- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Hải sản là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng thế nào mới đúng cách và không hại sức khỏe thì không phải ai cũng biết...
Những kết hợp "chết người" phải loại bỏ khi ăn hải sản
Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau
7 cách ăn hải sản gây hại cho sức khỏe hầu như ai cũng mắc phải
Người mang những bệnh sau tuyệt đối kiêng không ăn hải sản
Bảo quản lạnh đồ hải sản khi muốn lưu trữ
Hải sản còn thừa muốn lưu trữ lại cần được bảo quản trong tủ đá. Khi sử dụng trong bữa ăn kế tiếp thì làm tan băng, sau đó làm nóng kỹ lưỡng trước khi ăn.
Hạn chế ăn gỏi sống từ hải sản
Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt…
Không ăn hải sản chưa được chín kỹ
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.
Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Không nên hải sản chết
Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người, khi ăn vào càng dễ bị ngộ độc.
Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp.
Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Không ăn cá đã bị nhiễm độc
Các loại cá bị cho là nhiễm độc bao gồm cá được nuôi ở vùng nước ô nhiễm, cá có chứa nhiều thủy ngân. Một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá kình… có lượng thủy ngân khá cao và được khuyến cáo là không nên ăn nhiều. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét