Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Vấn đề quá tải bệnh viện đã được khắc phục

Bộ Y tế triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, mở rộng cơ sở vật chất, ứng dụng kĩ thuật cao, bệnh viện vệ tinh,… thì tình trạng quá tải ở các bệnh viện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Khảo sát tại một số BV lớn tại TP.HCM gần đây cho thấy tình trạng quá tải đã thật sự giảm nhiệt.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Bệnh viện đã có nhiều thay đổi


Đầu giờ sáng một ngày trong tuần, khu khám bệnh tại BV Chấn thương chỉnh hình đã rất đông đúc. Tuy nhiên, khác với trước đây người bệnh chen chúc nhau chờ khám, thì nay bệnh nhân đã có đủ chỗ ngồi để chờ đến lượt khám.

Chị Trịnh Thị Trâm (32 tuổi, ngụ tại quận 3, đang chờ khám) chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần tới khám bệnh, ai cũng cảm thấy mệt mỏi vì phải chờ đợi quá lâu trong không gian chật hẹp. Tuy nhiên, từ ngày bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình tiếp nhận bệnh nhân thì tình trạng chờ lâu không còn nữa”.

Là một trong những BV tuyến cuối có nhiều kỹ thuật cao trong điều trị bệnh nhi của TP.HCM, BV Nhi đồng 1 TP.HCM luôn trong tình trạng có đông bệnh nhân. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn lượt khám từ các tỉnh đổ về. Tuy nhiên, nếu trước đây, bệnh nhân phải chờ 2-3 giờ mới đến lượt khám, thì hiện nay chỉ cần tối đa khoảng 30 phút là được khám. Theo TS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi Đồng 1, để bệnh nhân “dễ thở”, bệnh viện đã mở thêm 2 phòng khám sớm bắt đầu từ 6 giờ sáng, rồi phòng khám thông tầm mở cửa luôn cả buổi trưa nhằm giúp bệnh nhân ở các tỉnh về không phải đợi chờ lâu trong quá trình khám chữa bệnh. Mặt khác, trong nhiều năm qua, BV đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh như mô hình điều trị ban ngày, ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình tiếp nhận bệnh nhân, nhập dữ liệu,…


Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim TiếnBộ BY Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Tổ chức nhiều cuộc họp khẩn và chỉ đạo kịp thời

Bên cạnh tự nâng cấp qui trình khám chữa bệnh tại cơ sở, nhiêu bệnh viện còn xây dựng mạng lưới điều trị từ xa, như bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung Bướu, trước đây bệnh viện thường xuyên quá tải từ khâu khám bệnh cho tới điều trị. Tuy nhiên, từ khi BV xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư cho các tỉnh phía Nam đã giúp bệnh nhân ở các tỉnh xa được điều trị ngay tại địa phương, giảm được lượng bệnh nhân chuyển viện từ các tỉnh lên điêu trị. Qua khảo sát ghi nhận, hầu hết các BV đều đã mở thêm các bàn khám bệnh, mở thêm các ô tiếp đón và phát số điện tử hoặc hẹn giờ khám bệnh, có các bàn chỉ dẫn, bố trí nơi xét nghiệm lấy máu cùng với nơi khám bệnh để giảm phiền hà và giảm thời gian chờ đợi nhằm nâng cao sự hài lòng của người bệnh và thay đổi hình ảnh người thầy thuốc trong
mắt người dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: Quá tải chủ yếu tập trung vào 5 chuyên khoa chính là ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản và nhi. Do đó, năm qua TP.HCM đã tập trung giảm tải cho các chuyên khoa này và thực sự đã có tín hiệu vui.Tất cả vì bệnh nhân Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện toàn thành phố có 122 bệnh viện. Tuy nhiên, thực tế quá tải chỉ tập trung ở các BV chuyên khoa tuyến cuối như BV Ung bướu, BV Chấn thương chỉnh hình, BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2. Mỗi năm TP.HCM khám chữa bệnh trung bình 40 triệu lượt người, nhưng có tới hơn 40% là lượng bệnh nhân từ các tỉnh đổ về. Để giải quyết tình trạng này, TP.HCM đã triển khai nhiều dự án y tế trọng điểm.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện thành phố có 9 dự án y tế trọng điểm. Trong đó phần lớn là xây mới hoặc mở rộng BV, đã hoàn tất thủ tục và sắp khởi công. Chẳng hạn như Dự án Khu khám và điều trị kỹ thuật cao của BV Ung bướu TP.HCM ở 47 Nguyễn Huy Lượng, quận Bình Thạnh, hay dự án quy mô diện tích 5,56ha xây mới BV Ung bướu (cơ sở 2) 1.000 giường tại phường Tân Phú, quận 9 cũng hoàn thành giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, các dự án BV cửa ngõ như dự án nâng cấp BV Đa khoa khu vực Thủ Đức (giai đoạn 1), dự án cải tạo mở rộng BV Đa khoa khu vực Hóc Môn (giải đoạn 1), dự án BV cửa ngõ Củ Chi… cũng đang rốt ráo để khởi công xây dựng.

Tin vui là ngày 6/12/2014 vừa qua, UBND TP.HCM đã khởi công san lấp mặt bằng dự án BV Nhi Đồng thành phố tại Bình Chánh sau nhiều năm ì ạch, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc thực hiện kế hoạch giảm tải BV. Song song đó, TP.HCM cũng đã quy hoạch cụm y tế ở xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh để hình thành nên một cụm viện - trường y tế quy mô hiện đại bậc nhất cả nước. Bên cạnh đó, với mô hình BV vệ tinh, phòng khám vệ tinh, ngành y tế TP.HCM đã gặt hái nhiều thành công giảm tải đáng kể. BV quận Bình Tân có khoa khám nhi vệ tinh của BV Nhi đồng 1; BV quận 2 có khoa khám nhi vệ tinh của BV Nhi đồng 2; BV An Bình có khoa chấn thương chỉnh hình vệ tinh của BV Chấn thương chỉnh hình... Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2013 đã có hơn 400.000 lượt bệnh nhân được khám ở các BV vệ tinh, khoa vệ tinh, giúp giảm tải cho các BV tuyến trên. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quán triệt tinh thần “người bệnh là trung tâm”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm hạn chế tối đa các thủ tục không cần thiết để giảm bớt phiền hà cho người bệnh. Phấn đấu chậm nhất là đến tháng 6/2015 tất cả các BV đều phải có hệ thống phát số tự động, bố trí đầy đủ ghế ngồi chờ cho người bệnh. Bộ trưởng cũng yêu cầu các BV bố trí ngân sách, sử dụng 15% số tiền khám bệnh để đầu tư nâng cấp khu vực khám bệnh, tăng thêm bàn khám, buồng khám, trang thiết bị để giảm thời gian khám, thời gian lấy kết quả xét nghiệm, chiếu, chụp của người bệnh; cải tạo, mở rộng, tăng thêm số
giường bệnh để giảm nằm ghép,…


Website Bộ trưởng Bộ Y tế 
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế 
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế 
Bộ trưởng Bộ Y tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét