ, vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn…
Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cua ghẹ 2 giờ.
-Khi ăn cua ghẹ không nên uống bia, vì sẽ tăng nặng.
-Không uống trà ngay sau khi ăn cua ghẹ vì lá trà có chất dễ kết hợp với canxi trong cua ghe thành canxi khó hòa tan.
Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ.
Theo Hà Dương (Giadinh.net)

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Nóng: “Đã hết thời bệnh nhân phải chạy theo bác sĩ”

Bộ Y tế - Đó là ý kiến của PGS.TS Lê Thanh Hải, GĐ Bệnh viện Nhi Trung ương khi nói về việc bệnh viện cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép.

Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, vấn đề nằm ghép tại các bệnh viện đang được cả xã hội quan tâm, việc ký cam kết bệnh viện “nói không” với nằm ghép là thể theo nguyện vọng của đa số nhân dân nói chung và người bệnh nói riêng. Đồng thời, PGS Hải cho biết: “Phía bệnh viện Nhi rất tự tin khi ký cam kết này, vì bệnh viện đã có những kinh nghiệm trong thực hiện giảm quá tải và không nằm ghép”.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Từ trước năm 2014 và đặc biệt là đầu năm 2014 khi bị dịch sởi tấn công, tỉ lệ nằm ghép rất nhiều, có những lúc có 3-4 cháu/ 1 giường bệnh, điều này gây hậu quả rất thảm kịch từ người nhà bệnh nhân, nhất là sự không hài lòng.

Do đó, việc tránh nằm ghép là nhu cầu tối thiểu của người bệnh khi đi nằm viện. Bởi nằm ghép sẽ rất bất tiện trong việc chăm sóc tâm lý, thể trạng, sức khỏe của bệnh nhi. Điều này sẽ kéo dài thời gian điều trị vì nguy cơ lây chéo rất lớn, do bị nhiễm trùng và lây nhiễm chéo…

Từ những thực tế trên, BV đưa ra nhiều giải pháp để làm sao không còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép trên giường bệnh, và cuối cùng bệnh viện đã thành công trong việc “xóa sổ” nằm ghép từ khoảng tháng 9/2014”, PGS Hải nói.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thực hiện quyết tâm không còn bệnh nhân nằm ghép PGS Hải cho hay: “Để làm được điều đó trước hết phải tăng cường chất lượng khu vực phòng khám bệnh, tăng gấp đôi bàn khám tiếp nhận bệnh nhân.
Lực lượng được điều động ra phòng khám phải là các bác sĩ có kinh nghiệm trong khu vực nội trú ra khám. Mục tiêu nhằm giảm thời gian làm thủ tục hành chính, xét nghiệm giảm tối đa thời gian, khám tư vấn kỹ càng hơn…chính vì thế bệnh nhân được chẩn đoán tốt hơn”.

Trong khu vực nội trú, bệnh viện giao trách nhiệm cho trưởng, phó khoa đánh giá rõ ràng từ xét nghiệm đến khám bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu để nhanh chóng điều trị khỏi sớm, ra viện sớm. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể chuyển về địa phương điều trị.

Đồng thời, trong những thời điểm nhất định, bệnh viên đông bệnh nhân thì có thể điều chuyển bệnh nhân từ khoa phòng này, sang khoa phòng khác khi khoa phòng đó đang trống giường bệnh.

Đối với trường hợp này, bác sĩ phải đi theo bệnh nhân để vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh và vừa đảm bảo về mặt chuyên môn. Tôi xin nhấn mạnh, nếu trước đây bệnh nhân phải theo bác sĩ, thì bây giờ bác sĩ phải theo bệnh nhân để điều trị, như vậy mới giải quyết được việc nằm ghép”, PGS Hải nói.
Ngoài ra, khi triển khai kế hoạch phía bệnh viện cũng gặp không ít khó khăn đó là việc cơ sở hạ tầng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, hơn nữa do người dân đặt niềm tin lớn vào BV tuyến Trung ương nên số lượng bệnh nhân khám vượt tuyến vẫn còn cao…

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng phía bệnh viện luôn đặt việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân lên trên hết. Hoàn toàn không có chuyện vì cam kết mà phải đẩy bệnh nhân ra ngoài.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Khoa (Phó cục trưởng Cục khám chữa bệnh - Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 14 bệnh viện cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép, đó là tín hiệu rất đáng mừng.

Qua báo cáo trực tuyến hàng tuần về Bộ Y tế, trong số các bệnh viện cam kết không còn nằm ghép, hiện nay chỉ còn 1/14 bệnh viện là chưa thực hiện được đó là bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, các bệnh viện còn lại đã thực hiện đúng như cam kết”, ông Khoa chia sẻ.

Theo đại diện Bộ Y tế, thời gian tới, Bộ sẽ thường xuyên kiểm tra các bệnh viện đã ký cam kết để làm sao việc cam kết không phải chỉ là trên giấy tờ. Đồng thời, khi ký cam kết vẫn luôn phải đặt công tác khám chữa bệnh cho người dân lên hàng đầu.

Lê Phương - Giadinhonline.vn
 

Phụ nữ độc thân có quyền sinh con thụ tinh trong ống nghiệm

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Theo quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nghị định quy định rõ việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

Theo quy định người cho tinh trùng, cho noãn phải được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

Người cho tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Không cung cấp thông tin cá nhân người nhận tinh trùng

Về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi, Nghị định quy định người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Còn người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp:

1- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

2- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;

3- Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau: Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên; Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân; Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn. Các cơ sở này phải bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định.



Phương Nhi - Baodientu.chinhphu.vn

Bộ Y tế - Tổ chức các điểm bán thuốc 24/24 h trong dịp Tế

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện, Công ty dược… đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán, tránh tình trạng lợi dụng để đầu cơ tăng giá.

Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo bệnh viện có kế hoạch dự trữ thuốc, tăng cường quản lý tránh tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các Sở nhắc nhở các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là Cúm A/H5N1, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubella, tiêu chảy do virusrota... có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.

Đồng thời, Cục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh thuốc tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24h, các Sở phân công cán bộ chuyên trách về dược trực 24/24h trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược chỉ đạo thanh tra các Sở Y tế phối hợp tăng cường công tác thanh tra, đặc biệt chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

Phúc Mai - Infonet.vn 

10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến

Hãy cùng làm những điều dưới đây để mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn trở nên gắn bó hơn.

Mỗi một mối quan hệ có những thăng trầm của nó và chẳng thể nào có sự hoàn hảo, tuy nhiên luôn luôn có một chỗ cho sự cải thiện, đổi mới. Nếu bạn muốn bước sang năm mới ít phức tạp hơn, lãng mạn hơn, mạnh mẽ hơn, hãy thử vài thay đổi nhỏ.
Nói không với những tranh chấp nhỏ
Cuộc sống làm sao không có lúc tranh cãi nhưng quyết định ngừng cãi nhau về những điều nhỏ nhặt sẽ khiến hai bạn thoải mái hơn rất nhiều. Anh ấy quên trả tiền điện – hãy cười và quên nó đi. Anh ấy quên ngày sinh nhật của bạn – hãy lấy một cây chổi và đuổi yêu anh ấy, nói anh ấy không quà đừng hòng vào phòng ngủ. Đừng bực tức rồi lại làm hỏng một ngày đáng nhớ như vậy.
 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 1
Dừng việc chỉ trích và bắt lỗi nửa kia của bạn, thay vào đó hãy thường xuyên nhìn ra điểm tốt và khen ngợi họ (Ảnh minh họa)
Nấu ăn cùng nhau

Nấu ăn tối với nhau là một cách tuyệt vời để có một khoảng thời gian thú vị bên người bạn yêu. Bạn có thể tán dóc về những người hàng xóm, chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu đáng kinh ngạc hoặc chỉ đơn giản là có thể suy nghĩ và làm thế nào để làm cho món ăn bạn đang nấu ăn sáng tạo hơn. Ý tưởng là để tạo ra các bữa ăn và từ đó tạo ra các cuộc hội thoại đáng nhớ.

Cùng giữ gìn sức khỏe

Một cơ thể khỏe mạnh là một tâm trí lành mạnh, và một tâm trí lành mạnh có nghĩa là một tâm hồn hạnh phúc và điều đó có nghĩa là sẽ ít hơn những lần đối đầu và có nhiều năng lượng hơn để thân mật. Hãy cùng nhau đến các phòng tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và dáng hình cân đối.

Làm việc tốt với nhau

Làm giàu mối quan hệ của bạn bằng cách làm những điều tốt đẹp, những điều cao quý cùng nhau. Thăm một nhà dưỡng lão, làm một số công việc từ thiện cho trẻ mồ côi, hoặc chỉ đơn giản là tặng một số tiền hào phóng cho một tổ chức xã hội uy tín. Những hành động đẹp sẽ mang hai bạn đến gần nhau hơn về tinh thần và tình cảm.

Ít lời chỉ trích, nhiều lời khen ngợi

Dừng việc chỉ trích và bắt lỗi nửa kia của bạn, thay vào đó hãy thường xuyên nhìn ra điểm tốt và khen ngợi họ. Các cặp vợ chồng đã sống với nhau vài năm thường có xu hướng quên mất những lời khen dành cho nhau mà không biết rằng những lời khen thật lòng có thể thúc đẩy sự tự tin của người bạn đời. Khen nhau thực sự là một cách tốt để mang lại tia sáng cho cuộc sống hôn nhân của bạn.
 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 2


Để trái tim nói chuyện với trái tim

Rất nhiều mối quan hệ đổ vỡ vì không có sự đồng điệu của trái tim để diễn tả cảm xúc. Cho dù đó là yêu thương, giận dữ, buồn bã, bất an… bạn cũng đừng ngần ngại khi nói về nó với nửa kia của mình, một lần một tháng, hãy ngồi xuống và tâm sự chân thành với nhau. Không quan trọng là tốt hay xấu, miễn là hai bạn hỗ trợ và hiểu được cảm xúc của nhau.

Nhiều hơn những nụ hôn, những chiếc ôm

Hãy thử không bao giờ rời khỏi nhà mà không có một nụ hôn hay một cái ôm từ phía tình yêu của bạn. Nó có thể là một điều nhỏ nhặt nhưng những cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày sẽ giúp hôn nhân của bạn đi một chặng đường dài.

Tổ chức ngày lãng mạn

Nhớ lại những điều lãng mạn mà hai người đã làm những ngày đầu khi yêu nhau. Khiêu vũ, làm thiệp, làm bánh, đặt một kỳ nghỉ, ăn tối dưới ánh nến… Giữ cho những điều lãng mạn sống là một trong những cách khiến cho mối quan hệ của bạn luôn luôn bền chặt.

 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 3


Cùng loại bỏ một thói quen xấu

Anh ấy hút thuốc lá rất nhiều, còn bạn cằn nhằn quá đà, anh ấy dành quá nhiều vào điện thoại di động, bạn chi tiêu quá nhiều vào quần áo hàng hiệu, anh ấy ghen không có lý do, bạn nghi ngờ mọi thứ... Hãy cùng thành thật thừa nhận thói quen tai hại của mình và lên kế hoạch để từ bỏ thói quen xấu xí đó trong năm mới, mối quan hệ của hai bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bỏ qua các gánh nặng quá khứ

Nhớ lại những điều gây tổn thương bạn đã nói đã phải chịu đựng không bao giờ giúp ích cho bất cứ việc gì. Chỉ cần chôn vùi sự bực bội và bước tiếp. Hãy đến các buổi tư vấn cho các cặp vợ chồng, nếu cần thiết. Hãy biết tha thứ và quên những điều làm ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của bạn và tích cực hướng đến những điều lạc quan, tươi sáng hơn trong năm 2015 này.
Theo Lê Nguyên (Dân Việt)

Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng liền

Chỉ cần thay đổi một số thói quen thông thường, bạn sẽ không phải vứt bỏ những thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe. Một số mẹo hay sau chắc chắn sẽ giúp các bà nội trợ thoải mái dự trữ rau củ trong thời gian dài.

Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

 Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng liền - 1

Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.

Bảo quản ở nhiệt độ nào

Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.

Không rửa rau củ  trước khi cho vào tủ lạnh

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều  độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.

Dùng túi ni-lon

Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

 Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng liền - 2

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt

Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.
Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.

Dự trữ rau có lá màu xanh đậm

Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.

 Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng liền - 3

Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.

Thời gian giữ rau củ trong tủ lạnh:

- 2-3 ngày: măng tây, cải bắp
- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.
- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.
- 1-2 tuần: cần tây.
- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.

Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:

- Bảo quản rau diếp và cần tây: Nên quấn rau (đã để ráo nước) bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.
- Bảo quản khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.

 Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng liền - 4

- Bảo quản cà rốt: Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.
- Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.
- Với các loại rau lá: Nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.

Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)

15 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ gia đình đổ vỡ

Khi nửa kia thường xuyên nói về người cũ và sống lại những ngày "vinh quang" đó thì bạn cũng nên tỉnh táo.

Khi bạn cảm thấy bất an về mối quan hệ tình cảm của mình nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác thì lúc nào bạn cũng nghi ngờ về mối quan hệ của hai người. Vậy nên, bạn cần bình tĩnh, suy xét để nhận biết được các dấu hiệu cho mối quan hệ đang trên bờ vực đổ vỡ.

Những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu bạn

Đó là cách tự nhiên và lành mạnh để đánh giá mối quan hệ ở những bước quan trọng. Bạn không thể bỏ qua được những lo ngại dai dẳng và những câu hỏi như đang cố gắng nói với bạn điều gì đó.

Bạn đánh mất tình yêu mà bạn cảm thấy quá nhanh

Nếu bạn không thấy được sự đam mê và hưng phấn trong lúc hẹn hò, chắc chắn tình yêu đó có dấu hiệu tan vỡ.

Người thân và bạn bè báo động

Nếu bạn thân hoặc người nhà báo động cho bạn về mối quan hệ của bạn thì đó là cách khôn ngoan để cho bạn nhận ra đấy có phải là mối quan hệ đó nghiêm túc hay không.

Ngờ vực lẫn nhau

Niềm tin là chất keo gắn kết các cặp đôi với nhau. Nếu bạn có lý do chính đáng để nghi ngờ độ tin cậy của một nửa của mình thì chắc chắn những rắc rối của bạn đang đến gần.

Bạn luôn tự hỏi về cảm xúc của đối phương

Nếu trong một buổi hẹn hò, một nửa của bạn có những biểu hiện hoang tưởng, quá phòng thủ, dễ dàng tức giận hoặc bất cứ điều gì khác làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn, tốt nhất bạn nên tránh xa.

Bạn đã nhận ra hai người không có điểm chung

Đôi khi cả hai đơn giản có những mục tiêu và những tham vọng mà không thể bổ sung cho  nhau.

Khác nhau về quan điểm sống

Nếu các bạn có quan điểm khác nhau đáng kể về các vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị, nuôi dạy con cái, bảo vệ môi trường và sử dụng tài chính, tốt nhất bạn nên đi tìm một nửa khác để có niềm tin gắn kết chặt chẽ hơn với chính bạn.

 15 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ đổ vỡ - 1
 Nếu đối phương của bạn luôn trễ giờ hẹn, chải chuốt quá lâu hoặc có những thói quen không thể bỏ được sẽ dễ dàng gây nên sự đổ vỡ. (Ảnh minh họa)

Đối tác của bạn đang giữ mối quan hệ quá chặt chẽ với người cũ

Hãy lưu ý nếu nửa kia thường xuyên nói về người yêu cũ của mình, sống lại những ngày vinh quang của những thành tựu trong quá khứ…

Mối quan hệ xã giao căng thẳng

Nếu bạn hoặc nửa kia luôn đấu tranh để có được những mối quan hệ thân thiết bên ngoài thì chắc chắn, mối quan hệ của hai bạn đang bị ảnh hưởng.

Bạn không thể giải quyết xung đột

Trong một mối quan hệ vững chắc, cả hai người đều phải học cách quản lý xung đột của mình một cách hiệu quả để giữ được sự hài hòa trong mọi thời điểm. Các mối quan hệ dễ bị đổ vỡ khi xung đột không được giải quyết.

Sở thích của bạn không được đối phương quan tâm

Nếu bạn có năm hay sáu sở thích riêng, đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để tìm một ai đấy chia sẻ chỉ một vài sở thích trong số ấy thôi cũng được. Cùng chung sở thích sẽ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên vững chãi hơn.

Bạn không được là chính mình

Không có mối quan hệ nào đạt tới sự hoàn hảo trừ khi mỗi người được sống là chính mình. Bạn sẽ cảm thấy rất ngột ngạt và nghẹt thở nếu bạn không được sống đúng với con người thật của mình.

Lối sống

Đó có thể không có vấn đề gì hoặc sẽ là một vấn đề vô cùng lớn chẳng hạn như: sự đúng giờ, chải chuốt, thói quen cá nhân…. Nếu đối phương của bạn luôn trễ giờ hẹn, chải chuốt quá lâu hoặc có những thói quen không thể bỏ được sẽ dễ dàng gây nên sự đổ vỡ.

Không được ủng hộ 100%

Nếu bạn nhận thấy rằng, nửa kia ít quan tâm đến những hoài bão của bạn và chỉ quan tâm tới cái tôi của mình, có lẽ trong tâm trí bạn đã cảm nhận nửa kia là một con người ích kỷ hơn là vị tha.

Bạn nhận thấy đôi mắt lơ đễnh

Đôi mắt là cách tự nhiên nhất để biết rằng, đối phương có đang ngưỡng mộ hay bị bạn thu hút? Nhưng nếu bạn thấy đối phương thường liếc những cô gái/chàng trai khác, có thể bạn ngay lập tức bị hụt hẫng trong mối quan hệ của mình.
Bạn thường gặp phải những lý do nào? Và đâu là vấn đề lớn nhất cho sự đổ vỡ trong mối quan hệ tình cảm của bạn?
Theo Lệ Thu (Theo Eharmony) (Khampha.vn)

9 điều vợ chồng trẻ sống với bố mẹ nên biết

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Hãy chọn thời điểm, không gian thích hợp thể hiện tình cảm để tránh bố mẹ chồng bắt gặp.

Các cặp đôi mới cưới thường có tâm lý thích sống trong một không gian riêng thật thoải mái. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có điều kiện để sở hữu một ngôi nhà riêng.

 9 điều vợ chồng son sống với bố mẹ nên biết - 1
Bố mẹ sẽ rất vui khi nhìn thấy con cái hạnh phúc (Ảnh minh họa)

Vậy với những vợ chồng trẻ sống chung với bố mẹ thì cần lưu ý điều gì để hòa hợp và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hôn nhân khá mới mẻ đó? Hãy cùng khám phá 9 điều bổ ích sau đây:
1. Quan tâm, yêu thương, kính trọng bố mẹ
Đây là điều cơ bản nhất mà phận làm con (con ruột hay dâu rể) đều phải thực hiện. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng trẻ sống chung nhà với phụ huynh thì càng phải chú ý.
Hãy làm sao để khiến các cụ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, ấm áp và tránh cảm giác tủi thân khi về già.
2. Không tranh cãi trước mặt phụ huynh
Hai bạn cần tôn trọng, yêu thương, có trách nhiệm, nhường nhịn lẫn nhau trong mọi vấn đề. Khi có chuyện xích mích, bất hòa thì nên bình tĩnh giải quyết hoặc “đóng cửa bảo nhau”.
Tuyệt đối không được cãi vã, bạo lực trước mặt phụ huynh, như vậy sẽ khiến họ buồn đau, lo lắng, tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
3. Tế nhị trong bộc lộ cảm xúc lứa đôi
Là vợ chồng trẻ nên chắc chắn hai bạn sẽ có những phút giây bày tỏ tình cảm khá lãng mạn, cuồng nhiệt. Tuy nhiên, do sống chung với bố mẹ nên hai bạn hãy thật tế nhị, cẩn thận mỗi khi làm điều đó.
Cần thiết có một không gian riêng nhất định (ví dụ phòng ngủ, phòng riêng thật kín đáo) hoặc chọn thời điểm thích hợp để yêu thương, ân ái tránh làm phiền các bậc phụ huynh hoặc khiến họ cảm thấy khó xử khi vô tình bắt gặp những cảnh quá lộ liễu…

4. Hạn chế lối sống quá cá nhân

Nên cố gắng sinh hoạt chung với cả nhà, hạn chế việc bỏ bữa cơm gia đình hoặc đi sớm về khuya. Tạo dựng sự hòa đồng, thân thiện với các thành viên khác bằng những việc làm hết sức đời thường như: phụ giúp nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây, đưa bố mẹ đi chơi, xem ti vi cùng cả nhà…
Bên cạnh đó, cần “biết ý” của các cụ ra sao để dễ bề chiều chuộng (ví dụ: nếu các cụ sống truyền thống thì nên hạn chế ăn mặc quá hiện đại, hở hang trước mặt họ).

5. Kiếm tiền và dành dụm của cải

Đừng quá yếu đuối hoặc ỷ lại vào gia đình mà chính vợ chồng bạn hãy nỗ lực, phấn đấu hết mình để nâng cao thu nhập.
Như thế vừa đảm bảo tài chính nuôi sống gia đình, phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn có của để dành lo cho tương lai sau này (sinh con đẻ cái, đầu tư làm ăn, phòng những lúc đau ốm hay chuẩn bị để “ra riêng”…).

6. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ khi cần thiết

Sống chung với bố mẹ có một lợi ích to lớn là bạn có thể nhờ bố mẹ làm cầu nối khi hai người giận nhau hoặc hỏi ý kiến họ khi có quyết định quan trọng nào đó trong làm ăn, kế hoạch sinh nở, mua đất xây nhà sống độc lập…
Hãy khéo léo tận dụng điều đó để sống tốt và xây dựng mái ấm của mình.

7. Đối xử công bằng và gắn kết hai gia đình với nhau

Đừng vì đang sống với gia đình nội mà bạn đâm ra thờ ơ, ít quan tâm đến gia đình ngoại. Hoặc hễ vợ chồng có chuyện gì không vui là ngay lập tức bạn kể lể với bố mẹ mình...
Nên nhớ rằng, sự yêu thương, đối xử công bằng sẽ tạo điều kiện gắn kết hai bên gia đình với nhau, nhờ đó mà hạnh phúc mới trọn vẹn được.

8. Cần thiết sự góp mặt của những “thiên thần nhỏ”

Các cụ thường rất háo hức có cháu ẵm bồng để an tâm vui thú lúc về già. Mặt khác, sự xuất hiện của những thiên thần nhỏ là sợi dây nối kết giúp hai bạn thêm gắn bó, nhà cửa đầm ấm, yên vui.
Và, nếu không có gì trở ngại thì tại sao hai bạn lại không sớm sinh cho phụ huynh một đứa cháu xinh xắn, ngoan ngoãn nhỉ?

9. Thường xuyên hâm nóng tình yêu của hai bạn

Là vợ chồng rồi cũng không được phép quá xuề xòa mà nên giữ hình tượng với người ấy. Hãy luôn yêu thương, quan tâm, san sẻ, hâm nóng tình yêu của mình.
Chắc chắn bố mẹ sẽ rất vui khi hằng ngày được nhìn thấy con của mình hạnh phúc với “một nửa yêu thương”.
Theo Mai Hằng (Dân Việt)

Vợ và chồng cách nhau bao tuổi sẽ hòa hợp nhất?

Vợ chồng cùng tuổi sẽ thông cảm và thấu hiểu nhau nhưng cũng dễ xảy ra việc tranh quyền thế trong nhà.

Vợ kém chồng 5 tuổi, gia đình sẽ ít xảy ra mâu thuẫn

Theo điều tra của các nhà khoa học Châu Âu, độ tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của hôn nhân. Giáo sư trường đại học Bath Anh Quốc Immanuel Wallerstein Rania đã mở cuộc điều tra xã hội học với 1534 cặp đôi vợ chồng. Kết quả cho thấy hôn nhân vững bền đối với cặp đôi đã học qua đại học, chưa từng ly hôn, khoảng cách độ tuổi người chồng lớn hơn vợ từ 5 tuổi trở lên.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Vợ chồng cách nhau bao tuổi sẽ hòa hợp nhất?

Ông cho rằng, vợ kém chồng 5 tuổi là khoảng cách ít xảy ra mẫu thuẫn nhất, tỉ lệ ly hôn chiếm 1/6 so với các cặp vợ chồng khác.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của trường Đại học Wean (Mỹ) cũng cho thấy, nếu chồng hơn vợ từ 4-6 tuổi, khả năng sinh con gái sẽ lớn.


Vợ chồng cùng tuổi thường có cuộc sống hòa thuận

Ngoài khoảng cách “chồng hơn vợ 5 tuổi” thì việc “vợ chồng cùng tuổi” cũng thường dẫn đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Phó giáo sư trường Đại học Trung văn Hồng Kông Nhạc Hiểu Đông cho rằng, tình yêu cùng tuổi không như mọi người hiểu theo nghĩa hẹp mà là những người cùng một thời đại, chênh lệch ít tuổi. Ông chỉ ra nam nữ đồng tuổi nghĩa là nam và nữ bằng tuổi hoặc nam hơn nữ từ 1- 3 tuổi. Có thể thấy khoảng cách độ tuổi hôn nhân này rất lý tưởng.

 Vợ chồng cùng tuổi có 6 ưu điểm lớn: dễ xây dựng mối quan hệ thân thiết; mức độ giao lưu cao; cùng trải qua nhiều trải nghiệm; nhu cầu tương đồng; có bạn bè chung; hai vợ chồng tự tin, bình đẳng. Kinh nghiệm sống của tình yêu cùng tuổi đồng nhất, nếu gặp khó khăn trong cuộc sống sẽ dễ dàng thông cảm và thấu hiểu hơn.

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng việc hai vợ chồng cùng tuổi cũng gây ra nhiều vấn đề. Do quá bình đẳng, họ dễ xảy ra việc tranh quyền thế trong nhà, không nhường nhịn nhau khi có xích mích xảy ra.

Theo Thư Đỗ (Theo Sina) (Danviet.vn)

“Anh hùng bàn phím” và câu chuyện xuyên tạc lịch sử

An Bình

Đọc bài viết: Gieo căm thù để gặt “anh hùng” của “dịch giả” Trần Quốc Việt trên Blog Danlambao mà tôi thấy có một cảm giác khinh bỉ đối với gã tri thức lai căng, kệch cỡm này. Rõ ràng, việc giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc là một việc làm cần thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì với đất nước Việt Nam chúng ta. Thông qua những bài học lịch sử để thấy được công lao của ông cha, những bậc tiền nhân đã hi sinh xương máu, tuổi trẻ, ước mơ, hoài bão để góp phần bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời, điều đó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” và cao hơn là truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vốn là những đặc trưng văn hóa tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam. Từ đó, chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, thêm phần tự hào khi mang trong mình “dòng máu Lạc Hồng” để ra sức phấn đấu rèn đức, luyện tài, thi đua học tập xứng đáng với truyền thống của dân tộc. 

Thế nhưng có những con người thân xác là người Việt Nam, nhưng linh hồn đã tha hóa theo ngoại quốc. Hắn dùng con mắt của những người khác biệt về hệ tư tưởng, về địa lý, về văn hóa – lối sống để “luận bàn” về “anh hùng”, về lịch sử nước nhà thì quả thật không thể nào chấp nhận nổi. Vẫn biết giao lưu, tiếp biến là quy luật phát triển trong văn hóa. Nhưng giao lưu, hội nhập văn hóa như thế nào mới là điều đáng nói, đáng bàn. Người Việt Nam từ bao đời này luôn biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Hội nhập nhưng không “hòa tan”, thì mới giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, để ta luôn là ta giữ cái thế giới đang ngày một “phẳng”. Đừng vội nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan, duy ý chí khi “anh” đang ở một môi trường khác, một lý tưởng khác. 

Ảnh minh họa của bài viết: Gieo căm thù để gặt “anh hùng”
Trần Quốc Việt “dịch giả” của Danlambao đã dịch lại bài viết của Tạp chí New York Times nói về vùng Trường Sơn vào những năm 1974 khi đất nước ta chưa hoàn toàn thống nhất. Họ - những độc giả của Tạp chí New York Times là những nhà báo, nhà phóng sự, họ không đại diện cho tầng lớp, giai cấp, không vì mục đích chính trị nào. Họ đưa những tin tức phóng sự về cuộc sống của người Việt Nam trong thới chiến, để thế giới hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam. Để cho bạn bè khắp năm châu thấy rằng, người Việt Nam luôn có một tình yêu quê hương đất nước, một lòng tự hào dân tộc cháy bỏng, mãnh liệt là động lực, sức mạnh để chúng ta vượt qua biết bao khó khăn thử thách của lịch sử. Thế nhưng gã “dịch giả láo toét” này lại mô-li-phê theo giọng điệu châm biếm, đả kích. Bởi theo hắn, những bài học lịch sử, những câu chuyện lịch sử kia là việc chúng ta “nhồi sọ” cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Mời các bạn đọc thử bài viết này xem thực hư sao nhé: “Trường làng của Việt Cộng là ngôi trường thô làm bằng rơm và bùn nằm ở khu đất trống trong rừng, với những lô cốt cao bằng trẻ nhỏ ở hai bên trường. Trong lúc cô giáo viết bài học trong ngày trên bảng đen lồi lõm, 30 học sinh lớp ba ngồi với tập vở trước mặt. Bài học dạy về một trong những anh hùng cá nhân hiếm hoi của Việt Cộng - Nguyễn Văn Trỗi, kẻ đã thực hiện không thành vụ giật sập cầu ở Sài Gòn nơi Robert S. McNamara đi qua vào năm 1964 khi ông là Bộ trưởng Quốc phòng. Cô giáo mặc chiếc áo dài màu hồng mới chỉ viết đến “Nguyễn Văn Trỗi là người thợ điện Sài Gòn.” Người khách Mỹ đi rón rén đến em bé gái ngồi ở hàng ghế phía trước. “Nguyễn Văn Trỗi là ai?” ông hỏi thầm bằng tiếng Việt. Em liếc nhìn lên bảng đen.” Người thợ điện Sài Gòn,” em thầm thì đáp. Nhưng khi những người khách hỏi lớp học những câu hỏi rộng hơn, các em học sinh lớp ba này dường như biết trước các câu trả lời đã được chấp thuận. “Ai là người anh hùng vĩ đại nhất trong thời Việt Nam hiện đại?” Vài giọng nói nhỏ nhẹ đáp lại, “Bác Hồ.” “Tại sao người Mỹ đến Việt Nam?” một bé gái trả lời, “Để cướp nước của chúng cháu.” Ở phòng lớp tư kế bên cuộc viếng thăm làm gián đoạn bài học dường như bắt đầu từ vua Quang Trung, người quê ở tỉnh Bình Định, vị hoàng đế anh hùng chống Trung Hoa vào thế kỷ 18...”

Đọc bài viết này xong, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh về những ngày ấu thơ, được tung tăng cùng bạn bè cắp sách tới trường. “Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường; Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”. Ở nơi đó, tôi, các bạn, chúng ta được học tập, được vui chơi, được sống trong hòa bình hạnh phúc, được thừa hưởng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc với những bài học về đạo làm người, về truyền thống vẻ vang của các bậc tiền nhân. Tiếc rằng có những con người sống trong một môi trường văn hóa tốt đẹp như vậy mà chẳng thừa hưởng được gì, lạnh lùng, tàn nhẫn, vô tình phủ nhận lịch sử để phục vụ lợi ích cá nhân, phục vụ mưu đồ chính trị của những tổ chức phản động. Hãy cứ ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím, bởi theo tôi nó là nghề hợp với anh nhất. Nhất định chúng tôi, những thanh niên Việt Nam sẽ ủng hộ anh bằng rất nhiều “gạch, đá” để anh “xây nhà”. Hãy thôi ngay những hành động bắn súng lục vào lịch sử nếu không sớm hay muộn thì cũng sẽ bị chính lịch sử trả lời bằng những loạt đại bác, Hãy nhớ điều đó nhà “t…ri thức” ạ!



Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Thiện Và Ác Nghiệp Trong Kinh Tế



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 150129

Không nhìn vào Tiêu Sản là sớm Tiêu Tùng
















* Bàn toán Tầu và bạc cắc *


Trong buổi trà dư tửu hậu cuối năm, người viết bị hỏi một câu oái ăm. Làm sao dung hòa kiến thức về bộ môn quá vật chất là kinh tế học với những tín điều tâm linh là đạo Phật của mình? Câu hỏi khiến người viết nhớ đến Giáo sư Tôn Thất Thiện, vừa tạ thế hồi Tháng 10 năm ngoái. Vài năm về trước, khi thảo luận với nhau, có lần ông phát biểu là dù yêu thích triết lý Phật giáo, ông vẫn tự nghĩ là "vô thần" vì hiểu ra tầm quan trọng của kinh tế trong đời sống con người. Hình như có cái gì đó của đạo Phật không thích hợp với sinh hoạt kinh tế hay kinh tế học.

Bài này xin mở đầu về điều đó, như chuyện siêu hình mà thực dụng vào một buổi sang Xuân, sau đó mới là thời sự.


***

Một cách thông tục, ta có thể hiểu chữ "nghiệp" như một... bảng kết toán tài sản. Xin có vài chữ về chuyện kế toán đã.

Từ mấy trăm năm nay, có lẽ lần đầu tiên từ 500 năm trước, Tây phương áp dụng quy tắc "kế toán đối phần", nôm na là kế toán có hai phần cân đối. Hãy tưởng tượng đến bảng số hình chữ T (in) gọi là "trương mục", hay account, chữ Hà Nội thời nay gọi là "tài khoản". Góc bên trái là "tích sản" hay assets, là danh mục các tài sản mình sử dụng để tạo ra của cải trong tiến trình sản xuất hay kinh doanh. Góc bên phải là "tiêu sản", hay liabilities cho biết xuất xứ của các loại tài sản ấy, có thể là vốn riêng hay là đi vay, từ dài đến ngắn hạn. Mà đã vay là phải trả, trừ phi ta đi vào kinh tế học xã hội chủ nghĩa.

Trong tiến trình sản xuất là vận dụng "tích sản" để tạo ra của cải – rồi đem bán để thu về lợi tức – ta cần nhớ đến cái giá để có được những tài sản ấy, tức là nhìn qua bên phải, vào phần "tiêu sản", có những khoản đi vay sẽ phải trả, cả vốn lẫn lời. Nôm na cho dễ nhớ thì nếu tích vào ít mà tiêu ra nhiều, ta sẽ lỗ vốn - và lỗ mãi thì sẽ xập tiệm.

Xin độc giả chịu khó theo dõi tiếp chuyện khô khan này, vì sắp gặp chuyện khó khăn nữa: Từ bản kết toán như tấm ảnh về tình hình tài sản vào một thời điển nhất định, ta đi xa hơn một bước vào các nghiệp vụ hoạt động được bút ghi trong kế toàn, khi ấy mới có chuyện "tá" hay credit là mượn vào và "thải" hay debitlà chi ra.

Khi nghe nói đến vấn đề tâm linh hay luân lý là "tích đức" thì làm sao ta dung hòa được với môn kế toán lạnh lùng trên? Thật ra, khái niệm "tích đức" ấy mới là chìa khóa.

Có những người cả đời không hề nghĩ đến ai khác hơn là chính mình. Họ tận dụng tích sản và thải tối đa cho bản thân mà khỏi cần cho ai khác. Đến cuối đời, trước khi nhắm mắt thì "trương mục kế toán cuộc đời" chỉ toàn dấu âm.

Họ mang nợ tới cõi âm, qua đời sau - hoặc dồn nợ cho con cháu.

Sống là chia sẻ, và càng tạo lợi ích cho người khác là càng tích tụ công đức cho chính mình, gia đình và con cháu đời sau. Càng nhận lãnh nhiều của thiên hạ mà không trả cho ai khác ngay trong kiếp này là càng mang nợ đến đời sau.

Cũng vì vậy mà người viết  hay nói đùa với một ông bạn Công giáo rằng "Thầy Hai của ông là một Siêu Kế Toán Trưởng". Là người ngoan đạo, ông lại thường gọi Thiên Chúa rất thiêng liêng ở trên kia là "Thầy Hai"!

Khi thấy các doanh gia cự phú Hoa Kỳ phân phối tài sản bạc tỷ cho việc thiện, cho người khác, ta hiểu ra quy luật kế toán tâm linh: họ tích đức. Cho nên, việc kiếm tiền không hẳn là đi ngược với giáo lý nhà Phật nếu ta hỏi thêm, là để làm gì, cho ai?.... Một người tu hành không hề nghĩ đến việc kinh doanh – thành phần này không phải là hiếm, ai ơi đừng chớ bi quan! - vẫn có thể tích đức để giải nghiệp - là trả nợ - cho mình và cho người khác, qua lời cầu nguyện hay việc làm hữu ích cho tha nhân.

Vào Xuân mà triết lý vụn như vậy về kinh tế học của công đức thì chắc cũng đủ. Xin đi vào thực tế nợ nần ở ngoài đời....

***


Trong thế giới ngày nay, hàng ngày thời sự cứ nhắc đến vấn nạn kinh tế là nhiều quốc gia mắc nợ quá cao, bên tiêu sản chỉ là toàn là nợ, liabilities. Trong hoàn cảnh đó làm sao sử dụng tích sản assets cho hiệu quả để còn trả nợ?

Đa số các nhà quản trị kinh tế hay lý luận về kế hoạch đều tập trung vào kỹ thuật vận dụng tích sản, như đầu tư vào đâu thì có lợi nhất khi tạo ra việc làm và nâng cao lợi tức cho dân chúng? Người phàm như chúng ta có thể nhớ đến thành ngữ "cái khó nó bó cái khôn". Vì cái khôn bị bó khi mắc nợ quá nhiều nên chánh sách cứu nguy của các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất hiện nay, như Nhật Bản, Âu Châu và Trung Quốc, cứ loay hoay với cái vế kích thích sản xuất.

Họ chỉ nhìn vào tích sản và tụt dần trong cách ước đoán tương lai.

Giải nhất về khả năng đoán trật phải được giành cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF khi định chế này thường xuyên hạ thấp dự báo về sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, trong đó có ước tính quá lạc quan về sản lượng kinh tế Trung Quốc hay Liên Âu. Giờ này, chả còn ai nhớ quái truyện năm ngoái là dự báo của IMF rằng kinh tế Tầu vừa qua đầu kinh tế Mỹ nếu tính theo phương pháp tỷ giá mãi lực của đồng bạc, gọi là PPP!

Nhưng nếu để ý đến kinh tế học kiểu Phật giáo – chữ nói bừa của người viết – ta có thể lật ngược vấn đề mà nhìn qua "tiêu sản". Hãy tìm hiểu về cơ cấu của các khoản nợ đã tích lũy từ lâu, chính là núi nợ ấy mới cản trở mọi nỗ lực cải cách hay kích thích kinh tế!

Đầu đuôi câu chuyện là như thế này: trong nhiều thập niên liên tục, kinh tế Nhật Bản, Âu Châu và nhất là Trung Quốc vì thuộc phái tân tòng - đến sau nên tưởng bở - đã dồn sức đầu tư vào xây dựng hạ tầng, kỹ nghệ chế biến và xuất cảng để đạt mức tăng trưởng cao. Khi thấy tăng trưởng như rồng cọp và mọi người có vẻ khấm khá thì lại đi vay thêm để đầu tư nhiều hơn nữa, với niềm xác tín là nhờ biết vận dụng tích sản, họ thừa sức trả nợ bên tiêu sản.

Việc đi vay cũng như ta dùng đòn bẩy để vận dụng một vật gì đó nặng quá cái sức thật của mình. Mấy anh xã hội chủ nghĩa thì gọi đó là lấy ngắn nuôi dài - và chuyện gì cũng là miễn phí!.

Nhưng chính là sự lạc quan về quy trình sản xuất ấy khiến mọi người cho là tài sản của mình lên giá. Khi đi vay thì tài sản mang ra thế chấp có trị giá cao hơn nên được vay nhiều và dễ hơn. Tinh thần hồ hởi sảng đó làm người ta ước lượng sai yếu tố rủi ro trong các dự án. Cứ vậy mà vay cả tiền mua đòn bẩy và chất lên một núi nợ. Ở dưới là khối tài sản thế chấp người ta tưởng là có giá trị cao hơn.

Vả lại, sáng tạo theo kiểu Trung Quốc thì người ta sản xuất dư thừa, bút ghi trong kế toán quôc gia là "sản lượng", rồi cho nằm chất đống vì ế ẩm khi cung vượt cầu. Hàng dư mà bán không được, nằm ế trong kho, kế toán gọi là "tồn kho" – thì vẫn cứ kể là sản lượng. Đấy là hiện tượng nhà ma phố ảo bên Tầu. Nhưng cái ảo đó vẫn được thế giới ngợi ca là đà tăng trưởng!

Cả kiến trúc nguy nga đồ xộ ấy nằm trong ảo giác phát triển mà nhà Phật gọi là "vô minh". Người phàm như chúng ta có thể dịch là ignorance. Nôm ra là dốt!

Khốn nỗi, trị giá price, và giá trị value là hai chuyện khác nhau! Bậc kế toán trưởng nào đó trên trời hay trong thị trường thẩy đều phân biệt được hai chuyện ấy. Lãnh đạo Bắc Kinh thì không. Cho tới ngày giá trị của tài sản chỉ là kho hàng ế hay đống sắt rỉ thì trị giá của tài sản rớt như cục gạch, còn các khoản nợ lại tăng bên tiêu sản.

Người ta gọi đó là thời kiểm toán, reckoning, là khi kinh tế lao xuống vực: cả núi nợ chất ngất đè lên một khối tài sản mất giá. Đấy là lúc ta nhớ đến lời thánh Tầu: "Bất bình tắc minh". Nghiêng quá thì la thất thanh. Rồi đổ.

Điều ấy mới giải thích những lúng túng khá ồn ào của giới quản trị kinh tế.

Nếu không tiếp tục kích thích kinh tế để tạo thêm việc làm và tài sản, mọi người đều xuống vực. Nhưng biện pháp kích thích bên tích sản không giải quyết được bài toán trả nợ bên tiêu sản. Ngược lại, nếu nhịn ăn nhịn mặc để trả nợ thì tài hóa chẳng lưu thông và kinh tế bị giảm phát. Là chuyện đã xảy ra cho Nhật Bản và đang xảy ra cho Trung Quốc cùng nhiều nước Âu Châu.

Kết luận ở đây là một chân lý của kinh tế hay vạn vật: đồng tiền nó có hai mặt. Chỉ nhìn vào mặt bên này thì mình cứ khởi nghiệp và đến ngày phải giải nghiệp. Chẳng theo Phật giáo thì ta cũng có thể gọi đó là ngày trả nợ!

Mấy kinh tế gia có một chữ cho hiện tượng này, là deleveraging. Người viết này có chữ thô thiển hơn: gẫy đòn bẩy! Hay tiêu tùng...